Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

» Năm Thìn điểm lại chuyện về quẻ Rồng trong Dịch học Hùng Việt
by Admin 8/2/2024, 5:15 pm

» Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ
by Admin 30/1/2024, 8:41 am

» Ngả nghiêng
by Admin 28/1/2024, 2:38 pm

Gallery


Cao Biền và Trang Nghị đại vương trên đất Thái Bình Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Cao Biền và Trang Nghị đại vương trên đất Thái Bình Flags_1



    Cao Biền và Trang Nghị đại vương trên đất Thái Bình

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1182
    Join date : 31/01/2008

    Cao Biền và Trang Nghị đại vương trên đất Thái Bình Empty Cao Biền và Trang Nghị đại vương trên đất Thái Bình

    Bài gửi by Admin 1/10/2017, 9:47 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2673

    Năm 1985 ở khu vực chợ Quài (Thái Hà, Thái Thụy, Thái Bình) Bảo tàng Thái Bình đã tiến hành đào một miệng giếng cổ và phát hiện hàng trăm viên gạch mang dòng chữ Giang Tây quân 江西軍. Giang Tây quân là gạch loại gạch của Tĩnh Hải quân thời Đường, mà Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân đầu tiên là Cao Biền. Đây cũng là loại gạch được tìm thấy ở lớp gạch dưới cùng trong Hoàng thành Thăng Long và một số thành cổ khác như thành Hoa Lư (Ninh Bình), thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
    Theo nhận xét của đoàn khai quật khu vực này tập trung đậm đặc loại gạch trên ở trong khoảng đất dài khoảng 1000m, rộng từ 50-100m. “Di tích khảo cổ Thái Hà – Thái Phúc cao, hẹp, dài, án ngữ cửa Kỳ Bố và cửa Đại Toàn… Rất có khả năng đây là một công trình quân sự phòng thủ ven biển…”.


    Cao Biền và Trang Nghị đại vương trên đất Thái Bình Giang-tay-quan

    Gạch Giang Tây quân ở Thái Bình.

    Ở chùa Phúc Lâm của thôn Phúc Tiền (Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình), cũng là nơi phát hiện loại gạch Giang Tây khi nhà chùa đào đất lấy cát sau chùa. Cùng với những viên gạch Giang Tây quân này nhà chùa còn đào được 1 hũ tiền Khai Nguyên thông bảo, tức là tiền mang niên hiệu Khai Nguyên (713-741) của vua Đường Huyền Tông. Tiền Khai Nguyên thông bảo là loại tiền được dùng phổ biến trong suốt thời nhà Đường. Chùa Phúc Lâm do đó có thể là một trạm hoặc kho quân dụng trong tuyến phòng thủ ven biển dưới thời Đường.
    Trong khuôn viên chùa Phúc Lâm nay còn một ngôi đền nhỏ thờ thành hoàng làng. Trước đây đình Phúc Tiền (Thái Phúc) theo Danh mục thần tích thần sắc Thái Bình có thờ tướng quân Cao Biền. Sau đình bị phá nên nhà chùa mang các đồ thờ về dựng một ngôi đền nhỏ để tiếp tục thờ.
    Câu đối ở đền thờ thành hoàng trong chùa Phúc Lâm:
    文物彬彬地是前東材舊邑
    宫庭飭飭歲在己未春新修
    Văn vật bân bân, địa thị Tiền Đông tài cựu ấp
    Cung đình sức sức, tuế tại Kỷ Mùi xuân tân tu.
    Dịch:
    Văn vật mộc mạc, đất ở Tiền Đông nơi ấp xưa
    Cung quán nghiêm trang, năm tại Kỷ Mùi xuân mới sửa.
    “Văn vật” ở đây phải chăng nói tới những viên gạch có chữ Giang Tây quân?


    Cao Biền và Trang Nghị đại vương trên đất Thái Bình Img_6914

    Đền thờ thành hoàng ở chùa Phúc Lâm (Phúc Tiền, Thái Thụy, Thái Bình).

