Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở trang Triền Đổ, Hải Dương  Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở trang Triền Đổ, Hải Dương  Flags_1



    Thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở trang Triền Đổ, Hải Dương

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở trang Triền Đổ, Hải Dương  Empty Thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở trang Triền Đổ, Hải Dương

    Bài gửi by Admin 5/4/2019, 10:35 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn :https://bahviet18.com/2019/04/04/than-tich-giao-chau-dang-thai-thu-o-trang-trien-do-hai-duong/

    Đình làng Lý Đỏ, xã Tân Việt, huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương hiện còn lưu được một tấm bia đá khắc sự tích vị thần được thờ ở làng, là một vị họ Đặng, làm Thái thú Giao Châu dưới thời Tây Hán, có công dạy học cho nhân dân và dẹp loạn ở bảy quận Giao Châu.

    Thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở trang Triền Đổ, Hải Dương  Img_5144

    TÔN THẦN SỰ TÍCH BI CHÍ 尊神事迹碑誌

    Hán Chiêu đế triều công thần nhất vị đại vương phổ lục (cấn chi bộ thượng đẳng) quốc triều lễ bộ chính bản.
    Tích Hùng Vương Sơn nguyên Thánh tổ khải vận ưng đồ nhị thập niên dư. Hùng Vương kiến quốc thanh sơn vạn lý, sáng hùng đô cung điện chi cơ, bích thủy nhất hoằng, khải thánh đế minh vương chi đạo, độ vật tế nhân, thống thập ngũ bộ hiệu chi Bách Việt, vi triệu tổ yên.
    Hựu thi vân:
    Sơ khai Nam Việt tự Kinh Dương
    Nhất thống sơn hà thập bát vương
    Thập bát thế truyền thiên cổ tại
    Ức niên hương hỏa ức (niên?) phương.
    Tức thuyết:
    Việt tích Tây Hán thời nội địa Long Biên do thuộc ngã quốc gian, hữu Đặng Công húy Vận, kì tiên thụ phong thế thừa tư ấm, phối bản quận nhân Tạ Thị húy Cẩn, truyền gia thi lễ lũy thế trâm anh, sở vị đương môn nhi phối. Công khóa đồng pha tinh y thuật, lạc hành thiện sự hảo chẩn tế.
    Công niên cận ngũ tuần, Tạ Thị tứ thập dư nữ hữu sổ nhân, nam tử thượng vãn. Hậu chí Giáp Ngọ niên bát nguyệt thập nhất nhật sinh hạ nhất nam, tướng mạo thù thường, thiên tư dĩnh dị, tam tuế tri lễ nghĩa, thường năng kính nhượng, văn học nhi tri, minh âm nhi thẩm. Thất tuế nhập học nãi mệnh danh viết Thiện Quang. Thập hữu tam tuế thông sử tử pha tri vũ nghệ. Đương thần sĩ tử đa thán phục chi cộng xưng vi “thánh đồng”.
    Thập hữu bát tuế khảo tỉ giai thư lạc hĩ. Tam niên tang tất, Công tiềm tâm phần điển giáo hối sĩ dân. Văn Giao Châu giáo hóa vị minh cương trù vị tự. Công tuần tuần nhiên yên dụ chi nhi hậu dân tri lễ nghĩa dã. Nam châu hoa phong công chi Công dã. Dân giai mộ chi cộng thôi vi Châu trưởng.
    Thời Hán Chiêu Đế mệnh Chu Chương vi Giao Châu thái thú. Chương văn Công giáo hóa phục nhân vi chi sớ cử Hán đế đại hỉ chi phong “liệt hầu”.
    Công ký thụ mệnh hành huyện ấp, quan dân phong thích chí Hải Dương đạo (tích hiệu Hồng Châu) Thượng Hồng phủ, Đường An huyện, Triền Đổ trại, kiến dân phong phác lậu, học thuật quả văn, nãi truyền thiết lập học đường dĩ giáo văn tự. Tài nhất niên dân giai mộ chi.
    Trị Châu Nhai, Đam Nhĩ, Thương Ngô, Quảng Tín, Phiên Ngu, Lộc Lãnh (Quế Lâm?) thất quận thương trưởng tác loạn, tao động dân sinh. Đế văn chi tư đình thần trù năng liễu? thử dĩ vi bản châu Thái thú. Sầm Bành cử Công đức vọng phục nhân tất năng an tập. Đế hứa chi mệnh vi châu thủ sử Công bình tặc.
    Công tuyển đắc cường tráng bản trang nhị thập bát nhân, di hịch chư quận huyện lai phụ giả dĩ vạn sổ, khắc nhật trực đảo Cửu Chân, mệnh tướng sĩ phân truân kiên thủ bất đắc thiêu chiến. Nhân khiển văn lại di hịch luận chi hiểu dĩ tín nghĩa kì dĩ họa phúc. Tặc văn chi cảm ngộ thúc giáp lai hàng. Thất quận cáo bình. Công toại chấn lữ hoàn phủ (tức Long Biên địa).
