Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nhà Chu và bài thơ Thử ly trong Kinh Thi Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Nhà Chu và bài thơ Thử ly trong Kinh Thi Flags_1



    Nhà Chu và bài thơ Thử ly trong Kinh Thi

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nhà Chu và bài thơ Thử ly trong Kinh Thi Empty Nhà Chu và bài thơ Thử ly trong Kinh Thi

    Bài gửi by Admin 16/3/2017, 2:28 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2325

    Trong Kinh Thi phần Vương phong có bài Thử ly gồm 3 đoạn thơ, khác nhau ở 4 câu đầu và chung phần điệp khúc. Phiên âm Hán Việt của bài này như sau:


    I. Bi thử ly ly
    Bỉ tắc chi miêu
    Hành mại mỹ mỹ
    Trung tâm dao dao.

    đoạn lặp:
    Tri ngã giả
    Vị ngã tâm ưu
    Bất tri ngã giả 
    Vị ngã hà cầu.
    Du du thương thiên 
    Thử hà nhân tai.

    II.
    Bi thử ly ly
    Bỉ tắc chi toại 
    Hành mại mỹ mỹ 
    Trung tâm như tuý.
    “đoạn lặp”

    III.
    Bi thử ly ly
    Bỉ tắc chi thật 
    Hành mại mỹ mỹ 
    Trung tâm như ất (yết).

    “đoạn lặp”


    Giải thích về phần Vương phong Chu Hy đời Tống viết:
    Vương là nói nhà Chu đóng đô về phía đông ở Lạc Ấp, trong vòng kinh kỳ của Vương Thành. Đất vuông 2600 dặm, theo sách Vũ Cống, nhắm khoảng núi Thái Hoạ và núi Ngoại Phương thuộc châu Dự, phía bắc được vùng Hà Dương, rồi lần xuống phía nam của châu Ký.
    Lúc khởi đầu nhà Chu, Văn Vương ở đất Phong, Vũ Vương ở đất Hạo. Đến đời Thành Vương, Chu Công bắt đầu dựng Lạc Ấp làm chốn hội họp chư hầu lúc bấy giờ, vì cớ đất ấy ở ngay chính giữa, bốn phương đến đấy thì dặm đường xa đồng nhau. Từ đấy gọi đất Phong, Hạo là Tây Đô, còn Lạc Ấp là Đông Đô.
    Đến khi U Vương sủng ái nàng Bao Tự, sanh ra Bá Phục, phế hoàng hậu nước Thân và thái tử Nghi Cữu. Nghi Cữu chạy sang nước Thân. Thân Hầu nổi giận, cùng với rợ Khuyển Nhung đánh Tông Chu, giết U Vương ở đất Hý.
    Văn Hầu nước Tấn và Vũ Công nước Trịnh rước thái tử Nghi Cữu ở nước Thân và lập lên làm vua. Ấy là Bình Vương. Bình Vương dời về Đông Đô, tức Vương Thành. Từ đấy, nhà Chu lại hèn kém, không khác gì các nước chư hầu, cho nên thơ ca không được gọi là nhã, mà gọi là phong, nhưng vương hiệu chưa bị bỏ, cho nên không gọi là nhà Chu mà gọi là Vương.
    Như vậy bài thơ Thử ly trên là bài ca dao của nước Chu khi nhà Chu đã dời về phía Đông tại Lạc Ấp. Thử là lúa nếp, còn Tắc là lúa tẻ (tễ). Bài thơ nói về một người đi qua ruộng lúa và suy tư…
    Có điều, Đông Đô của nhà Chu ở chỗ nào mà lại nhiều ruộng lúa, cả nếp, cả tẻ đến vậy? Theo các sử gia Tàu ngày nay thì kinh đô Lạc Dương của nhà Chu ở tận Hà Nam Trung Quốc, chỗ đó là vùng ôn đới, thời trước Công nguyên làm gì có cây lúa nào mọc được đâu mà trồng với chả ngẫm nghĩ, suy tư. Rõ ràng đất Lạc của nhà Chu phải nằm ở vùng ấm ẩm hơn nhiều, nơi các loại lúa phát triển rất tốt.
    Hiện quan niệm phổ biến cho rằng nhà Chu là một bộ tộc du mục ở Thiểm Tây, nổi lên diệt nhà Ân làm chủ thiên hạ Trung Hoa. Thế nhưng bài thơ Thử ly trên đã chỉ rõ, nhà Chu nằm ở khu vực cận nhiệt đới, canh tác nông nghiệp lúa nước, chứ chẳng du mục gì cả. Bản thân chữ Chu 周 là ghép của hai chữ Điền 田 và Khẩu 口. Điền 田 là ruộng lúa vuông vắn, chia ô rõ ràng. Nhà Chu là một dân tộc trồng lúa nước điển hình, hiển nhiên không hề xuất phát từ vùng rừng núi Thiểm Tây, vừa khô vừa lạnh, chỉ có cỏ cho ngựa ăn như người Tàu chú thích.


