Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Độc đáo nha chương văn hóa Phùng Nguyên Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Độc đáo nha chương văn hóa Phùng Nguyên Flags_1



    Độc đáo nha chương văn hóa Phùng Nguyên

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Độc đáo nha chương văn hóa Phùng Nguyên Empty Độc đáo nha chương văn hóa Phùng Nguyên

    Bài gửi by Admin 24/12/2017, 11:09 am

    Tác giả: Mai Vân – nguồn http://baotanghungvuong.vn/index.php/nghien-cuu-suu-tam/398-doc-dao-nha-chuong-van-hoa-phung-nguyen
    Văn hóa Phùng Nguyên là mốc bản lề đánh dấu sự chuyển biến lớn lao từ thời kỳ đá mới sang thời đại kim khí và nó đã dọn đường cho thời đại kim khí ngày càng phát triển về sau qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Điều đó chứng tỏ rằng cư dân các bộ lạc Phùng Nguyên là một trong những cái nôi đầu tiên của dân tộc Việt và văn hóa Phùng Nguyên được coi là giai đoạn mở đầu cho quá trình hình thành nhà nước đầu tiên: Nhà nước Văn Lang thời đại các Vua Hùng.
    Di chỉ Phùng Nguyên được lấy làm tên xác lập cho nền văn hóa Phùng Nguyên tọa lạc tại xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ – cái nôi của vùng đất Tổ Hùng Vương. Di chỉ Phùng Nguyên đã được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện và khai quật nhiều lần, trên diện tích rộng khoảng 4.000m2 trong những năm từ 1959 đến 1970. Cho tới nay, hơn 60 di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện. Các di tích này phân bố trong phạm vi rộng khắp châu thổ Bắc Bộ, chủ yếu là dọc theo lưu vực các con sông lớn: như sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà… tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh…  với nhiều loại hình di tích rất đa dạng từ di chỉ cư trú, mộ táng đến các di chỉ xưởng sản xuất đồ dùng sinh hoạt, công cụ lao động và đồ trang sức.
    Vào giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, đồ đồng mới chỉ manh nha hé lộ chưa phát triển, đỉnh cao phải nói đến là kỹ thuật chế tác đồ gốm và đồ đá.
    Đồ gốm thời kỳ này không những phong phú về loại hình:bát bồng, thố, nồi, bình, chân chạc, dọi xe sợi, bi gốm… màngười Phùng Nguyên còn đạt được trình độ tinh xảo về trang trí hoa văn. Hoa văn trên hiện vật gốm thường gặp các dạng dây thừng, văn chải, văn in, văn đắp thêm, văn đan, văn khắc vạch chấm dải… được bố cục đối xứng sinh động vừa chặt chẽ vừa phóng khoáng lại được trang trí thành các dải băngvới tính chuẩn hóa chặt chẽ và hài hòa trở thành các đồ án phức hợp điển hình ở gốm Phùng Nguyên. Tất cả các công đoạn làm gốm từ làm đất, tạo kiểu dáng, chế tác bằng bàn xoay cho đến cách trang trí hoa văn cho thấy đồ gốm Phùng Nguyên đạt đỉnh cao của nghệ thuật gốm nguyên thủy ở Việt Nam.
