Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

» Năm Thìn điểm lại chuyện về quẻ Rồng trong Dịch học Hùng Việt
by Admin 8/2/2024, 5:15 pm

» Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ
by Admin 30/1/2024, 8:41 am

» Ngả nghiêng
by Admin 28/1/2024, 2:38 pm

Gallery


Dấu vết của Nam Việt Triệu Vũ Đế trong tên làng xã ở Thái Bình Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Dấu vết của Nam Việt Triệu Vũ Đế trong tên làng xã ở Thái Bình Flags_1



    Dấu vết của Nam Việt Triệu Vũ Đế trong tên làng xã ở Thái Bình

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1182
    Join date : 31/01/2008

    Dấu vết của Nam Việt Triệu Vũ Đế trong tên làng xã ở Thái Bình Empty Dấu vết của Nam Việt Triệu Vũ Đế trong tên làng xã ở Thái Bình

    Bài gửi by Admin 29/10/2018, 2:55 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=3285

    Ở làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình có một ngôi đền cổ đặc biệt là nơi thờ Triệu Vũ Đế, người xưng Nam Việt Đế, lập nên nước Nam Việt huy hoàng trong sử Việt. Tương truyền nơi đây là nơi Triệu Vũ Đế lấy vợ là bà Trình Thị người địa phương tại đây.
    Theo sách
    Kiến Xương xưa và nay: Làng Đồng Xâm (sâm) xưa còn gọi là Đường Thâm, huyện Chân Định, phủ Kiến Xương. Theo một số nhà nghiên cứu thì đất làng Đường Thâm đã có hơn 2000 năm lịch sử; xã Đường Thâm xưa là một hòn đảo nổi lên trên mặt biển (đảo nhỏ có tên là đảo Vông; nay vẫn còn dấu tích tên chợ Vông, sông Vông),…
    Trong mối tương quan với cuộc khởi nghĩa của Triệu Đà trên đất Thái Bình, những địa danh ở đây có thể được giải thích như sau.
    – Kiến Xương: chữ Nho có nghĩa là kiến lập nền tảng. Nghĩa này tương đương với từ “khai cơ”, mà Triệu Vũ Đế ở đền Đồng Xâm được gọi là Đức Khai Cơ. Ý nói tới công nghiệp của Triệu Vũ Đế đã gây dựng một nền tảng quốc gia vững chắc nối đời cho nước Nam Việt.
    – Chân Định: là tên quê của Triệu Đà theo như chính sử vẫn chép. Triệu Đà là người Việt rõ ràng, chứ Chân Định thời Tần không thể nằm ở tận đất Hà Bắc của Trung Quốc nay như các sách vẫn chú giải vì lúc đó ở vùng Hà Bắc bên Tàu chưa hề có tên huyện Chân Định.
    – Thái Bình: là chữ ghi phiên thiết của âm Bái. Đất Thái Bình cũng là nơi Nam Đế Lý Bôn khởi nghĩa, tới nay còn rất nhiều di tích liên quan đến Lý Bôn ở Thái Bình. Lý Bôn dựng cờ khởi nghĩa ở đất Bái – Thái Bình chính là Bái Công Lưu Bang, người đã lãnh đạo nhân dân đất Bái khởi đầu cuộc khởi nghĩa kháng Tần thắng lợi trong lịch sử Trung Hoa.
    – Trình Thị: đọc phiên thiết là Trĩ. Đây là tên cúng cơm của Lữ Hậu, vợ của Lưu Bang (Lý Bôn) là Lữ Trĩ, được sử sách lưu chép. Vị hoàng hậu của Lý Bôn tại Thái Bình được gọi tên là Đỗ Thị Khương, chính là Lữ Trĩ hay Cao Hậu của nhà Hiếu.


    Dấu vết của Nam Việt Triệu Vũ Đế trong tên làng xã ở Thái Bình Den-trinh-thi

    Đền thờ Hoàng hậu Trình Thị ở Đồng Xâm.

