Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Niên đại các triều Hùng Việt thời phục hưng . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Niên đại các triều Hùng Việt thời phục hưng . Flags_1



    Niên đại các triều Hùng Việt thời phục hưng .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Niên đại các triều Hùng Việt thời phục hưng . Empty Niên đại các triều Hùng Việt thời phục hưng .

    Bài gửi by Admin 24/1/2017, 3:15 pm

    Nước Việt cũng như những nước từng bị Trung quốc chiếm đóng cai trị khác , Qúa khứ đất nước chỉ còn lưu giữ trong kí ức hoặc lưu giữ trong dân gian dưới dạng truyện kể - câu vè , Truyền trong dân gian rất nhiều sự kiện có thực được thần bí hóa , mỗi đời truyền lưu lại thêm thắt hoặc  sai lệch đi chút đỉnh đến độ sau thời gian dài khó có thể phục nguyên đúng như sự thực ban đầu . Ở Việt Nam 2 tác phẩm khả tín nhất về qúa khứ ngàn năm của dân tộc tác gỉa cũng phải thêm từ  ...Trích quái - U linh vào đề tựa đã cho thấy điều đó  .

    Sử gia Việt do thiếu tư liệu thành văn  nên không thể  thể hệ thống hóa về mặt thời gian niên đại các triều đại 1 cách chuẩn xác , trong mặt không gian sử Việt cũng không thể đúng thực do quan điểm sai lầm ....dữ kiện qúa khứ chỉ diễn ra trong phạm vi đất đại lúc viết sử . Vận nước có lúc thịnh lúc suy , lãnh thổ lúc rộng lúc hẹp , tóm hết vào mảnh đất hiện có lúc viết sử là sai lầm từ căn  bản .

    Trung quốc là 1 đế quốc đi chinh phục chiếm  các nước khác , chiếm nước nào thì họ ngoài của cải và các báu vật  lập tức chiếm đoạt sách sử tư liệu nước đó đem về nước mình , khi viết sử các triều đại theo ý đồ các Hãn thường thì nhân danh địa danh bị sửa đổi , phương hướng và đường biên bị sửa đổi , vị trí địa lí trên bản đồ bị sửa đổi di dời đến nơi mà họ muốn , xét ra như thế sách sử Trung quốc chẳng còn bao nhiêu phần là sự thực . Về không gian lịch sử thì như thế nhưng về thời gian lịch sử tức  về mặt niên đại thì họ không có lí do để phải cạo sửa .

    Vì thế Về niên đại các triều vua Hùng Việt thì sử thuyết Hùng Việt lấy niên đại của sử sách Trung hoa làm chuẩn .

    Xét thời họ Hùng phục hưng :

    Bắc Ngụy còn gọi là Thác bạt Ngụy và Nguyên Ngụy .

    Là quốc gia của dòng Thác bạt thành lập năm 386 , tới năm 439 thì chiếm trọn miền Bắc Trung quốc trong thời sử Trung quốc gọi là Nam – Bắc triều , Bắc Trung quốc hoàn toàn nằm trong tay rợ Hồ giống Mongoloid  , miền Nam do hoàn cảnh cần huy động nhân tài vật lực để chống chọi với phương Bắc vua quan đã áp dụng  chế độ nửa nô lệ , tóm lại  Thiên hạ cả bắc lẫn Nam đều nằm dưới móng ngựa của các Hãn nhưng dân miền Nam dễ thở hơn đôi chút vì còn là người dù chỉ là phó thường dân còn  miền Bắc thì chỉ là đám nô lệ ...thú 2 chân  .

    Nguyên Ngụy tồn tại đên năm 535 thì kết thúc , lãnh thổ chia làm 2 nước là Đông Ngụy và Tây Ngụy .

    Thực ra các tên Bắc Ngụy , Thác bạt Ngụy hay Nguyên Ngụy chỉ là tên của sách Lịch sử  không phải là danh xưng thực sự theo ngôn ngữ của họ .

    Ngụy nghĩa là Gỉa , với người Việt thì Ngụy cũng là giặc , ghép chung lại thành từ kép ‘giặc- gỉa’ biến âm thành ‘giặc dã’ .

    Xưa ở Bắc Trung hoa có giống rợ hung dữ nổi tiếng  , tên gọi  kí âm La tinh là Tacta , Trung văn độc âm hóa thành ra Thát hoặc Đát.

