Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


bài 34 - Họ Hùng Phục hưng – Tam quốc (viết lại) . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



bài 34 - Họ Hùng Phục hưng – Tam quốc (viết lại) . Flags_1



    bài 34 - Họ Hùng Phục hưng – Tam quốc (viết lại) .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    bài 34 - Họ Hùng Phục hưng – Tam quốc (viết lại) . Empty bài 34 - Họ Hùng Phục hưng – Tam quốc (viết lại) .

    Bài gửi by Admin 20/6/2010, 11:24 pm

    Sử Việt chép Đinh bộ Lĩnh là Đinh Hoàn cũng là Đinh tiên Hoàng đây là sai lầm rất lớn , Sử thuyết Hùng Việt có 3 triều đại Đinh (chỉ phía Tây) khác nhau :
    1- Đinh tiên hoàng trong sử Trung hoa là Tần thủy hoàng .
    2- Đinh Hoàng , Việt sử viết là Đinh Hoàng , sử Trung quốc là Bắc Châu kể từ Vũ đế .
    3- Đinh bộ Lĩnh là triều đại Lý công Uẩn triều phía Tây nước đại Việt- Đại Hưng , triều đại này không có trong sử Trung quốc .


    Nay xét đến nhà Đinh thứ 2 trong sử Hùng Việt :

    1 . Triều Cửu Việt (Quỳ Việt – Qủy Việt).

    Niên đại : 561 – 581
    Việt sử gọi là nhà Đinh vua Đinh Hoàn .
    Hoa sử gọi là : nhà Bắc Châu ; kể từ Cao tổ vũ đế – Vũ văn Ung .
    Cửu Việt nghĩa là dòng Việt phía Tây , 9 là số trấn phương Tây trong Hà thư , tư liệu Trung hoa viết sai thành Qùy Việt hay Qủy Việt .
    Sử Việt thực ra không có ông vua nào họ Đinh tên là Hoàn , hoàn chỉ là viết sai của Hoàng nghĩa là vua , Đinh – định hay Châu – chiêu trong ngôn ngữ Dịch học chỉ nghĩa là phía Tây , Đinh hoàng hay Châu vũ cùng có nghĩa là ông vua nước phía Tây .
    Nhà Châu sử gọi là Bắc Châu thực ra chỉ lập từ năm 561 sau khi Vũ văn Ung lên ngôi . Trước đó Vũ Văn Thái nắm toàn quyền đất Tây Ngụy là sự khởi đầu để con là Vũ Văn Giác tuyên bố sự phục hưng của dân Trung Hoa, xưng là Hiếu Mẫn đế chưa đặt niên hiệu đã bị Giám quốc Vũ văn Hộ ám sát , Hộ đưa em của Vũ văn Giác là Vũ văn Dục lên ngôi xưng là Hiếu Minh đế đặt niên hiệu Vũ thành năm 559 nhưng cũng chỉ 2 năm sau cũng bị Vũ văn Hộ đầu độc chết.
    Năm 561 Vũ văn Ung lên ngôi , Văn Ung nhẫn nhục mặc cho Vũ văn Hộ tự tung tự tác , năm 572 thời cơ đến liền lừa giết chết Vũ văn Hộ từ đó mới nắm thực quyền làm vua , với công trạng diệt nhà Bắc Tề thu cả Hoa Bắc về 1 mối sử công nhận Vũ văn Ung là Cao tổ Vũ đế tức vua khai quốc và từ đấy đổi hiệu gọi là nước Châu tức nước ở phía Tây trên bản đồ thiên hạ , để phân biệt sử gia gọi là Bắc Châu . Châu vũ đế – Vũ văn Ung không xưng danh hiệu là Hiếu (hiệu của các vua con cháu Lí Bôn – Lưu Bang) như 2 đời vua tiền nhiệm .
    Nhà Đinh cũng là Bắc Châu chỉ thực sự bắt đầu từ Cao tổ vũ đế năm 561, Niên hiệu Kiến Đức tức kiến đế nghĩa là lập vua đã chỉ ra điều này .