    Tự công vi Thái thú hình phạt thanh tỉnh, dân giai an nghiệp. Công hạ phục nghệ vu Triền Đổ trang hành tại hiểu nhân dĩ ân, nghị dân giai bái tạ, thỉnh nhân thử kim vi học đường hậu vi tự sở. Công hứa chi toại dữ sĩ tốt quang tịnh hồi châu phủ sử đại trí cống vu Hán đế.
    Thời Công niên thất tuần nhất nhật tọa phủ đường hốt kiến xích quang tự thân trung phi xuất đằng không tự biến tức nhật vô bệnh nhi một hĩ thần (Bính Ngọ niên nhị nguyệt sơ thập nhật).
    Nhân dân gia thần sĩ tốt giai đại kinh nãi hành biểu tấu vu Hán đế, toại dĩ sự văn chi khiển sử dụ tế vu thử địa (Long Biên), sắc phong phúc thần, chuẩn hứa phủ dân lập miếu tự chi dư như Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương, Triền Đổ đẳng xứ thường bị Công giáo hóa giả giai nghênh mĩ tự hồi dân lập miếu tự chi.
    Hất chí Hán Bình Đế danh tích biểu kiến vu Hán hữu công, nãi khiển sử sắc phong nhất phong bản cảnh thành hoàng Đông biên Uy quốc Duệ trí Anh linh Thiện quang Tự công Linh phù Tôn thần, chuẩn hứa Triền Đổ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương chư từ ? gian phụng sự.
    Chí Tống Thái Bình gian khiển Hầu Nhân Bảo ? tướng binh nhị thập vạn thủy lục tịnh tiến ? đạo Nam xâm. Thời Lê Đại Hành tự tướng đại phát tinh binh thập vạn cự chiến, tiến chí Thượng Hồng phủ Đường An huyện chu binh viết thủy khiển tiến chí đế dữ tướng suất nhập vu thử từ (miếu?) chí túc vu thần từ chi thần âm phù thảo tặc Hầu, bình gia phong Thượng đẳng.
    Minh nhật đề binh xuất chiến Nguyên binh quả (hiệu?) kì tướng Nhân Bảo cập khâm ? đẳng giai tựu hí hựu ? đại tướng Biện. Phụng huân hoàn kinh sư khải hoàn, hậu hưởng tướng sĩ, nhân vị viết Nguyên tặc tảo bình diệc lại vu âm phù mặc trợ toại gia phong bách thần, nhất phong Thiện Quang Tế thế Hộ quốc Tí dân Phù vận Dương vũ Dực thánh Bảo cảnh Hiển hỗ Hậu đức Chí nhân Phu cảm Hiển ứng Triệu mưu Tá tỵ Thiện văn Bác tể Phổ thí Từ huệ Hậu ân Hoành mô Viễn lược Cương nghị Đốc thật Thùy hưu Quả đoạn Hùng nghị Phúc diễn Thông minh Duệ trí Hùng (?) Dũng quyết Anh uy Linh cảm Diệu thông Hùng kiệt đại vương.
    Tức thuyết: Tự thử dĩ hậu giai nhẫm trứ linh ứng cố đa hữu niên vương gia phong mĩ tự.
    Đãi chí Trần Thái Tông thời Nguyên Khương lai xâm, kinh thành bị hãm. Trần Quốc Tuấn mệnh kỳ đảo bách thần các chư từ, kinh nhất vị đại vương diệc hữu hiển ứng âm phù cập bình đắc Mã Nhi tặc. Thái Tông nãi hoài phong mĩ tự Nhất vị Đại vương Linh ứng Anh triết Hiển hữu Trợ thuận.
    Kỵ chí Lê Thái Tổ khởi nghiệp bình Minh Mộc Liễu Thăng, cập đắc thiên hạ. Thái Tổ nãi gia phong Nhất vị Phổ tể Cương nghị Anh linh, sắc chỉ ban Triền Đổ trại trọng tu miếu điện dĩ phụng chi y thứ hưu tai.
    Hoàng triều Cảnh Hưng niên gian toại gia phong Duyên phúc Tích khánh.
    Phụng khai sanh hóa các tiết dữ húy tự thiết cấm Thiện Quang, chuẩn hứa Triền Đổ trại tự chi.
    Nhất sinh thời bát nguyệt thập nhất nhật chính lệ nhập biển tự sơ lục nhật lệ hữu khai đình, lễ mộc dục, lễ dụng thượng trai bàn, hạ sinh mễ tế tửu, bạch viên bính, xướng ca, chí nhất thập nhất nhật tức chỉ.
    Nhất hóa thần nhị nguyệt sơ thập nhật chính lệ, lễ dụng thượng trai bàn, hạ tùy nghi hành lễ xướng ca tịnh cấm.
    Hồng Phúc nguyên niên mạnh xuân cát nhật Hàn Lâm Lễ Viện Đông Các đại học sĩ thần Nguyễn Bính phụng soạn chính bản.
    Hoàng triều Vĩnh Hữu lục niên thu nguyệt cát nhật, Nội các Lại bộ tái tuân cựu chính bản phụng.
    Vi Duy Tân nhị niên lục nguyệt nhị thập tứ nhật phụng tuyên.


