Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa Flags_1



    Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa Empty Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa

    Bài gửi by Admin 12/6/2017, 11:03 am

    nguồn http://báchviệt18.vn/

    Trích sách SA HUỲNH – LÂM ẤP CHĂMPA của Lâm Thị Mỹ Dung (2017).

    Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa Ltmd

    1.2. Quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa: Kết quả nghiên cứu và vấn đề.
    … Bàn về những mối quan hệ Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa sớm đã có trên mười ý kiến và cũng khoảng chừng nấy đánh giá về chuỗi văn hóa – lịch sử Sa Huỳnh – Lâm Ấp – Chămpa, tựu trung lại chúng có thể được nhóm vào hai dạng nhận định chính, dạng thứ nhất cho rằng Lâm Ấp – Chămpa có nguồn gốc từ Sa Huỳnh và dạng thứ hai thì ngược lại.
    Dạng thứ nhất: Đây là những ý kiến thiên về sự chuyển tiếp rõ ràng từ thời Sa Huỳnh sang thời Lâm Ấp – Chămpa. Đại bộ phận các nhà khoa học đại diện cho ý kiến này chủ yếu dựa vào quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, lôgic sử học… nhưng chưa đưa ra được nhiều những tài liệu khảo cổ học cụ thể do tình trạng thiếu vắng nghiên cứu khảo cổ học cư trú Chămpa những năm trước đây.
    Hà Văn Tấn là người đại diện tiêu biểu cho ý kiến về dòng chảy văn hóa nối tiếp và liên tục giữa Sa Huỳnh và Chămpa khi ông cho rằng chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh nói tiếng Nam Đảo hay Mayo-Polynesien và văn hóa Sa Huỳnh kéo dài đến giáp Công nguyên. Nước Lâm Ấp của Khu Liên thành lập vào cuối thế kỷ 2 theo thư tịch cổ Trung Hoa theo ông chắc chắn là Chămpa, quốc gia của người Chăm, những chứng cứ khác là tấm bia Võ Cạnh đề cập đến quốc gia với người sáng lập là Sri Mara. Hà Văn Tấn cho rằng không thể đồng ý với quan điểm cho rằng người Chăm đã đuổi cư dân Sa Huỳnh đi để lập ngay các quốc gia của mình, theo ông, cách giải thích hợp lý nhất là cho rằng chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh là tổ tiên trực tiếp của những cư dân đã xây dựng các quốc gia Chămpa. Vào khoảng gần Công nguyên, cư dân Sa Huỳnh nói một thứ ngôn ngữ Nam Đảo không khác nhiều lắm thứ tiếng Chăm trên bia Đông Yên Châu thế kỷ thứ 4, nhưng trong khu vực văn hóa Sa Huỳnh, còn có những nhóm Nam Á cổ mà sự tiếp xúc lâu dài với các ngôn ngữ này đã làm cho tiếng Chàm có nhiều yếu tố Nam Á.
    Đáng lưu ý là ý kiến sau đây của ông…: “Sức sản xuất của cư dân Sa Huỳnh không kém gì Đông Sơn. Phải chăng từ trong lòng văn hóa Sa Huỳnh, Nhà nước đã xuất hiện? Và quốc gia Chăm mà Khu Liên đã lập nên, phải chăng chỉ là sự tái sinh, sau một thời kỳ bị người Hán xâm chiếm? và phải chăng quốc goa Chàm ở phía Nam đèo Cù Mông, nơi quá xa sự khống chế của người Hán, là bộ phận vẫn tiếp nối nhà nước thời Sa Huỳnh?”…
    Những ý kiến nhận định dạng thứ hai:
    Diệp Đình Hoa trong nhiều bài nghiên cứu của mình luôn kiên trì quan điểm Trung và Nam Trung bộ thời sơ sử thuộc không gian văn hóa Việt cổ và chủ nhân của Lâm Ấp là một bộ phận người Âu Lạc, Chămpa sau đó thay thế Lâm Ấp. Theo ông:
    i. Đất Việt Thường thị thời Hùng Vương là vùng Nghĩa Bình – Phú Khánh (…).
    ii. Gốc nguồn của cư dân Lâm Ấp – Hoàn Vương liên quan đến những người Lạc Việt. Sau khi Âu Lạc bị diệt thì chỉ còn một bộ phận nhỏ của cư dân quận Nhật Nam giữ được vị trí độc lập của mình qua sự thành lập nước Lâm Ấp. Trước sự bành trướng xâm lược của phong kiến phương Bắc, chỉ có cư dân Văn Lang ở huyện cuối cùng của quận Nhật Nam là giữ được độc lập của mình qua sự thành lập nước Lâm Ấp;
    iii. Nhà nước Chămpa thay thế nhà nước Lâm Ấp và sự phát sinh, hưng thịnh của vương quốc Chămpa đã làm cho lớp cư dân này (tức cư dân Lạc Việt, chủ nhân của Lâm Ấp) lên vùng Tây nguyên hoặc đi ra vùng biển cả mênh mông. Tuy vậy, theo ông vẫn có mối liên hệ giữa Lâm Ấp với Chămpa vì những thành tựu mà người Lâm Ấp, cư dân cũ của quận Nhật Nam thời Hùng Vương, tiếp thu từ Ấn Độ, sau này đã được vương quốc cổ Chiêm Thành phát huy một cách sáng tạo…
    “Không ít người thường có nhận định văn hóa Sa Huỳnh là nguồn gốc trực tiếp của văn hóa Chămpa, nhưng thực tế khảo cổ học với sự kết thúc của văn hóa Sa Huỳnh còn có một khoảng cách vài thế kỷ mới đến sự hình thành vương quốc Chămpa. Đây chỉ là thời kỳ liên minh, liên hợp của nhiều tiểu quốc có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Những cư dân của các tiểu quốc này có thể là người tiền Chămpa, hoặc những người thuộc ngữ hệ Nam Á, có những nhóm chịu tác động của Trung Quốc, có những nhóm chịu ảnh hưởng của Ấn Độ” (Diệp Đình Hoa)…
    Ý kiến của Nguyễn Duy Hình:… địa bàn của Lâm Ấp chủ yếu phân bố từ Hoành Sơn đến đèo Cả. Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận không thuộc nước Lâm Ấp mà chỉ là bộ phận của nước Chiêm Thành tức Chămpa, cộng đồng Bắc – Lâm Ấp chịu ảnh hưởng của văn hóa Lạc Việt, văn hóa Trung Hoa sâu đậm, cộng đồng này cũng đã chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ sâu đậm hơn các quận Cửu Chân, Giao Chỉ phương Bắc.
    … người Sa Huỳnh không phải là người Tiền Chămpa mà thị tộc Dừa và thị tộc Cau mới là người Tiền Chămpa…
    Ý kiến của M. Vickery: trong công trình… Champa Revised…:
    i. Lâm Ấp về mặt ngôn ngữ là Mon-Khmer do nhóm tộc người chính của Lâm Ấp là Mon-Khmer, có thể là nhánh Katuic, hay thậm chí nhánh của Vietic hay Việt – Mường.
    ii. Lịch sử Lâm Ấp cần được tách ra khỏi Chămpa sớm.
    iii. Chămpa chưa bao giờ thống nhất và những ghi chép chỉ đề cập tới một phần của Chămpa và không thể dùng tài liệu của từng phần ngoại suy cho phần còn lại.
    iv. Từ ý trước, Chămpa cần được xem xét như thực thể tồn tại trong thời gian của ít nhất là ba vùng quan trọng ngang nhau. Đó là: 1. Bắc – gồm thung lũng sông Thu Bồn (Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương / Indrapura và mở rộng ở một khoảng thời gian nào đó đến Quảng Trị và Quảng Bình; 2. Nha Trang và 3. Phan Rang / Panduranga…

      Hôm nay: 29/3/2024, 5:45 am