    Những viên gạch Giang Tây quân và tục thờ Cao Biền tại Thái Phúc đã xác nhận đây là một điểm đồn binh quan trọng của Cao Biền trên đất Tĩnh Hải. Thần tích của một nơi khác ở Thái Bình đã kể lại rõ ràng diễn biến của việc này. Đó là thần tích về Trang Nghị đại vương ở Hoa Dương (nay là xã Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình). Hoa Dương xã thần tích chép như sau:
    … Giữa Đời Đường Hàm Thông đời vua Ý Tông lại cử Yêu Vệ tướng quân Cao Biền: ông họ Cao húy là Biền, cháu của Cao Sùng, con của Cao Luân, mẹ người họ Lý vốn người ở Quảng Đông, gia truyền làm thầy địa lý tinh thông, đời nối đời làm quan. Vào thời Đường, thay quan chức Tù trưởng bằng chức Đô hộ Tổng quản Kinh lược Chiêu thảo sứ tướng quân tất phải trao cho Cao Biền. Cao Biền khấu tạ (vua Đường) đem quân ra đi, tới cửa biển làm lễ cầu đảo trời đất, rồi lệnh cho hơn 5 vạn tinh binh xuống thuyền ra đi từ cửa biển thuận buồm xuôi gió hứng khởi ngâm một vần thơ:
    Ba quân lẫm liệt xuất trùng quan
    Vạn dặm sóng cồn vạn dặm an
    Tự hồng mao chẳng nề sống thác
    Thờ vua nợ nước dám từ nan?
    Vừa khi đi tới địa đầu huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam, có một ngày đi qua địa đầu trại Yến Liên, sau đổi là trang Hoa Dương, ở đó có một con sông nhỏ.
    Đoạn trên trong thần tích tại Hoa Dương kể rất rõ việc Cao Biền xuất quân từ bên phương Bắc theo đường biển đổ bộ vào cửa biển nước Nam tại Thái Bình. Đó cũng là lý do để Cao Biền xây dựng một tuyến phòng thủ ven biển tại đây như đã thấy qua di tích gạch Giang Tây quân ở trên.
    Đại Việt sử ký toàn thư chép về lần tiến quân này của Cao Biền:
    Ất Dậu (865) (Đường Hàm Thông năm thứ 6). Mùa thu, tháng 7, Biền trị quân ở trấn Hải Môn, chưa tiến. Giám quân là Lý Duy Chu ghét Biền muốn tống đi, nhiều lần giục Biền tiến quân. Biền đem hơn 5000 quân vượt biển đi trước, hẹn Duy Chu đem quân ứng viện. Biền đi rồi, Duy Chu cầm quân còn lại không đi. Tháng 9, Biền đến huyện Nam Định và Châu Phong, người Man gần 5 vạn đương gặt lúa, Biền đánh úp, chúng tan cả, chém được bọn Trương Thuyên, thu lấy lúa đã gặt để nuôi quân.
    Như vậy việc đổ bộ của Cao Biền vào Nam Định (đúng ra là đất Thái Bình) của Châu Phong (có lẽ là Tĩnh Hải hay Giang Tây) là trận thắng đầu tiên của quân nhà Đường trước quân Nam Chiếu. Nhờ có trận thắng này mà lực lượng ban đầu của Cao Biền đã đứng vững trên đất Giao Châu.
    Đoạn tiếp theo thần tích thôn Hoa Dương kể tại đây Cao Biền gặp 4 vị thần, tự xưng là tứ vị Lôi Đình (Lôi Oanh): một vị tên là Thanh Cung, một vị tên là Chàng Chiểu, một vị tên là Từ Kinh, một vị tên là Trang Nghị,… Vốn là thần nắm giữ gió mây sấm chớp, chăm chăm phụng mệnh trời giáng làm Thủy thần trông coi bốn phía phương dân, cai quản đất đai cảnh thổ.
    Lại nói, bấy giờ ở đất Phong Châu có trên 5 vạn tên giặc Man vào xâm lấn bờ cõi. Viên quan dâng tấu vua Đường, vua sai quan truyền lệnh cho Biền công Thứ sử Giao Châu đem quân đi đánh Nam Chiếu (tức Ai Lao), Biền công lập tức điều quân đi đánh Nam Chiếu. Trong một ngày, quan quân vừa tới trang Hoa Dương, huyện Ngự Thiên phủ Tiên Hưng, Biền công ra lệnh cho quân đình trú ngự tại thần từ, kỷ đảo xin thần phù hộ cho quân đi đánh giặc đợi sau khi chiến thắng trở về, sẽ phong sắc cho thần là Thượng Thượng đẳng.
    Sáng hôm sau ông bái yết thần từ, đề binh tiến thẳng tới Nam Chiếu đại phá giặc, chém đầu Chánh tướng và Tỳ tướng của chúng gồm 20 thủ cấp, thu hồi vũ khí, xe ngựa của chúng nhiều vô kể. Giặc tháo chạy tan tác chẳng biết đi lối nào hết. Từ đây thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự, Biền công làm sớ tâu lên vua Đường: giặc Man đã quét sạch cũng là nhờ công âm phù trợ của thần linh.
    Vua ban sắc cho Tứ Vị Lôi Oanh là Thượng đẳng phúc thần để thần cùng được trường tồn với trời đất mà việc phụng thờ thần trở thành nghi thức muôn thuở vậy thay.
    Cao Biền được nhà Đường cử sang An Nam để đánh dẹp giặc Nam Chiếu. Bước tiến quân đầu tiên của Cao Biền là dẫn quân đi thuyền vào đất Thái Bình. Tứ vị Lôi Oanh ở Thái Bình đã hiển linh phù trợ Cao Biền trong trận chiến này. 4 vị “thần sấm” này là ai mà lại trợ giúp Cao Biền đánh Nam Chiếu?
    Xét các vị thủy thần của khu vực đất Thái Bình thì 4 vị thần này chỉ có thể là những người trong Ngũ vị tôn quan trong thần tích thờ vua cha Bát Hải Động Đình ở đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Nói cách khác, đây chính là những người anh em đã theo Lạc Long Quân (vua Hùng) đánh Thục, gây dựng nên triều đại cha truyền con nối đầu tiên của Trung Hoa. Vì là những vị thần có công đánh Thục ở phía Tây nên các vị này mới hiển linh giúp Cao Biền đánh giặc Nam Chiếu (Ai Lao – cũng là ở phía Tây).
    Chữ Lôi là quẻ Chấn, chỉ hướng Đông. Hướng Đông là hướng biển (Động Đình), là hướng Bát (số 8 của Hà thư) trong tên Bát Hải Động Đình. Lạc Long Quân có nơi như ở làng Bình Đà (Hà Nội) còn được gọi là Pháp Lôi là với ý này.
    Xét tên của 4 vị Lôi Oanh ở Hoa Dương thì đây là 4 phương vị:
    – Thanh Cung rõ nhất là hướng Đông vì Thanh, màu xanh là màu phương Đông.
    – Chàng Chiểu là hướng Tây vì Chiểu – Chiêu – Chiều, hướng mặt trời lặn.
    – Từ Kinh là hướng Bắc vì Kinh hay Canh là can chỉ phương Bắc (như trong kim La Kinh).
    – Trang Nghị như thế phải là thần hướng Nam. Chưa hiểu liên hệ từ ngữ thế nào.
    Địa danh Hoa Dương cũng có thể xuất phát từ “Hoa Đào trang”, là nơi lập nghiệp của vua cha Bát Hải Động Đình. Hoa – Hạ là tên của vương triều do Lạc Long Quân lập nên, xuất phát từ đất Thái Bình.
    Trang Nghị đại vương là vị thần thời Hùng Vương, công thần lập quốc của Lạc Long Quân và là một trong 5 vị quan lớn của ban Công đồng trong Tứ phủ. Một vị cổ thần anh linh đã 4000 năm như vậy mà bị biến thành bố của Thái sư Trần Thủ Độ thì… con cháu quá to gan, chẳng mấy bữa các cụ hiển linh vặn cổ cho chẳng còn đường mà sống…


