Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Tên thụy của Trưng nữ Vương và các sự tích Ả Lã Nàng Đê Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Tên thụy của Trưng nữ Vương và các sự tích Ả Lã Nàng Đê Flags_1



    Tên thụy của Trưng nữ Vương và các sự tích Ả Lã Nàng Đê

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Tên thụy của Trưng nữ Vương và các sự tích Ả Lã Nàng Đê Empty Tên thụy của Trưng nữ Vương và các sự tích Ả Lã Nàng Đê

    Bài gửi by Admin 8/3/2018, 11:34 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2933

    Cuộc khởi nghĩa của Trưng Vương là cuộc khởi nghĩa độc nhất vô nhị trên thế giới khi 2 người phụ nữ đã quật cường phất cờ khởi nghĩa chống lại thế lực hùng mạnh của vương triều phương Bắc, tự xưng vua cai quản đất nước trong vài năm. Là một nhân vật quần thoa anh kiệt trong lịch sử như vậy nhưng những gì chúng ta biết về Trưng Vương còn quá ít, nếu không nói là rất mù mờ và nhiều mâu thuẫn.
    Nguyên nhân thực sự của cuộc khởi nghĩa Trưng Vương là gì? Dựa vào đâu để 2 người phụ nữ đơn côi có thể quy tụ được hào kiệt bốn phương khởi nghĩa? Bà Trưng tên thật là gì (vì chắc chắn Trưng Trắc, Trưng Nhị không phải là tên thật của Hai Bà).
    Trưng Vương khi thất bại được biết đã tử tiết trẫm mình trên sông. Nhưng Cấm Khê nơi Bà Trưng hy sinh là ở đâu? Thi hài của bà có được tìm thấy và chôn cất không? Nơi an nghỉ cuối cùng của Bà Trưng ở đâu?
    Tại sao một vị nữ vương oai hùng như vậy mà số đền thờ Bà Trưng chỉ đếm được trên đầu ngón tay (Mê Linh, Hát Môn, Đồng Nhân, Phụng Công và một số ít đền thờ nhỏ khác)? Trong khi đó một vị nữ tướng tương truyền đã theo Trưng Vương khởi nghĩa là Ả Lã Nàng Đê theo thông kê có tới 56 làng thờ ở 11 tỉnh thành. Đây là vị nữ tướng có số lượng nơi thờ cúng nhiều nhất trong số các vị thần thời Trưng Vương.
    Lần theo cái tên Ả Lã cho chúng ta những thông tin đầy đủ, chân thực hơn về xuất xứ cũng như sự tử tiết của Trưng nữ Vương.
    Trước hết, theo Nại Tử xã Thần miếu sự tích nguyên gốc tại xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội có ghi như sau:
    Dương Thi Sách là người Chu Diên là con của Lạc tướng Dương Thái Bình, mẹ là Hồ Thị Nhữ, sinh ngày mùng 10 tháng 6. Nghe nói Ả Lã Nàng Đê (Trưng Trắc) là người có nhan sắc kiều diễm mà vẫn chưa lấy chồng bèn nói với Lạc tướng, Lạc tướng nói rằng: Ta và Lạc tướng Phong Châu trước đã có nguyện ước, Nay nghe có nàng Ả đó phải chăng là duyên tiền định vậy. Bèn cho người đến hỏi đón về (tức ngày mùng 10 tháng 11). Ở đất Chu Diên hai họ đều cùng vui mừng….
    Dương Công đã chết. Tô Định tìm giết hết họ hàng nhà Dương công, Trưng nữ vương bèn chạy về đất Mê Linh bàn bạc nói rõ sự tình của Thái thú. Lạc tướng Trưng công liền chiêu mộ binh sỹ tinh nhuệ làm quân tiên phong. Trưng nữ vương vì căm ghét Tô Định là kẻ tham tàn bạo ngược giết chồng mình nên đã dấy quân đến hỏi tội Tô Định. Sau đó đánh chiếm được 65 thành ở vùng Lĩnh Nam, rồi lên ngôi vua, tôn phong cho chồng là Quốc vương Thiên tử Đông Hán Đại vương, còn mình thì tự xưng là Quốc Thiên tử, coi tên Ả Lã Nàng Đê là tên thụy.
    Thần tích Nại Tử, nơi từng có miếu thờ ông Thi Sách cung cấp một thông tin đặc biệt quan trọng: Trưng Trắc khi còn con gái có tên là Ả Lã hay Ả Lã Nàng Đê là tên thụy của Trưng nữ Vương. Thông tin này cho thấy thực chất các nơi thờ Ả Lã Nàng Đê chính là thờ thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Trưng Vương. Vì lý do tránh sự đàn áp của kẻ thù, sự tích các nơi đã không ghi tên Trưng Vương mà gọi bằng tên thụy hay tên thời con gái của bà là Ả Lã.