    Tư liệu lịch sử viết rõ nhà Châu (Bắc) đã dựa  vào Châu Lễ để kiến lập triều đình còn sử Việt chép …Đinh Hoàn định phẩm phục chế triều nghi …,  thông tin này đã đủ để cả quyết nhà Bắc Châu là triều đại phục hưng của dòng giống Hùng tức Bách Việt (thường bị lầm lẫn gọi là Trung hoa) , nhà Châu đã về với nguồn cội không theo thiết chế triều chính trước đó của ngoại bang . Xin nhớ rằng trong Tam đại Thiên hạ ; nhà Châu có cả 1000 năm cai quản Thiên hạ , ngàn năm ấy đã tạo ra nề nếp văn hóa văn minh Hùng Việt lưu truyền mãi về sau .
    Với quốc hiệu Châu Sử Trung Hoa gọi là Bắc Chu đã biểu thị rõ rệt sự tiếp nối quốc thống nhà Châu cổ đại của triều Cửu Việt .
    Cao tổ Châu vũ đế mắt , Châu Tuyên đế – Vũ văn Vận lên thay.
    Tuyên đế mất , con là Vũ văn Xiển mới 7 tuổi nối ngôi gọi là Châu Tĩnh đế bị ông ngoại là Dương Kiên cướp ngôi năm 581 , sử Việt gọi là Đinh Toàn bị tướng quân Lê Hoàn với sự thông đồng của thái hậu Dương vân Nga phế ngôi chấm dứt nhà Đinh bắt đầu nhà Lê (tiền) trong lịch sử Việt nam .Đây là sai lầm lớn của sử gia người Việt tạo ra vết nhơ về tiết hạnh của phụ nữ Việt …1 người đàn bà làm vợ 2 vua (có tư liệu chép là làm vợ của 3 vua) tệ hại hơn nữa là…đã thông đồng với tình nhân cướp ngôi của con mình.
    Cửu Việt ; Nhà Đinh – bắc Châu là thời phục hưng huy hoàng của người họ Hùng sau mấy trăm năm làm thân trâu ngựa cho các Hãn . theo sử Việt Đinh Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, ‘Cồ’ là âm Nôm có nghĩa là to lớn , ‘đại Cồ’ là lớn lắm tức vô cùng lớn nói lên hào khí căng tràn của thời dân tộc phục hưng này .
    Theo Việt nam sử lược của Trần trọng Kim thì thời vua Đinh nước ta có 10 đạo quân , nếu căn cứ vào ‘phép’ tổ chức quân đội nhà Đinh thì 1 đạo có 10 quân , 1 quân có 10 lữ , 1 lữ có 10 tốt , 1 tốt có 10 ngũ và 1 ngũ có 10 người …cứ vậy nhân lên thì nhà Đinh có đạo quân khổng lồ là 1 triệu người ,thử hỏi nếu nhà Đinh là nước mà lãnh thổ chỉ là đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh và bắc bộ thì lấy đâu ra người mà xung quân lắm thế ? lấy lương thực đâu mà nuôi ?.
    Vua nhà Châu chỉ được coi là Thiên tử từ khi Vũ văn Ung diệt Bắc Tề hậu thân của Đông Ngụy thống nhất miền Hoa Bắc . Sử gọi Vũ văn Ung là Châu Vũ đế tức hoàng đế sáng lập nhà Châu trước đó các đời Vũ văn Thái Vũ văn Giác và Vũ văn Dục chỉ là cái đuôi của Hãn quốc Bắc Ngụy tức vẫn bị xem là thời ngoại nhân chiếm đóng thống trị ‘Thiên hạ’ .
    Ngôi đế của nhà Bắc châu truyền được 3 đời đối chiếu vởo sử Việt :
    Vũ Đế: Vũ văn Ung – Vua văn Ung là Đinh Hoàng
    Tuyên Đế: Vũ Huân – Vua Huân
    Tĩnh Đế: Vũ Xiển – Vua Xiển là Đinh phế đế
    Vua cuối cùng là Chu Tĩnh Đế, sử Việt là Vệ Vương lên ngôi lúc 7 tuổi, quyền hành nằm trong tay Dương Kiên, cha của Thái hậu .
    Ở đoạn này như đã nói ; sử gia Việt Nam đã sai lầm lớn : lấy sự kiện vua khai quốc nhà Tống là Triệu Khuông Dẫn cướp ngôi nhà Hậu Chu chép thành chuyện Lê Hoàn chiếm ngôi của Đinh Toàn tức dứt nhà Đinh kiến lập nhà Tiền Lê .
    2 sự kiện trong 2 dòng sử lại diễn ra y hệt nhau khiến đời sau phải nghĩ ngợi nhiều .


