Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Đền Đồng Cổ thờ ai? Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Đền Đồng Cổ thờ ai? Flags_1



    Đền Đồng Cổ thờ ai?

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Đền Đồng Cổ thờ ai? Empty Đền Đồng Cổ thờ ai?

    Bài gửi by Admin 5/8/2017, 10:13 am

    HOÀNG TUẤN CÔNG – nguồn http://nongnghiep.vn/den-dong-co-tho-ai-post159518.html

    Không ít tài liệu sách báo, phương tiện thông tin đại chúng và rất nhiều người cho rằng “Đồng Cổ từ” ở Yên Định (Thanh Hóa) và quận Tây Hồ (Hà Nội) là hai ngôi đền thờ thần Trống Đồng.

    Đền Đồng Cổ thờ ai? 45725969152625592_ww490

    Đền Đồng Cổ (Hà Nội) – Ảnh: Đăng Định

    Bài “Thờ trống đồng ngay giữa Thăng Long” (Báo Văn hóa – Thể thao) viết: “Trống đồng đã đi vào thư tịch, truyền thuyết, lịch sử và… được ông cha ta dựng đền, miếu để thờ. Theo PGS Trịnh Sinh, hiện nay ở nước ta còn 2 địa phương có di tích thờ trống đồng (thần Đồng Cổ) là Hà Nội và Thanh Hóa (…) thần Đồng Cổ là sự hóa thân của di vật thiêng quý, nên nhiều nơi đã lập đền, miếu, đình thờ và mở hội thề”.
    Bài “Đền Đồng Cổ (Kẻ Bưởi)” (Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam) viết: “Đền Đồng Cổ thờ thần Trống Đồng, được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào năm 1028 tại thôn Nam, Đông Xã, Yên Thái.”… Và rất nhiều tài liệu sách báo khác.
    Sự nhầm lẫn này đã tồn tại hàng chục năm qua, và được tuyên truyền, “dĩ hư truyền hư” rộng rãi trong dịp Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
    Vậy sự thực, đền Đồng Cổ thờ ai?
    Lần giở lại các thư tịch cổ ghi chép về đền Đồng Cổ, chúng ta sẽ thấy không hề có tài liệu nào nói đền thờ thần Trống Đồng.
    Sách “Việt điện u linh” (Lý Tế Xuyên), biên soạn năm 1329, ghi chép về đền Đồng Cổ với cái tên được sắc phong và gia phong “Minh chủ linh ứng bảo hựu Đại vương”. Sách này viết: “Theo truyện Báo cực chép: Vương là thần núi Đồng Cổ. Khi xưa, Lý Thái tông còn là thái tử, phụng mạng vua cha là Thái tổ, đem binh đi đánh Chiêm Thành (1020), đến Trường Châu, đóng quân tạm nghỉ. Canh ba đêm ấy, trong cõi mông lung, nhà vua chợt thấy một dị nhân, thân cao 8 thước, mày râu cứng nhọn, mặc chiến bào, tay cầm binh khí, đến trước cúi đầu tâu rằng: “Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin thái tử sang đánh phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc, lập chút công nhỏ”.(tr. 83- NXB Văn học – 1972)
    “Lĩnh Nam trích quái” (Vũ Quỳnh-Kiều Phú) chép: “Thần núi Đồng Cổ là linh thần thượng đẳng ở nước ta. Núi ở xã Trì Nê thượng, huyện Yên Định. Khi Lý Thái tông còn là Thái tử đi đánh Chiêm Thành tới Trường Châu, đêm quá canh ba mộng thấy một dị nhân mặc giáp phục, tự xưng là sơn thần nghe vua Nam chinh xin theo quân vua lập chiến công. Vua nhớ rõ những lời nói chuyện trong mộng”(tr.149- NXB Văn học – 1990).
    “Thanh Hóa kỷ thắng” (Bản chữ Hán VHv.1242) viết về đền Đồng Cổ: “…Trong đền thờ thần có trống đồng (…). Nguyên thần là tinh khí của trái núi, rất linh ứng. Xưa Hùng vương đi đánh Chiêm Thành trú binh dưới chân núi Khả Lao, đêm mộng thấy thần nhân nói rằng:
