Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

» Năm Thìn điểm lại chuyện về quẻ Rồng trong Dịch học Hùng Việt
by Admin 8/2/2024, 5:15 pm

» Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ
by Admin 30/1/2024, 8:41 am

» Ngả nghiêng
by Admin 28/1/2024, 2:38 pm

Gallery


Vài điều qua Ngự chế minh văn cổ khí đồ của vua Minh Mạng Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Vài điều qua Ngự chế minh văn cổ khí đồ của vua Minh Mạng Flags_1



    Vài điều qua Ngự chế minh văn cổ khí đồ của vua Minh Mạng

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1182
    Join date : 31/01/2008

    Vài điều qua Ngự chế minh văn cổ khí đồ của vua Minh Mạng Empty Vài điều qua Ngự chế minh văn cổ khí đồ của vua Minh Mạng

    Bài gửi by Admin 17/10/2017, 11:56 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2706




    Năm 1838 Vua Minh Mạng cho đúc 33 đồ đồng phỏng theo hình dáng đồ vật của các triều đại Thương, Chu tới Hán. Ban đầu gọi là “bác cổ đồ” (tức chế tạo những đồ vật đã xem xét kỹ của thời xưa), sau đó (năm 1839) đổi làm “cổ khí”. Nhà vua đã tự tay viết đề các bài minh văn trên từng “cổ khí” đó. Hình vẽ các cổ khí này và các bài minh văn được các quan đương thời tập hợp lại thành một cuốn sách có tên là Ngự chế minh văn cổ khí đồ. Mộc bản của cuốn sách này cùng các hình vẽ cổ khí nay vẫn còn được lưu ở Trung tâm lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt. Một số các cổ khí này được giữ và trưng bày tại Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.
    33 cổ khí này gồm chủ yếu là các vật đựng như Đỉnh 鼎, Lịch 鬲, Đôn 敦, Quỹ 簋, Tôn 尊, Dữu 卣, Cô 觚, Hòa 盉, Giả 斝, Hồ 壺, Di 彝, Bôi 杯 và Xa 車. Các nhân vật cổ đại có đồ dùng được phỏng theo là gồm:
    – Thời Thương có: Phụ Ất, Phụ Kỷ, Phụ Tân, Tổ Mậu, Phụ Phụ Đinh, Hợp Tôn Tổ Đinh. Chữ 父 thời Thương nghĩa chỉ thủ lĩnh (xưa gọi thủ lĩnh là Cha, Bố), nên phải đọc là Phụ chứ không phải Phủ. Các vua nhà Thương lấy thập can làm tên nên có các tên Ất, Kỷ, Tân, Mậu, Đinh. Như Hợp Tổ Phụ Đinh có thể là vua Ân Vũ Đinh và người vợ tên là Phụ Hảo (mộ Phụ Hảo đã được phát hiện ở Ân Khư, Hà Nam).
    – Thời Chu có: Văn Vương, Vương Bá, Ung Công Giám, Tử Phụ Cử, Trọng Câu Phụ, Thúc Bang Phụ, Thái Sư Vọng, Kỷ Dậu, Tử Ất. Các vị tiền bối thời nhà Chu ngoài Văn Vương là vua, còn lại có một số anh em của vua (bậc chú bác – Bá, Thúc). Chu Vương Bá có thể là vị bác của Chu Vũ Vương, làm thủ lĩnh nước Ngô (Ngô Thái Bá). Tương tự, Trọng Câu Phụ có thể là Trọng Ung, bác của Chu Vũ Vương, sau kế nghiệp anh là Thái Bá cai quản nước Ngô. Thúc Bang Phụ là người chú vua, có thể chỉ Chu Công, phụ chính cho cháu là Chu Thành Vương. Nói chung đây đều là các công thần lập quốc của nhà Chu, được phân phong ở các nước chư hầu.
    Những nhân vật được chọn đều là những vị vua, những danh nhân thời Thương Chu có công trong việc kiến tạo và phát triển Trung Hoa cổ đại. Đây hoàn toàn không phải tư tưởng Nho giáo vì không hề thấy có thờ (phỏng theo) ông tổ Nho học là Khổng Tử.
    Một số cổ khí không có tên người mà gọi theo hình dáng và hoa văn như Miệt ngạo (蔑敖 với nghĩa miệt thị – ngạo mạn, có hình mặt thú mắt lớn), Hủy (兕 tê giác), Tượng (象 con voi), Hồ (壺 hình cái bầu rượu), Quỳ long (夔龍 rồng một chân), Bàn quỳ trực văn (蟠夔直文 hình rồng một chân cuộn tròn và hoa văn thẳng), Ngữ (敔hình một loại nhạc cụ), Sơn lôi (山雷 có hoa văn núi và sấm), Lôi văn (雷文 hoa văn sấm chớp), Thao thiết (饕餮 hoa văn mặt thú), Ly thủ phương (螭首方 đầu con Ly, có hình vuông), Giao ly (蛟螭 hình con Giao Ly), Sơn long ôn (山龍溫 bình giữ ấm có hoa văn rồng, núi), Hy thủ (犧首 đầu con Hy – giống như con trâu), Cưu (鳩 chim tu hú).
    Những loại đồ vật, hoa văn cùng tên gọi các nhân vật trên hoàn toàn phù hợp, giống với các hiện vật được biết ngày nay về đồ đồng thời Thương Chu. Rõ ràng vua Minh Mạng rất thạo các đồ vật cổ thời Thương Chu và để “phỏng cổ” theo các mẫu vật này chắc chắn nhà vua đã phải có sách hoặc hiện vật của thời đại tương ứng. Đây là một công việc làm mang tính chất “bác học” (“bác cổ”) xem xét tra cứu cẩn thận, chứ không phải tùy hứng. Những sách và những cổ vật Thương Chu đó nhà vua lấy ở đâu ra? Tại sao cổ vật Thương Chu lại được biết rõ vậy ở nước Đại Nam? Nên nhớ rằng thời Minh Mạng còn chưa có ngành “khảo cổ học” ở phương Đông và di chỉ Ân Khư ở Hà Nam, Trung Quốc còn chưa được biết đến.