    2. Triều Tủy Việt hay Sở Việt . (vua Dương Bình vương).

    Niên đại : 581 – 618 .
    Sử Việt gọi là nhà tiền Lê của Lê hoàn.
    Hoa sử là Nhà Tùy vua Dương Kiên
    Tùy , Tủy và Sở chỉ là tam sao thất bản của ‘sùi – sủy- thủy ’ nghĩa là nước , nước là Dịch tượng chỉ phương Nam xưa (Bắc nay) .
    Sử gia thời phong kiến Việt Nam lầm lẫn 2 triều Đinh thành 1 và đã thêm thắt gán ghép chuyện động trời trái với luân thường đạo lý của thái hậu họ Dương và tướng quân Lê Hoàn , sự việc đã đã bôi nhọ danh tiếng vua Lê Đại hành 1 minh quân của triều Lý về sau .
    Sử thuyết Hùng Việt cho Tiếp nối triều Đinh của Đinh hoàng tức nhà Bắc Châu là triều đại của họ Dương không phải là triều Lê của Lê Hoàng (viết sai là Hoàn) .
    Sử Việt đã sai lầm đem những sự kiện xảy ra trong triều Đinh hoàng tức nhà Bắc Châu gán vào triều Ngô của Ngô Quyền , cha của thái hậu họ Dương trong sử Trung hoa là Dương Kiên trong sử Hùng Việt là Dương tam Kha anh – em của thái hậu Dương vân Nga , có thể không phải tam Kha mà là tam ca – nhị ca tức anh 2 anh 3 của Thái hậu họ Dương .
    Theo Gia phả của họ Nguyễn, ở Văn Nội, Phú Lương, Thanh Oai (Hà Tây), thì Dương vân Nga tên thực là Dương Thị Nga, con gái của Dương Tam Kha không phải là chị hay em như sách sử hiện nay chép .
    (Nguồn http://hodovietnam.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=3272&Itemid=32)
    Rõ ràng sử viết Dương tam Kha đoạt ngôi của cháu lên làm vua xưng là Dương Bình vương nhưng trong sử Việt lại không hề có triều đại Dương hay nhà Dương mà thay vào đó là nhà tiền Lê . đối chiếu thông tin thì nhận ra Dương tam Kha tức Dương kiên người lập nên triều đại sử Trung hoa gọi là nhà Tùy , triều tuy vắn số nhưng vô cùng hiển hách đúng như sự hiển hách mà Việt sử viết về vua Lê Hoàn .
    Tùy vương – Dương Kiên sử việt gọi là Dương tam Kha phế ngôi của cháu ngoại và giáng xuống tước Vương, sử Việt Nam gọi Vệ Vương – Đinh Phế đế ( ? ). Dương Kiên lên ngôi lập ra triều đại Tùy chữ Tùy này thực ra Sở –Sủy , đất Hồ bắc xưa là nước Sở , người ở đấy là chi TỦY-VIỆT hay VIỆT TỦY , tên gọi ‘nhà TÙY’ chỉ là sự bóp méo của sử Trung quốc ; chính xác phải gọi là triều VIỆT TỦY một triều đại của người họ HÙNG .
    Vì có sự đoạt ngôi không theo khuôn phép truyền thống nên nguyên niên nhà Tùy không có chữ ‘Vũ’ nghĩa là vua, nói khác đi là lịch sử không công nhận là 1 triều đại chính thống như các triều đại khác.
    Sử Việt Nam sai lầm gọi triều đại này là triều Lê Hoàn tức Lê Hoàng nghĩa là vua họ Lê ( không rõ tại sao ?). Lãnh thổ của Dương Bình vương – Dương Kiên (Lê Hoàng) lúc lên ngôi đã là cả miền Hoa Bắc, vì đấy là đất trước bị người Man họ Thác bạt chiếm và cai trị nên Dương hoàng rất khôn khéo trong chính sách đối nội, vẫn tôn trọng quý tộc Tiên Ty cho họ hưởng các đặc quyền đặc lợi của tầng lớp trên để họ không cớ xúi dân nổi loạn.
    Dương bình vương tức Dương Kiên – Tùy Văn Đế đã diệt Trần quốc của Trần hậu chủ thống nhất toàn cõi Trung Hoa , năm 589 biên giới cực nam Thiên hạ họ Dương bao trùm cả miền Giao chỉ .
    Sử Trung Hoa chép: vì dân miền Hoa Nam vẫn coi Dương Kiên là người Nam, ý nói là người Thiên hạ chính gốc nên mau chóng khuất phục mở ra cảnh nước non thống nhất thái bình và thịnh trị .
    Dương Bình vương – Dương Kiên có tác phong của 1 người lính rất kiên quyết cứng rắn và rất kham khổ trong cuộc sống. Ông nhanh chóng tiêu diệt tất cả các thế lực cát cứ manh mún, diệt trừ tham quan ô lại chia ruộng đất cho nông dân, nói chung các mặt kinh tế, giao thông, văn hóa đều có bươc phát triển. Ông cũng rất cẩn trọng cho việc kế tục ngôi vua, giáo dục người kế vị hết sức nghiêm khắc, nhưng trời không chiều lòng người, Dương Kiên đã tin lầm kẻ gian manh và mắc lỗi lớn khi truyền ngôi cho Dương Quảng, sử Việt Nam gọi là Lê Long Đĩnh , sử Trung Hoa gọi là Tùy Dạng Đế, ông ta là kẻ say mê với những gì to lớn ; cho xây Đông Đô cực kỳ tráng lệ, huy động sức lực cả nước để thỏa sự đam mê của mình bất chấp sự tàn tạ của dân chúng, công bình mà xét thì một trong những công trình được làm dưới đời ông đến nay dân chúng vẫn còn được hưởng lợi, đó là các vận hà mà Tùy Dạng Đế cho đào để nối liền các con sông lớn như Hoàng Hà, Hoài Thủy, Trường Giang, v.v… sự việc này sử Việt nam viết là : Lê Hoàn cho đào kênh ‘sắt’ và kênh ‘xước’ ở bắc Trung Việt….;
    Sự chịu đựng của con người có giới hạn, đến một mức nào đó người dân không còn cách nào khác là vùng lên để tự cứu lấy mình. Dạng Đế chạy về thành Kiến Nghiệp ở đó ông ta bị chính binh lính mình giết chết .
    Triều Việt Tủy chấm dứt .Sự kiện thái hậu Dương vân Nga và Dương tam Kha dẫn đến 1 triều đại khác cũng không chép trong sử Việt đó là triều Hậu Ngô của Ngô văn Xương tức Ngô xương Văn – Ngô xương ngập sẽ xem xét sau .


