Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

» Năm Thìn điểm lại chuyện về quẻ Rồng trong Dịch học Hùng Việt
by Admin 8/2/2024, 5:15 pm

» Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ
by Admin 30/1/2024, 8:41 am

» Ngả nghiêng
by Admin 28/1/2024, 2:38 pm

Gallery


10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt Flags_1



    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1182
    Join date : 31/01/2008

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt Empty 10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt

    Bài gửi by Admin 23/10/2017, 3:12 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2739

    Truyền thuyết “Long sinh cửu tử” xuất hiện dưới thời Tống – Minh đã tập hợp lại một số hình tượng thú giống rồng có vai trò trang trí trong kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật truyền thống như thao thiết, bồ lao, nhai tí, bí hí, si vẫn,… Số lượng những đứa con rồng theo các tài liệu khác nhau lên tới hơn 10 loại. Những hình tượng này có vai trò khá quan trọng trong văn hóa truyền thống vì chúng làm nên nét riêng biệt của các di tích đền đài và các đồ vật thờ liên quan.
    Tuy nhiên, câu hỏi về nguồn gốc nguyên mẫu ban đầu và ý nghĩa sơ khởi của những biểu tượng các đứa con của rồng là gì thì hiện vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng. Những khảo sát gần đây của các học giả Việt Nam mới dừng lại ở các văn vật từ thời Đinh Lý, chưa đủ để trả lời cho câu hỏi này. Truy nguyên nguồn gốc các đứa con của rồng phải lùi xa hơn nữa, vào lúc và ở nơi mà hình tượng rồng ban đầu xuất hiện thì mới có thể biết những đứa con của rồng được “sinh ra” và “lớn lên” như thế nào. Đồng thời qua đó cũng có thể hiểu được vai trò của văn hóa Việt Nam trong việc hình thành các hình tượng này.
    Hình tượng Rồng trong văn hóa Trung Hoa xuất hiện khá sớm, ngay từ thời kỳ đồ đá mới đã có hình rồng bằng đá ngọc trong văn hóa Hồng Sơn hay trên tông ngọc của văn hóa Lương Chử. Sang tới thời Thương, thiên hạ Trung Hoa bước vào giai đoạn đồ đồng thì con rồng trở thành biểu tượng hoa văn mỹ thuật rất phổ biến trên các vật dụng. Trên hầu hết các đồ đồng thời kỳ này đều có thể bắt gặp hình rồng với những biến thể khác nhau, rất đa dạng. Đồ đồng Trung Hoa đạt đỉnh cao rực rỡ vào thời Thương Chu, tương ứng thời gian với văn hóa trống đồng Đông Sơn, một nền văn hóa cũng không kém phần huy hoàng ở phía Nam.
    Trong truyền thuyết Việt thì sự phát triển của hình tượng Rồng được thể hiện qua Truyện Họ Hồng Bàng. Dòng dõi theo cha Rồng Lạc Long Quân đi xuống biển về phía Đông Nam xưa, tức là Đông Bắc nay, hình thành nên khu vực văn hóa khảo cổ Ân Thương. Dòng theo mẹ đi lên núi về phía Tây Bắc được nhấn mạnh hơn với các hình tượng chim hạc và hươu (Hà và Lạc) trên trống đồng Đông Sơn, chính là văn hóa Chu. Trên thực tế, có thể gặp những hiện vật giao thoa giữa cả 2 dòng văn hóa cha Rồng mẹ Tiên này như hình tượng giao long trong văn hóa Đông Sơn hay chim hạc trên đồ đồng Thương.
    Ở Việt Nam tồn tại cả 2 dòng đồ đồng nói trên. Dòng đồ đồng Đông Sơn có mặt ở nước ta thì đã rõ. Còn dòng đồ đồng Thương Chu thường được gọi là đồ đồng Hán, cho dù niên đại của những đồ đồng này có trước thời Hán.
    Nghệ thuật thời Thương Chu cũng như Đông Sơn mang tính chất biểu tượng cao. Giai đoạn càng cổ xưa thì tính biểu tượng lại càng cao. Tới cuối thời Chu các hoa văn, hình trang trí trên đồ vật bắt đầu dần trở nên “tả thực” hơn. Sang thời Hán đồ đồng làm dưới dạng các tượng người, thú giống như thật. Cũng chính vì tính biểu tượng cao này mà đồ đồng cổ Thương Chu đóng vai trò nguồn gốc cho các hình tượng văn hóa sau này của phương Đông.
    Hình tượng Rồng trong văn hóa phương Đông đạt đỉnh cao đầu tiên là trên các đồ đồng thời Thương Chu – Đông Sơn. Do đó đây cũng là lúc mà “rồng sinh con”, hay là lúc hình thành các biến thể của hình tượng rồng, phù hợp và đáp ứng các yêu cầu khác nhau của nghệ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng. Vì vậy, muốn tìm nguồn gốc những đứa con của rồng cần khảo sát hình tượng rồng trong các đồ đồng của thời kỳ này.
    Ý nghĩa và nguồn gốc của những hình tượng thường được thể hiện qua ngay tên gọi. Nên việc tìm hiểu các hình tượng con của rồng cần đi sâu phân tích tên gọi của chúng. Nhiều khi tên gọi đọc lên nghe tưởng là tiếng Hán, tên chữ lạ hoắc, nhưng thực ra đó chỉ là cách ghi âm tiếng Nôm mà thôi, vì thực tế các hình tượng này là hình tượng của văn hóa Việt (Bách Việt). Áp dụng “Nôm na pháp” giúp cung cấp thêm thông tin xác thực về ý nghĩa và nguồn gốc của các hình tượng con của rồng.