    Tên thụy của Trưng nữ Vương và các sự tích Ả Lã Nàng Đê Img_5630-300x225

    Phù điêu Voi ở địa điểm thờ Ả Lã Nàng Đê.
    Phát hiện Ả Lã Nàng Đê chính là Trưng Vương dẫn đến một loạt những thông tin khác làm sáng tỏ xuất xứ, thân thế của Hai Bà Trưng. Theo thần tích đình Đại Mỗ thuộc xã Đại Mỗ huyện Từ Liêm, thì Ả Lã Nàng Đê là con gái tể tướng Lữ Gia quê ở Thiên Phúc, huyện An Sơn. Cuối thời Triệu, vua tôi nhà Hán muốn thôn tính Nam Việt, thừa tướng Lữ Gia đã chỉ huy quân sĩ giết giặc xâm lược là Hàn Thiên Thu. Mua chuộc không được, Hán Võ Đế sai tướng Bác Đức và Dương Phác đem quân xâm lược nước ta. Tướng Lữ Gia tổ chức kháng chiến chống lại, sau bị giặc bắt và sát hại. Ả Lã Nàng Đê đến tuổi trưởng thành, tiếp thu tinh thần của cha, đã đứng ra chiêu mộ dân binh, tụ nghĩa ở sông Hát cùng Hai Bà Trưng. Sau Ả Lã Nàng Đê được Hai Bà Trưng ban tước lộc và cho về lập ấp luyện quân ở cửa sông Đáy. Ba năm sau Mã Viện đem quân tiến đánh, Ả Lã Nàng Đê tham gia chiến đấu trận Lãng Bạc và Cấm Khê, cuối cùng bà trầm mình ở sông Hát.
    Thì ra Ả Lã – Trưng Vương là con gái của thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu Nam Việt. Sử ký Tư Mã Thiên cho biết: “Họ hàng (Lữ Gia)… con giai lấy con gái vua, con gái lấy con giai, anh em, tôn thất của vua”. Như thế con gái Lữ Gia cũng chính là vương phi của nhà Triệu Nam Việt. Trưng Vương là vợ vị vua cuối cùng của nhà Triệu là Triệu Kiến Đức (Vệ Dương Vương). Truyền thuyết Việt khéo gọi ông với cái tên “Thi Sách”, nhằm che dấu đi nguồn gốc thật sự của cuộc khởi nghĩa Trưng Vương.
    Như chính sử đã chép, cả vua Triệu Vệ Dương Vương và thừa tướng Lữ Gia đều đã bị bắt và hy sinh trong cuộc tấn công dưới thời Hiếu Vũ Đế của Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức. Cha (thừa tướng Lữ Gia) và chồng (vua Triệu) đều hy sinh, nhưng gia quyến nhà Triệu và họ Lữ là các hoàng phi đã chạy thoát về đất Phong Châu. Chính ở đây đã nổ ra cuộc khởi nghĩa đền nợ nước trả thù nhà của Hai Bà Trưng.
    Khởi nghĩa Trưng Vương ở Phong Châu như vậy là do hậu quân của nhà Triệu Nam Việt sau khi kinh đô Phiên Ngung thất thủ, xảy ra dưới thời Tây Hán (Hiếu), chứ không phải Đông Hán như chính sử đang chép. Các sách sử biên soạn sau này đã nhầm lẫn khởi nghĩa ở Hát Môn của Trưng Vương với một cuộc khởi nghĩa hay kháng cự khác của một số thủ lĩnh người Việt vào thời Đông Hán.


