Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Hắc thủy và Đại Vũ Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Hắc thủy và Đại Vũ Flags_1



    Hắc thủy và Đại Vũ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Hắc thủy và Đại Vũ Empty Hắc thủy và Đại Vũ

    Bài gửi by Admin 6/2/2017, 9:23 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn     :http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2267
    Sách Hà Nội địa dư do Dương Bá Cung soạn năm Tự Đức thứ 4 (1852) phần Sông Nhị Hà viết:
    … Có tên là Lô Giang hay còn gọi là sông Phú Lương. Nước sông cuốn theo phù sa sắc đỏ như son, tới mùa thu nước mới trong trở lại. Dòng sông bắt nguồn từ nội địa bên Vân Nam chảy xuống.
    Xét: sách Vũ Cống nói: “Dẫn nước sông Hắc Thủy đến núi Tam Nguy chảy nhập vào biển Nam Hải”. Nhà nho đời trước nói: “Có bốn dòng sông vùng Tây Di chảy về phương Nam ra biển, thứ nhất là Tây Nhị Hà”. Quế Đường Lê (Quý Đôn) viết: “Phủ Xa Lý có sông Lạn Thương và sông Cửu Long đều chảy vào Giao Chỉ, trở thành sông Phú Lương, tức là hạ lưu của sông Hắc Thủy vậy.
    Nước sông chia thành hai dòng chảy: một là sông Thao, một là sông Đà, hợp lưu ở ngã ba Bạch Hạc, gọi là sông Nhị Hà…
    Tương tự, sách Hà Nội sơn xuyên phong vực thời Nguyễn cũng chép về sông Nhĩ Hà:
    Xét thiên Vũ Cống sách Kinh Thư có câu: “Dẫn nước sông Hắc Thủy đến núi Tam Nguy rồi ra biển Nam Hải”. Sái Phó dẫn lời của Phàn Xước đời Đường: “Có bốn dòng sông từ Tây Di chảy về phương đổ ra biển Nam Hải, một trong số đó là Tây Nhĩ Hà”. Ông Trình Tử nói: “Sông Hắc Thủy ở phía Tây đất Thục. Sông Nhĩ Hà và sông Hắc Thủy nối liền nhau, đổ thẳng ra biển Nam Hải”. Tra cứu sách Địa dư chí thì sông Nhĩ Hà bắt nguồn từ nội địa tỉnh Vân Nam. Vân Nam là đất Ba Thục xưa. Tra sách vở, bản đồ thấy phần đất nước ta nằm cách sông Hắc Thủy về phía Tây, như vậy là khớp với tên sông Nhĩ Hà nêu trên.
    Các nhà Nho thời Nguyễn khi khảo cứu về sông Nhị Hà thường liên hệ với câu trong thiên Vũ Cống của Kinh Thư: “Dẫn nước sông Hắc Thủy đến núi Tam Nguy rồi ra biển Nam Hải”, và cho rằng Hắc Thủy đây là ngọn nguồn từ Vân Nam của sông Nhĩ Hà hay sông Hồng ngày nay. Vấn đề là thiên Vũ Cống nói về thời vua Đại Vũ của nhà Hạ Trung Hoa từ cách đây trên 4000 năm. Thế mà sao lại có nói đến con sông chảy qua Việt Nam và còn biết cả biển Nam Hải? Hạ Vũ ở chỗ nào mà có sông đổ ra biển Nam Hải (tức biển Đông)?
    Không chỉ các nhà Nho nước Nam thời Nguyễn. Sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu – Bùi Quý (đầu thế kỷ 19) có bài Khảo cứu về nguồn lạch sông Nhị Hà, dẫn các tư liệu của Trung Quốc:
    Sách Lý Nguyên Dương Hắc thủy khảo chép rằng: Vũ Cống nói rằng: “dẫn nước sông Hắc Thủy đến núi Tam Nguy chảy vào biển”. Núi Tam Nguy chẳng biết ở đâu, cứ Lũng, Thục, Điền (Vân Nam) ba phương đứng chân đỉnh thì nước ở Lũng, Thục vốn không chảy vào biển. Duy 2 sông Lan Thương, Lô Giang ở tỉnh Vân Nam (Điền) đều phát nguyên từ Thổ Phồn chảy về phía Tây Bắc rồi chảy vào Nam Hải…
    Hắc Thủy là dòng sông mà Đại Vũ đã khơi dòng trị thủy từ thủa hồng hoang. Vậy mà dòng sông này lại được xác định là thượng lưu của sông Nhĩ Hà (sông Hồng). Như thế rõ ràng Đại Vũ trị thủy chẳng phải ở đâu xa mà chính là ở vùng đất Bắc Việt ngày nay. Chỉ vì các chuyên gia sử địa cả ta và Trung Quốc không chịu nhìn nhận điều này nên mới vô cùng lúng túng khi so sánh cổ thư để khảo về dòng Hắc Thủy đổ ra biển Nam Hải. Đại Vũ mà trị thủy ở vùng trung lưu Hoàng Hà thì lấy đâu ra biển mà đổ (vì sông Hoàng Hà chảy lòng vòng ngược lên phía Bắc đổ ra biển Bột Hải), chưa nói gì còn đổ ra tận biển Đông (Nam Hải).Lang Xuong


