Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa: nhận định của Sử thuyết Hùng Việt Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa: nhận định của Sử thuyết Hùng Việt Flags_1



    Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa: nhận định của Sử thuyết Hùng Việt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa: nhận định của Sử thuyết Hùng Việt Empty Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa: nhận định của Sử thuyết Hùng Việt

    Bài gửi by Admin 12/6/2017, 11:05 am

    Bách việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/

    Trong bài trích từ sách của tác giả Lâm Thị Mỹ Dung đã dẫn một số ý kiến của các học giả, chủ yếu là các nhà khảo cổ học, bàn về mối liên hệ giữa nền văn hóa Sa Huỳnh với quốc gia Lâm Ấp và Chămpa. Sau đây là một số nhận xét theo Sử thuyết Hùng Việt giúp giải tỏa những vướng mắc trong mối quan hệ phức tạp của giai đoạn hơn 1000 năm lịch sử phương Nam này.
    Trước hết là các học giả đều nhất trí, với sức sản xuất của nền văn hóa Sa Huỳnh, không kém gì văn hóa Đông Sơn, thì khu vực này chắc chắn đã phải xuất hiện “Nhà nước”. Nhưng tại sao sử sách không hề ghi chép gì về một nhà nước nào đã tồn tại ở miền Trung Việt Nam vào thời kỳ trước Công nguyên (niên đại của văn hóa Sa Huỳnh)?


    Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa: nhận định của Sử thuyết Hùng Việt Chien-quoc

    Vị trí các nước thời Chiến Quốc theo Sử thuyết Hùng Việt.

    Sử thuyết Hùng Việt giải đáp rõ ràng câu hỏi này. Khu vực miền Trung Việt cũng như miền Bắc Việt vào thời kỳ Đông Sơn – Sa Huỳnh đã hình thành các nhà nước quân chủ với trình độ phát triển cao. Đây là thời kỳ mà Hoa sử gọi là thời Xuân Thu Chiến Quốc. Các nhà nước lúc này chính là các nước chư hầu của Trung Hoa, bao phủ trên toàn cõi Đông Nam Á. Cụ thể:
    – Bắc Việt lúc đó là đất của nhà Đông Chu, nơi có thành Lạc Dương ở Cổ Loa của thiên tử Chu.
    – Bắc Trung Bộ (Thanh Nghệ) và Tây Bắc – Lào là đất của nước Lỗ. Nước này vốn là đất phong của Chu Công Đán, quê hương của Khổng Tử, Lỗ Ban.
    – Khu vực quãng từ Quảng Bình đến Nha Trang là đất của nước Yên, hoặc còn có tên khác là nước Cam. Cam = Chàm = Chiêm. Hoặc Cam Yên thiết Chiêm. Dấu vết của nước này là địa danh Cam Ranh – ranh giới phía Nam nước Cam. Hoặc trong cái tên An Chiêm mà Trần Nhân Tông từng gọi khi ông đi thăm khu vực Khánh Hòa. Nước này vốn là đất phong của Thiệu Công Thích, vị đại thần lập quốc của nhà Chu.
    – Phía Nam của Cam Ranh là nước Phan với các địa danh Phan Rang (Phan Ranh), Phan Thiết… Sử cũ gọi là Phù Nam vì Phù Nam thiết Phan. Đây là nước không thấy nhắc đến trong thời Chiến Quốc, nhưng là đất phong của Tất Công họ Phan, vị quân chủ thứ 3 của Đông Đô nhà Chu. Sử Việt gọi là Phan Tây Nhạc.
    Khoảng giữa thời kỳ Sa Huỳnh và Lâm Ấp các nhà khảo cổ biết rõ là có sự xen lẫn thời kỳ các hiện vật “Hán” phương Bắc. Tuy nhiên, sự xen lẫn này không phải bắt đầu vào thời Hán (dù là Tây Hán) mà trước đó 1 triều đại. Nhà Tần đã tấn công diệt Đông Chu từ năm 256 TCN dưới thời Tần Chiêu Tương Vương. Sau đó Tần Thủy Hoàng tiếp tục diệt các nước Lỗ và Yên ở phía Nam. Biên giới phía Nam nhà Tần khi thống nhất lục quốc đã tới miền “Bắc Hộ”, miền nhà cửa quay về hướng Bắc, tức là vùng Nam Trung Bộ Việt. Có thể Tần chưa chiếm tới vùng đất Phan ở xa hơn nữa về phía Nam.


    Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa: nhận định của Sử thuyết Hùng Việt Cac-quan-thoi-tan

    Các quận cực Nam của nhà Tần.

    Trên khu vực này Tần đặt ra các quận gồm:
    – Lấy đất Đông Chu đặt thành quận Tam Xuyên hay Long Xuyên, là vùng Bắc Bộ Việt và một phần Quảng Tây.
    – Nước Lỗ và một phần phía Bắc nước Yên xưa thành quận Lang Gia (Lang Gia thiết La = Lỗ).
    – Hậu duệ nhà Chu được ân sủng đặc biệt của Tần đế, ban cho một vùng đất để sinh sống gọi là Đông Chu quân. Vùng đất này có thể chính là thành Châu Sa (Sa là thủ lĩnh, Châu = Chu) ở Quảng Ngãi.
    Cũng vì khu vực Trung Bộ đã thuộc nhà Tần nên sang thời nhà Triệu vùng đất này thuộc luôn về đất của Nam Việt. Ta không hề thấy các vua Triệu cần phải đánh đấm gì ở phía Nam cả mà vẫn có vùng “Nhật Nam” sau đó ở Trung Bộ Việt. Các hiện vật khảo cổ khẳng định giai đoạn “thuộc Hán” hiện diện trên khu vực văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Bộ.
    Sang đến giai đoạn Lâm Ấp, có điểm quan trọng phải làm rõ. Các sử gia hiện tại đang hết sức sai lầm khi cho rằng Khu Liên khởi nghĩa và lập nước Lâm Ấp chỉ là khu vực Nam Trung Bộ. Chỉ cần điểm qua vài thông tin về khởi nghĩa Khu Liên cũng thấy sự thật không phải thế. Nơi Khu Liên khởi nghĩa được Thiên Nam ngữ lục chép là Tượng Quận. Các tài liệu khác gọi là vùng Tượng Lâm. Khởi nghĩa của Khu Liên đã giết cả thứ sử Giao Châu là Chu Phù. Như vậy Khu Liên không thể khởi nghĩa ở tận Nam Trung Bộ vì ở đó làm gì có Tượng Quận và làm gì có thứ sử Giao Châu nào ở tít trong đó. Khởi nghĩa Khu Liên thực chất nổ ra ở giữa vùng Tượng Quận – Quế Lâm, tức là từ đó đổ về Nam là đất của Lâm Ấp, bao gồm cả Giao Châu, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
    Chỉ khi nhận ra điểm kết nối này thì mới giải thích được tính liên tục của văn hóa Sa Huỳnh sang Lâm Ấp. Toàn bộ khu vực phương Nam từ vùng Tượng – Lâm ở Quảng Tây kéo dài xuống tới miền Bắc Hộ xưa của nhà Tần là nước Lâm Ấp của Khu Liên. Khu Liên mất, lịch sử Lâm Ấp lúc này mới tách dòng. Ở phía Bắc (Giao Châu) người kế tục Khu Liên là Sĩ Nhiếp, được nhà Hán buộc phải công nhận là thứ sử Giao Châu 7 quận gồm cả vùng Quảng Đông, Quảng Tây. Phần Tây Bắc và có thể cả Bắc Trung Bộ thuộc một thủ lĩnh khác trong cùng liên minh Lâm Ấp là Mạnh Hoạch.


    Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa: nhận định của Sử thuyết Hùng Việt Lam-ap

    3 phần của Lâm Ấp thời hậu Khu Liên.