    3. Triều Việt Thường .

    Niên đại : [618-684]—[705-907]
    Sử Việt gọi là Triều Lý .
    Hoa sử là : Nhà Đường vua Lý Uyên
    Thường nghĩa dùng như trong từ kép ‘thường thường – bình thường’ đối phản với ‘cao – qúi’ ,Việt Thường nghĩa là Việt phương Nam (Xưa) . Thiên hạ có 2 đất gọi là Việt Thường , thời Lập quốc là đất Giao phía Nam , Đường tức Việt Thường hợp với đất Đào thành ‘Đào – Đường’ là lãnh thổ nguyên thủy của Thiên hạ .
    Việt Thường hay Việt phương Nam thời Thiên hạ đã thành vương quốc là đất Thương ngô ở bờ Nam Trường giang sau là lãnh thổ nước Ngô thời Tam quốc , gọi là Việt Thường vì đất ấy nằm ở phía Nam xưa (Bắc nay) của nước Việt nơi thờ vua Đại Vũ ông tổ của vương quốc Thiên hạ . Nhiều thông tin trong lãnh vực văn hóa chỉ ra Lý Uyên là người đất Đường – Giao chỉ .
    Lý Uyên – Đường Quốc Công là quý tộc triều Tùy ,theo sử Trung quốc năm 617 Tùy Dạng Đế phái ông trấn thủ Thái Nguyên chống chọi với rợ Đột Quyết là rợ ở Tây Bắc Trung Hoa. .
    Sử Việt Nam gọi Lý Uyên là Lý Công Uẩn ông có 4 con trai trong đó Lý Thế Dân là hùng lược hơn cả .
    Dòng sử Việt Nam đã sai lầm trộn lẫn 3 đời Lý :
    Lý Công Uẩn 1 tức Lý Uyên nhà Đường của sử Trung Hoa. Và
    Lý Công Uẩn 2 là triều do anh em Lưu Ẩn và Lưu Cung ( Lý ?) lập ra ở Giao Châu xưa xưng là nước Đại Việt .
    Lý công Uẩn 3 là Đinh bộ Lĩnh vua triều phía Tây nước Đại Việt Đại Hưng .
    Tùy Dạng Đế khi đã đi đến mức cùng cực của xa hoa đồi bại thì Lý Thế Dân nhìn rõ cục diện thúc đẩy cha khởi binh xây dựng đế nghiệp. Đầu tiên Lý Uyên mang quà cáp biếu xén Khả Hãn Đột Quyết để yên được mặt Bắc (nay) sau đó cha con nhà Lý đem “Đường quân” tấn công Trường An, lúc này quân nhà Tùy là lũ quân tướng hủ bại làm sao có thể chống chọi được, Lý Uyên vào Trường An tuyên bố 12 Điều Ước Pháp khiến an lòng dân, ông khôn khéo chưa lên ngôi vội mà đưa cháu nội Tùy Dạng Đế tên là Dương Hựu lên làm vua bù nhìn. Năm 618 Tùy Dạng Đế bị giết ở Giang Đô, Lý Uyên mới chính thức phế Dương Hựu để lên ngôi hoàng đế lấy quốc hiệu là Đường , Lý Uyên trở thành Đường Cao Tổ.  Sử Trung Hoa gọi triều đại theo tên đất gốc của Lý Uyên nên có tên nhà Đường; sử Việt Nam gọi theo họ của vua nên gọi triều đại này là nhà Lý, đặc biệt trong thiên khảo luận này thì đây là triều Lý 1 vì lịch sử Việt còn triều Lý 2 của anh em Lưu Cung-Lưu Ẩn và triều Lí thứ 3 của Đinh bộ Lĩnh .
    Cuộc khởi nghĩa của cha con Lý Uyên được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ nên nhà Tùy sớm tiêu vong nhường chỗ cho Đường triều . Năm 627 Lý Thế Dân kế nghiệp cha lấy đế hiệu là Đường Thái Tông. Sử Việt Nam gọi Lý Thế Dân là Thái tử Phật Mã, đế hiệu cũng là Lý Thái Tông. Cả 2 dòng sử đều ghi chép về biến cố khi Thái Tông lên ngôi, tuy có tình tiết hơi khác nhưng chắc chắn là 2 dòng sử liệu của cùng 1 sự việc.
