Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Tướng Cao Lỗ và ông Châu công Đán . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Tướng Cao Lỗ và ông Châu công Đán . Flags_1



    Tướng Cao Lỗ và ông Châu công Đán .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Tướng Cao Lỗ và ông Châu công Đán . Empty Tướng Cao Lỗ và ông Châu công Đán .

    Bài gửi by Admin 30/7/2017, 11:51 am

    Châu công Đán tên thật là Cơ Đán là nhân vật lịch sử vĩ đại của Trung hoa , vì lòng kính trọng tư liệu thường chỉ gọi ông lả Châu công , thực ra Châu công là chức danh , công là tước qúi tộc hàng đầu trong 5 tước công hầu bá tử nam (tên gọi này chỉ là biến âm của số thứ tự tiếng Việt : không hai ba tư năm) , châu biến âm của ‘chiêu’ chỉ nơi mặt trời lặn (Việt ngữ là chiều , buổi chiều); Châu công hiểu theo nghĩa ngày nay là Công tước thủ lãnh miền Tây không phải là họ tên .
    Cơ Đán góp công rất lớn trong việc đánh đổ nhà Thương Ân khiến lập nhà Châu và nền văn minh nhà Châu , có thể nói văn minh nhà Châu là gốc rễ của nền văn minh Trung hoa về sau .
    Châu công đã giúp anh là Vũ vương đánh bại quân Thương Ân trong trận đánh quyết định ở Mục dã . Vũ vương mất Châu công làm phụ chính giúp cháu là Thành vương không chỉ giữ vưng cơ ngơi nhà Châu mà còn phát triển sáng chói ảnh hưởng tới tận ngày nay .
    Châu Vũ vương chỉ đánh đổ ngôi vua của nhà Thương Ân chứ không tiêu diệt dòng tộc này , nhà Châu đã phong cho Vũ Canh con Trụ vương nơi đất Ân để giữ hương hoả thờ cúng các tiên vương nhà Thương …nào ngở đấy lại là mối họa về sau . Vũ Canh và đám qúy tộc đại thần nhà Thương Ân cũ đã súi dục bọn Hoài Di và Từ Nhung nổi loạn chống lại nhà Châu . Ở đây ta thấy cổ sử phân biệt rất rõ người Thiên hạ và Ngoại chủng ngoài Thiên hạ , người Thiên hạ tuy cùng là con dân của vua nhưng phân làm 2 loại , dân Hoa sống ở Trung quốc hay chính quốc do vua và triều đình trung ương trực tiếp cai quản còn dân Di sống ở ‘Tứ phương Thiên hạ’ do các vị chúa được vua phân phong và triều đình chư hầu cai quản . Hoài Di là người Di hạ ở vùng sông Hoài còn Từ Nhung là đám ngoại chủng sống ở phía Đông Thiên hạ nay là vùng Sơn Đông Trung quốc .
    Châu công nắm quyền phụ chính đã phát động Đông chinh suốt 3 năm dập tắt cuộc khởi loạn bắt đám qúi tộc đại thần nhà Thương Ân cũ về sống ở đất Lạc cách li với dân chúng cắt đứt mầm loạn .
    Dưới sự cai quản và giáo hóa của Châu công dần dần đám ngoan dân này (dân ngoan cố chống đối ) đã cải hoán hoàn toàn theo phong hoá nhà Châu và chính họ đã dưới sự chỉ huy của Châu công xây dựng đại ấp Lạc (thường gọi tắt là Lạc ấp) làm Đông đô của triều đại Châu .