    Ở phần cực Nam của Lâm Ấp, Sĩ Nhiếp giao cho con của mình là Phạm Hùng cai quản. Tộc phả họ Phạm ở Quảng Ngãi chép là Đại lang Phạm Duy Hinh, con Phạm Duy Minh ở Đằng Châu (Giao Châu), làm vua cai quản tại thành Châu Sa – Quảng Ngãi.
    Các nhà khoa học đã nhận định rất chính xác rằng Lâm Ấp ban đầu vốn là một quốc gia nói tiếng Nam Á, thuộc dòng Âu Lạc (xem bài đã dẫn của Lâm Thị Mỹ Dung). Bởi vì Lâm Ấp do Phạm Hùng cai quản hiển nhiên là dùng tiếng như ở Giao Châu (Phạm Hùng là con của Sĩ Nhiếp – Phạm Tu).
    Một phát hiện gần đây cho biết Sĩ Nhiếp là một tu sĩ theo đạo Bà La Môn, thờ Tứ pháp, là đặc tính của thần Đế Thích – Indra trong Bà La Môn giáo. Khu vực mà Phạm Hùng cai quản do vậy cũng theo đạo này. Rất có thể cái tên Indrapura (chỉ phần đất/tộc người phía Bắc Chiêm Thành) là bắt nguồn từ tên thần Indra của Bà La Môn.
    Sau khi Sĩ Nhiếp mất, Giao Châu thuộc về nhà Đông Ngô của Tôn Quyền. Hậu duệ của Sĩ Nhiếp bị Tôn Quyền phế bỏ. Với sự phát triển của dòng Thiền Phật giáo như Khương Tăng Hội ở Luy Lâu thì Giao Châu chuyển sang tín Phật. Trong khi đó khu vực còn lại của Lâm Ấp xưa ở Nam Trung Bộ do họ Phạm nắm giữ, không thuộc Đông Ngô, vẫn tiếp tục truyền thống cũ của đạo Bà La Môn. Chỉ từ lúc này khái niệm Lâm Ấp mới dùng để chỉ riêng vùng Nam Trung Bộ Việt.
    Họ Phạm ở Nam Trung Bộ sau đó nhiều lần tiến đánh đòi lại đất đai cha ông ở miền Bắc, cũng như mở rộng thêm các diện tích xa hơn về phía Nam. Lâm Ấp họ Phạm tồn tại mãi tới khi tướng Tùy là Lưu Phương dẫn quân tiến đánh năm 605 mới tạm chấm dứt. Cho tới lúc đó rõ ràng ngôn ngữ chính của Lâm Ấp là tiếng Việt – Nam Á.
    Cần nói thêm rằng Nam Trung Bộ Việt là nơi hội tụ các ngôn ngữ của cả 2 dòng Nam Á và Nam Đảo rất sâu rộng. Ở đây (như trên Tây Nguyên) có thể bắt gặp các tộc người sống ngay cạnh nhau nhưng thuộc 2 nhóm ngôn ngữ khác nhau này. Đồng thời, tuy gọi là khác nhau nhưng mức độ hòa lẫn, giao thoa của các ngôn ngữ địa phương này lại rất lớn. Ngay tiếng Chăm ngày nay cũng có rất nhiều yếu tố Nam Á. Phải nói rằng Nam Trung Bộ là nơi xuất phát gốc của cả 2 dòng ngôn ngữ Nam Á và Nam Đảo. Vì thế, ở đây không thể hoàn toàn dùng ngôn ngữ để xác định lịch sử hay dân tộc được, khi không thể phân biệt đâu là Nam Á, đâu là Nam Đảo trong ngôn ngữ, ai là ngọn, ai là gốc.
    Dù như thế nào thì từ góc nhìn của Sử thuyết Hùng Việt văn hóa Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa là sự tiếp nối và phát triển liên tục. Chính sự phát triển theo tiến trình của lịch sử mới dẫn đến những phân hóa về dân tộc và ngôn ngữ như ngày nay. Nhưng tất cả tộc Chăm và Việt vốn đều cùng một nguồn gốc ban đầu. Vùng Trung Bộ Việt vốn là đất phong Lỗ, Yên, Tề, Phan của những đại công thần lập quốc của nhà Chu. Tức là tất cả cùng một bà mẹ Âu Cơ sinh Bách Việt dưới thời thiên tử Chu của thiên hạ Trung Hoa.

      Hôm nay: 28/3/2024, 5:58 pm