    Để được kế nghiệp ngôi báu thì Lý Thế Dân và Thái tử Phật Mã đều trải qua cuộc tàn sát anh em của mình, sử Trung Hoa chép vị trung thần giúp Thế Dân chiến thắng là Uất Trì Kính Đức còn sử Việt Nam gọi là Lê Phụng Hiểu. Ông Lê Phụng Hiểu sau được Thái Tông ban thưởng bằng cách trèo lên núi ném con dao, con dao đi đến đâu thì chỗ ấy là đất riêng ban cho ông, sự việc này được truyền thuyết Việt Nam gọi là “Thác Đao Điền”.
    Đường triều Trung hoa và nhà Lý Việt nam còn nhiều điểm giống nhau :
    Sử Trung Hoa có chuyện Đường tam Tạng tây du thỉnh kinh Phật , sau này hư cấu thành chuyện Tây Du Ký nổi danh. Còn sử Việt Nam chép: … vua sai Nguyễn Đạo Thành sang Trung Hoa (?) xin kinh Tam Tạng đưa về nước.
    Đặc biệt việc tôn sùng Nho học, việc học hành thi cử của triều Lý – Đường được 2 dòng sử viết giống hệt nhau.
    Về võ công thì Đường Thái Tông sai Lý Tịnh một danh tướng toàn đức toàn tài tấn công lên hướng Bắc đánh tan quân Khiết Đan chiếm cả vùng Trung Á rộng lớn ở Tây Bắc Trung Hoa, uy danh Trung Hoa là việc ngoại giao với Trung Á thuận lợi từ đấy. Còn sử Việt Nam cũng ghi: … danh tướng Lý Thường Kiệt xuất quân Bắc phạt chiếm Châu Ung, Châu Khâm, và Châu Liêm của Tống quốc rồi rút về ( Thực ra cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt là xãy ra ở triều Lý 2 ). Còn nhiều sự kiện khác do sử Việt Nam lồng 2 triều Lý làm một nên lẫn lộn nhiều.
    Triều Đường có Võ Hậu nắm triều chính xưng là Tắc Thiên Hoàng Đế, cải quốc hiệu là Chu làm gián đoạn Đường triều từ năm 685 tới 704. Còn sử Việt Nam chép có một thái phi tài đức vẹn toàn nhưng chỉ nhiếp chính sau bức rèm đó là Ỷ Lan Thái Phi.
    Năm 705 đại tướng Trương Giản Chi ép Võ Tắc Thiên thoái vị, tái lập lại Đường quốc. Triều Đường hay triều Lý 1 là một trong những triều đại dài nhất, nổi tiếng nhất đã tạo nên khuôn đúc Trung Hoa, đến tận thời cận kim người Hoa đã di cư ra nước ngoài sinh sống vẫn nhận mình là “Thoòng dành” tức Đường nhân đủ biết dấu ấn của triều Đường sâu đậm tới đâu trong lịch sử Trung Hoa.
    Trên đất ngày nay là Việt nam nhà Đường cho lập đến 2 đô hộ phủ :
    An nam đô hộ phủ để trông coi các châu KIMI ở miền nam (nay) Giao chỉ.
    Phong châu đô hộ phủ có sách chép là đô đốc phủ trông coi các châu KIMI thuộc miền tây bắc Việt nam tức đất Phong hay Phong châu xưa .
    Châu KIMI là gì ?. đó là vùng đất của các sắc dân thiểu số không cùng văn hóa với nhà Đường :
    KI là chép sai chữ CƠ , Việt ngữ là CẢ là dòng họ của Hùng Vũ thời lập quốc, sử Trung hoa chép Hiên viên là tổ họ CƠ .
    MI cũng là Mai là họ của người phía Đông thuộc Long tộc xưa , tức con cháu Long nữ – Đồ Sơn thị .
    Các châu KIMI được hưởng quyền tự trị rộng rãi .