    Tên thụy của Trưng nữ Vương và các sự tích Ả Lã Nàng Đê Img_5634-2-624x468

    Nhà tiền đình ở đình Vân Côn.
    Tiếp tục lần theo tên Ả Lã Nàng Đê ta tới vùng đất Quốc Oai – Hoài Đức ven dòng sông Đáy. Sông Đáy là sông Hát thời Trưng Vương. Ở khu vực các làng Vân Côn của Hoài Đức và Phương Hạp của Quốc Oai cùng thờ chung Ả Lã Nàng Đê và có tục kết chạ với nhau. Sự tích Ả Lã Nàng Đê ở đây kể khi Ả Lã trẫm mình trên sông Hát, thi thể của bà đã trôi từ dòng Hát Môn xuống Hát Giang (tức sông Đáy ngày nay), đến đoạn Vân Côn thì ở lại đó. Thời ấy vì lo chạy giặc, lại lo sợ bị liên lụy, người dân không ai dám bén mảng đến xác của bà. Về sau, xác của bà trôi xuống đến thôn Phú Hạng, người dân nơi đây cũng lo lắng, sợ hãi không kém. Nhưng, cảm phục trước tinh thần yêu nước của vị nữ tướng này, nhân dân hai làng đã bất chấp nguy hiểm vớt xác bà lên để an táng. Về sau, mỗi làng dựng một miếu thờ riêng, ở Vân Côn lấy tên là Quán Sông, còn Phú Hạng đặt tên Quán Ngọ. Cũng từ đó, hai làng tôn bà là Mẫu rồi kết nghĩa anh em, sống hòa thuận với nhau.


    Tên thụy của Trưng nữ Vương và các sự tích Ả Lã Nàng Đê Img_5643-2-624x468

    Quán Vân Côn.
    Khu vực làng Vân Côn và Phú Hạng chính là nơi đã vớt được thi thể của Trưng Vương trên dòng sông Đáy. Có thể nói nơi đây là nơi an nghỉ cuối cùng của nữ chủ tướng.
    Chuyện kể ở Vân Côi và Phú Hạng cho thấy sự đàn áp của giặc sau khi Trưng Vương tử tiết đáng sợ như thế nào. Xác nữ chủ trôi trên sông nhiều ngày mà không ai dám vớt. Trong bối cảnh đó, rõ ràng việc thờ Trưng Vương đúng danh hiệu của một vị vua chắc chắn sẽ còn khó khăn hơn nhiều. Người dân ở các nơi buộc phải lấy tên thụy của bà là Ả Lã để thờ cúng, nhằm che mắt kẻ thù.


    Tên thụy của Trưng nữ Vương và các sự tích Ả Lã Nàng Đê Img_5582-2-624x468

    Cửa võng khu tiền tế đình Vân Côn.
    Câu đối ở nghi môn đình Vân Côn:
    奮莪興兵輔借徵朝忠烈將
    父讎不共権威大鎮喝江門
    Phấn nga hưng binh, phụ tá Trưng triều trung liệt tướng
    Phụ thù bất cộng, quyền uy đại trấn Hát giang môn.
    Dịch:
    Nữ dũng dấy binh, triều Trưng phò tá tướng trung liệt
    Thù cha không đội, trấn áp uy quyền cửa Hát giang.
    Câu đối này nhắc tới việc Ả Lã đã tự dấy binh chống giặc, trả thù cho cha, tức là trả thù cho cái chết của Lữ Gia.


    Tên thụy của Trưng nữ Vương và các sự tích Ả Lã Nàng Đê Img_5595-2-624x504

    Cửa cung cấm đình Vân Côn.
    Những ngôi đình, quán rất nhiều xung quanh khu vực sông Đáy thờ Ả Lã cũng chính là thờ Trưng Vương. Thậm chí, một số nơi thánh bà Ả Lã còn được gán vào thời Đinh Tiên Hoàng như ở đình So (Cộng Hòa, Quốc Oai). Đình So nằm ngay cạnh các làng Vân Côn và Phú Hạng trên cùng một dòng sông Đáy. Vì thế vị thánh bà Lã Thị Ả thờ ở đình So chắc chắn cũng là Ả Lã Nàng Đê – Trưng Vương. Còn việc thờ 3 người con trai của bà có công đánh giặc cũng tương tự như ở đình Ngọc Trụ (Từ Liêm) Ả Lã Nàng Đê có 3 người con trai làm tướng được phong thờ.
    Câu đối khác ở đình Vân Côi:
    鎮國威靈良相徴朝明大義
    護民惠徳平蘇伐漢史青留
    Trấn quốc uy linh, lương tướng Trưng triều minh đại nghĩa
    Hộ dân huệ đức, bình Tô phạt Hán sử thanh lưu.
    Dịch:
    Trấn quốc oai linh, lương tướng triều Trưng sáng đại nghĩa
    Hộ dân ơn đức, bình Tô đánh Hán sử xanh lưu.