    Dịch nghĩa:
    Bản phả lục một vị đại vương công thần triều Hán Chiêu Đế (chi Cấn bộ thượng đẳng), Bộ Lễ quốc triều chính bản.
    Xưa Hùng Vương Sơn nguyên Thánh tổ khai vận mở đồ hơn hai mươi năm. Vua Hùng lập nước núi xanh vạn dặm, xây kinh đô Hùng, dựng nền cung điện, nước biếc thăm thẳm, bắt đầu đạo đế thánh vua minh, giúp vật giúp dân, cai quản 15 bộ lấy tên là Bách Việt, là tổ tiên đầu tiên vậy.
    Có thơ rằng:
    Ban sơ Nam Việt từ Kinh Dương
    Thống nhất núi sông mười tám vương
    Mười tám đời truyền ngàn xưa đó
    Vạn năm hương lửa vạn năm hương.
    Truyền rằng:
    Xưa nước Việt ta, Long Biên còn thuộc về Tây Hán. Bấy giờ có ông họ Đặng, tên húy là Vận, tổ tiên ngày trước đã được ban tước phong, đời nay kế thừa gia tài phúc ấm. Ông lấy vợ người bản quận, họ Tạ, tên húy là Cẩn, con nhà thi lễ, dòng dõi trâm anh, hai người rất xứng đôi. Thủa nhỏ ông rất tinh thông y thuật, thích làm điều thiện, vốn tính hay ban chẩn, giúp đỡ người nghèo.
    Năm ông gần 50 tuổi, Tạ Thị đã ngoài 40, sinh được mấy người con gái mà chưa có con trai, về sau, vào ngày 11 tháng 8 năm Giáp Ngọ, bà sinh được một cậu con trai, tướng mạo khác thường, thiên tư kỳ lạ. Năm lên 3 tuổi đã biết lễ nghĩa, thường hay kính nhường, theo học mà hiểu, nghe nhạc biết thẩm thấu. Lên 7 tuổi cho đi học, liền đặt tên là Thiện Quang. Năm 13 tuổi, tinh thông kinh sử, rất giỏi võ nghệ, sĩ tử đương thời ai lấy đều thán phục và khen là “Thánh đồng” (Thánh trẻ con).
    Năm 18 tuổi chẳng may cha mẹ qua đời. Ba năm phục tang xong, trong lòng ông thẩm nghĩ phải lấy điển lễ lớn để dặn dạy sĩ dân. Bấy giờ dân Giao Châu học hành chưa thấu, tam cương, cửu trù chưa biết thứ bậc, ông liền thuận theo khuyên bảo những điều tốt lành. Nhờ đó mà dân biết được lễ nghĩa. Phong cách tốt đẹp của Nam Châu có được cũng có công của ông. Cảm phục sĩ dân mến mộ và cùng tôn ông làm Châu trưởng.
    Lúc này, Hán Chiêu Đế sai Chu Chương làm Thái thú Giao Châu. Chu Chương nghe danh tiếng ông giáo hóa quy phục được dân chúng bèn dâng sớ tiến cử lên vua. Vua rất vui mừng, liền phong ông chức “Liệt Hầu”. Ông nhận mệnh đi xuống huyện ấp xem xét cuộc sống dân tình và phong cảnh nơi đây. Đến trại Triền Đổ, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, đạo Hài Dương (xưa gọi là Hồng Châu), thấy phong tục tập quán nơi đây còn lạc hậu, kỹ nghệ còn sơ sài, ông liền truyền cho nhân dân thiết lập một học đường để dạy học cho nhân dân. Mới được một năm, nhân dân đều ngưỡng mộ kính phục.
