Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Vua Hùng gặp tiên  Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Vua Hùng gặp tiên  Flags_1



    Vua Hùng gặp tiên

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Vua Hùng gặp tiên  Empty Vua Hùng gặp tiên

    Bài gửi by Admin 14/8/2019, 3:14 pm

    Bách Việt trùng c̉uu – nguồn https://bahviet18.com/2019/08/13/vua-hung-gap-tien/

    Dịch đoạn Ngọc phả Hùng Vương cầu gặp tiên ở Tam Đảo, sau thời Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân:

    Thái tử là Hùng Huy Vương nối ngôi kế thừa đại thống. Huy Vương từ khi kế vị cố gắng chuyên lo chính trị, theo thanh thế vang lừng về sau, cất cung khoá giáp, không phải dùng binh, chỉ lo an dưỡng muôn dân, sửa sang chính sự giáo hoá. Rồi đó lấy chuyện trước làm răn, không dám làm càn dâng lễ dối khiến cho Trời giận giáng tai ương, giặc ngoài biên xâm phạm, sáu đời thừa huởng thái bình bỗng trở thành thời loạn. Từ đó vua kính sùng đạo trời, kính việc quỷ thần. Phàm các nơi trên núi dưới biển ở đâu có thần thiêng đều sai trăm quan văn võ đến xây cất miếu điện, hoạ vẽ thánh tượng, thành tâm phụng thờ. Vua mới ngự ở điện Kính Thiên, cho xây cất đài dao điện ngọc, tô vẽ tường cung, trang hoàng miếu vũ, bố trí nghi vệ, nhất nhất trang nghiêm. Các đồ tế khí cũng đều cho vẽ rồng mây, ngày đêm đèn hương không ngớt. Hàng tháng cứ ngày sóc vọng Vua thường trai giới lên ngự chầu. Bên cạnh điện từ xưa có một ngôi chùa, nguyên là nơi khi xưa có các bảo vật của các bậc thánh đời trước, nơi tu luyện thân tâm, thuốc thiêng diệu dụng, được phép thành tiên, hoá sinh bất diệt, giữa ban ngày bay lên trời. Dấu tích bắt đầu tại chùa này, nơi được các bộ chúng thần giáng thế giúp đỡ, núi sông chung đúc linh thiêng lạ đẹp. Tinh thần trời đất, Tứ đại Thiên vương, Bát bộ Kim cương, Nhị thập bát tú cùng trăm thần tụ hội, truyền trông nom tinh núi, tinh nước, sông ngòi biển núi, trăm thú đến chầu, tất cả đều quy về một mối. Xưa gọi là chùa Từ Sơn Cảnh Thừa Long (nay là chùa Thiên Quang Hòa Thượng thiền tự).
    Vua đến ngự ở đó, truyền cho trăm quan tả hữu tu sửa trong chùa, cả bốn vách chùa đều cho vẽ các ảnh tượng màu sắc huy hoàng, trồng thêm cây hoa, làm nên thành một nơi cảnh đẹp. Vua bèn truyền chiếu hịch cho dân các châu huyện phủ xã, nơi nào có tăng ni, đạo sĩ, các xứ hội đồng, chọn tuyển các bậc tăng lưu lục tuần, cấp phát áo mũ, tụ hội đạo chúng để thuyết pháp giảng giải chân kinh, khai mở nguồn đạo. Đầy cung hương hoa, bốn mùa thơm phức.
    Vua lại sai quần thần mồng một và ngày rằm dâng lễ chay. Hai ban văn võ đứng chầu nghiêm trang. Vua kính cẩn đọc sớ tâu lên bề trên. Cửu Tiêu tuy cao, nhưng đèn hương bay thấu áng mây lành. Một tấm lòng thành cảm cách thông đến trời. Cầu tất ứng, ước nguyện đều được theo ý.
    Một ngày tốt có hương trời, bỗng thấy một lão ông mình vàng mặt ngọc cưỡi mây bay đến. Vua lạy chào rồi mời lão ông vào trong chùa ở chính điện. Lão ông nói:
    – Ta là thần miền Tây Vực, cư trú lâu ngày ở Biển Giác, chu du trên thuyền Bát Nhã, không nhiễm lòng trần, tẩy niềm tục Niết Bàn. Nay thấy nơi đây có lòng thành cảm cách, râm ran tiếng cầu kinh xướng kệ, cho nên ta cảm ứng mà đến đây. Vua mừng thầm: “Người có lòng thanh tịnh, ý trời sẽ thông”.
    Trong chốc lát, cụ già lấy trong ống tay áo ra một chiếc móng rồng, một khối ngọc trời, đem trao cho vương. Liền đó một đám mây ngũ sắc hiện ra sáng loá cả núi rừng. Lão ông bay lên trời mà đi.
    Vua mới biết đó là đức Phật thượng thiên giáng ngự, bèn sụp quỳ vọng bái. Ngày hôm ấy vua truyền cho trăm quan triều thần ăn ở chay tịnh rồi lập đàn cúng ở cung điện trong chùa. Triệu trăm quan đến hội ở núi Thượng Linh, khấn rằng:
    – Ngày hôm nay tôi may mắn được gặp một vị lão ông tặng cho một vật lạ, không biết nên đem làm gì cho được quý báu? Chư vị thần linh nếu hay biết nguyện xin ứng chỉ giáo cho.
    Vừa khấn xong bỗng thấy trên không rực sáng, rồi một đám mây lành sà xuống. Tứ đại Thiên vương hiện lên giữa đàn, hiện mình cao bảy thước, mày râu bạc trắng, đầu đội mũ hoa, sắc hình rực rỡ. Vua đón mời vào trong điện, sửa sang áo mũ lạy chào. Tứ đại Thiên vương nói với Vua:
    – Thứ mà Lão ông đã tặng là của quý của Hoàng Thiên, một dùng chế ra chuôi kiếm, một dùng chế ra ấn phù ngọc quý, cần phải mài dũa cho thật sáng để làm vật quốc bảo. Nói xong Thiên vương lại bước lên mây mà đi.
    Vua hướng về phía đầu núi mà vái vọng. Cũng nhân việc này vua cho đắp thánh tượng đặt ở trong chùa để phụng thờ. Rồi đó Vua ngự giá về cung, sai đem khối ngọc trời khắc thành quả ấn, đem chiếc móng rồng tạc thành chuôi kiếm. Trên ấn khắc chữ “Vương Linh ấn”, trên chuôi gươm khắc chữ “Thiên Linh kiếm”.
    Từ đó xã tắc vô lo, triều đình yên tĩnh. Vua nghiệm ra một điều rằng lẽ trời rất mực huyền vi, đối với đạo trời vua dốc lòng ngày một thêm sùng chuộng. Một ngày kia tiết trời tạnh sáng, muôn cảnh đều tươi mới, quần hồng áo tía đầy thành, người và cảnh vật dịu yên trong ánh thiều quang. Triều đình có kỷ cương, đặt khoa cử chọn kẻ sĩ. Lấy đạo đức nhân từ làm chính. Cầu tìm những bậc thần từ tài giỏi. Nhiều kẻ sĩ tốt đẹp hội mây tại triều đình. Đông đúc các bậc hiền thần, đến nơi cử đế. Thật là thời thịnh, ngày hội văn minh.
    Một hôm Vua bày tiệc ở Long Lầu. Quần thần dâng lời tâu:
    – Chúng thần nghe nói núi Tam Đảo là nơi quần tiên thường hay đến tụ hội, tinh thành trong sạch, đến đó có thể gặp được tiên.
    Vua vốn trọng việc quỷ thần, nên nghe vậy rất thích thú, liền truyền cho xa giá đi ngắm xem phong cảnh. Xe loan đến nơi, mừng thấy đồi vóc núi gấm, lâu đài lớp lớp toả sáng ngàn tầm, động biếc khe xanh, vạn dòng lặng tung bọt sóng. Cảnh vật tranh sắc, hoa cỏ đua thơm. Đầu ngọn núi nhỏ có ngôi chùa cổ tên là chùa Tây Thiên dựng trên khoảnh núi địa thế như con rồng trắng bay sà xuống. Vua bèn cho dựng đàn tràng, sửa dọn lễ chay, sai quần thần dâng tiến đứng chầu. Vua làm lễ bái yết, mở một tràng công đức ở trong chùa, sớm cầu tối nguyện trong bảy ngày bảy đêm, trai gái bốn phương kéo về dự hội đông như mây họp. Mọi người