    1. Bí hí
    Bí hí 贔屭 theo nghĩa của chữ là “gắng sức làm”. Hình tượng này có hình dáng của con rùa, dùng để đỡ các vật nặng. Các tác giả hiện nay liên hệ nó với truyền thuyết Nữ Oa chặt chân con Ngao ngoài biển để chống trời hay so sánh với con rùa vũ trụ trong Ấn Độ giáo. Tuy nhiên, Rùa đội bia hay đội vật nặng trong văn hóa phương Đông không thiếu gì khả năng từ những nguồn gốc khác thuyết phục hơn.
    Truyền thuyết Việt cho biết người Việt cổ theo hình dáng của con Rùa mà làm ra nhà sàn với các cột lớn chống đỡ cho ngôi nhà. Vậy biểu tượng rùa mang vật nặng hoàn toàn có thể xuất phát ngay từ khi người Việt biết làm nhà sàn, một loại nhà phổ biển trên toàn cõi Đông Nam Á. Hình ảnh Nữ Oa chống trời cũng chỉ là biểu tượng hóa của cách bắt chước rùa làm nhà sàn, chống mái (trời) bằng cột mà thôi. Người Hán ở vùng sông Hoàng Hà không có “bản quyền” về truyền thuyết này vì họ không hề làm nhà sàn mà chỉ có các loại nhà đắp đất. Đồng thời họ cũng không có các loài rùa lớn hay ba ba. Xuất phát điểm của người Hán ở Thiểm Tây thậm chí không hề giáp biển để mà có con Ngao cho Nữ Oa chặt chân. Con rùa chống vật nặng như vốn xuất phát từ vùng ven biển Đông trong lịch sử tộc Việt.
    Trên đồ đồng Thương Chu nét biểu tượng của Rùa – Bí hí nằm ở những cái chân của các đồ vật. Chân đỉnh, chân vạc, chân ấm… của các đồ đồng thời kỳ này đều làm to, ngắn, trông giống như chân voi. Bí hí còn có tên là Bá hạ, có thể cùng nghĩa là chống đỡ từ phía dưới. Vậy là có thể thấy chân Rùa hay yếu tố Bí hí trong các đồ đồng cổ bởi người Việt đã theo hình con rùa mà làm nhà, làm chân cột chống đỡ các đồ vật.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt IMG_5465-1024x638-300x187

    Phần chân của chiếc hủy quang tê giác thời Tây Chu.