    Góp Ý của Văn Nhân :

    ….Giang Tây quân 江西軍. Giang Tây quân loại gạch của Tĩnh Hải quân thời Đường…
    Giang Tây ở đây không thể là Giang Tây Trung quốc ngày nay , vì tỉnh Giang Tây không nằm trong địa phận Tĩnh Hải quân thời Đường , Rất có thể 2 từ này là chuyển thể của Sông Tứ tức Tây giang hay Châu giang . Châu giang là con sông tượng trưng cho nhà Châu vì thượng lưu con sông này chính là đất ‘Trung Hoa’ thời Châu .
    Hoàn toàn đồng ý với tác gỉa …
    …Xét tên của 4 vị Lôi Oanh ở Hoa Dương thì đây là 4 phương vị:
    – Thanh Cung rõ nhất là hướng Đông vì Thanh, màu xanh là màu phương Đông.
    – Chàng Chiểu là hướng Tây vì Chiểu – Chiêu – Chiều, hướng mặt trời lặn.
    – Từ Kinh là hướng Bắc vì Kinh hay Canh là can chỉ phương Bắc (như trong kim La Kinh).
    – Trang Nghị như thế phải là thần hướng Nam. Chưa hiểu liên hệ từ ngữ thế nào…
    Từ Kinh là vị thần hướng Bắc ngày nay tức hướng Nam xưa theo phương vị Dịch học .
    Riêng thần Trang Nghị của hướng Nam ngày nay thì có thể là Trang Nghi không phải Nghị , từ Nghi này chính là Nghi trong đế Nghi của cổ sử Việt , Nghiêu trong cổ sử Trung hoa , nghĩa gốc của từ Nghi có thề tìm ra qua các cặp đối lập : Cơ – nghi , cơ – ngơi , cơ – ngẫu tức lẻ – chẵn mà đại diện là cặp số 1 – 2 .
    Nghi – ngẫu ; Số 2 là 2 nú́t của Thặp can , là con số nằm ở phía Xích đạo trong đồ hình Hà thư (đồ) tức hướng Bắc – bức nóng xưa nay lộn ngược gọi là hướng Nam – nom .

      Hôm nay: 19/3/2024, 2:26 pm