Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Cao Sơn đại vương ở khu vực Thường Tín là ai? - tiếp theo Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Cao Sơn đại vương ở khu vực Thường Tín là ai? - tiếp theo Flags_1



    Cao Sơn đại vương ở khu vực Thường Tín là ai? - tiếp theo

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Cao Sơn đại vương ở khu vực Thường Tín là ai? - tiếp theo Empty Cao Sơn đại vương ở khu vực Thường Tín là ai? - tiếp theo

    Bài gửi by Admin 9/5/2017, 1:54 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2396
    Cùng là Cao Sơn đại vương, cùng ở một khu vực của tổng Hà Hồi – Thường Tìn, cùng chung lễ hội rước thần hàng năm nhưng ở làng Hà Hồi lại có ý kiến khác về thân thế của vị thành hoàng Cao Sơn đại vương ở đây. Theo lời thủ từ đình Hà Hồi thì người làng Hà Hồi đã bỏ công tìm hiểu và nhận thấy rằng các ngày giỗ nhật của thành hoàng Hà Hồi hoàn toàn trùng khớp với những ngày tương ứng của Cao Sơn đại vương – vị thần trấn Nam của kinh thành Thăng Long có đền thờ ở đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội). Ngày rước chính của thần Cao Sơn ở khu vực Kim Liên và khu vực Thường Tín đều là ngày 16 tháng 3 Âm lịch.
    Sự tích của thần Cao Sơn ở Kim Liên được biết thông qua tấm bia cổ thời. Nội dung bia “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh tịnh tự” cho biết: Khi vua Lê Tương Dực dấy binh ở Tây Đô đánh Lê Uy Mục có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng mang quân đi chinh phạt. Đến địa phận huyện Phụng Hóa (nay là Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp, có vùng sâu tên là Lầm, bên trên gò núi có ngôi đền cổ, bên trong dựng một tảng đá ghi bốn chữ “Cao Sơn đại vương”. Rất lấy làm lạ, các quan bèn khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên sau mười ngày đã thành công. Vì thế, năm Hồng Thuận thứ ba (1510) vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn ở Phụng Hóa và lập bia.


    Cao Sơn đại vương ở khu vực Thường Tín là ai? - tiếp theo Cao-sc6a1n-c491e1baa1i-vc6b0c6a1ng-e1bb9f-khu-ve1bbb1c-thc6b0e1bb9dng-tc3adn-lc3a0-ai-tie1babfp_html_1f9eddceca938a1c

    Cao Sơn thần từ bi minh ở đền Kim Liên.

    Tấm bia này được ghi làm năm Hồng Thuận thứ ba (1510) cho đền thờ thần Cao Sơn ở Phụng Hóa nhưng bia lại rất kỳ ảo khi xuất hiện sau đó ở thành Thăng Long. Sách Hà Nội danh thắng và di tích cho biết: “Bia vốn ở huyện Phụng Hóa, đến đời Hoằng Định (1600-1619) lại nổi lên bến Bồ Đề và được dân phường Kim Liên kéo đưa rước về đặt ở di tích như ngày nay”. Còn theo thông tin của đền Kim Liên thì “Bia dựng ngày 1 tháng trọng thu năm Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772)”. Một vị thần ở Ninh Bình trở thành trấn Nam của kinh thành Thăng Long không rõ lý do.
    Quay lại thần Cao Sơn ở đình Hà Hồi. Bổ sung vào sự trùng khớp ngày lễ thần ở Hà Hồi và Kim Liên, trên ngũ môn quan của đình Hà Hồi có đôi câu đối ghi rõ các niên hiệu:
    大顺前扶襄翼敏集大勲奉化岑崗著跡當初?傳此地
    弘定後至景興稔彰靈應昇龍廟貌明禋?終古及群方
    Đại Thuận tiền phù Tương Dực mẫn tập đại huân, Phụng Hóa sầm cương trứ tích đương sơ truyền thử địa
    Hoằng Định hậu chí Cảnh Hưng nhẫm chương linh ứng, Thăng Long miếu mạo minh yên chung cổ cập quần phương.
    Dịch:
    Đại Thuận trước phò Tương Dực nhanh lập công to, Phụng Hóa núi cao, nổi tích cổ truyền nơi đất đó
    Hoằng Định sau tới Cảnh Hưng linh thiêng sáng tỏ, Thăng Long đền miếu, kính tế nay cùng với mọi nơi.


