Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Bốn nhà Triệu trong sử Việt  Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Bốn nhà Triệu trong sử Việt  Flags_1



    Bốn nhà Triệu trong sử Việt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Bốn nhà Triệu trong sử Việt  Empty Bốn nhà Triệu trong sử Việt

    Bài gửi by Admin 30/7/2019, 11:08 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2013/02/20/bon-nha-trieu-trong-su-viet/

    Có lẽ đoạn sử rối rắm, gây nhiều tranh cãi nhất trong sử Việt là giai đoạn từ Thục An Dương Vương tới Triệu Đà. Không sách nào khớp với sách nào, từ sử ta tới sử Tàu, từ cổ thư tới truyền thuyết. Sử sách gì mà chép những chuyện không thể hiểu nổi, kiểu như An Dương Vương 80 tuổi mới sinh con Mỵ Châu, Triệu Đà thọ 121 tuổi…
    Lịch sử không dễ mất đi mà không để lại dấu vết gì. Sự thật ở ngay trước mắt nhưng lại rất xa. Với “tuổi thọ” 121 năm của Triệu Đà thì có thể thấy… trong hình tượng Triệu Đà này có ít nhất là 2, thậm chí là 3 nhân vật lịch sử thật sự. Xin lần lượt bàn từng “vị” Triệu Đà theo dòng thời gian.


    Triệu Đà – Trọng Thủy
    Nhà Triệu thứ nhất là họ Triệu của vua Tần. Tần Thủy Hoàng có tên Triệu Chính, theo họ mẹ ở nước Triệu. Triệu Chính là con của Trọng Thủy và nàng Mỵ Châu trong truyền thuyết Việt.
    Năm 256 trước Công nguyên Tần Chiêu Tương vương diệt nhà Chu, thu chín cái đỉnh về Tần. Thiên tử đã mất thì thiên hạ cũng thay đổi. Đế quốc Tần bắt đầu từ đây chứ không phải đợi đến lúc Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước.
    Sử Việt chép cũng thời gian năm 257 TCN Thục An Dương Vương đánh Hùng Vương lập nước Âu Lạc. Sự kiện này thực ra chính là việc Tần diệt Chu trong Hoa sử.
    Truyền thuyết Việt thì chép thành họ Triệu (Triệu Đà) cho con là Trọng Thủy ở rể, lừa lấy mất nỏ thần, đuổi An Dương Vương chạy ra biển. Mối tình Mỵ Châu – Trọng Thủy chính là cuộc hôn nhân Tần – Việt với kết cục bi thảm, ai oán, kết thúc sự tồn tại của vương triều Chu gần 1000 năm.