    Hắc thủy và Đại Vũ Lang-xuong

    Đền Lăng Xương, tương truyền là nơi sinh của thánh Tản bên tả ngạn sông Đà.
    Hắc Thủy chính xác là sông Đà vì Đà = Đen = Hắc. Thượng nguồn sông Đà từ Vân Nam. Dòng sông trị thủy của Đại Vũ là sông Đà nên Đại Vũ chẳng phải ai khác chính là Tản Viên Sơn Thánh trong truyền thuyết Việt. Tản Viên quê ở Lăng Xương (Thanh Thủy, Phú Thọ) và thành nghiệp ở núi Ba Vì, đều là những nơi ở 2 bên tả và hữu ngạn dòng sông Đà – Hắc thủy này cả. Dòng sông Đà chảy tới ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì) đổ nhập vào với sông Thao và sông Lô thành sông Hồng (Nhị/Nhĩ Hà hay Phú Lương), rồi chảy ra biển.
    Còn núi Tam Nguy nơi sông Hắc Thủy dẫn nhập ra biển thời Đại Vũ cũng không phải ở Vân Nam. Tam Nguy rành rành chính là núi Tam Đảo, nằm ngay cạnh ngã ba Bạch Hạc. Dẫn chứng là huyền sử Trung Hoa chép: Tây Vương Mẫu được 3 con chim Thanh Điểu thay nhau mang thức ăn tới. Ba con chim này sống ở trên núi Tam Nguy, ở phía Tây của núi Côn Lôn. Núi Tam Nguy gồm ba ngọn, cao vút xuyên qua cả mây trời nên mới có tên như vậy.
    Côn Lôn là tên gọi khác của dãy Tam Đảo. Tam Nguy của Tây Vương Mẫu là 3 ngọn của núi Tam Đảo luôn khuất trong mây trắng. Tây Vương Mẫu được người Việt tôn thờ là Tây Thiên Quốc Mẫu hay Tam Đảo sơn trụ quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, cũng là Mẫu Thượng thiên trong tín ngưỡng Tứ phủ.
    Thời Đại Vũ cách đây trên 4000 năm, khi đó mực nước biển dâng cao hơn bây giờ. Căn cứ theo bậc thềm phù sa cổ để lại thì cửa sông đổ ra biển lúc này nằm vào sát vùng trung du ngày nay. Tam giác đồng bằng sông Hồng lúc đó là vùng bán ngập nước mà đỉnh của tam giác này là ngã ba Việt Trì. Do đó thời Đại Vũ ngã ba sông Bạch Hạc nằm không xa biển là bao nhiêu. Như thế câu chép của thiên Vũ Cống hoàn toàn chính xác với địa hình thủy văn ở vùng Bắc Việt lúc này: Dẫn nước sông Hắc Thủy đến núi Tam Nguy rồi ra biển Nam Hải. Tức là dẫn nước sông Đà đến ngã ba Bạch Hạc – Tam Đảo rồi ra biển Đông.


    Hắc thủy và Đại Vũ Dsc02661
    Chính điện đền Và – Đông cung Tản Viên ở Sơn Tây.
    Với định vị sông Hắc Thủy là sông Đà, núi Tam Nguy là Tam Đảo, biển Nam Hải là biển Đông thì rõ ràng Đại Vũ, vị vua thái tổ của nhà Hạ Trung Hoa chính là Tản Viên Sơn Thánh ở nước Nam. Ngôi đền thờ lớn nhất của Tản Viên Sơn Thánh là đền Và ở thị xã Sơn Tây. “Và” là tiếng phát âm khác của từ “Vũ” trong tên của Đại Vũ – Tản Viên mà thôi. Mà bản thân từ Vũ nghĩa là Vua. Đại Vũ là vị Vua lớn, đã trị thủy thắng lợi, mở đầu một bước ngoặt to lớn trong lịch sử người Hoa Việt.


    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Hắc thủy và Đại Vũ Empty Re: Hắc thủy và Đại Vũ