    Con Rùa còn liên quan trực tiếp tới văn chương chữ nghĩa qua một số truyền thuyết. Đó là việc Việt Thường cống vua Ðường Nghiêu rùa thần nghìn tuổi, rộng hơn 3 thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa. Rồi từ trên lưng con rùa thần mà Đại Vũ đã ghi lại Lạc thư. Hay Phục Hy chép Bát quái cũng từ lưng rùa. Hiển hiện hơn, loại chữ cổ xưa của Trung Hoa từng được phát hiện cũng là chữ viết trên mu rùa, gọi là chữ Giáp cốt. Chính vì những sự tích này mà con Rùa mới gắn với chữ nghĩa, mới đội văn bia nơi đền miếu.
    Cái tên gọi Bí hí như vậy chỉ nên dùng để chỉ Rùa khi nó đội các vật nặng (tháp, công trình kiến trúc), hoặc chỉ các chân đỡ giống như chân Rùa. Những con rùa đội bia nên vẫn gọi là Rùa thì hơn vì nó không có tính chất “gắng sức làm” của từ bí hí mà mang tính chở văn chương.

    2. Thao thiết
    Xuất hiện sớm nhất trong số các đứa con của rồng trên văn vật cổ là hình tượng Thao thiết. Chữ ghi âm này hiện dùng là 饕餮, gắn với bộ thực 食 là ăn uống. Tuy nhiên hình tượng Thao thiết ban đầu không phải chỉ xuất hiện trên các đồ đựng thức ăn. Nó xuất hiện đầu tiên trên tông ngọc của văn hóa Lương Chử dưới dạng một bộ mặt có mắt, mũi to, miệng rộng. Sau đó Thao thiết phát triển gặp phổ biến trên các đồ đồng thời Thương có hình mặt thú mắt to, mũi lớn, có sừng. Thao thiết là bằng chứng trực tiếp cho thấy rằng hình tượng những đứa con của rồng trong truyền thuyết Long sinh cửu tử chính là bắt nguồn từ các hình trang trí trên đồ đồng thời Thương Chu.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt Download-1Ống tông có mặt Thao thiết của văn hóa Lương Chử.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt Lich-ba-chan-721x1024-211x300

    Lịch đồng thời Tây Chu với hình Thao thiết ở 3 mặt.

    Tông ngọc cũng như các đồ đồng đỉnh, lịch, bình rượu,… thời Thương có mục đích sử dụng chính không phải để đựng thức ăn mà là đồ tế khí. Vì vậy bộ mặt Thao thiết thực chất ban đầu mang nghĩa thần quyền, tạo cảm giác kỳ bí cho hiện vật. Về sau Thao thiết thể hiện tính uy nghiêm, sự cứng rắn của vương quyền.
    Thao thiết còn gọi là Thú diện văn. Gốc của từ này đơn giản có thể là dạng tiếng Việt “đầu cứng”, thể hiện trong các thành ngữ “mặt sắt đen sì” hay “rắn mặt”. Thao là biến âm của từ Đầu. Thiết là cứng, là kim loại.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt IMG_1879-902x1024-264x300

    Ấm đồng thời Tây Chu trang trí toàn bằng Thao thiết ở cả phần thân và nắp.

    3. Tiêu đồ
    Tiêu đồ 椒啚 thường có hình mặt thú, nhưng kích thước nhỏ hơn Thao thiết (trong tương quan so với đồ vật có hình tượng này). Đặc điểm nữa là Tiêu đồ có ngậm vòng hay tay nắm với ý nghĩa đóng kín, nắm chắc, khác với Thao thiết có miệng mở rộng.
    Tiêu đồ còn có tên là Phô thủ. Phân tích có thể thấy, cả 2 tên này đều cùng một nghĩa. Tiêu tương đương với Phô, nghĩa là nhô lên, nhô ra. Đồ là âm đọc khác của Đầu. Như thế hiểu đơn giản đây là hình cái đầu thú nhô ra. Truyền thuyết kể Tiêu đồ là loài trai ốc. Điều đó có nghĩa là hình Tiêu đồ không có thân, chỉ có đầu nhô ra.
    Hình đầu thú nhỏ ngậm vòng hay ngậm tay cầm gặp nhiều trên đồ đồng Thương Chu. Ví dụ trên các chiếc bình có vòng bên hông. Hay thậm chí ở quai các chiếc tước đồng có hình đầu thú ngậm quai cũng có thể coi là tiền thân của biểu tượng Tiêu đồ.