    Sử thuyết Hùng Việt cho là Đại ấp Lạc nằm ngay trên đất Đông đô Hà nội ngày nay , thành Cổ loa hiện biết do quy mô diện tích qúa nhỏ bé không thể nào là Kinh đô của nước Âu – Lạc , các làng chung quanh Cổ Loa với các tên gọi Uy Nỗ – Cường nỗ .v.v. gợi ra âm vang điều quân tập luyện của tiếng trống Đồng . Cổ sử chép : Châu công dời bọn ‘ngoan dân’ đến cấp đất cho sinh sông ở đất lạc và đắp thành bố trí quân lính để trông coi đám dân này . Thành cổ Loa ̃ là thành lính ấy thì hợp lí hơn .
    Châu công đã tiếp nối công trình vĩ đại của cha là Văn vương Cơ xương hoàn chỉnh Châu Dịch , Trước Văn vương từ thời Phục Hy thì Dịch lí chỉ có các dấu hiệu không có lời , Văn vương đã viết Thoán từ , Châu công tiếp nối viết Hào từ sau Không tử viết thêm phần Truyện để lại cho đời sau bộ Châu Dịch hoàn chỉnh truyền tới ngày nay , Phục Hy Văn Vương Châu công và Không tử được tôn là Tứ thánh đã có công trước tác Dịch học là bộ kinh kì vĩ nền tảng của văn minh phương Đông .
    Lạc ấp cũng như An ấp – Thương ấp là sự rút gọn dễ gây hiểu lầm , đầy đủ phải viết là đại ấp Lạc nghĩa là ấp lớn của đất Lạc , ấp là đơn vị hành chánh cơ sở , đại ấp – ấp lớn hay làng cả nghĩa là thủ phủ – thủ đô trong ngôn ngữ hiện nay .
    Sử thuyết Hùng Việt cho đất Lạc trong cổ thư Trung hoa chính là lãnh thổ của dòng Lạc Việt tức đất Giao chỉ xưa . Đại ấp Lạc chính là thành Cổ Loa thủ phủ của vùng Giao chỉ trong truyền thuyết Việt Nam .
    Tướng quân Cao Lỗ người có công lớn trong việc giúp An Dương vương xây dựng thành Cổ Loa thủ đô nước Âu – Lạc không ai khác … chính là ông Châu công Đán người đã xây Lạc ấp Đông đô nhà Châu , An Dương vương mà tướng Cao lỗ phò tá không ai khác chính là Châu Văn vương ông tổ của triều đại Châu , An Dương vương đọc khác đi là Âm – Dương vương danh hiệu của vị thánh đã viết Thoán từ Dịch học .
    Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Bách Việt trùng cửu cho việc tướng Cao Lỗ dùng vuốt rùa chế nỏ thần là nói đến việc Châu công sọan Hào từ Dịch học , Dịch học chính là bộ kinh ‘thần’ nền tảng của tư duy khoa học giúp người Việt dựng nước và giữ nước .
    1 hướng suy nghĩ khác …rất có thể chuyện Châu công chế NỎ thần là sự cố ý biến đổi đi nhằm che lấp việc nhà Châu chế tạo trống Đồng . NỎ chỉ là biến âm của NỔ .
    Kinh Dịch có câu : Lôi xuất địa phấn Dự, tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.
    ‘Lôi xuất địa phấn Dự“ phải dịch là ‘Sấm NỔ trên đất là tượng quẻ DÃ’ mới sát nghĩa . dã ở đây là từ Việt như trong dã gạo . Sấm nổ trên đất và được dùng như 1 nhạc khí để tế thượng đế thì rõ ràng là nói đến trống Đồng , giới nghiên cứu hiện nay đã thừa nhận trống Đồng là linh khí có xuất sứ ở vùng giáp giới : Giao Chỉ xưa và Vân Nam – Quảng Tây ngày nay , thời điểm chế tác trống Đồng sớm nhất là vào khoàng 1100 năm trước công nguyên . Địa phận này chính là đất của nhà Châu theo Sử thuyết Hùng Việt .