    Bên cạnh sự phát triển đỉnh cao của đồ gốm ta không thể không nói đến sự phát triển rực rỡ của đồ đá Phùng Nguyên. Trong mọi nơi cư trú của người cổ, ngoài đồ gốm ra thì hầu như tài sản chính của họ là đồ đá ở dạng công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức… Ở kỹ thuật chế tác đồ đá, cư dân Phùng Nguyên là những người chế tác đá giỏi và đầy sáng tạo. Họ đã biết sử dụng thành thạo các kỹ thuật chế tác đá như ghè đẽo, mài, cưa, đục, đánh bóng… đồng thời họ còn nắm chắc được nhiều tri thức về các loại chất liệu đá, giá trị sử dụng và những kỹ thuật tương thích cho từng loại nguyên liệu đá. Nhiều loại nguyên liệu được sử dụng như đá bazan, Diabazan, Spilite… nhưng phổ biến và đặc trưng hơn cả vẫn là đồ ngọc Nephrite và Jadiete. Theo nhiều tài liệu của các nhà khảo cổ học, thì người Phùng Nguyên cũng sử dụng hỗn hợp cả hai loại đá này trong cùng mục đích chung là chế tạo công cụ lao động, vũ khí, đồ trang sức… với trình độ kỹ thuật rất cao, đồ đá sản xuất ra được mài nhẵn bóng, hình dáng cân đối đều đặn, có góc vuông cạnh thẳng, tròn trặn. Đồ đá ở đây, không những nhiều về số lượng, mà còn phong phú về loại hình: rìu, bôn, đục, cuốc, dao, liềm, lưỡi cưa, mũi khoan, bàn mài, bàn dập hoa văn, mũi tên, vòng, hạt chuỗi… và độc đáo nhất trong các loại hình đồ đá phát hiện được trong văn hóa Phùng Nguyên phải nói tới đó là chiếc Nha Chương.
    Nói về chiếc Nha chương, có nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi, công dụng cũng như nguồn gốc của nó. Về tên gọi: Đã từ lâu người ta biết đến các hiện vật làm bằng đá ngọc với kỹ thuật chế tác rất tinh xảo, có hình dạng khá đặc biệt này không chỉ ở Việt Nam mà còn thấy rất nhiều trong các bộ sưu tập đồ ngọc ở Trung Quốc và nước ngoài như ở Mỹ, Pháp. Nhưng tên gọi của nó vẫn chưa thống nhất vì xung quanh việc xác định tên gọi, chức năng của chúng vẫn còn nhiều điểm mơ hồ, đang được thảo luận. Có học giả gọi nó là ngọc Diễm Khuê là hình tượng của sát thương, chinh phạt; có người gọi là Chương, Qua, Đao… nhưng hiện nay nhiều người nghiêng về quan điểm gọi hiện vật này là Nha chương dựa vào cách gọi trong sách Chu lễ của Trung Quốc với ý nghĩa “Nha là răng có nghĩa tiêm nhuệ, công kích, thị uy… Chương là hiện vật được miêu tả có một đầu hình chạc đôi, lưỡi ở giữa, hình dạng giống răng nhọn lại vươn thẳng ra trước có ý nghĩa công kích, uy hiếp rõ ràng…” nên các nhà nghiên cứu đoán định rằng hiện vật mà sách Chu lễ gọi là Nha chương chính là loại hình hiện vật này. Ở Việt Nam giáo sư Hà Văn Tấn và các nhà nghiên cứu đa số cũng đồng nhất với quan điểm gọi tên hiện vật này là Nha Chương.
    Về niên đại của Nha Chương: theo các nhà nghiên cứu Nha chương là một vật dùng trong nghi lễ ở Trung Quốc thuộc văn hóa Thương, cách ngày nay khoảng 3700 đến 3400 năm, trong khi đó niên đại tuyệt đối của văn hóa Phùng nguyên khoảng trên dưới 4000 năm cách ngày nay tức là ngang với thời Thương ở Trung Quốc. Do sự giống nhau giữa Nha chương Phùng Nguyên và Nha chương Trung Quốc chứng tỏ văn hóa Thương có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa Phùng nguyên. Theo giáo sư Hà Văn Tấn ảnh hưởng của văn hóa Thương đến văn hóa Phùng Nguyên có thể đã theo con đường phía tây qua Tứ Xuyên, Vân Nam nhưng cũng không loại trừ con đường phía đông qua Quảng Đông, Quảng Tây. Theo truyền thuyết Việt Nam có nói đến giặc Ân thời các vua Hùng, sự tiếp xúc của văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Ân – Thương phải chăng đã nói lên cái lõi sự thật của truyền thuyết trên. Điều này giúp ta xác định Nha Chương có niên đại tương đối vào khoảng 3700 đến 3400 năm cách ngày nay.