    Nhà Đường ý thức rất rõ về dòng giống mình đã tôn Lão tử-Lý Nhĩ là tổ của dòng tộc và vì Cơ và Mi là 2 dòng tộc gốc tổ Trung hoa nên nhà Đường đã đặt 2 đô hộ phủ làm công việc bảo hộ cho 2 sắc dân này. Đô hộ phủ chỉ nghĩa là cơ quan lo việc bảo trợ … không phải nghĩa chữ đô hộ là đè đầu cưỡi cổ như chúng ta quen dùng ngày nay.
    Nếu nhà Đường là triều đại của đế quốc Hãn cai trị An nam thì ông Khương công phụ người Việt cao lắm là… được làm nông dân cày ruộng mà ăn ; làm gì có chuyện làm tới tể tướng và được vua ‘Tàu’ rất qúi trọng …như sử sách đã ghi .
    Xin hỏi các sử gia : ở Thiểm tây-Sơn tây có châu KIMI không ?
    Nếu không thì xin trả lại sự trung thực cho lịch sử
    Thiên khảo luận này không phải là sử ký , đây là công trình nghiên cứu để tìm cái mới – điều đúng bác bỏ những sai quấy sằng bậy đã ghi chép trong lịch sử Viật –Hoa , ở đây chỉ nhấn mạnh những sự kiện đặc biệt nhằm chứng minh cho nguồn gốc và những nét cơ bản của qúa trình dựng nước và giữ nước của người họ HÙNG .
    Người Việt ngày nay là truyền nhân chính thống và duy nhất của nền văn hóa – văn minh đời Đường vì toàn Thiên hạ trừ Việt Nam đều đã chìm sâu dưới móng ngựa quân xâm lược phương Bắc từ cuối đời Tống đến tận đầu thế kỷ 20 nên dù muốn hay không trên đất ấy cũng do văn hóa Hán – Mãn thống trị , còn lại chút hơi hướm cùng lắm là sự pha tạp Trung Hoa và Hãn –Man .
    Hiện các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã bắt đầu xác định : âm Hán Việt chính là âm ngữ đời Đường , khi nghe tên nhà Đường hay nước Đường người Việt thấy rất xa lạ nhưng biết đâu rằng đó chỉ là ký âm bằng Hán văn của từ VIỆT-THƯỜNG , tên gọi một thời của nước của người họ HÙNG .
    Lịch sử họ Hùng có 2 miền đất mang tên Việt.
    Việt thường nghĩa là Việt phía Nam , Khởi thủy thời lập quốc Thiên hạ có 2 miền là Đào và Đường , Đào – đỏ ở hướng Xích đạo và Thường hay Đường ở hướng đối diện , dãy Hồng lĩnh xác định đất Đào là vùng Thanh Nghệ Tĩnh như thế đất Đường hay Việt Thường chỉ có thể là lưu vực sông Đà xưa gọi là Hắc thủy , Hắc màu đen đối phản với Đào – đỏ là 1 cặp lưỡng phân của Dịch học .
    Việt Thường cũng có thể là nước ở phía Nam nước Việt của Việt vương câu tiễn thời Chiến quốc , tên gọi khác là nước Ngô hay Câu Ngô ở vùng Giang Tây ngày nay .
    Thông tin :
    Phát âm từ Hán Việt ngày nay chính là khẩu âm vùng kinh đô nhà Đường cũng gọi là Đường ngữ hay tiếng Trung hoa cổ .
    Giới nghiên cứu đã xác định : kiểu ăn mặc ở Giao Chỉ chính là kiểu trang phục ở kinh đô nhà Đường
    2 điều này cho phép suy đoán Lý Uyên – Đường quốc công là người Giao chỉ không phải là người nước Ngô – Giang tây .
    Văn nhân thi sĩ võ tướng đời Đường nhiều vô kể, thực là một triều đại huy hoàng của dân họ Hùng .


