Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

» Năm Thìn điểm lại chuyện về quẻ Rồng trong Dịch học Hùng Việt
by Admin 8/2/2024, 5:15 pm

» Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ
by Admin 30/1/2024, 8:41 am

» Ngả nghiêng
by Admin 28/1/2024, 2:38 pm

Gallery


Bàn Vương và người Dao Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Bàn Vương và người Dao Flags_1



    Bàn Vương và người Dao

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1182
    Join date : 31/01/2008

    Bàn Vương và người Dao Empty Bàn Vương và người Dao

    Bài gửi by Admin 5/10/2018, 10:02 am

    Đồng bào người Dao là dân tộc có nhiều phong tục mang đậm dấu ấn tâm linh. Trong đó quan trọng có lễ cúng Bàn Vương, người được coi là thủy tổ đã sinh ra 12 nhánh dân tộc Dao. Trong lễ cấp sắc, lễ làm cho người đến tuổi trưởng thành, người Dao quan niệm rằng có trải qua lễ Cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên.

    Bàn Vương và người Dao Img_7217-743x1024

     

    Bàn thờ Bàn Vương trong lễ hội Bàn Vương của người Dao tại Hồ Thầu, Hoàng Su Phì, Hà Giang.
    Truyền thuyết về Bàn Vương của người Dao có nhiều di bản. Như người Dao ở Hoàng Su Phì, Hà Giang kể: tuy là vua nhưng Bàn Vương vẫn giữ thói quen sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Ngài luôn căn dặn các con phải chăm chỉ lao động sản xuất. Có một lần, Bàn Vương cùng tùy tùng lên núi săn bắn, đuổi theo một con sơn dương bị thương, chẳng may bị sơn dương húc, ngài ngã vào cây gù hương và mất tại đó. Thi thể Bàn Vương bị vướng trên nhành cây, các con bèn chặt cây làm thân trống, đuổi bắt con sơn dương để lấy da làm trống tế lễ Bàn Vương. Từ đó, cứ đến khoảng tháng 2 Âm lịch hàng năm, con cháu người Dao từ đời này sang đời khác phải nhớ ngày cúng giỗ Bàn Vương, thể hiện sự biết ơn với tổ tiên đã sinh ra họ.
    Bàn Vương và người Dao Img_7205-1024x683
    Sách cúng người Dao ở Hồ Thầu, Hoàng Su Phì có đoạn:
    盤胡出世長水國 盤胡儀儀置天地 置得男多女又水 聞説今朝有状請 盤胡着病是何日 何人抯水箒洗面 盤胡何年何月死
    Bàn Hồ xuất thế trường thủy quốc
    Bàn Hồ nghi nghi trí thiên địa
    Trí đắc nam đa nữ hựu thủy
    Văn thuyết kim triều hữu trạng thỉnh
    Bàn Hồ trứ bệnh thị hà nhật
    Hà nhân tra thủy trửu tẩy diện
    Bàn Hồ hà niên hà nhật tử…
    Quan niệm Bàn Vương khai thiên lập địa như trong sách cúng người Dao đã dẫn ở trên tương đồng với truyền thuyết Trung Hoa về ông Bàn Cổ bổ vỡ khối hỗn mang phân chia trời đất. Tuy nhiên, truyền thuyết Bàn Hồ của người Dao có nhiều chi tiết hơn, mô tả một thời kỳ rõ ràng hơn, đã có phân hóa, có đấu tranh trong xã hội. Bàn Hồ ở đây phải chỉ một giai đoạn khác so với thời Bàn Cổ sáng thế.
    Chuyện Bàn Hồ của người Dao kể về một con Long Khuyển và cuộc chiến giữa hai nhân vật huyền thoại là Bình Hoàng – Cao Vương. Long Khuyển vốn ở trên trời và được Bình Hoàng hết mực yêu quý. Khi Bình Hoàng quyết tâm tiêu diệt Cao Vương, Long Khuyển xin được nhận nhiệm vụ đó. Cảm kích trước sự dũng cảm của Long Khuyển, Bình Hoàng hứa rằng nếu nhiệm vụ kia hoàn thành, sẽ gả con gái cho Long Khuyển. Bàn Hồ (tên con Long Khuyển) bơi 7 ngày 7 đêm qua đại dương thì đến địa phận của Cao Vương. Cao Vương thấy con chó dài 3 thước, lông đen mượt có vằn vàng cho là giống vật quý liền đem về nuôi trong cung. Nhân lúc Cao Vương say rượu, Long Khuyển chồm lên cắn chết, ngoạm lấy đầu rồi bơi về báo công. Bình Hoàng giữ đúng lời hứa, gả con gái cho Long Khuyển và ban cho một vùng đất. Vợ chồng Bàn Hồ sinh được 12 người con (6 trai, 6 gái) và được nhạc phụ ban sắc thành 12 họ là họ Bàn, họ Mãn, họ Trần, họ Lan, họ Đặng, họ Tống, họ Phượng, họ Lương, họ Uyển, họ Triệu, họ Đới, họ Lưu…
    Vậy Bàn Hồ, vị thủy tổ của 12 họ người Dao là ai và những truyền thuyết trên là hình bóng của giai đoạn lịch sử nào của dân tộc này?