    Nhà Chu và bài thơ Thử ly trong Kinh Thi Img_1631-2
    Hoàn tiền có hai chữ Đông Chu 東周 tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam.

    Bỉ thử ly ly hiện được dịch là “Kìa nếp đã chín đầu rủ ngọn”. Nhưng chữ Ly 離 không hề có nghĩa là rủ. Ly ly là tua tủa. Bỉ thử ly ly tức là Lúa nếp đang mọc lên tua tủa, sum xuê, rậm rạp, tươi tốt. Lúa nếp là giống lúa có thân cao, thời gian sinh trưởng dài, nên từ đầu bài tới cuối bài vẫn mọc tua tủa, trong khi cây lúa tẻ từ cây mạ, ra bông rồi đã kết hạt.
    Tâm tình của người qua đường (hành mại mỹ mỹ) thay đổi theo sự sinh trưởng phát triển của cây lúa tẻ. Khi cây mới mọc mạ (miêu) thì người thấy “dao dao”, tức là đang lo lắng. Khi cây trổ bông (toại) thì người như say (túy). Khi cây lúa kết hạt (thật) thì người thấy như nghẹn ngào (rất hứng khởi).
    Đây đúng là thái độ của một người chủ ruộng, một nông dân trồng lúa, hàng ngày đi thăm đồng. Lúc mới gieo cấy thì lo lắng. Khi lúa trổ đòng thì vui mừng. Khi lúa nên thóc thì quá thích thú tới nghẹn ngào.
    Đoạn điệp khúc:
    Người biết ta thì nói ta đang ưu tư
    Người không biết ta thì nói ta đang tìm kiếm
    Hỡi trời xanh xa thẳm, đó là ai vậy?
    Đoạn này đúng là “than trách” người đời không chịu hiểu mình, có thể có ý nuối tiếc quá khứ huy hoàng của nhà Chu, là triều đại đã ươm mầm văn hóa để xã hội Trung Hoa đơm hoa kết trái, nhưng lại bị lãng quên. Câu “Thử hà nhân tai” có thể hiểu là ý trách: người đời vốn là vậy (vốn dễ quên đi công lao của triều đại cũ).
    Dịch lại bài thơ này:
    I
    Lúa nếp tua tủa

    Lúa tẻ nảy mầm
    Người đi chầm chậm
    Trong lòng xiêu xiêu
    “Người biết thì nói
    Ta đang ưu tư
    Người không lại bảo
    Ta đang kiếm tìm
    Hỡi trời xanh thẳm
    Người đời vậy chăng?”
    II
    Lúa nếp tua tủa

    Lúa tẻ trổ bông
    Người đi chậm chậm
    Trong lòng như say…
    III
    Lúa nếp tua tủa

    Lúa tẻ hạt thành
    Người đi chầm chậm
    Trong lòng nghẹn ngào…

      Hôm nay: 20/4/2024, 12:03 am