    – Nguyện được đem trống đồng đi phù trợ vương chiến thắng.
    Đến khi lâm trận, cứ nghe trong không trung mơ hồ âm thanh của trống đồng và đao kiếm. Quả nhiên thu được toàn thắng (…). Đến thời Lý Thái tổ, người Chiêm Thành xâm phạm bờ cõi. Khi ấy, Thái Tôn đang là Thái tử. (….) Canh ba, vua mộng thấy một người dáng dấp rất to lớn, mình mặc chiến bào, tay cầm bảo kiếm nói rằng:
    – Ta là thần núi Đồng Cổ, nay nghe Thánh giá nam chinh, nguyện đi theo lập công.
    Vua đồng ý cho. Đến khi tỉnh dậy, vua lệnh cho làm bài vị để trong kim xa. Bề tôi theo đó mà làm, quả nhiên đến sau thu được toàn thắng”.
    “Đồng Cổ miếu bi ký” 銅鼓廟碑記 (Bia miếu Đồng Cổ) viết: “Trong thung lũng núi có miếu cổ, thờ thần núi” (中有古廟奉事山神-Trung hữu cổ miếu, phụng sự sơn thần). Bia này còn cho biết “Năm Canh Thân (1800) bỗng ở phía sông Nam Ngạn được một chiếc trống đồng (…) quan đặc sai Đốc trấn Thanh Hoa bèn đem trống đồng mới được, tặng lại miếu thần để xuân thu tế tự, giúp thêm NHẠC KHÍ cho miếu thần”.
    Vì có công lớn nên vua Lý Thái Tông rước thần núi Đồng Cổ về Thăng Long để thờ. Sau này thần báo mộng cho vua Lý tránh được loạn “tam vương” và được phong là “Thiên Hạ Minh Chủ”. “Lịch triều hiến chương loại chí” (Phan Huy Chú) viết: “… trước một ngày, vua nằm chiêm bao thấy một người tự xưng là thần núi Đồng Cổ bảo vua rằng: “Vũ Đức, Đông Chinh và Dực Thánh sắp làm loạn, phải đem quân đánh ngay đi”. Vì thế mà đã cảnh bị sẵn, mới dẹp loạn được. Đến đây, vua phong cho thần Đồng Cổ tước vương và sai làm miếu thờ ở bên hữu thành Đại La, sau chùa Thánh Thọ”.
    Như vậy, núi Đồng Cổ vốn có tên là Tam Thai, hoặc núi Khả Lao. Sau khi Thần núi Tam Thai dùng binh khí là trống đồng phù trợ vua Hùng chiến thắng, vua đã đổi tên núi thành núi Đồng Cổ (núi Trống Đồng) và lập miếu thờ “Đồng Cổ sơn thần” (Thần núi Đồng Cổ). “Đồng Cổ từ” 銅鼓祠 (Đền Đồng Cổ) chỉ là cách gọi tắt của “Đồng Cổ Sơn từ” 銅鼓山祠 (Đền Núi Đồng Cổ).
    Do không tìm hiểu thần tích, lại thấy bên trong miếu có chiếc trống đồng (vốn được cung tiến làm đồ tế khí) nên nhiều người, kể các các nhà nghiên cứu nhầm tưởng đền này thờ thần trống đồng, rồi liên tưởng đến tín ngưỡng thờ thần trống đồng. Xem cách bài trí trong đền thờ Thần Đồng Cổ (cả ở Thanh Hóa và Hà Nội) thì chiếc trống được đặt ở trên giá thấp, phía dưới nền gạch, trước bàn thờ Thần núi Đồng Cổ. Nếu là thờ “thần Trống Đồng” hẳn chiếc trống phải được bày ở vị trí cao, trang trọng nhất, thay cho tượng.
    Thế là, thay vì tưởng nhớ công lao phù trợ, đánh đuổi giặc ngoại xâm của thần núi Đồng Cổ-Tinh khí chung đúc của núi sông, người ta lại cúi đầu khấn vái và tụng ca cái trống đồng-nguyên là thứ binh khí lúc xung trận của ngài. Làm như vậy khác nào thay vì thờ phụng và ngợi ca Thánh Gióng, lại đi thờ cái gậy sắt hoặc bụi tre ngà – một thứ vũ khí đánh giặc của ông! (Nhầm lẫn tên đền với tên thần còn được PGS Vũ Ngọc Khánh đưa vào sách “Địa chí Thanh Hóa”).
    Cũng từ sai lầm này mà Hội Cổ vật Thanh Hoa đã từng làm lễ rước 100 cái trống đồng mới đúc lên đền thờ này để xin “thần Trống Đồng” nhập linh, trước khi đem ra Thăng Long cung tiến (!)