    4 *Sự phân rã hậu Lương Trung quốc

    Năm 904, Chu Toàn Trung giết Đường Chiêu Tông để lập Đường Ai Đế và đến năm 907 thì giành hẳn ngôi nhà Đường, lập nên triều Hậu Lương .
    Nhà Lương trị vì từ năm 907đến 923 là thời Thiên hạ Đại loạn và trong nhà cũng đại loạn .
    Năm 912 Chu ôn bị con là Chu Hữu Khuê giết cướp ngôi , sang năm 913, một người con khác là Chu Hữu Trinh giết anh đoạt ngôi sử gọi là Lương mạt đế , Mạt đế ở ngôi được 11 năm thì nhà Lương mất . Miền bắc Trung hoa là nơi tranh dành chém giết của các hãn , miền Nam vỡ ra thành chục nước , sử Trung hoa gọi là thời 5 đời 10 nước .


    bài 34 - Họ Hùng Phục hưng – Tam quốc (viết lại) . Hoa-nam-10-nc6b0c6a1cc81c

    1. Hậu Thục ở Tứ Xuyên hay Xuyên Thục.
    2. Tiền Thục ở Quí Châu hay Ba Thục.
    3. Ngô ở Giang Tây.
    4. Ngô Việt ở Triết Giang.
    5. Sở ở Hồ Nam.
    6. Mân ở Phúc Kiến.
    7. Đại Việt sau đổi thành Đại Hưng sử Trung quốc biến thành Nam Hán ở Quảng Đông – Quảng Tây và đông Giao chỉ .
    8. Kinh Nam hay Nam Bình ở Hồ Bắc.
    9. Nam Đường ở An Huy – Giang Tô.
    10. Nước Đại Lý ở Vân Nam. Các sách sử Trung Hoa không chép vào Thập Quốc
    Theo sử hiện nay thì Trên đất Việt thời cuối đời Đường là 1 vùng tự trị, không lập quốc nhưng cũng không phụ thuộc vào nước nào, dưới sự lãnh đạo của Khúc Thừa Dụ kế đến Khúc Hạo đã có qui củ của quốc gia nhưng không tuyên bố lập quốc, Sau Khúc Hạo đến Khúc Thừa Mỹ lên lãnh đạo thì bị Lưu Ẩn nước Đại Việt ở Lưỡng quảng đánh chiếm.