    Bài gửi by Admin 7/2/2017, 8:58 am

    Văn Nhân xin góp thêm với tác gỉa :
    Sông Đà sách vở Trung hoa gọi là Hắc thủy còn có tên dân gian Việt là sông Mờ  ; Màu đen - hắc - mờ đều là Dịch tượng chỉ phương Nam xưa (nay lộn ngược gọi là Bắc).
    Thiên hạ khởi thủy chỉ có 2 miền : đất Đào và đất Đường hay Thường ; đất Đào ở về hướng Xích đạo tiêu biểu là rặng Hồng lĩnh ở Thanh Nghệ Tĩnh (đào - xích - hồng  đều là màu đỏ)̉  còn  tiêu biểu cho đất Đường hay Thường là sông Mờ - Hắc thủy . Khi kinh đô chuyển từ đất Đào về vùng sông Mờ - Hắc thủy thì đất nước gọi là Nam bang , trong cổ sử Việt cũng là Nam triều ; vua khai sáng là 'Nam triều thánh tổ ngọc hoàng thượng đê'́ , các vua Nam triều được gọi chung là Kinh Dương vương nghĩa là vua phương Nam .
    Theo sử thuyết Hùng Việt tổng cộng Nam triều có 3 đời vua :
    Kinh Dương vương thứt I trong Việt sử là đế Nghi , sử Trung hoa là đế Đường Nghiêu cũng là ông Giao thường  (giao chỉ miền Giao chỉ , đường hay thừơng chỉ phương Nam).
    Kinh Dương vương thứ II  sử Việt Khuyết (phải chăng là Lộc Tục ?), trong dòng sử Trung hoa là đế Ngu Thuấn còn gọi là ông Diêu trọng hóa . Diêu cũng là Giao , Giao hóa phải chăng là tên  gọi khác của  đất Nam Giao trong Kinh Thư ?
    Kinh Dương vương thứ III là ông Đại Vũ trong sử Trung Hoa còn trong Sử Việt là đức 'Tản viên Sơn thánh quốc chúa đại vương' tức Sơn tinh  . Đại Vũ vua lớn có tên khác là ông Cao Mật ; Sử thuyết Hùng Việt cho 2 từ cao và mật đều là từ Việt ngữ  , cao cả là chỉ vua chúa , Mật thực ra là Một tức thứ nhất hay vua đầu tiên , Cao Mật chỉ có nghĩa là vua đầu - vua tổ của vương quốc không phải là họ và tên .
    Trong Hùng phả Tản Viên Sơn thánh là Hùng Việt vương - Tuấn lang ; tuấn là tên 'chữ' của tốn - tản ; Tản viên chính xác là Tốn vương vua miền Phong châu  (Tốn là quẻ Tốn tượng của phong - gió bão) . Từ  Việt cao qúi nền của các từ  : Người Việt - nước Việt - tộc Việt -  tiếng Việt - sử Việt .v.v.. bắt đầu có từ thời Hùng Việt vương - Tuấn lang này .
    Tiếp nối triều Hùng Việt vương - Tuấn lang là triều đại Hùng Hoa vương - Hải lang ; từ Hoa chính là cái nền tạo ra Trung hoa trong lịch sử , Hải hay Nam Hải  là  là tên gọi trước đây của vùng Quảng Đông ngày nay . Hải biến âm ra Hạ nhà Hạ người Hẹ .v.v..
    Việt và Hoa thực ra là một chỉ là tên gọi của 2 giai đoạn lịch sử trước sau  . Hán không phải là Hoa mà  là kẻ đã xâm lăng chiếm đoạt và cai trị Trung Hoa , lịch sử của họ khởi đầu từ các Thiền vu Hung nô sau tiếp nối bởi các đại Hãn Mông - Thát chẳng dính dáng gì đến Tam hoàng Ngũ đế Tam đại trong cổ sử Trung hoa .


    Được sửa bởi Admin ngày 10/2/2017, 1:54 pm; sửa lần 1.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Hắc thủy và Đại Vũ Empty Re: Hắc thủy và Đại Vũ

    Bài gửi by Admin 7/2/2017, 8:59 am

    Xin viết thêm .
    Đọc lại thiên Vũ cống người ta  thấy ngay sinh cảnh Thiên hạ thời thái cổ không thể nào diễn ra ở quãng tỉnh Sơn Tây miền Bắc hoàng hà như người Hán chỉ định được .
    Kinh Thư chép rất rõ phía đông của 9 châu là BIỂN , vùng Sơn Tây nằm sâu trong lục địa làm gì có biển .
    Sinh cảnh ở 9 châu hoàn toàn xa lạ với vùng Bắc Hoàng hà như ̀ ruộng  muối , đan sọt tre , đi lại chủ yếu bằng thuyền trên sông rạch chằng chịt .
    Cống phẩm của 9 châu toàn là sản vật nhiệt đới tức những thứ bắc Hoàng hà không thể có như ngà voi , Tơ tằm , tre bương , muối và hải sản đặc biệt là loài rùa lớn cống phẩm của miền Cửu giang khoa học ngày nay đã xác định không hề có ở vùng Hoàng hà .
    Tóm lại 9 châu của vua Vũ không thể ở Bắc Hoàng hà như sách Tàu hiện nay viết , duy chỉ ở Giao chỉ và miền đất chung quanh mới có đủ những thứ chép trong sách Thượng thư  là quyển sử duy nhất về thời thái cổ của Thiên hạ .

    Sponsored content


    Hắc thủy và Đại Vũ Empty Re: Hắc thủy và Đại Vũ

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 29/3/2024, 8:40 am