    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt IMG_7247-2-300x241

    Hình đầu thú ngậm vòng trên chiếc bình thời đầu Chiến Quốc (Ảnh chụp theo Bảo tàng cố cung Đài Bắc).

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt IMG_5408-300x294

    Tay cầm chiếc tước thời Thương có hình đầu thú.

    Hình Tiêu đồ tương tự còn gặp cả trên các đồ đồng Đông Sơn, như trên thố đồng hay tay nắm cửa.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt P1170134-287x300

    Tay nắm hình mặt thú (Ảnh chụp hiện vật của Bảo tàng lịch sử).

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt P1170135-264x300

    Thố đồng Đông Sơn có hình mặt thú ngậm vòng (Ảnh chụp hiện vật của Bảo tàng lịch sử).

    4. Kim nghê
    Cho dù cụm từ Toan nghê 狻猊 tiếng Hán dịch là sư tử nhưng chắc chắn nguồn gốc Kim nghê không phải lấy nguyên mẫu của sư tử vì phạm vi phương Đông chưa bao giờ có sư tử sinh sống. Kim nghê lại càng không bao giờ đi đỡ tượng hay làm thú cưỡi cho Phật.
    Hình tượng một con vật như loài thú móng vuốt trên nắp đồ vật thực ra đã gặp từ thời Chiến Quốc. Như trên nắp một chiếc liễn đồng thời này, hình dáng hoàn toàn giống Kim nghê ngày nay.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt IMG_7255-300x229

    Phủ đựng thức ăn thời Xuân Thu (Ảnh chụp theo Bảo tàng cố cung Đài Bắc).

    Hay một hình ảnh khác là như trên chiếc nồi hổ ba chân cũng khoảng thời Chiến Quốc. Chức năng của nó là làm tay cầm cho phần nắp (vung nồi).

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt IMG_1473-300x279

    Như vậy ban đầu Kim nghê vốn là hình con hổ trên nắp các đồ dùng. Vì Hổ cũng là Hỏa, là lửa, nên Kim nghê dùng biểu trưng cho các vật nóng, sau thành ra loại thích khói lửa để trên nắp các lư hương hay chỗ hóa vàng.
    Cần phân biệt hình tượng Kim nghê (nghê trên đồ kim loại) với con Nghê chầu ở các di tích thờ cúng, thường bằng gỗ, đá, sành sứ. Con Nghê ở các di tích mang ý nghĩa là con vật đứng chầu ngay ngắn (ngô – nghê – ngay, thực ra đều là tiếng Việt cả), nghiêm trang. Do đó có rất nhiều loại Nghê khác nhau cùng chức năng đứng chầu từ nghê chó, nghê rồng, nghê sư tử, nghê kỳ lân, đến cả nghê cá.

    5. Bồ lao
    Bồ lao 蒲牢 là biểu tượng có hình rồng hai đầu, thường dùng làm quai treo chuông. Theo truyền thuyết thì đó là một loài thú hoặc chim ở biển, khi gặp cá kình thì kêu rất to. Chi tiết loài Bồ lao sống ở biển cũng đủ thấy đây là hình tượng của văn hóa Bách Việt vì địa bàn của Hán tộc vốn không giáp biển. Chưa kể một vài tài liệu nói Bồ lao ở biển Nam Hải hay biển Đông. Biển Đông thì chỉ có thể là ở giáp vùng đất Việt ngày nay.
    Chữ Lao nghĩa là vật hiến tế. Chữ Bồ không có nghĩa, có thể đơn giản là từ chỉ định “con”, “cái”. Bồ lao hiểu nghĩa đen là con vật dùng để hiến tế. Có thể con vật hiến tế cho thủy thần (cá kình) xưa khi bị giết hay bị ném xuống nước kêu rất to. Người ta mới lấy đó làm truyền tích cho hình tượng Bồ lao.
    Hình tượng rồng 2 đầu hay 2 con rồng đấu đuôi vào nhau gặp trên các não bạt, bác (dạng chuông nhỏ) từ thời Chiến Quốc. Những con rồng này được thể hiện với phần miệng đang há to như đang kêu. Rõ ràng rồng hai đầu trên nhạc khí đồng thời Chiến Quốc là tiền thân của hình tượng Bồ lao trên các chuông đồng sau này.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt Hien_vat-8_kienthuc_cxeo-235x300