cùng vui thăm xem cảnh vật. Dẫu chim chóc chốn sơn lâm cũng được nghe kinh, tuy cá tôm dưới khe suối cũng vui nghe giảng kệ. Một lòng công đức, ban phúc. Vua lại đến bên khe Thạch Bàn để xem tiên cảnh. Bỗng thấy trên lầu điện nguy nga khói sương lấp lánh, bốn phía quần hội rồng mây, mông lung đài sen đất Phật hiện lên. Một bầu núi non, đúng là cảnh Bồng Lai thú vị. Vua bèn vào chùa Phù Nghi, lập đàn Vọng Tiên, khấn lời cầu nguyện Hoàng Thiên. Rồi Vua truyền gọi triều thần văn võ đến hội chầu, áo mũ nghiêm trang. Vua đọc văn khấn chúc:
    – Nguyện Hoàng Thiên cho các vị thần tiên giáng xuống cho được có dịp hạnh ngộ, thoả lòng mong ước ba sinh.
    Đọc chúc xong vua sụp xuống lạy tạ. Nhưng sau ba ngày vẫn không thấy bóng dáng của các vị tiên đến. Vua hồi hộp lo lắng, nhưng không biết phải làm thế nào. Vua bèn đến chỗ núi đầu rồng, lập đài Vọng Tiên mà lòng kiên trì cầu khấn. Đêm ấy vua chiêm bao thấy thần linh hiện lên bảo rằng:
    “Tây Thiên chi thượng
    Bất kiến hạ tướng.
    Niệm Đông túc các,
    Nhân cửu cư thượng khẩu vượng.”
    Vua nhận được bài thơ thần bốn câu đó xong liền xa giá về cung. Về đến dưới núi thấy một mỹ nhân phong tư xinh đẹp, cốt cách thanh cao đang đứng bên điện Cẩm Miếu xem xa giá nhà vua. Vương thích nhan sắc cô gái ấy, muốn lấy làm vợ. Đến khi về cung, Vua hỏi:
    – Nhà nàng ở đâu?
     Cô gái đáp:
    – Thiếp là tiên nhân giáng sinh xuống trần ở Đông Lộ làm con của một gia đình trưởng lão. Thiếp đã mấy mùa hoa vịnh sử ngâm kinh, che châu giấu ngọc để đợi bậc anh hùng. Gần đây trộm nghe bệ hạ đại giá đến Tây Thiên, dựng đàn tràng muốn cầu tiên tử. Thiếp vì thế dẫu chẳng phải xa xôi cũng đến xem, may duyên trời tiền định cho thiếp được gặp quân vương, xin nguyện phụng hầu nơi màn trướng không phụ nguyện ước ba sinh.
    Vua nghe lời kể của mỹ nhân, mới biết là thần tiên sai đưa tiên nữ đến cho mình. Thế là Vua sai quần thần sắm sửa sính lễ, rồi ngự xa giá đến nhà Trưởng ông ở Đông Lộ xin nạp sính lễ. Rồi đó Vua đón hôn trở về thành Phong Đô, lập tiên nương làm vương phi chính nhất. Chưa đầy năm Ngọc Tiêu mang thai, rồi sinh một con trai tư chất bẩm sinh thông minh, anh tài trác việt. Đến tuổi trưởng thành được vua cha lập làm Thái tử nối quốc thống, hiệu là Hùng Vĩ Vương. Về sau, Vua cùng hoàng phi học được tiên thuật, hưởng nước được 200 năm, Vua truyền cho con lên ngôi trị vì. Vua thọ sánh ngang tuế nguyệt Kiều Bành, hoá sinh bất diệt.
    Ninh Vương nối vị, kế thừa ngôi báu các đời tiên vương. Lúc mới nắm quyền, các việc chính sự thi thố kể cũng khả quan. Vua thường lấy ấn kiếm đưa cho quần thần xem mà bảo:
    – Trẫm có hai vật báu linh thiêng, lo gì không trị được thiên hạ?
    Từ đó thần uy càng chấn động, thanh thế lên cao, những kẻ gian phu trong bốn phương thảy đều vỡ mật run tim. Trong nước thái hoà, biên cương vô sự, thiên hạ ngợi khen là bậc vua hiền. Hưởng nước được 100 năm thì băng.
    Truyền tới Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tám mươi năm.

      Hôm nay: 29/3/2024, 1:16 am