    Về nguồn gốc: Vì Nha chương xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với số lượng lớn, nhiều kiểu loại bằng đá ngọc tốt, kỹ thuật cực kỳ tinh xảo, đặc biệt ở Trung Quốc còn có cả những công xưởng chế tạo Nha chương nên có nhà nghiên cứu cho rằng quê hương của Nha chương là ở Trung Quốc. Và sự giống nhau đến từng chi tiết giữa Nha chương Việt Nam và Nha chương Trung Quốc đã khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng 08 chiếc Nha chương tìm thấy ở Việt Nam cũng có xuất sứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, qua những phát hiện khảo cổ ở nước ta về dấu tích các công xưởng chế tác đá ở Gò Chè, Hồng Đà cùng rất nhiều hiện vật như hạt chuỗi, hoằng, vòng đá, khuyên tai, công cụ sản xuất…thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên có cùng chất liệu đá ngọc, kỹ thuật chế tác với Nha chương. Điều này cho ta thấy cư dân Phùng Nguyên là những người thợ thủ công rất tài khéo trong việc tạo dáng công cụ và sử dụng các kỹ thuật chế tác đá. Vả lại chất liệu đá làm Nha chương xấu hơn các loại đá làm rìu, bôn cỡ vừa, nhỏ và đồ trang sức thuộc các di chỉ Phùng Nguyên nên không có cơ sở chắc chắn nào để nói người Phùng Nguyên khai thác được đá nephrite đẹp, làm ra hàng loạt rìu, bôn và đồ trang sức mà lại không tìm được đá làm Nha chương. Mặt khác, về mặt chất liệu, số lượng, mức độ tinh xảo của Nha chương Phùng Nguyên thua kém với Nha chương Trung Quốc nên giả thiết cho rằng Nha chương Phùng Nguyên được đưa trực tiếp từ Trung Quốc sang Việt Nam là cũng không có cơ sở. Qua các cứ liệu trên có thể khẳng định rằng Nha chương Việt Nam có nguồn gốc bản địa và được sản xuất chủ yếu ở vùng núi phía bắc Việt Nam. Sự giống nhau về loại hình, hình dáng của những chiếc Nha chương ở Trung Quốc và ở Việt Nam chỉ là sự do sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa chứ không phải là sự đồng quy văn hóa. Trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với những cư dân có Nha chương ở Trung Quốc, người Phùng Nguyên đã học hỏi và tự tạo ra Nha chương theo kiểu dáng Nha chương Trung Quốc và rất có thể cư dân cổ Phùng Nguyên là người đi tiên phong.
    Về công dụng của Nha chương cũng có nhiều ý kiến tranh cãi. Có nhà nghiên cứu cho rằng với hình dáng mỏng dẹt chỉ khoảng 0,5cm đến 0,8cm chỉ đánh rơi cũng vỡ không thể dùng làm vũ khí được mà đó chỉ có thể là vật sử dụng trong nghi lễ, lễ khí. Theo sách Chu lễ của Trung Quốc “Nha chương dùng để điều động quân đội, chỉ huy quân đồn chú” nó giống như một thứ “thượng phương bảo kiếm” đầy uy lực trong quân đội. Và đa số các nhà nghiên cứu cũng nghiêng về ý kiến cho rằng Nha Chương có công dụng giống như chiếc quyền trượng hay lệnh bài biểu trưng cho quyền lực của vị thủ lĩnh dùng để điều binh khiển tướng. Ở Việt Nam, Nha chương ngoài ý nghĩa là biểu trưng cho quyền lực của vị thủ lĩnh nó còn là báu vật của một bộ lạc tồn tại ở giai đoạn đầu của nền văn hóa Phùng Nguyên.
    Nha chương là một loại hình hiện vật rất độc đáo được người Phùng Nguyên chế tác bằng kỹ thuật ghè, đẽo, khoan, cưa tạo các rãnh nhỏ đối xứng nhau, tạo các lỗ thủng xuyên tâm rất tinh xảo; bên cạnh đó là kỹ thuật mài nhẵn, bóng, mài vát hình chữ V, hình đuôi cá đạt trình độ thẩm mỹ cao. Việc chọn chất liệu đá ngọc và sử dụng kỹ thuật chế tác đá tương thích để làm nên nét độc đáo của chiếc Nha Chương càng chứng tỏ sự phát triển đỉnh cao của cư dân Phùng Nguyên trong việc chế tác đá.