    Gặp lúc tù trưởng của 7 quận: Châu Nhai, Đam Nhĩ, Thương Ngô, Quảng Tín, Phiên Ngung, Lộc Lĩnh, (Quế Lâm?) làm loạn, quấy nhiễu dân sinh. Vua nghe tin liền nói đình thần nào có thể dẹp yên sẽ cho làm bản châu Thái thú. Sầm Bành tiến cử ông có đức vọng, quy phục được lòng người, tất sẽ dẹp được. Vua bằng lòng lệnh ông cho cầm đầu châu đi dẹp loạn.
    Ông tuyển chọn trai tráng của bản trang được 28 người, lại truyền hịch đi các quận huyện đến giúp thêm được vài vạn người. Ngay hôm đó tiến thẳng đến Cửu Chân, lệnh cho các tướng sĩ phân ra các đồn để giữ vững, không được khiêu chiến. Nhân đó, sai quan văn truyền hịch, khuyên cho họ hiểu tín nghĩa, bảo họ thấy rõ điều họa phúc. Giặc nghe thấy tỉnh ngộ bỏ binh khí, mũ giáp ra hàng, 7 quận giặc loạn đã được dẹp yên. Ông cho rút quân về phủ (tức đất Long Biên).
    Từ khi ông làm Thái Thú, hình phạt được giảm nhẹ, dân chúng đều được yên ổn làm ăn. Ông lại thong thả đến học đường ờ trang Triền Đổ, dạy cho dân hiểu về ân nghĩa và tình đoàn kết. Nhân dân thấy đó mà cảm phục bèn thưa với ông “nơi đây ngày nay là học đường, ngày sau làm nơi phụng thờ”. Ông bằng lòng, rồi cùng sĩ tốt về châu phủ, sai người thay tiến cử lên Hán Đế.
    Năm đó ông vừa tròn 70 tuổi. Một hôm, ông đang ngồi tại phủ đường, bỗng một ánh sáng đỏ bay lên không trung rồi biến mất. Hôm đó là ngày 10 tháng 02 năm Bính Ngọ. Nhân dân, gia thần, sĩ tốt đều rất hoảng sợ, bèn làm biểu tâu lên Hán Đế. Đế liền sai sứ về dụ tế tại nơi đất này (Long Biên) và ban sắc phong phúc thần. Cho phép dân trong phù lập miếu phụng thờ. Còn các nơi như Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương, Triền Đổ là những nơi do ông giáo hóa đều đón mỹ tự về phụng thờ.
    Đến thời Hán Bình, vua biết được danh tiếng cúa ông có công lao với nhà Hán, liền sai sứ mang sẳc đến phong tặng cho ngài là: “Bản cảnh Thành hoàng Đông biên Uy quốc Duệ trí Anh linh Thiện quang Tự công Linh phù tôn Thần”. Cho phép Triền Đổ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương các nơi cùng thờ phụng.
