Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Xem lại 1 đoạn trong Kinh Thư . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Xem lại 1 đoạn trong Kinh Thư . Flags_1



    Xem lại 1 đoạn trong Kinh Thư .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Xem lại 1 đoạn trong Kinh Thư . Empty Xem lại 1 đoạn trong Kinh Thư .

    Bài gửi by Admin 14/9/2017, 12:11 pm

    Kinh Thư , thiên Nghiêu điển chép :
    ….Bèn sai ông Hy Hoà Kính theo trời cao , làm lịch làm tượng về mặt trời ,mặt trăng và các vì sao , cẩn thận truyền cho dân về mùa .
    Vua sai ông Hy Trọng đến đóng ở Ngung di, gọi là Dương cốc ,cẩn thận xem từ lúc mặt trời mọc , định các việc làm về mùa xuân .Xem nhật trung tinh Điểu để định tháng trọng xuân…..
    ….lại sai ông Hy Thúc đến đóng ở Nam Giao ( theo ông Tăng tinh Lạp phải thêm vào 3 chữ :viết Minh đô ), định các việc làm mùa hạ , kính cẩn ghi ngày Hạ chí , ngày dài , sao Hỏa khi chập tối thấy ở đỉnh đầu , lấy đó để chính thức định trọng hạ .
    ….sai ông Hoà Trọng đến đóng ở miền tây gọi là Muội cốc , cẩn thận xem từ lúc mặt trời lặn định các việc làm mùa thu ,. xem tiêu trung tinh Hư để định tháng trọng thu .
    ….Lại sai ông Hoà Thúc đến đóng ở Sóc phương , gọi là U đô , xét các việc thay đổi mùa đông xem nhật đoản tinh Mão để chính thức định tháng trọng đông .
    Ta thấy kinh Thư đã chỉ ra mốc giới ở 4 phương thời khởi thủy của Trung hoa là :
    – Miền Ngung di – Dương cốc-mùa xuân , xem lúc mặt trời mọc tức buổi sáng ở phương Đông .
    – Miền Nam giao –Minh đô – mùa Hạ .
    – Miền tây là Muội cốc phía mặt trời lặn – mùa Thu .
    – Miền Sóc phương –U đô – mùa Đông .


    Đây là thông tin rất quan trọng về cương giới của địa lí quốc gia thời vua Nghiêu :
    Vua sai :
    *Ông Hy Trọng đến đóng ở Ngung Di gọi là Dương cốc ý nghĩa rõ ràng đầy đủ là : ông Hy Trọng đi đến miền đất có tên là Ngung Di , dừng lại ở 1 điểm nào đ̣ó quan sát Nhật Nguyệt tinh tú xác định ngày trọng Thu tức Thu phân , đó chỉ là cách nói cổ xưa lấy thời gian làm chủ , ý nghĩa thực sự phải hiểu là xác định tâm điểm vùng đất phía đông của lãnh thổ , điểm mốc ấy gọi (tức định danh) là Dương cốc .
    Tương tự :
    * Ông Hoà Trọng đến đóng ở miền tây gọi là Muội cốc , cẩn thận xem từ lúc mặt trời lặn định các việc làm mùa thu ,. xem tiêu trung tinh Hư để định tháng trọng thu nghĩa đầy đủ là ông hoà Trọng từ kinh đô đi về phía Tây quan sát tinh tú để xác định tâm điểm vùng lãnh thổ phía Tây , Tâm điểm ấy gọi là Muội cốc.
    Nền địa lí cổ dựa vào mặt trời để xác lập 4 phương , trục Đông Tây xác lập bầng hướng mặt trời mọc và lặn .Trục Bắc Nam xác lập bằng khoảng cách đến đường Xích đạo , gần mặt trời hơn thì gọi là hướng Bắc , hướng đối phản xa xích đạo hơn là hướng Nam , nguyên tắc này còn được thể hiện rõ ở Việt Nam , gần xích đạo hơn gọi là đàng Trong , xa hơn gọi là đàng Ngoài .