    Hiện nay, Nha chương mới chỉ được phát hiện duy nhất ở tỉnh Phú Thọ tại 2 di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên và Xóm Rền. Các nhà khoa học cho rằng: ở đâu xuất hiện Nha chương thì ở đấy xuất hiện quyền lực thủ lĩnh. Chính vì vậy, sự có mặt của những chiếc Nha chương ở vùng đất cội nguồn của dân tộc – càng chứng minh cho chúng ta thấy từ buổi bình minh của đất nước xã hội người Việt cổ đã hình thành một số thủ lĩnh có quyền lực chi phối một cộng đồng người, nhen nhúm các tiền đề phân hóa xã hội để hình thành nên nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương trên vùng Đất Tổ.
    Số lượng Nha chương được phát hiện tại Việt Nam không nhiều, tổng số có 08 chiếc trong đó Bảo tàng Hùng Vương hiện đang lưu giữ 04 chiếc:
    Chiếc Nha chương thứ nhất được ông Nguyễn Văn Đống phát hiện ngẫu nhiên trong khi đào đất làm gạch năm 1993, nhưng đến năm 1998 nó mới được công bố chính thức. Nha chương còn nguyên vẹn, được làm từ loại đá ngọc nephrite, vân màu vàng ngà; mài nhẵn bóng, thân dài 35cm, rộng lưỡi 12cm, rộng đốc 8,9cm, mấu dài 0,7cmdày 0,4cm; đốc có khoan 2 lỗ tròn xuyên tâm cách nhau 3,3cm đường kính 0,8cm, thân có mấu lõm hình chữ V, lưỡi được mài vát một mặt; đốc có một dấu cưa.
    Chiếc thứ 2 được trường Đại học KHXH&NV khai quật ở di chỉ Xóm Rền vào tháng 12 năm 2004, tại lớp 10 của hố H5. Nha chương được làm bằng đá ngọc màu xám xanh, mài nhẵn bóng, đốc hình chữ nhật hẹp hơn thân và lưỡi, lưỡi  hình chữ V lệch xòe rộng; giữa thân và đốc có 2 cặp mấu ở 2 bên; phần ngoài của mấu được xẻ rãnh, ở giữa mấu có 1 lỗ tròn. Nha chương dài 20cm, rộng 6,6cm, dày 0,4cm, nặng 190g, đường kính lỗ khoan là 0,4cm, độ sâu của rãnh mấu là 0,5cm.
    Chiếc Nha chương thứ 3 được ông Lưu Văn Tráng phát hiện tháng 12 năm 2006 trong khi hạ nền vườn; có dạng hình chữ nhật, thân thẳng, rìa lưỡi cong tròn, cát một mặt, hơi lõm giữa; làm bằng đá nephrite màu trắng, vân màu hồng; nặng 280g, dài 32,1cm, dày 0,7cm, rộng lưỡi 5,9cm, rộng thân 5,1cm, rộng cán 4,2cm, được mài nhẵn bóng toàn thân; các mấu lớn nhỏ được xẻ hình chữ V; gần sát phần đốc có một mấu lớn, trên mấu lớn có xẻ 6 mấu nhỏ, trên mặt của phần mấu người xưa đã dùng kỹ thuật cưa tạo các rãnh nhỏ, nông chạy song song, đối xứng với nhau; giữa phần mấu lớn về phía đốc khoan một lỗ xuyên tâm có đường kính 0,5cm. Chiếc Nha chương này còn khá nguyên vẹn.
    Chiếc thứ 4 được phát hiện cùng với chiếc thứ 3. Đây là chiếc Nha chương dài nhất trong 8 chiếc Nha chương được tìm thấy có chiều dài thân là 64,2cm, rộng 10,5cm, dày 0,6cm, rộng lưỡi 7,7cm, rộng mấu 10,7cm, nặng 580g; ở đốc gần sát phần mấu có 1 lỗ khoan xuyên tâm đường kính 0,5cm; lưỡi có hình đuôi cá, được mài ở 1 mặt, mặt cắt hình chữ V lệch; phần mấu được chế tác rất cầu kỳ với nhiều mấu to, nhỏ khác nhau và được xẻ rãnh song song rất đẹp; được làm từ chất liệu đá ngọc màu trắng vân xám, toàn thân được mài nhẵn trừ phần đầu đốc vẫn còn dấu cưa và vết bẻ gẫy; đốc được cưa cắt từ 2 phía rồi bẻ ngang. Chiếc Nha chương còn khá nguyên vẹn chỉ bị sứt phần mấu.