    5. Họ Hùng – Tam Quốc

    Khi Chu Ôn lập triều Lương – Lang sử Trung Hoa gọi là Hậu Lương, thì tình hình miền Hoa trung đã đầy dẫy mầm mống phân lập do sự chia rẽ, phân biệt chủng tộc, người ‘Từ Lu’ do Lý Khắc Dụng cầm đầu lập nên nước Hậu Đường, Lý Khắc Dụng là họ tên vua nhà Đường ban cho 1 tướng người Man, với họ Lý ông ta cho là mình thừa kế chính thức ngôi nhà Đường Trung Hoa nên lấy lại quốc hiệu Đường, tộc Khiết Đan thống nhất vùng Bắc Hoàng Hà giúp nước Hậu Tấn của Thạch Kính Đường đáng bại Hậu Đường; Khiết Đan là tên Trung Hoa gọi các dân tộc Bắc Hoàng Hà thời ấy, Khiết Đan chỉ là phiên thiết của Khan nghĩa là chúa Mông cổ mà thôi .
    Hậu Tấn phân rã đẻ ra nước Hậu Hán hay Hậu Hãn của Lưu Trí Viễn ở Hoa Trung. Thạch Kính Đường nhận là vua con đối với vua cha là người Khiết Đan ở Bắc Hoàng Hà; Khiết Đan sau đổi lại tên là Liêu, Lu .
    Vua Khiết Đan Gia Luật Đức Quang vào Trung Nguyên tuyên bố lập nước Đại Liêu nhưng chỉ sau một thời gian chịu không nổi sự “nổi loạn” bất phục của dân chúng đành phải rút chạy về phương Bắc. Chớp thời cơ, Lưu Trí Viễn chiếm và lập quốc ở Hoa Trung tự xưng là Đại Hãn.
    Sau cùng vùng Hoa Trung lại rơi vào tay một viên tướng người Trung Hoa đó là Quách Vu hay vua Quách (Vua → Vu). Quách Vu tuyên lập nhà Chu của Trung Hoa, sử gọi là Hậu Chu để phân biệt với các triều Chu khác. Chu Thái Tổ mất, con nuôi là Sài Vinh Chu Thế Tông lên ngôi đem quân Bắc phạt, chỉ vài trận là đã tràn qua bờ Bắc Hoàng Hà của “Đại Lu”. Đang lúc chiến trận thì vua thăng hà, con mới 7 tuổi lên ngôi là Chu Cung Đế, quyền hành nằm trong tay Triệu Khuông Dận và lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, có 1 vị vua do tướng sĩ bầu lên, đó chính là Thái Tổ nhà Tống.
    Triệu Khuông Dận lên ngôi đặt quốc hiệu là Tống, và ông ta đảo ngược chiến lược của Sài Vinh Chu Thế Tông, để yên mặt Bắc, tổng tấn công xuống phương Nam để thống nhất cõi Trung Hoa , về cơ bản ông đã thu phục được hầu hết các nước miền Nam, chỉ còn lại Đại Lý và phần đất của Việt nam ngày nay
    Vào cuối Thiên niên kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, họ Hùng chia thành 3 nước độc lập:


    bài 34 - Họ Hùng Phục hưng – Tam quốc (viết lại) . Image055-1
    – Đại Việt sau đổi là Đại Hưng .
    – Đại Lý
    – Đại Tống.
    Đại Tống chia làm 2 miền theo sông Dương Tử, miền Nam Dương Tử là miền của dòng người Hoa – bách Việt , Bắc Dương Tử là vùng hỗn chủng Hoa và Hán sự hỗn hợp bắt đầu từ thời nhà Thương – Ân .
    Dưới thời vua Cao tông từ năm 1141 Tống quốc chỉ còn là 1 chư hầu của nước Kim , vua Tống chịu sự thụ phong và phải gọi vua Kim là ‘ chú ’ như thế về thực chất từ mốc thời gian này Tống triều đã không còn là 1 triều đại của Trung hoa .

      Hôm nay: 28/3/2024, 10:13 pm