    Đến đời nhà Tống, niên hiệu Thái Bình, vua Tống sai bọn Hầu Nhân Bảo mang 20 vạn quân thủy bộ sang xâm chiếm nước ta. Vua Lê Đại Hành tự mình mang 10 vạn quân tinh nhuệ đến cự chiến với giặc. Quân ta tiến đến huyện Đường An, phủ Thượng Hồng thì gặp quân Tống theo đường thủy kéo vào. Vua cùng tướng soái bèn cho quân vào đền Thần ở bên sông trú binh. Đêm cầu khấn Thần âm phù giúp đánh giặc, sau khi dẹp yên quân giặc sẽ tấn phong “Thượng đẳng”. Sáng hôm sau đề binh xuất chiến, quân giặc Nguyên quả nhiên bị thất bại nặng nề. Tướng Hầu Nhân Bảo cùng các tướng và quân giặc đều bị giết, bắt sống được đại tướng Biện. Quân ta chiến thắng trở về.
    Sau đó, Vua khao thưởng tướng sĩ, nhân đó nói rằng: “Quân giặc Nguyên sớm dẹp được yên là nhờ có Thần âm phù trợ giúp”, gia phong cho thần là: Thiện Quang Tế thế Hộ quốc Tí dân Phù vận Dương vũ Dực thánh Bảo cảnh Hiển hỗ Hậu đức Chí nhân Phu cảm Hiển ứng Triệu mưu Tá tỵ Thiện văn Bác tế Phổ thí Từ huệ Hậu ân Hoành mô Viễn lược Cương nghị Đốc thật Thùy hưu Quả đoán Hùng nghị Phúc diễn Thông minh Duệ trí Hùng (?) Dũng quyết Anh uy Linh cảm Diệu thông Hùng kiệt đại vương.
    Truyền rằng: Từ đó về sau, đều linh thiêng hiển ứng, cho nên được nhiều các bậc đế vương phong thêm mỹ tự.
    Đến thời Trần Thái Tông, giặc Nguyên Khương xâm lấn nước ta, kinh thành bị vây hãm. Trần Quốc Tuấn phụng mệnh cầu đảo bách thần ờ các đền, Đại vương cũng linh thiêng ứng hợp âm phù, dẹp tan được giặc Mã Nhi, Thái Tông bèn phong mỹ tự: “Nhất vị Đại vương Linh ứng Anh triết Hiển hựu Trợ thuận”.
    Đến đời Vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa dẹp giặc Minh, chém tướng Mộc Liễu Thăng, lấy được thiên hạ, Thái Tổ liền phong thêm: “Nhất vị Phổ tế Cương nghị Anh linh”. Sắc chỉ ban cho trại Triền Đổ trùng tu miếu điện để phụng thờ Ngài.
    Hoàng triều Cảnh Hưng (1740 – 1786), được phong thêm “Diên phúc tích khánh”.
    Phụng khai các tiết ngày sinh, ngày hóa cùng chữ húy “Thiện Quang” nhất thiết cấm. Cho phép trại Triển Đổ được phụng thờ.
    Nhất sinh Thần ngày 11 tháng 8, theo lệ chính: Từ ngày mùng 6 mở cửa đình, lễ mộc dục (tắm gội); lễ dùng trên mâm chay, dưới thịt, xôi, rượu, bánh dầy, ca hát, đến ngày 11 thì dừng.
    Nhất hóa Thần ngày mùng 10 tháng 02, chính lệ lễ dùng trên mâm chay, dưới tùy nghi hành lễ, cấm ca hát.
    Ngày lành tháng Giêng mùa Xuân năm Hồng Phúc nguyên niên bậc bề tôi là Đại học sĩ Đông các của Viện Hàn Lâm – Nguyễn Bính phụng soạn bản chính. Ngày lành tháng đầu Thu – Hoàng triều Vĩnh Hựu năm thứ 6 bậc bề tôi là quan Bộ Lại Nội các, tái tuân theo bản chính cũ phụng viết.
    Ngày 24 tháng 6 năm Duy Tân thứ 2 cung kính phụng khắc bia./.