    Theo phép phiên thiết : Thác bạt thiết Thát  , nước Thác bạt Ngụy là nước của rợ Thát cùng nòi với Mông cổ về sau . Hãn Thành cát tư không phải là tên người ; hãn là chúa (độc âm hóa của Khan - khả hãn) , thành cát thiết thát ; Tacta biến thành thành cát tư , Thành cát tư hãn chỉ nghĩa là chúa rợ Tacta mà thôi  .

    ‘Thác bạt’rợ Thát – Đát   được giới viết sử Trung hoa chuyển ngữ  ra  ‘Nguyên’ theo nghĩa  man dã (mọi rợ chưa văn minh) có gốc từ ‘duôn’ trong ngôn ngữ Môn-Khơme  . Những dòng chữ ngắn gọn trên đã chỉ  rõ bản sắc Nguyên triều  Trung quốc  cả tiền lẫn hậu  là rợ Tacta , tên khác là  Mông cổ – Thác bạt.

    Ở nước Tây Ngụy họ Vũ Văn đã làm đảo chánh đưa Vũ văn Giác con của Vũ văn Thái lên làm vua , dẹp bỏ Tây Ngụy lập ra nước sử gọi là Bắc Châu (để phân biệt với các nước Châu khác ).

    Năm 560 Vũ văn Ung lên ngôi vương nước Bắc Châu .

    Nhưng phải đến năm 577 - 578 sau khi Vũ văn Ung diệt nước Bắc Tề hậu thân của Đông Ngụy thống nhất miền Bắc Trung hoa thì mới được lịch sử công nhận là hoàng đế cao tổ nhà Châu của Thiên hạ , hiệu là (Bắc) Châu vũ đế .

    Nước Bắc Châu thay da đổi thịt ; Lịch sử chính thức nhìn nhận triều Bắc  Châu từ Cao tổ Châu vũ đế là 1 triều đình Trung hoa ,Tư liệu lịch sử chép Vũ văn Ung đã dựa theo Châu lễ lập ra 1 triều đình Trung hoa  . Châu vũ đế trở thành Thiên tử của Trung hoa phục hưng chấm dứt thời đen tối nô lệ Tacta hay rợ Hồ nói chung .

    Sử thuyết Hùng Việt cho Triều Bắc Châu của  Châu vũ đế  được sử gia Việt      sai lầm viết thành 2 triều đại nước Việt : nhà tiền Ngô của Ngô Quyền và nhà Đinh của Đinh Hoàn (hoàng – vua ?).

    Với tư liệu mới tìm được thì Thái hậu Dương vân Nga của nhà Đinh lại chính là con gái của Dương tam Kha , người đã đoạt ngôi vua của nhà Ngô như thế nhà Ngô và nhà Đinh của Đinh Hoàn trong Việt sử chỉ là 1 và kế sau triều đại này là triều đại của Dương tam Kha- Dương bình vương không phải là triều Lê của Lê Hoàn như sử hiện nay viết , hệ quả đương nhiên không hề có vụ án lịch sử nhơ nhớp Thái hậu Dương Vân Nga đồng loã  đem ngôi vua của con trao cho tình nhân  là tướng quân Lê Hoàn  lập nên nhà Tiền Lê .

    Do sự đồng nghĩa giữa từ Châu biến âm của ‘chiêu’ chỉ nơi mặt trời lặn và từ ‘Đinh’ chỉ sự định - tĩnh không đổi Dịch tượng của phương Tây ; Sử thuyết Hùng Việt cho nhà Bắc Châu là triều Đinh của Đinh Hoàn chính xác lả Đinh hoàng , Triều tiền Ngô là sự sai lầm lớn của sử Việt .