    Trục Đông Tây thì đã rõ nhưng trục Bắc Nam thì có sự lấn cấn .
    2 từ : Đô chỉ là kí âm của từ Đầu trong tiếng Việt , Cốc là biến âm của Gốc (tương tự như Cái và Gái).
    Sóc phương và Quan phương là tên gọi cổ xưa của trục Bắc – Nam , Quan chỉ là từ chuyển ngữ của Nom – nhìn , Nom biến âm là Nam và theo Dịch học phương Nam quẻ Cấn tượng là núi – non , Non đọc thành Nan . Sóc là biến âm của Sách số 7 , trong Hà Thư 7 nut́ số ở về phía Xích đạo , Sóc cũng là biến âm của Xích trong Xích đạo nghĩa là đường đi của Mặt trời . Xin lưu ý người Tàu vẫn chú giải Sóc phương là phương Bắc nhưng phải lưu ý là phương Bắc cổ xưa dựa theo Dịch lí không phải là phương Bắc hiện nay (Bắc – Nam đã lộn ngược) .
    Sự kiện : Đất Nam Giao nguyên bản không có chữ viết …đề sau đó ông Tăng tinh Lạp thêm vào 3 chữ :viết Minh đô cho trọn đã chỉ ra có sự lận cấn ở đây .
    Tại sao lại lấn cấn phải chăng vì có gì đó không thực hay bị sửa đổi ?.


    Xin đăng lại 1 đoạn trong bài viết trước :
    Nơi đền thờ quốc tổ Hùng vương ở Phú thọ có câu đối nói rõ về Minh đô trung tâm Giao chỉ quê hương người Việt :
    Vế phải: “Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”.
    Vế trái: “Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, Tam giang khâm đái thượng triều tôn”.
    Và trong tác phẩm Việt Nam khai quốc (The birth of Vietnam) sử gia Keith Taylor viết Mê linh chính là Đất mà vua Hùng đã khai sinh nước Việt cổ : “Theo Việt Sử Lược, lịch sử Việt Nam bắt đầu khi có một ”dị nhân” ở Mê Linh dùng pháp thuật để liên kết tất cả những bộ lạc dưới quyền mình, rồi dị nhân xưng hiệu là Hùng Vương và đặt tên nước là Văn Lang” , thông tin này hoàn toàn phù hợp với chứng tích khảo cổ học cho thấy rằng vào khoảng thế kỷ 7 trước Công Nguyên (TCN), những nền văn hoá khác nhau ở Bắc Việt được thống nhất lại dưới ảnh hưởng của văn hoá Đông Sơn bắt nguồn từ vùng Mê Linh.
    Nghiên cứu Việt Điện U Linh Tập, Keith Taylor còn cho là : Thủy Tinh không phải là một kẻ xâm lăng ngoại lai, mà lại chính là bạn thân của Sơn Tinh và cả hai bên đều cùng sống ẩn tích tại Mê Linh , Sử thuyết họ Hùngđã trưng nhiều bằng cớ chứng minh Sơn tinh chính là vua Vũ tổ nhà Hạ.
    Sử Việt nam cũng chép Mê linh là thủ đô nước Việt cổ của Trưng vương trong 3 năm độc lập ngắn ngủi .


    Mê linh có phải là 1 địa danh , là kinh đô của nước ngàn năm văn hiến mà không nghĩa ngọn gì sao ?.
    Phép phiên thiết cho : mê linh thiết Minh , minh là sự sáng thì ra kinh đô Mê linh chính là Minh đô trong tư liệu cổ xưa .
    Nếu Nam Giao là Giao chỉ như lối hiểu của người Tàu thì ông Tăng tinh lạp hoàn toàn đúng , Minh đô là trung tâm Giao chỉ không còn gì phải bàn ,
    Trước đây Sử thuyết Hùng Việt vẫn cho rằng nếu đảo ngược Bắc Nam tương ứng với các Dịch tượng thì tâm điểm của Nam Giao (chỉ) là U đô và tâm của Sóc phương là Minh đô , nay xem xét lại kĩ hơn thì nhận ra điểm không xác thực đã gây ra sự lấn cấn của các ‘cạo sử’ gia …
    Người Tàu cố ý gán cho Nam Giao nghĩa là đất Giao chỉ ở phía Nam Trung quốc là nhằm thủ tiêu thông tin ‘Giao chỉ là chỗ giữa’ tức trung tâm Thiên hạ mang ngay trong tên gọi .