    Bàn Vương và người Dao Img_7418-1024x606
    Các họ người Dao làm lễ 12 bái trong lễ cúng Bàn Vương ở Hồ Thầu.
    Một tập tục gợi ý về nguồn gốc của người Dao là tục ăn Tết của người Dao và người Mông (nhóm Miêu – Dao) theo Âm lịch, nhưng lại trước ngày Tết hiện tại của người Việt và người Trung Quốc 1 tháng. Lịch Âm hiện nay đang theo lịch của nhà Hạ, lấy tháng Dần làm tháng Giêng đầu năm, hay còn gọi là lịch kiến Dần. Như thế người Miêu – Dao ăn Tết theo lịch kiến Sửu, lấy tháng Sửu làm tháng Giêng. Lịch kiến Sửu là lịch của nhà Thương.
    Người Dao còn bảo lưu được tập tục dùng lịch của nhà Thương, nên khả năng nhà Thương chính là tổ tiên của nhóm dân tộc này. Với nhận định như thế, có thể phân tích so sánh câu chuyện Bàn Vương với lịch sử lập quốc của nhà Thương.
    Nhà Thương bắt đầu từ vua Thành Thang, được sự giúp đỡ của một hiền thần là Y Doãn đã diệt Hạ Kiệt. Căn cứ vào Trúc thư kỉ niên, Y Doãn được Thành Thang cử sang làm gián điệp bên nhà Hạ, lợi dụng sự bất mãn của nàng Muội Hỷ khi nàng không còn được Hạ Kiệt sủng ái để lấy tin tức về tình hình Hạ Kiệt. Sau khi nắm được nội tình nhà Hạ, Y Doãn trở về với Thành Thang.
    Hành trạng của Y Doãn khá giống với sự tích long khuyển Bàn Hồ của người Dao. Cao Vương hay Cao Tân ở đây là Hạ Kiệt. Bình Hoàng là vị vua Thành Thang, nhờ sự giúp đỡ của Y Doãn đã thành công trong việc lật đổ Hạ Kiệt lập nên triều Thương. Y Doãn đã phò tá 4 đời vua Thương nối tiếp nhau, sau tự mình nắm quyền vua Thương, rồi cuối đời trao lại ngôi cho Thái Giáp.
    Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Nhật từng phân tích ý nghĩa của chú chó Bàn Hồ:
    – Khuyển hay Khang là tính chất của hướng Tây. Cẩu (chó) cũng là cửu, chỉ hướng Tây.
    – Chú chó Bàn Hồ đi về Nam Sơn, sinh ra 6 người con trai và 6 người con gái, thành tổ tiên của 12 họ người Dao. Hướng Nam xưa nay là hướng Bắc nay, tượng bởi quẻ Cấn – núi. Số 6 là con số chỉ hướng Nam xưa (Bắc nay) trong Hà thư.
    Như thế Long khuyển Bàn Hồ có xuất xứ từ phía Tây và di dời lên phía Nam xưa (Bắc nay). Định vị này hoàn toàn tương ứng với vị trí Tây Bắc của nhà Thương so với nhà Hạ ở phía Đông Nam.
    Chi tiết Bàn Vương (hay Bàn Hồ) đã dẫn người Dao bơi 7 ngày bảy đêm trên đại dương để đến nơi ở mới cũng tương đồng với việc nhà Thương đã năm lần bảy lượt di cư. Đặc biệt là dưới thời vua Bàn Canh dân nhà Thương đã theo vua vượt sông Dương Tử lên phía Nam (xưa) hay Bắc nay. Tên vua Bàn Canh cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa vị vua Thương này với người Dao.

    Bàn Vương và người Dao Img_8678-1024x683
    Một ngôi nhà người Dao ở Quản Bạ, Hà Giang.
    Di chỉ thời Thương mang tên Bàn Long Thành nay ở tỉnh Hồ Bắc, ngay phía Bắc sông Dương Tử. Đây là dấn ấn rõ ràng nhất của sự kiện Bàn Canh dẫn dân Thương vượt hà. Long là từ chỉ vua nên Bàn Long Thành tức là thành của Bàn Vương, mà Bàn Vương lại là thủy tổ người Dao.
    Truyền thuyết và tục thờ cúng Bàn Vương của người Dao như vậy xác nhận họ chính là hậu duệ của nhà Thương từ Thành Thang, Y Doãn, Bàn Canh. Nhà Thương gắn liền với việc phát triển của chữ viết, với chữ trên xương cốt và mu rùa (chữ giáp cốt) đã được phát hiện. Người Dao đến nay vẫn còn sử dụng loại chữ Nho đó để ghi chép, thờ cúng, cho dù họ có tiếng nói (phát âm) riêng. Trong lễ cúng của họ còn có điệu múa Bắt rùa độc đáo, có lẽ gắn với việc sử dụng mua rùa trong cúng bài từ thời Thương.

    Bàn Vương và người Dao Img_7483-1024x683
    Các thầy cúng trong điệu múa Bắt rùa ở lễ hội Bàn Vương tại Hồ Thầu.

      Hôm nay: 19/3/2024, 3:06 pm