    Cao Sơn đại vương ở khu vực Thường Tín là ai? - tiếp theo Cao-sc6a1n-c491e1baa1i-vc6b0c6a1ng-e1bb9f-khu-ve1bbb1c-thc6b0e1bb9dng-tc3adn-lc3a0-ai-tie1babfp_html_cab6718bfc057180

    Ngũ môn quan đình Hà Hồi.

    Rõ ràng câu đối này nói tới các sự kiện của thần Cao Sơn trấn Nam Thăng Long, từ việc năm Hồng Thuận (bị nhầm thành Đại Thuận trong câu đối vì chữ Hồng 洪 cũng có nghĩa là to lớn như chữ Đại 大) đã phù giúp Lê Tương Dực nhanh chóng đánh Lê Uy Mục và lên ngôi vua, rồi di tích của thần ở Phụng Hóa nằm trên một gò núi. Hoàn toàn đúng khớp với thông tin trên tấm bia ở đền Kim Liên. Vế đối sau nhắc tới sự linh ứng của thần ở các niên hiệu Hoằng Định và Cảnh Hưng và thần đã trở thành một vị thần được cúng tế tại Thăng Long (một trong tứ trấn đất kinh thành).
    Cao Sơn đại vương cũng là một trong Hoa Lư tứ trấn của Ninh Bình mà di tích ở đây ngoài đền Phụng Hóa ở Nho Quan còn là khu vực Bái Đính. Như vậy vùng Hà Hồi – Thường Tín là điểm nối giữa 2 khu vực thờ Cao Sơn ở Thăng Long và ở Hoa Lư.
    Kết hợp thần tích của đình Khê Hồi và thông tin của đình Hà Hồi cho một kết luận “đáng giật mình”: Cao Sơn đại vương, vị thần trong Thăng Long và Hoa Lư tứ trấn chính là Cao Biền thời Đường. Vị này đã hiển ứng dưới thời Lê ở Ninh Bình và Thăng Long.
    Việc dân gian lựa chọn Cao vương Biền làm thần bảo hộ kinh thành cũng hoàn toàn hợp lý. Người khởi dựng xây thành Đại La – Thăng Long chính là Cao Biền. Còn người xây dựng Hoa Lư cũng là Cao Biền. Những viên gạch Giang Tây quân của thời Đường chỉ đích danh Tĩnh Hải tiết độ sứ, tức là chức danh của Cao Biền sau khi dẹp loạn Nam Chiếu và cai quản đất Tĩnh Hải. Giang Tây cùng nghĩa với Tĩnh Hải vì Tĩnh là tính chất của phía Tây trong Dịch học. Giang hay Dương, đại dương là biển, Hải.
    Gạch Giang Tây quân là lớp gạch sớm nhất được tìm thấy cả ở thành Hoa Lư và hoàng thành Thăng Long. Điều này cho thấy chính Cao Biền là người đã khởi dựng những tòa thành này. Truyền tích về Cao Biền ở khu vực Hoa Lư cũng không ít. Ví dụ như chuyện Cao Biền cưỡi diều giấy qua đây bị một đạo sĩ bắn gãy cảnh, rơi xuống thành núi Cánh Diều (nay ở thành phố Ninh Bình). Hay chuyện Cao Biền đào sông Điềm Giang, đầm Phù Chẩn để cắt yểm long mạch. Điềm giang hay Đàm giang là sông Hoàng Long ở Ninh Bình. Còn Phù Chẩn đọc thiết âm là Phấn, tức là sách Bông, quê của Đinh Bộ Lĩnh ở Gia Viễn (Ninh Bình).
    Vì thành tích chính của Cao Biền là đánh quân Nam Chiếu (thần tích Khê Hồi ghi thành đánh nhà Hồ) nên vị này được chọn làm trấn Nam của kinh thành Thăng Long. Và ở Hoa Lư cũng vậy. Cao Sơn đại vương phải là thần trấn Nam, không phải trấn Tây, của cố đô Hoa Lư.


    Cao Sơn đại vương ở khu vực Thường Tín là ai? - tiếp theo Cao-sc6a1n-c491e1baa1i-vc6b0c6a1ng-e1bb9f-khu-ve1bbb1c-thc6b0e1bb9dng-tc3adn-lc3a0-ai-tie1babfp_html_e8d726e6c2c5253d

    Cổng làng Hà Hồi với dòng chữ Hồi hương quan (quay về quê hương).