    Chuông đồng thời Xuân Thu (Ảnh internet).

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt Bac-Son-042-1-200x300

    Chuông đồng Chiến Quốc có hình rồng đấu đuôi.

    6. Nhai tí
    Nhai tí hay Nhai xải có chữ là 睚眥. Chữ này nghĩa thường là nhìn một cách khinh bỉ. Hình tượng Nhai tí dùng đúc tạc ở chuôi cán vũ khí.
    Hình rồng trên cán vũ khí đã xuất hiện từ thời Chiến Quốc trong cả đồ đồng Thương Chu cũng như đồ Đông Sơn. Ban đầu là cả một cụm rồng nối nhau như trên chuôi kiếm. Cũng có những chiếc qua đồng của thời này với phần chuôi là hình cả con rồng. Như vậy hình tượng Nhai tí cũng có nguồn gốc là trang trí rồng trên vũ khí đồng từ thời Chiến Quốc.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt IMG_7244-2-300x235

    Qua đồng thời Chiến Quốc (Ảnh chụp theo Bảo tàng cố cung Đài Bắc).

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt IMG_4597-e1508257236855-300x120

    Chuôi kiếm có hình hủy long.

    7. Si vẫn
    Si vẫn 螭吻 còn gọi là Ly đầu hay Ly thủ, nghĩa là đầu con Ly. Hình tượng này dùng trên nóc nhà ở nơi tiếp giáp của mái. Dân gian gọi là con Kìm (ở đỉnh mái) hay con Sô (biến âm của Si) ở góc mái.
    Gợi ý về nguồn gốc của Ly đầu là chiếc bình Phỏng Chu Ly thủ phương hồ của vua Minh Mạng làm phỏng theo đồ đồng thời Chu năm 1838. Trên hình mộc bản có thể thấy rõ “Ly thủ” là đầu một loài thú như con hươu, có sừng ở vị trí phía trên nắp của bình.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt 4-237x300

    Bản rập Phỏng Chu Ly thủ phương hồ (Ảnh theo Trung tâm lưu trữ quốc gia IV).

    Hay thường gặp trên đồ đồng thời Thương như trên dữu (loại bình có nắp và quai) ở chỗ tiếp giáp là hình đầu trâu. Tương tự ở vị trí đó trên các loại đôn vuông hoặc tròn là hình đầu dê với sừng cong, thậm chí cả đầu voi.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt Duu-e1508257492201-200x300

    Dữu đồng đựng rượu thời Thương.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt Don-273x300

    Đôn tứ dương thời Thương.

    Như thế, nguyên mẫu Ly đầu là hình trang trí đầu thú ở phần tiếp giáp các bộ phận. Có thể chữ Ly này đồng âm với từ ly rời, chỉ chỗ mà các bộ phận có thể tách nhau. Hoặc Ly = lề, chỉ chỗ tiếp giáp. Từ “vẫn” cũng có nghĩa là mép, chỉ nơi tiếp giáp. Không quan trọng hình đầu thú này có ngậm vật hay không. Thời kỳ đầu Thương Chu thể hiện ở vị trí tiếp giáp trên là các loài hươu, dê hay trâu. Về sau hình tượng này được “long hóa” thành ra hình đầu rồng, trong khi tên gọi vẫn là Ly hay Si.