    Long Hưng Triệu Vũ Đế
    Khoảng năm 218 Tần Thủy Hoàng sai Úy Đồ Thư phát 50 vạn binh, chia làm 5 đạo quân tấn công Bách Việt. “Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Nhưng người Việt đều vào trong rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người Tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư“ (Hoài Nam tử).
    Các sử gia ngày nay cho rằng “người Tuấn kiệt” ở đây là Thục Phán. Nhưng như vậy quá rối rắm và vô lý. Thục Phán đã là vua Âu Lạc từ năm 257 TCN, sao tới năm 218 TCN lại được các tướng suy tôn làm thủ lãnh? Âu Lạc đã bị Tần diệt, có còn vua đâu nữa?
    Khởi nghĩa kháng Tần của người tuấn kiệt tại Giao Chỉ không phải là Thục Phán. Xét về thời gian và hành trạng thì người Tuấn kiệt lãnh đạo dân Âu Lạc lúc này phải là … Lưu Bang. Do chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang là một quan nhỏ dưới thời Tần, khi dẫn dân phu đi Lịch Sơn vì phu dịch bỏ trốn nhiều quá, biết khó tránh tội chết, nên đã tự mình dựng cờ “khởi nghĩa”, được mọi người hưởng ứng. Khởi nghĩa của Lưu Bang thắng lợi cũng đúng vào sau lúc Tần Thủy Hoàng mất (năm Tần Nhị Thế thứ 3, tức 206 TCN). Hình thức và thời gian khởi nghĩa này thật khớp với ghi chép của Hoài Nam tử ở trên.
    Theo Sử ký Tư Mã Thiên thì Lưu Bang là người đất Phong, làm đình trưởng ở huyện Bái, khởi nghĩa ở núi Mường Đăng. Lưu Bang cũng là Lý Bôn trong sử Việt. Lý Bôn được thờ rất nhiều ở vùng xứ Đoài, là đất Phong Châu phía Tây Giao Chỉ xưa. Đất Bái là Thái Bình (Thái Bình đọc lái là Bái Đình), được chép là quê của Lý Bôn. Mường Đăng, nơi Lý Bôn trảm xà khởi nghĩa, hẳn là vùng Thái Nguyên – Bắc Giang, nay có tục thờ Lý Bôn. Lưu Bang – Lý Bôn, người khởi đầu triều Tiền Lý của sử Việt.
    Lý Bôn được sử Việt gọi là Lý Nam Đế, người phủ Long Hưng đất Thái Bình. Long Hưng hay Hưng Lang là danh xưng của Lý Bôn – Lưu Bang, đã bị biến thành Hán Vương.
    Bất ngờ hơn khi truyền thuyết Việt có chuyện Triệu Vũ Đế lập điện Long Hưng ở Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Và theo Thiên Nam ngữ lục thì chính Triệu Vũ Đế mới là người đã nhân thấy rồng bay lên trên sông Nhị Hà mà đặt tên cho thành Thăng Long, chứ không phải Lý Công Uẩn. Triệu Vũ Đế họ Lý, danh xưng Long Hưng thì hẳn chính là Lưu Bang – Lý Bôn. Như vậy trong truyền thuyết Việt Lưu Bang được gọi là Triệu Vũ Đế.
    Câu đối ở điện Long Hưng:
    Bạt địa nguy thôi phương tích bất tùy Tần Hán khứ
    Xung thiên vũ trụ anh tiêu trường yết Lạc Hùng lai.

    Dịch:
    Bạt đất mênh mông, danh tiếng thơm bất khuất thời Tần Hán
    Động trời khắp chốn, chí anh hùng giữ mãi buổi Lạc Hùng.

    Cũng vị Triệu Vũ Đế này còn lấy vợ là Trình Thị ở đất Đồng Xâm – Kiến Xương – Thái Bình. Sử ký chép Triệu Đà quê ở Chân Định… Chân Định là tên cũ của đất Kiến Xương, là nơi Lưu Bang lấy … Lữ Hậu, ở vùng đất Bái (Thái Bình).


