Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

» Năm Thìn điểm lại chuyện về quẻ Rồng trong Dịch học Hùng Việt
by Admin 8/2/2024, 5:15 pm

» Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ
by Admin 30/1/2024, 8:41 am

» Ngả nghiêng
by Admin 28/1/2024, 2:38 pm

Gallery


Tin từ Hùng Việt sử quán Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Tin từ Hùng Việt sử quán Flags_1



    Tin từ Hùng Việt sử quán

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1182
    Join date : 31/01/2008

    Tin từ Hùng Việt sử quán Empty Tin từ Hùng Việt sử quán

    Bài gửi by Admin 12/12/2017, 3:59 pm

    HỘI NGHỊ TẬP HUẤN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BIÊN SOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM
    Trong 02 ngày 08 và 09.12.2017, tại Trung tâm hội nghị Thành phố Hải Phòng, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn Phương pháp nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Việt Nam…
    Hội nghị có sự tham dự của các giáo sư đầu ngành về lịch sử Việt Nam như Gs. Viện sỹ, NgNd Phan Huy Lê và nhiều Gs, học giả uy tín, cùng hơn 100 đại biểu của 5 thành phố, khu vực Đồng Bằng sông Hồng gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định và Thái Bình…
    Tại Hội nghị các đại biểu đã được nghe các giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học, chuyên gia lịch sử giới thiệu các chuyên đề: tổng quan đề án nghiên cứu, biên soạn bộ lịch sử Việt Nam; một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương, lịch sử ngành; phương pháp biên soạn biên niên lịch sử qua một bản đề cương; một số phương pháp nghiên cứu mới vận dụng trong nghiên cứu lịch sử…
    Ngoài ra, các đại biểu còn được cung cấp thành tựu nghiên cứu mới về quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ; thông tin tư liệu và sự thật lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa; di sản văn hóa, Luật Di sản văn hóa và trách nhiệm của nhà sử học trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
    Nhiều ý kiến đại biểu tham dự tại hội nghị giá trị nhu: nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành- Hd, Ngô Đăng Lợi- Hp… Đây là những nội dung rất thiết thực góp phần cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho đội ngũ trực tiếp nghiên cứu biên soạn lịch sử các đơn vị, địa phương trong công tác biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử ngành, biên niên lịch sử địa phương đạt chất lượng, bảo đảm tính Đảng, tính khoa học cũng như công tác tuyên truyền chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nguồn gốc lịch sử vùng Tây Nguyên.
    GS.VS.NGND Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: Trong bối cảnh thời gian gần đây trên cả nước, xuất hiện rất nhiều ấn phẩm viết về lịch sử dưới rất nhiều dạng thức và thể loại, bộc lộ những hạn chế và những khuynh hướng cực đoan mà nếu không có những điều chỉnh khoa học thì sẽ dẫn tới những hậu quả nặng nề; Tính chất nghiệp dư, thiếu hiểu biết về tính khoa học của sử học đã dẫn tới tình trạng dễ dãi trong việc diễn giải và bình luận các sự kiện, nhân vật lịch sử, đồng nhất truyền thuyết, giai thoại với lịch sử hoặc tùy tiện suy diễn.
    Những kiến thức sai lạc, thậm chí bóp méo lịch sử nhiều khi được phổ biến rộng rãi lại biến thành nhận thức của đám đông, rất khó kiểm soát. Trong bối cảnh ấy, hết sức cần một điểm tựa học thuật để căn chỉnh những nhận thức sai lệch. Bộ Lịch sử Việt Nam có tính chất như bộ lịch sử mang tầm quốc gia mà nhiều người quen gọi là quốc sử phải đảm nhiệm sứ mệnh này.
    Tại Hội nghị tập huấn, trên tinh thần khoa học, xây dựng và chia sẻ, các chuyên gia đầu ngành về lịch sử của Việt Nam, các giảng viên, ban tuyên giáo, hội viên lịch sử đã mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ những kết quả nghiên cứu của mình trong thời gian qua. Đồng thời, đưa ra những băn khoăn, thắc mắc, quan điểm chuyên môn, về phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu để được các chuyên gia giải đáp và chia sẻ…
    Ban Tổ chức Hội nghị đánh giá cao sự cố gắng và nỗ lực của Ban lãnh đạo Hội Khoa học lịch sử Việt nam, Hội KHLS Hải Phòng và các Hội KH Lịch sử các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình… trong công tác phối kết hợp để tổ chức và góp phần vào sự thành công của Hội nghị./.


    Văn Nhân xin có….ý kiến

    Dù đang không khoẻ khoắn gì nhưng cũng không thể nằm yên …

    Tin từ Hùng Việt sử quán 24774820_172954899964277_8739875939172691642_n

    TS Nguyễn Thiếu Dũng đã dày công nghiên cứu vừa xuất bản quyển sách để đời

     

    Tin từ Hùng Việt sử quán 10743244-10152755095434871-199-2865-3497-1413884733

    Thày Thích Viên Như – trụ trì tại chùa Linh Sơn, Đà Lạt. cũng đã xuất bản sách “Người Việt – chủ nhân của kinh Dịch và chữ vuông”.
    Đây là 2 đầu sách nghiên cứu về văn hóa tiêu biểu thời gian gần đây .
    2 nhà nghiên cứu khả kính TS Nguyễn thiếu Dũng và thày Viên Như thuần nghiên cứu về Dịch học và lịch sử Dịch học đã có sự khẳng định :
    Việt tộc là chủ nhân của Dịch học .
    Những tưởng 2 vị và 1 số nhà nghiên cứu khác thuần nghiên cứu trong lãnh vực văn hóa nên không nằm trong số những người bị giáo sư họ Lê phỉ báng là…“Tính chất nghiệp dư, thiếu hiểu biết về tính khoa học của sử học đã dẫn tới tình trạng dễ dãi trong việc diễn giải và bình luận các sự kiện, nhân vật lịch sử, đồng nhất truyền thuyết, giai thoại với lịch sử hoặc tùy tiện suy diễn”…
    Nhưng …Suy cho kĩ thì 2 tác gỉa trên không nằm ngoài chỉ trích của ngài giáo sư chủ tịch vì ….
    Một khi đã khẳng định Dịch học là của người Việt hay dân tộc Việt là đương nhiên các vị cũng xác định ….cổ sử Trung Hoa (theo lối gọi hiện nay) chính là cổ sử của dòng giống Việt ….
    Sao vậy ?
    Dịch học là thành tựu trí tuệ của người Việt thì đương nhiên 4 vị thánh làm nên Dịch học : Phục Hy Văn Vương Châu Công và Khổng Tử phải là người Việt .
    * Phục Hy hay Bào Hy là vị đứng đầu Tam Hoàng thủy tổ của Trung hoa .
    * Văn vương , Châu công và Không tử là 3 nhân vật đã làm nên nhà Châu và văn minh nhà Châu mà nền văn minh nhà Châu chính là nền tảng của văn minh Trung hoa .
    KInh Thư và nhiều thông tin chứa trong Kinh Dịch do đức thánh Khổng san định thời Đông Châu chính là khởi đầu của nền sử học Trung hoa mà tam thánh của triều Châu lại là người Việt thì ….còn nói gì nữa đây ???
    Thôi ; tự biết thân phận nghiệp dư …không dám nghĩ ngợi lung tung nữa … chờ xem ‘quốc sử’ nói sao rồi vỗ tay ….

      Hôm nay: 19/3/2024, 5:46 pm