    Trong bài viết trước đã nêu ra sự tương đồng trong hành trạng của 2 nhân vật lịch sử : :
      Cổ sử Trung hoa thời nhà Châu có đoạn…Vào lúc đó quốc gia có những lời giảo ngôn, đều nói là: “Có phải Chu Công muốn đoạt lấy thiên hạ hay không?”. Có rất nhiều lời đồn đại như vậy. Chu Công không đợi cháu của ông lên tiếng. Chính ông tự mình dời đến Sơn Đông, để cho cháu ông dễ làm người, không nên bị những lời sàm ngôn này ảnh hưởng…
    Thông tin trên được ‘viết lại’ trong truyền thuyết Việt …
    Cao Lỗ tướng quân đã nhiều lần can ngăn Vua không nên gả Mỵ Châu cho Trọng Thủy và nói rằng Triệu Đà không bao giờ từ bỏ mưu đồ xâm chiếm nước ta. An Dương Vương không nghe lại đối xử tệ bạc với ông nên sau đó ông đã xin từ quan, về quê sinh sống.
    Theo tư liệu ở Việt nam thì …Cao Lỗ cũng là Cao nỗ , Thạch thần
    Sử thuyết Hùng Việt cho : cao là cao cả đồng nghĩa với chúa – chủ tức thủ lãnh
    Lỗ chính là nước Lỗ thời nhà Châu hay Chu , Lỗ chỉ là tam sao thất bản của lí – lẽ Dịch tượng chỉ phía Tây ngược với tình – thương ở phía Đông , Cao Lỗ nghĩa là chúa nước phía Tây cùng 1 nghĩa với Châu công hay Chiêu công , chiêu là phía mặt trời lặn , công chính là từ chúa công thường dùng .
    Cao Nỗ là chúa nỏ hay chúa chế ra nỏ
    Thạch thần nghĩa đúng theo Dịch học Hùng Việt là vị Thần phía Tây ; theo Dịch hoc thông hành hiện nay thì phía Tây hành Kim nhưng theo Dịch học Hùng Việt thì phía Tây hành Thổ tượng của đất đá đối phản với phía Đông hành Mộc là gỗ -cây , cây thì sống còn đá thì chết cứng . Trong 12 địa chi phía Tây là chi Mẹo hay mưu mẹo là hoạt động của trí não con Giáp là con Mèo ngược với tình thương ở phía Đông , chi mẹo trung quốc và Nhật bản dùng con Thỏ thay cho con mèo , mẹo biến âm thành mèo và thỏ chính là Thổ hành Thổ đất đá .Quốc gia ở cao nguyên Khang Tạng phía tây Trung quốc được gọi là nước Thổ phiên (cũng đọc là Thổ phồn) nghĩa là nước phên dậu che chắn phía tây .
    Tóm lại tướng quân Cao Lỗ và Châu công là 1 nhân vật: chúa của nước ở phía Tây được nói đến trong 2 dòng sử khác nhau .Cao Lỗ xây kinh thành nay là Đông đô Hà nội chính là Châu công xây Đông đô nhà Châu ở Lạc ấp , Lạc ấp hay đại ấṕ Lạc – ấp lớn của đất Lạc , đất Lạc không là đất của dòng Lạc Việt thì của ai ?.
    Thông tin mang tính quyết định cho sự nhìn nhận này nằm ngay trong danh hiệu Cao Thông và đặc biệt là danh hiệu Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần của tướng Cao Lỗ .
    Ngoài thông tin đã nêu về cách hiểu các danh hiệu của tướng Cao Lỗ thì Cao Thông không phải là tên gọi mà theo phép phiên thiết :
    Cao thông thiết Công chỉ là tước qúy tộc của Châu công Đán mà thôi .
    Tại sao dân gian Việt gọi tướng Cao Lỗ là Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần ?.
    Thạch Thần là vị Thần của vùng phía Tây Thiên hạ như đã giải nghĩa , Đô Lô nghĩa là người đứng đầu tức thủ lãnh – chúa nước Lỗ , Đô chỉ là biến âm của từ ‘đầu’ Việt ngữ , phần còn lại mang tính quyết định là ý nghĩa 2 từ Đại Than trong danh hiệu Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần .
    Thực bất ngờ và vô cùng rõ ràng : theo phép phiên thiết :
    Đại Than thiết Đán .
    ‘Đại Than’ chính là Đán tên tục của ông Cơ Đán hay Châu công Đán .
    Việc xác định được tướng quân Cao Lỗ trong lịch sử Việt Nam chính là ông Châu công Đán của cổ sử Trung hoa là cơn đại địa chấn của Sử học và lịch sử văn minh nhân loại , sự việc lớn đến nỗi khiến thay đổi hoàn toàn cái nhìn về Việt Nam và Trung quốc .

      Hôm nay: 19/4/2024, 11:57 pm