    Nho văn:
    漢昭帝朝功神一位大王譜籙(艮支部上等)国朝礼部正本
    昔雄王山原聖祖啟運膺圖二十年餘雄王建国青山萬里創雄都宫殿之基碧水一泓啟聖帝明王之道以度物濟人統十五部號之百越為肈祖焉
    又詩云
    初開南越自涇陽
    一統山河十八王
    十八世傳千古在
    億年香火億(年)芳
    却説
    粤昔西漢辰內地竜編猶属我国間有鄧公諱運其先受封世承姿蔭配本郡人謝氏諱謹傳家詩礼累世簪纓所謂當門而配公課童頗精醫術樂行善事好賑济
    公年近五旬謝氏四十餘女有数人男子尚晚後至甲午年八月十一日生下一男相貌殊常天資穎異三歲知禮義常能敬讓聞學而知明音而審七歲入學乃命名曰善光十有三歲通史子頗知武藝當辰士子多嘆服之共稱為聖童十有八歲考妣皆狙落矣三年喪畢公潛心墳典教誨士民聞交州教化未明綱疇未叙公循循然焉誘之而後民知禮義也南州華風公之功也
    民皆暮之共推為州長辰漢昭帝命周章為交州太守章聞公教化服人為之疏舉漢帝大喜之封列侯
    公既受命行縣邑觀民風適至海陽道(昔号洪州)上洪府唐安縣繵堵寨見民風樸陋學術寡聞乃傳設立學堂以教文字纔一年民皆慕之
    值珠儋耳蒼梧廣信番禺麓冷(?)七郡商長作乱騷動民生帝聞之咨廷臣疇能(了?)此以為本州太守岑彭舉公德望服人必能安集帝許之命為州守使公平賊
    公選得强壯本庄二十八人移檄諸郡縣來附者以萬数刻日直擣九真命將士分屯坚守不得挑戰因遣文吏移檄論之曉以信義示以祸福賊聞之感悟束甲來降七郡告平公遂振旅還府(即龍編地)
    自公為太守刑罰清省民皆安業公暇復詣於纏堵庄
    行在曉人以恩誼民皆拜謝請因此今為學堂後為祀所公許之遂與士卒光並回州府使代致貢于漢帝
    辰公年七旬一日坐府堂忽見赤光自身中飛出騰空自変即日無病而没矣辰(丙午年二月初十日)
    人民家臣士卒皆大驚乃行表奏于漢帝遂以事聞之遣使諭祭于此地(竜編)敕封福神準許府民立廟祀之餘如九真南海日南海陽纏堵等處常被公教化者皆迎美字囬民立庙祀之
    迄至漢平帝名績表見於漢有功乃遣使敕封一封本境城隍東邊威国睿智英灵善光字公灵扶尊神準許瀍堵九真南海日南海陽諸祠?間奉事
    至宋太平間遣侯仁宝?将兵二十萬水陸並進?道南侵辰黎大行自将大發精兵十萬拒戰進至上洪府唐安縣週兵曰水遣進至帝與将帥入于此祠(庙?)至宿于神祠祗神陰扶討賊侯平加封上等明日提兵出戰元兵果(𪵊?)其将仁宝及欽?等皆就戲又𫉬大将卞奉勲還京師凱還後享将士因謂曰元賊早平亦賴於陰扶黙助遂加封百神一封善光濟世護国庇民扶運揚武翊聖保境顯祜厚德至仁孚感顯應肇謀佐𨐓善文博济普施慈惠厚恩宏謨遠畧剛毅篤寔垂休果断雄毅福衍聰明睿知雄勇厥英威灵感妙通雄傑大王
    却説自此以後皆稔著灵應故多有年王加封美字
    迨至陳太宗辰元羌來侵京城被陷陳国俊命祈禱百神各諸祠經一位大王亦有顯應陰扶及平得馬兒賊太
    宗乃褱封美字一位大王灵應英蜇顯佑助順曁至黎太祖起業平明木柳昇及得天下太祖乃加封一位普济剛毅英灵勅旨頒瀍堵寨重修庙殿以奉之猗次休哉
    皇朝景興年間遂加風延福錫慶
    奉開生化各节與諱字切禁善光準許纏堵寨祀之
    一生辰八月十一日正例入扁自初六日例有開庭礼沐浴礼用上齊盘下牲粢酒白圓餅唱歌至一十一日即止
    一化神二月初十日正例礼用上齊盘下随宜行礼唱歌並禁
    鴻福元年孟春吉日韩林礼院東阁大學士臣阮炳奉撰正本
    皇朝永佑六年秋月吉日內阁吏部再遵舊正本奉
    為維新二年六月二十四日奉鐫
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở trang Triền Đổ, Hải Dương  Empty Re: Thần tích Giao Châu Đặng thái thú ở trang Triền Đổ, Hải Dương