    Vài điều qua Ngự chế minh văn cổ khí đồ của vua Minh Mạng Lich-ba-chan-624x886




    Một chiếc lịch thời Tây Chu tìm thấy ở Việt Nam, rất giống với chiếc Miệt ngạo lịch của vua Minh Mạng.




    Cổ khí đầu tiên trong số này là chiếc đỉnh phỏng theo đỉnh Sách mệnh thời Thương. Đỉnh Sách mệnh 册命 nhà Thương là chiếc đỉnh làm khi vua Thương (Thành Thang) lên ngôi (sách mệnh = nhận mệnh trời), được lấy làm cổ khí đầu tiên. Ngự chế đề (bản dịch của Trương Sỹ Hùng, Thái Trung Sử): Ta nhận mệnh sáng của trời và của vua cha, ngự trị nước Đại Nam. Noi theo nhân nghĩa để mong được sánh với Ngũ Đế Tam vương. Việc chính trị chưa được cực trị thì lòng ta vẫn cảm thấy hổ thẹn. Con cháu ta phải gần gũi với người hiền, tránh xa kẻ nịnh bợ, chớ có ham mê tửu sắc, để có thể sửa trị được nước nhà, ngôi báu đời đời bền vững.
    Ngay trong bài minh đầu tiên vua Minh Mạng đã nhấn mạnh việc làm của mình là muốn sánh cùng thời Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Hoa. Đây hoàn toàn không phải kiểu “chơi trội”, đúc phỏng cổ vật của Tàu để sau này người Tàu có cái mà xem (?!). Việc làm của vua Minh Mạng hoàn toàn có ý thức tự tôn dân tộc rất cao, ý thức được nước Đại Nam là dòng dõi Trung Hoa chính thống, tiếp nối sự nghiệp huy hoàng từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế.
    Tương tự, trong bài minh của chiếc phỏng Thương Phủ Kỳ đỉnh ngự chế đề: Cổ xưng Tam Đại, truyền chi vĩnh niên, lương pháp thi hiệu, ái dân kính thiên. Dịch nghĩa: Thời cổ ca ngợi thời Tam Đại, truyền tụng đến muôn đời. Noi theo khuôn phép tốt, phải yêu mến dân và tôn kính trời.
    Đặc biệt, trên chiếc đỉnh phỏng theo đỉnh của Chu Văn Vương ngự chế đề: Phỏng kỳ khí, pháp kỳ nhân. Bang tuy cựu, mệnh duy tân. Bách thế tử tôn, vạn tải tuân tuần. Dịch nghĩa: Phỏng theo đồ vật ấy, noi theo con người ấy, nước tuy là nước cũ (nhưng) mệnh trời ban cho thì lại mới. Con cháu trăm đời của ta, hãy muôn năm noi theo.
    Câu “Bang tuy cựu, mệnh duy tân” lấy ở Văn Vương – Đại Nhã “Chu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy tân” của Kinh Thi. Tuy nhiên trong bối cảnh này thì có thể thấy vua Minh Mạng đã cho rằng mình là nối mệnh trời trên đất đai bang quốc xưa của nhà Chu. Bang xưa của nhà Chu, mệnh mới của nhà Nguyễn. Đây là một trong những câu văn chứng tỏ quan điểm của vua Minh Mạng về nguồn gốc của nước Đại Nam nối tiếp nhà Chu Trung Hoa.