    Bốn nhà Triệu trong sử Việt  Den-trinh-thi

    Đền thờ Hoàng hậu Trình Thị ở Đồng Xâm, Kiến Xương, Thái Bình

    Lưu Bang và Lữ Hậu còn được thờ đúng họ tên tới nay ở ngay đình Bát Tràng – Hà Nội, cạnh điện Long Hưng ở Xuân Quan. Ngoài ra, ở làng Trâu Lỗ (Hiệp Hòa – Bắc Ninh) có thờ Vua ông Vua bà, không rõ lai lịch, có thể cũng chính là Lưu Bang và Lữ Hậu vì suốt lịch sử Hoa và Việt chỉ có 2 vị này là có thể đều cùng gọi là vua được.
    Tư liệu dân gian cho phép đoán định Triệu Vũ Đế hay Triệu Đà trong sử Việt là Lưu Bang – Lý Bôn phần nào cũng sáng tỏ hơn những thông tin khác về Triệu Đà. Triệu Đà là huyện lệnh huyện Long Xuyên, có thể hiểu là chuyện Lưu Bang ban đầu là đình trưởng đất Bái (phần Đông Giao Chỉ) dưới thời Tần. Hoặc nói tới chiến công của Lưu Bang giết thái thú quận Tam Xuyên ở Ung Châu là Lý Do, con thừa tướng Lý Tư nhà Tần.
    Chuyện Nhâm Ngao trao quyền quận Nam Hải cho Triệu Đà, Triệu Đà nhân đó đánh chiếm Quế Lâm, Tượng Quận có thể cũng là hành trạng của Lưu Bang khi khởi nghĩa kháng Tần, thắng lợi ở 3 vùng đất mà Tần chiếm của Việt trước đây.
    Triệu Vũ Đế – Lý Bôn lập ra nước Nam Việt, nên có tên Lý Nam Đế. Có thể triều đại mà Lưu Bang lập nên gọi đúng là nhà Triệu, nước Nam Việt, chứ không phải Hán. Hiếu Cao Tổ Lưu Bang không dính dáng gì tới Hán cả. Lưu Bang là người khai mở kỷ nhà Triệu (thứ hai) năm 206 TCN trong sử Việt.


    Nhà Triệu – Lữ Gia
    Nếu Triệu Vũ Đế là Lưu Bang, vậy nhà Triệu với 5 đời vua được ghi trong sử sách là như thế nào?
    Ở Quảng Tây đã tìm thấy mộ của Triệu Mạt với ấn “Văn đế hành tỷ”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông cho gợi ý: Triệu Mạt là Triệu Một, tức là vị vua đầu của nhà Triệu. Như vậy nhà Triệu Nam Việt bắt đầu từ Triệu Văn Vương chứ không phải Triệu Vũ Đế.
    Nhà Triệu này xuất hiện sau khi Lữ Hậu mất năm 180 TCN như Sử ký Tư Mã Thiên chép. Nhà Triệu thứ ba này mới là nhà Triệu đã chiếm Mân Việt và Tây Âu Lạc. Sự có mặt của tể tướng 4 đời vua Triệu là Lữ Gia cho thấy có thể nhà họ Lữ (của Lữ Hậu) sau khi thất bại nắm quyền ở phương Bắc đã tôn một người con hay cháu của Lưu Bang lên làm vua Nam Việt. Vị vua này gọi là vua đầu Triệu Mạt. Vì nhà Triệu này được chuyển tiếp một cách không chính thức nên không có vua Vũ Đế, mà bắt đầu bằng Triệu Văn Vương. Triệu Vũ Đế đã là Lưu Bang, cũng là ông tổ của nhà Triệu Nam Việt.
    Nhà Triệu thứ ba ở Phiên Ngung kết thúc khi Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức của nhà Hiếu tấn công Nam Việt. Lữ Gia và Triệu Thuật Dương Vương lên thuyền nhẹ chạy từ Phiên Ngung về cửa biển ở đất Bái (đất của họ Lữ). Huyền sử Việt chép thành chuyện Triệu Việt Vương bị Lý Phật Tử đuổi, chết ở cửa Đại Nha (Nam Định).
    Lữ Gia lui về Phong Châu lập phòng tuyến chống nhà Hiếu (Tây Hán) dọc sông Lô. Phong Châu là đất gốc của Triệu Vũ Đế Lưu Bang – Lý Bôn. Tàn quân nhà Triệu lui về đây cũng hợp lý. Đền thờ Lữ Gia nay có ở Nam Định và vùng Vĩnh Phúc, Sơn Tây là dấu vết của cuộc chiến này.