    Năm 577 Châu vũ đế diệt Tề làm chủ cả miền Bắc Thiên hạ được coi như cái mốc thời Trung hoa phục hưng , chấm dứt thời nô lệ rợ Thát . Ở Việt Nam triều tiền Ngô  sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 cũng được coi là thời kì mở đầu cho nền độc lập sau ‘ngàn năm’ Bắc thuộc . Trận đánh Bạch đằng giang năm 938 là sự lầm lẩn của sử gia Việt .., sự thực  năm 928 nước Sở (thời Thập quốc Hoa Nam) mở cuộc đại tấn công Đại Việt – Đại Hưng bằng đường thủy  , Ngô vương Lê Nghiễm cho quân mai phục ở 1 nhánh của sông Tứ  (Châu giang) gần thành phố Triệu khánh ngày nay , thủy  quân Đại Việt Đại Hưng nghênh chiến gỉa thua dụ cho thủy quân Sở đuổi theo , khi nước ròng thuyền chiến của Sở mắc vào những giây xích sắt chăng ngầm dưới lòng sông (cọc nhọn ?) bị đội quân cung thủ của nhà Hậu Ngô chờ sẵn tổng tấn công , quân Sở đại bại ... ; Chuyện quân  của Ngô vương Lê Nghiễm  đánh bại quân Sở  éo le thay bị Sử gia Việt Nam mắt nhắm mắt mở  lộn ngược thành ra ...Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán ( chính là Đại Hưng) trên sông Bạch Đằng ... , hay thật ...vua ta đánh bại quân ta à ?.

    Sử thuyết Hùng Việt cho là không có nhà Tiền Ngô mà thay vào là triều Đinh của Đinh Hoàn từ năm 577 tới năm 581, Sử thuyết Hùng Việt gọi là triều Việt Cửu của chi tộc Cửu Việt ;  cửu là số 9 dịch tượng chỉ phương Tây (tư liệu chép sai thành Qùy Việt hay Qủy Việt). Tên gọi Tiền Ngô là chỉ nước  Ngô của Ngô vương Quyền hay Ngô tôn Quyền thời Sử Tàu gọi là ‘Tam quốc’ , Sử thuyết Hùng Việt gọi là thời ‘Lưỡng triều kháng Ngụy’ hay thời ‘Thù trong giặc ngoài’ trận Bạch đầng giang thời Tiền Ngô chính là trận Xích Bích , nhân vật Hoằng Tháo chính là Tào Tháo khi còn làm tướng Đông Hán (Không phải Nam Hán) .

    Kế theo là Triều đại của Dương bình vương – Dương tam Kha ,trong sử Trung hoa là nhà Tùy từ năm 581 tới 618 . Đây là triều đại của chi Tủy Việt hay Thủy Việt  gốc gác ở nước Sở thời Xuân thu chiến quốc . Triều Tùy tuy ngắn ngủi nhưng khiến diện mạo Thiên hạ thay đổi cực lớn :ngoài việc Thống nhất Bắc – Nam thu thiên hạ về 1 mối , nhà Tùy chia lại Thiên hạ lập ra 9 khu giám sát , đào vận hà nối thông Bắc Nam , lần đầu tiên thực hiện chế độ khoa cử để chọn người bổ làm quan ...tức đã đi 1 bước dài trong việc kiến tạo diện mạo Trung hoa mới .

    Triều Đường của Lí Uyên chính là triều Lí công Uẩn I của sử Việt kéo dài từ năm 618 tới 907; là triều đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử Thiên hạ do người chi Đường Việt hay Việt Thường kiến lập . Thế giới biết đến và nể phục Thiên hạ cũng từ đời Đường này . Âm vang Đường nhân - Đường quốc - Đường triều - Đưỡng ngữ - Đường thi .v.v. còn vọng tới tận ngày nay . Có điều ít người biết : phát âm cái gọi là  từ Hán Việt của người Việt Nam hiện nay chính là Đường âm , cũng có người gọi đấy là phát âm  của tiếng Trung hoa cổ xưa ???.

    Năm 907 tới 971 (chính thức xưng vương lập ra nước Đại Việt năm 917) là niên đại nước Đại Việt thủ đô là thành Phiên ngung cũng đọc là Phiên ngu , cũng  là thời của anh em Lê Ẩn – Lê Cung  (Lưu Ẩn – Lưu Cung theo sử Tàu) . Sử Việt gọi là nhà Hậu Ngô của Ngô xương Văn - Ngô xương Ngập , Sử thuyết Hùng Việt gọi là Lí công Uẩn thứ II , theo tư liệu lịch sử Trung hoa Ngô xương Văn thực ra là Ngô Văn Xương tức Ngô vương ( văn xương thiết vương) , Ngô vương hay Ngu vương nghĩa là vương của nước thủ đô ở thành Phiên Ngu hay Phiên Ngô Quảng Châu ngày nay .