    Văn Nhân xin góp ý :

    Tôi tôn trọng ý kiến của tác giả bài viết nhưng cũng có nhận xét riêng :
    Sách sử tư liệu văn bản của nước Việt đã bị đốt sạch , không phải 1 lần mà có thể là nhiều lần , vừa do dã tâm của kẻ cướp nước vừa do loạn lạc mà quá khứ mấy ngàn năm chỉ còn nơi bia miệng , khổ hơn nữa cửa miệng cũng không dám công khai mà là lén lút nhỏ to ,,,, vì chỉ nhỏ to nên rơi rớt là chuyện đương nhiên , tệ hơn nữa có những lúc ̉phải làm thân trâu ngựa không còn là người mất hẳn sự liên thông với nguồn cội , khi tỉnh ra kí ức còn in đậm nhưng mênh mông trời biển không còn biết đâu là bến đâu là bờ …, thông tin lưu trữ được chỉ còn cách suy đóan và gỉải thích …cho câu chuyện có đầu có đuôi trong bối cảnh cuả người đương thời , chính vì thế mà ngoài sự rơi rớt, cổ tích Việt còn có sự biến tấu ở từng lúc từng nơi đôi khi khác rất xa so với sự thực .
    Tìm ra được lịch sử thực sự của dòng giống Việt là chuyện cực kì khó khăn .
    Tôi cho rằng đoạn sử nói về bà Trưng bà Triệu là viết về cuộc khởi nghĩa ‘Khăn Vàng’ trong lịch sử Thiên hạ .
    Khi nhìn tổng thể cuộc khởi nghĩa trong toàn thiên hạ thì gọi là khởi nghĩa Trưng vương còn khi xét riêng phần khởi nghĩa Khăn Vàng diễn ra ở Tây Nam Trung hoa và Giao chỉ thì gọi là khởi nghĩa bà Triệu do anh em Triệu thị Trinh – Triệu quốc Đạt 2 bộ tướng của bà Trưng lãnh đậo .
    Người nữ anh hùng khởi nghĩa ở Giao châu có tư liệu Trung hoa gọi là bà ‘Chinh Trắc’…vừa là Triệu thị Trinh vừa là Trưng Trắc … rối rắm qúa sức .
    Về nhân vật lịch sử Ả Lã nàng Đê hay Lã thị Ả trong thần tích tác gỉa nói trong bài thì tôi nghiêng về ý …đấy chính là tên dân gian gọi bà Triệu . Bà triệu còn được gọi là Triệu thị Trinh , Triệu Ẩu , Lệ Hải bà vương .
    Bởi chính thông tin trong bài viết :
    …Sau Ả Lã Nàng Đê được Hai Bà Trưng ban tước lộc và cho về lập ấp luyện quân ở cửa sông Đáy. …
    hoặc vế đối …Trấn quốc uy linh, lương tướng Trưng triều minh đại nghĩa…
    đã chỉ ra Ả lã nàng Đê là tướng của bà Trưng như thế không thể nào cũng là bà Trưng được .
    Xét cách khác …Trong Danh hiệu của bà Triệu thì :
    Ẩu là do Ả viết ‘bậy’ mà ra
    Lệ Hải chỉ là phiên thiết của Lã – Lả – Lửa mà ra (lệ hải thiết lả).
    Lâu nay thường gọi bà Triệu theo nghĩa bà họ Triệu , hiểu như thế e là không đúng , Triệu là kí âm của chậu - chủ - chúa , Triệu thị là bà chúa - bà vương như trong câu ....Đối diện bà vương nan ...
    Trong kho từ vựng Việt có 2 từ nay ít dùng là giả chỉ người đàn ông và ả chỉ đàn bà con gái , ả Lã nghĩa là người đàn bà họ Lã , hay Lữ hoặc cũng có thể là người đàn bà tộc Liêu tử (liêu tử thiết lử - lả - lửa), Liêu tử là tộc người sinh sống rất lâu đời ở Tây Nam Trung hoa .
    Theo suy nghĩ của tôi với những thông tin có được thì Ả Lã nàng Đê hay Lã thị Ả trong thần tích Việt là bà Triệu trong Việt sử có lẽ đúng hơn nhưng …câu chuyện phải đặt trong bối cảnh …1 cuộc khởi nghĩa 2 tên gọi trong sử sách tùy theo góc nhìn ….hoặc gọi theo sách Tàu là …bà ‘Chinh – Trắc’ có thể lại là đúng nhất …

      Hôm nay: 28/3/2024, 11:00 pm