    Bốn nhà Triệu trong sử Việt  Den-trang-dong

    Nơi thờ Lữ Gia ở thôn Tràng Đông, xã Trưng Vương, Việt Trì

    Nam Triệu – Tây Lý Vương
    Việc Lữ Gia và Triệu Thuật Dương Vương rút về Phong Châu cho thấy đã có một cuộc di cư lớn của nhóm người Tày Thái từ Quảng Đông về Tây Giao Chỉ khi Lộ Bác Đức tấn công Phiên Ngung (năm 111).
    Tư liệu của nhà nghiên cứu Lương Nghị về đền thờ Lữ Gia ở thôn Tràng Đông, xã Trưng Vương, Việt Trì cho biết:
    Sau khi Lữ Gia mất, đang lúc giao thời một người chắt của Triệu Đà là Nguyễn Vụ với danh nghĩa con cháu nhà Hùng, tự lên ngôi vua ở cố đô Văn Lang, đổi tên Loa Thành thành Tây Vu Thành, lấy hiệu là tây Lý Vương. Nhà vua hiệu triệu nhân dân nổi dậy chống Hán, lấy Tây Vu Thành làm căn cứ chống giặc. Đồng thời cử con là Lang Tề sang nhà Tây Hán điều đình để chấp nhận vương triều của mình. Nhà Hán ép Lang Tề lấy vợ Hán nhưng Lang Tề không chịu, bèn về nước liên kết với các hào kiệt chống Hán. Các quân sĩ của Lữ Gia còn lại tiếp tục chiến đấu dưới lá cờ của Tây Lý Vương. Cuộc chiến đấu kéo dài 14 năm sau, làm cho quân Hán vô cùng khốn đốn, sau đó mới vị tiêu diệt.
    Tư liệu này hoàn toàn trùng hợp với chuyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái cho biết “người Nam Chiếu là con cháu Triệu Vũ Đế”. Khi Lộ Bác Đức tấn công Nam Việt thì “Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn, là những xứ vắng vẻ không người. Khi bộ hạ đông đúc họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu”.
    Cái tên Nguyễn Vụ của người chắt Triệu Đà cũng tương tự trường hợp sách Tàu đổi họ của Lý Thân (Lý Ông Trọng) thành Nguyễn Thân. Nguyễn Vụ hay Lý Vụ, Lý Vũ, tức là vua Lý. Vùng Tây Vu trong Lĩnh Nam chích quái gọi là đất Nam Triệu, do họ Lý lãnh đạo, giao hảo với nhà Tây Hán (cử Lang Tề đi sứ), chống Đông Hán, rồi hàng phục nhà Hậu Lý của Lý Bí – Lưu Bị thời Gia Cát Vũ Hầu (chuyện Mạnh Hoạch).
    Tây Vu Thành không phải là Loa Thành ở Cổ Loa, mà là vùng đất phía Tây Giao Chỉ (đất Phong), nơi có cố đô Việt Trì từ thời Lang Xương Chu Văn Vương (Văn Lang). Danh xưng Tây Lý Vương cho thấy rõ con cháu Triệu Vũ Đế mang họ Lý của Lý Bôn. Tây Lý Vương là triều Lý Nam Triệu ở phía Tây, phân biệt với triều Lý Nam Việt ở phía Đông (Phiên Ngung) trước đó. Nam Triệu được sử Việt còn gọi là triều Hậu Lý Nam Đế, về sau hàng phục nhà Tùy năm 602.


    Bốn nhà Triệu trong sử Việt  Bon-nha-trieu

    Biểu đối chiếu 4 nhà Triệu trong sử Việt

    Họ Lý của nhà Triệu bắt đầu từ Lý Bôn – Lưu Bang. Năm Quý Tỵ 208 TCN Lý Bôn khởi nghĩa chống Tần thắng lợi trên đất Âu Lạc. Lý Bôn, người Việt Giao Chỉ đầu tiên xưng Đế, mở nước Vạn Xuân. Xác định họ Lý truyền từ Lưu Bang Triệu Vũ Đế, sang Nam Việt Triệu Văn Vương rồi Nam Triệu Tây Lý Vương đã làm thông suốt một mảng thời gian quan trọng trong sử Việt, kết nối lịch sử phần Đông với Tây, Nam với Bắc.

      Hôm nay: 29/3/2024, 5:09 am