    Bài gửi by Admin 5/4/2019, 11:49 am

    Thông tin trong thần tích cho biết : Thái thú Giao châu họ Đặng tên gọi là Thiện Quang người Long Biên Hà nội ngày nay . Được Sầm Bành tiến cử lên triều đình ‘Tây Hán’ và do công trạng dẹp loạn cầm đầu bởi tù trưởng của 7 quận: Châu Nhai, Đam Nhĩ, Thương Ngô, Quảng Tín, Phiên Ngung, Lộc Lĩnh, (Quế Lâm?) ông được cử làm Thái thú Giao châu .
    Thông tin truyền miệng trong dân gian qua cả 2000 năm nên không thể tránh khỏi ít nhiều lệch lạch nhưng nếu chịu khó bóc tách vẫn có thể nhận ra vài chi tiết của lịch sử .
    Giao châu thực sự chỉ có từ thời Đông Hán , thời Tây Hán gọi là Giao chỉ Bộ và quan cai trị Giao chỉ bộ hay Giao châu là chức thứ sử quan bậc trên của thái thú cai trị cấp quận.
    Phải chăng thái thú Giao châu Đặng Thiện Quang chính là các quan Thứ sử Đặng Nhượng và thái thú Tích Quang là các quan đã đóng cửa giữ thành do loạn lạc cuối thời Vương Máng như chép trong sử hiện hành? .
    Thần tích có điểm không thể hiểu… vì theo sử Trung quốc thì Sầm Bành khuyên Đặng Nhượng và Tích Quang về hàng nhà Đông Hán được Hán Quang vũ phong tước Hầu cho giữ nguyên chức cai quản Giao chỉ nhưng thần tích trên lại chép Sầm Bành tiến cử Đặng Thiện Quang với triều đình … Tây Hán trước đó tới mấy chục năm …?, công trạng của Đặng Thiện Quang với dân 7 quận Giao chỉ thì y hệt như công trạng của Sĩ nhiếp ..


    Đặng thiện Quang là người Việt̀ , theo thần tích thì không thể lầm lẫn … ông chính thực là tiền nhân người Việt nên nước Việt thời đã thu hồi độc lập mỗi lần con cháu có biến là mỗi lần ông ra tay phù giúp , nhưng thực khó nghĩ …chiếu theo sử sách thì thời Tây Hán ‘chiếm’ nước ta lúc đó người Việt thân là nô lệ , được sộng đã là may mắn lắm rồi  làm gì có ai được làm quan to đến chức thái thú – thứ sử ?. nếu quả thực Đặng thiện Quang được làm quan trông coi cả Giao chỉ bộ thì buộc phải xem xét lại về mặt giống nòi của nhà Tây Hán và dân Giao chỉ , liệu có thực 1 bên là ngoại tộc xâm lăng thống trị và 1 bên là nô lệ mất nước ?.

    Thông tin rối loạn …phải chăng ghi chép về thời gian này trong sách sử có gì đó không ổn ???

      Hôm nay: 28/3/2024, 7:52 pm