    Xem lại 1 đoạn trong Kinh Thư . Hinh-1

    Xét theo lẽ thường thì phải có trung tâm rồi thì mới có 4 miền đất ở 4 phương . Đoạn sách của kinh Thư dẫn trên là nói đến việc đế Nghiêu từ đất Trung tâm phái quần thần đi xác định cương giới 4 phương chung quanh . Phải có Giao chỉ đất giữa rồi mới có thể có đất Nam Giao hay rõ hơn là Nam Giao chỉ .

    Về 2 hướng Bắc Nam đoạn kinh Thư dẫn trên phải sửa lại cho xác thực ;

    ….lại sai ông Hy Thúc đến đóng ở Nam Giao (chi)̉ gọi là U đô , xét các việc thay đổi mùa đông xem nhật đoản tinh Mão để chính thức định tháng trọng Đông .
    …Lại sai ông Hoà Thúc đến đóng ở Sóc phương , …khuyết , định các việc làm mùa Hạ , kính cẩn ghi ngày Hạ chí , ngày dài , sao Hỏa khi chập tối thấy ở đỉnh đầu , lấy đó để chính thức định trọng Hạ .


    Trong nền địa lí cổ Thiên Hạ thì đất Giao chỉ là chỗ Giữa , vùng nay là Quảng Tây là đất phía Nam của Giao chỉ , Nam Giao nói trong Kinh Thư là đất này . Tên cũ của Quảng Tây là đất Lâm , Lâm chỉ là biến âm của Nam – Lam tiếng Việt , cửa của Giao chỉ quay về hướng ấy gọi là Nam quan . Rất dễ nhận ra cái sai của người Tàu vì theo sử của chính họ thì tới tận nhà Thương đám con Giời …ơi mới vượt được Hoàng hà xuống bờ Nam hỏi làm sao trước đó ít ra cũng hơn ngàn năm thời đế Nghiêu làm gì đã biết đến đất Giao chỉ ở phương Nam ? .
    Tâm điểm U đô của đất Nam Giao tức Quảng Tăy ngày nay chính xác là Ô đô , ô tiếng Việt là màu đen như ngựa ô, quạ ô là con ngựa đen quạ đen . Đen là sắc của phương Nam xưa (nay lộn ngược gọi là Bắc) . Ô biến âm thành Âu rồi âu phiên thiết thành ra Ai lao , Ai lao di là tên gọi những người sống ở miền Tây Nam Trung quốc ngày nay , đây cũng chính là tộc Âu của nước Âu – Lạc triều An Dương vương .
    Dựa vào ý nghĩa mang trong chính địa danh ; Về Phía đông của thời khởi thủy Trung hoa người ta dễ dàng nhận ra là vùng Quảng Đông Trung quốc hiện nay với các dấu vết ngôn ngữ :
    – Ngung di bảo lưu trong tên gọi thành Phiên Ngung là Quảng châu ngày nay .
    – Dương cốc còn dấu vết ở Dương thành cũng ở Quảng châu ngày nay , Dương thành này chính là kinh đô thứ 3 của nhà Hạ .
    – Nam Giao (chi)̉ trung tâm là U đô là đất của chi Âu – Ai lao di, đã tạo thành nước Âu – Lạc của An Dương vương .
    Và sau cùng Mê linh thiết Minh là bằng chứng rõ ràng để xác định : đất Mê linh ở Phú thọ ngày nay chính là Minh đô đã viết trong kinh Thư . Minh đô là địa danh xác thực , Minh ở đây là danh từ riêng , với bằng chứng này thì không còn là sự liên tưởng mơ hồ …Minh đô kinh đô ánh sáng chung chung nào đó (̣minh – sáng là tính từ) ; Minh đô – Mê linh đô là trung tâm đất nước từ thời vua Hùng đã thành hiện thực lịch sử không thể nào bác bỏ .
    Với những địa danh đã xác định được như trên Xét ra thì đất Giao chỉ xưa tức vùng Bắc và Bắc Trung Việt ngày nay cùng với đất 4 chung quanh chính là cái nôi của Trung hoa
    (như đang gọi) và lịch ̉sử Trung hoa con cháu Tam hoàng – Ngũ đế thực ra là phần cổ sử của Việt Nam ngày nay.
    Lưu ý : nước Trung hoa ngày nay lập năm 1911 – 1912 của 5 tộc Hán Mãn Hồi Mông Tạng thường gọi là Trung quốc hoàn toàn không phải là Trung hoa lịch sử con cháu của Tam hoàng – Ngũ đế .

      Hôm nay: 28/3/2024, 7:24 pm