    Vông: đảo Vông, sông Vông được cho là từ tên gọi nơi có nhiều cây Vông, chữ Nho ghi là Đồng [size=18]桐, trong tên làng Đồng Xâm. Vào thời kỳ trước, ở vùng cửa sông Trà Lý này có một doi đất nhô lên như cái đảo, được đặt tên là Vông. Chữ Vông này chính xác hơn phải là “vồng” hay “giồng”, chỉ giồng đất nổi ở nơi cửa sông.
    – Đồng Xâm: hay Đồng Sâm
    桐琛 theo mặt chữ Nho có nghĩa là “cây vông quý”. Tuy nhiên thực sự dịch nghĩa của tên địa danh này như vậy rất tối ý. Đồng Sâm thực ra là tên ghi phiên thiết của từ nôm là Đầm. Vùng đất này thời xưa từng là cửa sông, có lẽ là một khu vực đầm phá rộng, có hòn đảo nhô lên ở giữa.
    – Đường Thâm: tên gọi trước đây của khu vực này là Đường Thâm, đọc phiên thiết cũng cho chữ Đầm. Điều này xác nhận thêm khả năng tên gọi Nôm của vùng này thời kỳ trước là xứ Đầm.
    Một câu đối rất dài được lưu trong đền Đồng Xâm về công nghiệp của Triệu Vũ Đế:
    炎郊創始與圖保龍父僊母之子孫同大漢時雙帝國
    戚里屹成宫闕萃茶海桐江之靈秀亦潘隅外弌神京
    Viêm Giao sáng thủy dư đồ, bảo long phụ tiên mẫu chi tử tôn, đồng đại Hán thời song đế quốc
    Thích lý ngật thành cung khuyết, tụy Trà hải Đồng giang chi linh tú, diệc Phan Ngung ngoại nhất thần kinh.
    Dịch:
    Khởi sáng cơ đồ chốn Viêm Giao, cha Rồng mẹ Tiên che chở cháu con, ngang thời nhà Hán hai đế quốc
    Lập nên cung quán nơi quê ngoại, sông Vông biển Trà tụ họp linh tú, cùng ngoài Phiên Ngung một kinh thành.
    [/size]

    Dấu vết của Nam Việt Triệu Vũ Đế trong tên làng xã ở Thái Bình Img_4245

    Hoành phi KHAI QUỐC ĐẠI ĐẾ của đền Đồng Xâm.

    Phát hiện nơi khởi nghĩa của Triệu Đà – Lý Bôn – Lưu Bang là đất Bái (Thái Bình), ở vùng Đầm nước cửa sông còn có liên hệ tới truyền thuyết Việt, kể về cuộc kháng chiến của Triệu Việt Vương dựa vào chốn đầm lầy mà chống giặc. Đoạn kể về khởi nghĩa của vua Triệu ở vùng đầm lầy chính là nói tới khởi nghĩa của Triệu Vũ Đế ở Đồng Sâm – Đường Thâm.
    Ngay tại Kiến Xương, không xa đền Đồng Xâm có di tích liên quan đến vua Triệu (Quang Phục) là đình đền Luật Ngoại và Luật Nội tại xã Quang Lịch. Nơi đây thờ một vị phu nhân của Hùng Tuệ Công, làm huyện doãn dưới thời nhà Triệu (Triệu Đà) và con trai là Thạch Công. Thế nhưng thần tích lại kể bà Phương Dung và con trai là Thạch Công sau đã theo Triệu Quang Phục chống giặc và hy sinh ở vùng này.
    Sự tích kỳ lạ ở Luật Ngoại – Luật Nội cho thấy, trong truyền thuyết Việt đã có sự lẫn lộn giữa 2 thời đại Triệu Đà và Triệu Quang Phục. Cùng một nhân vật, một thời đại đã bị chép thành ra cách nhau tới hơn 600 năm.


    Dấu vết của Nam Việt Triệu Vũ Đế trong tên làng xã ở Thái Bình P1170659

    Đền Luật Nội ở xã Quang Lịch, Kiến Xương, Thái Bình.

    Câu đối ở đình Luật Ngoại:
    [size=18]秋月幾滄桑南越北梁千古事

    排江餘素節前徵後趙一流人
    Thu nguyệt kỷ thương tang Nam Việt Bắc Lương thiên cổ sự
    Bài giang dư tố tiết tiền Trưng hậu Triệu nhất lưu nhân.
    Vũ Đình Ngạn dịch:
    Trăng thu trải cuộc bể dâu, Nam nước Việt Bắc giặc Lương, ghi ngàn đời sử
    Sông Bài nổi gương tiết nghĩa, trước Bà Trưng sau Bà Triệu, cùng một bậc người.
    Tên con sông chảy qua vùng đất này là sông Bài, hẳn liên quan tới cái tên Bái của Bái Công Lưu Bang, người đất Thái Bình.
    Những địa danh và di tích lưu lại trên đất Thái Bình đã cho thấy, Triệu Đà là một người Việt chính cống, lấy vợ ở đất Thái Bình, dựng cờ khởi nghĩa từ vùng đầm nước Đường Thâm – Đồng Xâm, khai cơ kiến quốc Nam Việt.
    [/size]

      Hôm nay: 19/3/2024, 10:56 am