    Một vấn đề tồn tại là theo sự tích ở Ninh Bình thì Cao Sơn đại vương ở đây lại là Lạc tướng Vũ Lâm, con thứ 17 vua Lạc Long Quân. Cũng ở nghi môn đình Hà Hồi còn có câu đối:
    德大安民同心千古盛
    雄朝護國德化萬年恩
    Đức đại an dân đồng tâm thiên cổ thịnh
    Hùng triều hộ quốc đức hóa vạn niên ân.
    Dịch:
    Đức lớn yên dân, cùng lòng ngàn xưa thịnh
    Triều Hùng giúp nước, cảm đức vạn năm ơn.
    Lạc tướng Vũ Lâm thời Hùng Vương thì là vị chúa họ Sùng thời Ân Thương vì Sùng = Cao, chỉ vùng đất Lạc thời đó. Vị chúa họ Sùng này được truyền thuyết Việt gọi là Sùng Lãm trong Truyện họ Hồng Bàng (Lạc Long Quân húy Sùng Lãm). Sùng Lãm là Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ của nhà Ân, cai quản vùng đất Lạc (đất Sùng) ở phía Nam (phương vị Nam Bắc nay đã bị đảo lộn).
    Tuy nhiên, không rõ đây là sự lầm lẫn hay sự ghép nối của tín ngưỡng dân gian giữa Sùng Hầu Hổ và Cao Vương Biền. Cần chú ý là Cao Biền cũng có danh là Lạc tướng, còn lưu trong chuyện về ông ta bắn một phát tên trúng 2 con chim điêu và được phong là Lạc điêu ngự sử. Đại Nam quốc sử diễn ca kể:
    Cao Biền là tướng Lạc điêu,
    Tài danh sớm đã dự vào giản tri.
    Thực ra tên Lạc Điêu của Cao Biền chính xác phải là Lạc Giao, tức là vị tướng cai quản vùng Lạc Việt – Giao Chỉ. Địa danh Vũ Lâm có nghĩa là “vua Nam”. Điều này như đã nói, Cao Sơn đại vương là thần trấn Nam.
    Như vậy, so sánh các thông tin của Cao Sơn đại vương ở 2 làng Khê Hồi và Hà Hồi thì nhiều khả năng vị thần trấn Nam của Thăng Long và Hoa Lư là Cao vương Biền thời Đường, người đã làm “quốc chúa” ở phương Nam và khởi dựng 2 tòa thành Hoa Lư và Đại La.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Cao Sơn đại vương ở khu vực Thường Tín là ai? - tiếp theo Empty Re: Cao Sơn đại vương ở khu vực Thường Tín là ai? - tiếp theo

    Bài gửi by Admin 9/5/2017, 2:34 pm

    Văn Nhân xin góp bàn .




    Trong lịch sử Việt Cao Biền là nhân vật đặc biệt ; đặc biệt vì thông tin lịch sử về ông lưu tồn ở Việt nam chứa đựng sự trái nghịch hoàn toàn  .

    Có những dòng tin coi ông như là người có công trạng lớn lao với dân nước Việt và được gọi là Cao vương dù chưa làm vua ngày nào, ngược lại cũng có tư liệu coi ông là tên giặc xâm lược thâm hiểm tội ác tày đình .

    Tại sao vậy ?

     Sử thuyết Hùng Việt  coi Việt Nam là đất nước hợp thành bởi 2 cộng đồng có trước đó  : dân Đại Việt - Đại Hưng và dân Nam Chiếu - Nam Chúa .̀

    Với góc nhìn lịch sử của người trước là dân Đại Việt - Đại Hưng thì Cao Biền là người có công ..., đánh đuổi quân Nam Chiếu , lập Tĩnh hải quân đất gốc của nước Đại Việt , xây đắp thành Đại La , đào kênh Thiên Uy làm ích cho muôn dân  .v.v.

    Nhưng dưới góc nhìn của người ‘cựu’  Nam chiếu thì rõ ràng Cao Biền là tên tướng xâm lược , thâm hiểm ở chỗ không chỉ phá họai đè đầu cỡi cổ ngay trước mắt mà còn  tìm  mọi cách như dùng bùa chú trấn yểm để vùng đất này mãi không thể nào cất đầu lên được ...

    Đ̣ây là sự thực lịch sử̀ ... đời sau khó mà hiểu thấu .

      Hôm nay: 29/3/2024, 12:24 pm