    Trên chiếc di phỏng Chu với hoa văn “bàn quỳ trực” ngự chế đề: Phỏng cổ khí, tư sở trọng. Tử tử tôn tôn, vĩnh bảo dụng. Dịch nghĩa: Phỏng theo đồ vật xa mà nghĩ đến điều trọng yếu. Con con cháu cháu ta hãy mãi mãi trân trọng giữ gìn mà sử dụng.
    Những chữ “tử, tôn, vĩnh, bảo, dụng” là những chữ Kim văn thường gặp trên đồng khí Thương Chu. Ở đây cho thấy vua Minh Mạng là người rất am hiểu các minh văn trên đồ đồng cổ từ thời Thương Chu.





    Vài điều qua Ngự chế minh văn cổ khí đồ của vua Minh Mạng Img_0881-1-624x936




    Cửu đỉnh ở trước thế miếu nhà Nguyễn tại Huế.




    Cũng vua Minh Mạng là người đã cho đúc Cửu đỉnh nay ở Thế miếu tại thành nội Huế trước khi đúc đồ phỏng cổ ngự chế vài năm (1836). Bài thơ Phỏng cổ chú thành Cửu Đỉnh an thiết vu Thế miếu đình tiền cung nghệ tế cáo lễ thành thi dĩ chí sự do vua đề như sau (theo phiên âm của Nguyễn Huy Khuyến):
    Viên dụng cống kim phỏng cổ tiên
    Chú thành Cửu Đỉnh trí đình tiền
    Tam tài cự tế giai thành tượng
    Vạn vật hình dung tận thủ yên
    Ký pháp Hạ hoàng tăng thức khuếch
    Khởi phương Tống chủ phí đào chân
    Nguy nga ngật lập an bàn thái
    Tử tử tôn tôn vĩnh bảo truyền.
    Dịch thơ:
    Đồng cống nay dùng phỏng cổ nhân
    Đúc thành chín đỉnh đặt trước sân
    Tam tài lớn nhỏ đều nên mẫu
    Vạn vật dáng hình chọn hết lần
    Theo phép Hạ vương mà phóng đại
    Chẳng so Tống chủ phí rèn hun
    Sừng sững đứng đây như Bàn Thái
    Cháu con mãi giữ báu truyền chân.
    Một lần nữa ta lại thấy cụm từ “Tử tử tôn tôn vĩnh bảo”, là cụm từ thường dùng trong kim văn thời Thương Chu. Cũng một lần nữa bài thơ trên nhấn mạnh ý của vua Minh Mạng “noi gương các vị vua Tam đại” như những tiền nhân (cổ tiên) của mình trong việc trị nước an dân.
    Cửu đỉnh Huế, 33 cổ khí có minh văn ngự chế cùng với miếu Lịch đại tại Huế là những chứng tích rõ ràng về quan niệm của nhà Nguyễn tiếp nối truyền thống Trung Hoa từ Hạ Thương Chu cho nước Đại Nam.