    Góp ý của Hùng Việt sử quán

    Đền Đồng Cổ thờ ai?
    Bài của tác giả Hoàng Tuấn Công cho rằng các đền Đồng Cổ ở Thanh Hoá và Hà Nội không phải là thờ thần trống đồng mà là thờ thần núi Tam Thai hay núi Khả Lao. Xin bàn thêm về ý kiến này.
    Trong thần điện Việt không có “thần núi” với nghĩa là quả núi được tôn lên thành thần. Người Việt không thờ những vật thiên nhiên làm thần, mà chỉ tôn thờ những nhân vật có thật làm thần. Những cái tên gọi kiểu Thần núi, Thần sông… là chỉ “chức danh” của các vị thần, hay của các nhân vật có thật được tôn vinh. Nó tương tự như có ông Chủ tịch phường nhưng ông ta là người thật chứ không phải là “cái phường” được tôn làm Chủ tịch.
    Hiểu như vậy thì Đồng Cổ Sơn thần đúng là một vị thần núi, nhưng là một nhân vật lịch sử được đảm nhận vai trò làm thần ở núi Đồng Cổ. Nhân vật đó là ai?
    Trong bài có dẫn sách “Thanh Hóa kỷ thắng”: “…Trong đền thờ thần có trống đồng (…). Nguyên thần là tinh khí của trái núi, rất linh ứng. Xưa Hùng vương đi đánh Chiêm Thành trú binh dưới chân núi Khả Lao, đêm mộng thấy thần nhân nói rằng:
    – Nguyện được đem trống đồng đi phù trợ vương chiến thắng.”
    Như thế vị thần Đồng Cổ này đã có từ thời Hùng Vương, dùng trống đống trợ vua đánh giặc Chiêm Thành.
    Chiếu theo dòng sử mới thì vị thần trồng đống chính là Cao Lỗ. Phân tích từ ngữ ta thấy Khả Lao và Cao Lỗ là tương đồng:
    – Khả = Cả = Cao
    – Lao = Lão = Lỗ, vốn là từ chỉ nước Lào hay nước Lỗ xưa.
    Khả Lao hay Cao Lỗ nghĩa là vị thủ lĩnh đứng đầu nước Lỗ hay nước Lào.
    Vị trí nước Lỗ xưa là vùng lưu vực sông Mã, tức là phần Bắc Lào và vùng Thanh Hóa ngày nay. Đó cũng là nơi có thần Đồng Cổ và có những nơi sản xuất trống đồng xa xưa ở Đông Sơn.
    Như vậy Đồng Cổ Sơn Thần chính tướng quân Cao Lỗ hay vị thái sư Chu Công của nhà Chu.


    Văn Nhân xin góp thêm :

    Ý của Hùng Việt sử quán nếu liên hệ với bài “Tướng Cao Lỗ và ông Châu công Đán” . thì rất ứng hợp .
    …1 hướng suy nghĩ khác …rất có thể chuyện Châu công chế NỎ thần là sự cố ý biến đổi đi nhằm che lấp việc nhà Châu chế tạo trống Đồng . NỎ chỉ là biến âm của NỔ .
    Kinh Dịch có câu : Lôi xuất địa phấn Dự, tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.
    ‘Lôi xuất địa phấn Dự“ phải dịch là ‘Sấm NỔ trên đất là tượng quẻ DÃ’ mới sát nghĩa . dã ở đây là từ Việt như trong dã gạo . Sấm nổ trên đất và được dùng như 1 nhạc khí để tế thượng đế thì rõ ràng là nói đến trống Đồng , giới nghiên cứu hiện nay đã thừa nhận trống Đồng là linh khí có xuất sứ ở vùng giáp giới : Giao Chỉ xưa và Vân Nam – Quảng Tây ngày nay , thời điểm chế tác trống Đồng sớm nhất là vào khoàng 1100 năm trước công nguyên . Địa phận này chính là đất của nhà Châu theo Sử thuyết Hùng Việt …

      Hôm nay: 19/4/2024, 12:28 pm