    Bộ sưu tập Nha chương hiện đang được Bảo tàng Hùng Vương lựa chọn làm hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa cấp chứng nhận là Bảo vật quốc gia và dành một vị trí long trọng để trưng bày trong gian trưng bày Văn hóa Phùng Nguyên nhằm giới thiệu tới khách tham quan những giá trị riêng có và độc đáo và về nghệ thuật chế tác đá đỉnh cao của người Phùng Nguyên. Sưu tập Nha chương này cũng là một minh chứng đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu sự ra đời và phát triển của thời đại Hùng Vương ở Phú Thọ – vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam.


    Ý kiến của Văn Nhân .
    Nhân khi đọc bài viết trên và vài hàng chữ của Minh Xuân trong trang Đền miếu Việt :
    ·Nha chương ngọc ở bảo tàng đền Hùng, Phú Thọ.
    Chu lễ chép: “Dùng ngọc chế tác Lục thụy, căn cứ vào cấp bậc để phân. Vương cầm Trấn Khuê, Công cầm Hoàn Khuê, Hầu cầm Tín Khuê, Bá cầm Cung Khuê, Tử cầm Cốc Bích, Nam cầm Bồ Bích.”


    Độc đáo nha chương văn hóa Phùng Nguyên 25591620_1791930284181589_3929007724230201050_n
    xin có ý kiến :
    Theo giới nghiên cứu ( không biết căn cứ vào đâu ??? )…
    ….Nha chương là một vật dùng trong nghi lễ ở Trung Quốc thuộc văn hóa Thương, cách ngày nay khoảng 3700 đến 3400 năm, trong khi đó niên đại tuyệt đối của văn hóa Phùng nguyên khoảng trên dưới 4000 năm cách ngày nay ….
    Theo chính sử Trung quốc ….cách nay khoảng 3400 năm vua cuối nhà Thương đồng thời là vua đầu nhà Thương Ân là Bàn Canh dẫn dân và lính vượt Hà đem ánh sáng văn minh xuống phương Nam khởi đầu thời kì mới của lịch sử …
    Hỏi như thế thì làm sao thời văn hóa Phùng nguyên ở Giao chỉ 4000 năm cách nay tức 300 năm trước khi nhà Thương ra đời lại có thể có hiện vật văn hóa nhà Thương ???.
    Do vẫn mang cái vòng Kim cô Tàu trên đầu nên nhiều người Việt mãi tự giam mình 1 cách phi lí trong định kiến : văn hóa văn minh Việt là cái cành cái nhánh của văn minh Tàu , chẳng có sách nào bảo mà cứ tự nhiên cho chữ Nho là chữ Hán , cả đống từ trong ngôn ngữ cha ông để lại bỗng chốc biến thành từ Hán Việt ….thực không hiểu nổi .
    Dù đã có con số rõ ràng Phùng Nguyên cách nay 4000 năm , nhà Thương cách nay 3700 năm vậy mà dù là nhà khoa học vẫn không dám nghĩ văn hóa văn minh Thương là tiếp nối dòng chảy từ văn minh Phùng nguyên trước đó mà lại nói ngược lại thế mới kì …
    Đúng là :
    sinh con rồi mới sinh cha …, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông …
    Cũng cái Nha chương nhưng bên Tàu thể hiện quyền uy của vua chúa còn bên ta chỉ là …. của tộc trưởng – già làng vì theo cả đống sử gia Việt thì nhà nước của Hùng vương chỉ mới có khoảng 700 năm trước công nguyên ….4000 năm cách xa lắm chắc là lúc ấy người Việt mới biết ….cởi trần đóng khố …

      Hôm nay: 28/3/2024, 7:02 pm