    Văn Nhân xin thêm 1 ý nhỏ :




    Theo quan niệm và rõ rệt hơn nữa là lễ chế cổ điển Thiên hạ xưa thì ai nắm Cửu đỉnh người ấy là vua của muôn dân Thiên hạ .
    Điều quan trọng trong việc làm của vua Minh Mạng là tuân giữ lễ chế ngàn xưa để lại , ý nghĩa sâu xa của việc này là khẳng định chính thức tiếp nối quốc thống Hữu Hùng quốc khởi từ thời đế Hoàng hay đế Minh xuyên qua vua Vũ đúc Cửu đỉnh mà ngày nay người ta quen miệng gọi là Trung Hoa .
    Việc làm động trời như thế mà sao các Đại Hãn nhà Mãn Thanh lại dửng dưng như không biết ?
    … thưa …rất dễ hiểu …vì họ là khan – hãn của Đại hãn quốc tức nước của giống Hung Nô có biết gì về lễ chế truyền từ Tam hoàng Ngũ đế đâu …với họ thì cái ngai vàng có đầu rồng chẳng khác gì cái yên ngựa …, gọi Khan – Hãn Hung nô là đế này …đế nọ chỉ là sự múa bút vung vít của đám gia nô về sau viết sử Đại Hãn quốc mà thôi , không tin xin bạn nhìn cái ấn ‘hoàng đế’ của  Vài điều qua Ngự chế minh văn cổ khí đồ của vua Minh Mạng Guyug_qaghan1  (Qúy Do) hãn ; khả hãn thứ 3 của đế quốc Mông cổ .





    Vài điều qua Ngự chế minh văn cổ khí đồ của vua Minh Mạng Guyuk_khans_stamp_1246(Hình lấy từ internet)




    Và bức thư mà ông ta gửi cho giáo hoàng Innôcentê IV năm 1246 .




    Vài điều qua Ngự chế minh văn cổ khí đồ của vua Minh Mạng Letterguyugtoinnocence(Hình lấy từ internet)




    Có chữ ‘Tàu’ nào đâu ? .
    Vậy mà bỗng chốc hô biến một cái …ông ta hoá thành ‘Nguyên Định Tông’ của nhà Nguyên Trung Hoa mới hay chứ …

    Lưu truyền trong dân gian Việt có những  tích xưa chứa đựng  thông tin ít ai ngờ đến hoặc ...không dám tin ...vì qúa thật qúa rõ như tích ‘cá vượt Vũ môn hóa rồng’; qúa thật qúa rõ ở ngay tên ‘Vũ môn’ , môn là cửa thì biết rồi nhưng Vũ là gì ?thì không nghĩ đến hoặc không dám nhận đó chính là chỉ vua Vũ trong cổ sử Trung Hoa  , xưa vua Vũ chống lụt đã cho đục bạt cả 1 phần qủa núi tên là Long môn sơn để khai thông dòng chảy , Vũ môn cũng gọi là Long Vũ môn chính là nơi cá vượt để hóa rồng trong cổ tích . Long môn là địa danh có thật mà theo nhà nghiên cứu Bách Việt trùng cửu thì Long môn chính là thác Vạn Bờ chắn ngang dòng sông Đà ngày nay .



      Hôm nay: 19/3/2024, 9:50 am