    8. Trào phong
    Trào phong 嘲風 là biểu tượng hình một con thú dáng như con hổ đang ngẩng đầu (đón gió). Hình tượng này thường đặt trên bờ dải các công trình kiến trúc. Dân gian gọi là con Náp. Xét trên đồ đồng Thương Chu thì hình tượng tạo nổi ở bên hông các vật dụng chính là tiền thân của Trào phong sau này trên các công trình kiến trúc.
    Ví dụ trên chiếc bình thời Xuân Thu, một dạng bình tiêu biểu của thời kỳ này có 2 con vật nửa hổ nửa rồng đang ngoảnh đầu ra ngoài. So sánh thì thấy vị trí và hình tượng của nó rất giống với Trào phong trên đền đài. Hoặc trên chiếc bình thời Chiến Quốc có 4 con rồng được tạo bám 4 góc bình. Nhưng hình rồng hổ ở thành bình đồng Thương Chu chính là tiền thân của con Trào phong sau này trên đền đài.
    Hình con Náp hay Trào phong phân biệt với con Kìm hay Si vẫn (con Sô) ở chỗ hình này gồm nguyên cả con thú, đầu ngẩng và đặt ở vị trí lưng chừng, chứ không phải vị trí tiếp hợp các bộ phận.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt Binh-Xuan-thu-198x300

    Bình thời Xuân Thu.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt Binh-Chien-quoc-210x300

    Bình thời Chiến Quốc.

    9. Bệ ngạn
    Chữ Ngạn trong Bệ ngạn 狴犴 nghĩa là tù ngục. Chữ Bệ có bộ Khuyển, chỉ một loài vật. Loài vật hình như con hổ, hung dữ dùng bày nơi công đường và nhà ngục cũng đã có từ thời Chiến Quốc. Dưới đây là hình một loài hổ cũng tương đối “long hóa” của thời này.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt Bac-Son-069-300x284

    10. Công phúc
    Công phúc 蚣蝮 là hình tượng được dùng trang trí cầu cống vì tương truyền loài này thích uống nước. Có thể Công là đọc sai của từ Cống. Còn Phúc nghĩa là con rắn. Loài rắn ưa nước gọi là Công phúc.
    Rồng uống nước thì cũng có nhiều mô típ trên đồ đồng Thương Chu. Ban đầu là hình rồng có chức năng làm vòi các ấm rượu, như hình rồng trên ấm đồng Tây Chu sau.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt IMG_1855-300x255

    Tới thời Đường rồng hút nước biến thành 2 tay cầm của chiếc bình.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt IMG_1435-200x300

    Thêm một hình tượng nữa là Phụ hí. Chữ hí 負 có nghĩa là vác, cõng. Chữ hí 屭 có lẽ cũng như trong tên Bí hí, chỉ việc nặng. Phụ hí là hình tượng sử dụng trên các bia, mộ, được dùng thành cặp đôi. Hình dáng hoàn toàn giống rồng. Tiền thân của Phụ hí trên đồ đồng Thương Chu có thể là hoa văn trang trí các quai vạc, quai đỉnh, thông thường cũng là 2 con rồng đầy đủ. Ví dụ như hoa văn 2 con quỳ long trên quai của chiếc lịch thời Tây Chu sau. Vị trí trang trí này cũng phù hợp với cái tên Phụ hí vì nó mang nghĩa mang vác của tay quai đồ vật.

    10 đứa con của rồng trong văn hóa Hoa Việt IMG_7292-225x300

    Như vậy, các hình tượng con của rồng khác nhau đều có nguyên mẫu từ các hình trang trí trên đồ đồng thời Thương Chu. Điều này hoàn toàn hợp lý vì đồ đồng Thương Chu là một trong những nấc thang đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, làm nền tảng cho sự phát triển các biểu tượng nghệ thuật sau này trên các công trình kiến trúc và vật dụng truyền thống. Cho dù tên chữ Nho của những hình tượng này đọc nghe lạ tai nhưng bản chất các hình tượng đó vẫn là văn hóa Bách Việt, là dòng giống của cha Rồng xưa xuống khai phá vùng ven biển Đông Bắc.

      Hôm nay: 19/3/2024, 12:49 pm