    Xin ngoài lề 1 chút ; thành Quảng châu xưa còn gọi là Ngũ dương thành , phân tích theo Dịch tượng  ; Ngũ là Ngũ lĩnh  số 5 là số trung tâm của Lạc thư (đồ) trong lãnh vực địa lí nghĩa là trung tâm , dương là Dịch tượng của phía Đông mặt trời mọc (dương); Ngũ dương thành nghĩa là thành trung tâm phía Đông , Thực ra Dương thành là thành phố đã có từ buổi bình minh của Thiên hạ hơn 4000 năm trước ,đấy chính là kinh đô của nhà Hạ trung hưng . Người HẸ tụ cư ở đây chính là con cháu cư dân kinh đô nhà HẠ xưa ,sợ có ai đó nhận ra phía đông ở đây là miền Đông Giao chỉ – chỗ giữa tức vể Địa lí lấy Giao chỉ là trung tâm của Thiên hạ nên  đám con ‘giời...ơi’ đổi chữ tráo nghĩa biến ra thành phố 5 con dê , để củng cố ý tưởng quái gở này họ phịa ra truyện ngàn năm trước 5 con dê thần được Tiên đem xuống trần cứu nguy cho thành phố và để như thật họ cho nặn tượng 5 con dê to tổ bố làm biểu tượng  ... thực nhục nhã biết mấy cho dân thành  dê ...

    Xin trở lại ...

    Lịch sử Hùng Việt có 3 triều Đinh :

    *Triều Đinh của Đinh tiên hoàng trong sử Trung hoa là triều Tần thủy hoàng thời cổ sử .

    *Triều  Đinh của Đinh Hoàn  là triều Bắc Châu từ Châu vũ đế về sau trong sử Trung hoa .

    *Triều Đinh của Đinh bộ Lĩnh  là tên khác của triều Lí nước Đại Hưng – Đại Việt .

    Nhà Đinh của Đinh bộ lĩnh được cho khởi đầu năm 968 nhưng thực lạ mãi 2 năm sau  vào năm 970 vua ‘Đinh’ mới định niên hiệu là Thái bình nguyên niên tức năm khởi đầu triều đại .

    Theo Sử thuyết Hùng Việt thì Đinh bộ nghĩa là phần đất phía Tây , lĩnh là thủ lĩnh , ‘Đinh bộ lĩnh’ là danh xưng của người cai quản phần đất phía Tây đất nước không phải họ và tên , sử gia Trần trọng Kim thì cho Đinh là họ còn  bộ lĩnh là chức quan không phải tên gọi .

    Người đứng đầu đất phía Tây lên ngôi vua đặt niên hiệu Thái bình nguyên niên năm 970 cũng chính là ông Lí làng Diên uẩn tức Lí công Uẩn thứ III. (Xin đọc thêm trong trang dòng Hùng Việt ) là vua khởi dựng triều Lí trong sử Việt .

    Đinh bộ Lĩnh và Lí công Uẩn chỉ là 1 nhân vật lịch sử tên thật là Lí Tiến người  Giao chỉ làm quan điện tiền chỉ huy sứ và cũng là phò mã của vua nước Đại Việt - Đại Hưng ở thành Phiên ngô . Nước đại Việt chia làm 2 vùng địa lí Đông là Quảng đông ngày nay và Tây là Giao chỉ xưa . Khi sức ép của quân Tống lên đến đỉnh điểm , biết khó giữ được kinh đô Phiên ngu triều đình Đại Hưng tính kế lâu dài ; năm 968 đã cử tướng điện tiền chỉ huy sứ Lí Tiến sang làm Toàn quyền cai quản phía Tây đất nước tức miền Giao chỉ để chuẩn bị sẵn cho việc dời đô tiếp tục chiến đấu kháng Tống , chính do vậy mà có danh xưng Đinh bộ lĩnh . Năm 970 – 971 khi kinh đô phía đông là thành Phiên Ngu rơi vào tay giặc Tống vua không dời đi mà ở lại chiến đấu và bị bắt mang về Tống quốc thì Đinh Liễn mới chính thức lên ngôi vua  Đại Hưng khởi đầu triều đại phía Tây tiếp nối triều phía Đông , sau nước Đại Hưng  trên đất Giao chỉ lấy lại quốc hiệu cũ là Đại Việt, kinh đô ban đầu ở Hoa lư Ninh bình ngày nay .

    Đền thờ vua Đinh ở Ninh bình là đền thờ Đinh Liễn tức Đinh Lí Tiến cũng là Lí Công Uẩn – Lí Thái tổ . Đền thờ vua Lê là nơi thờ Lí Đức Chính cũng là Lê Đại Hành - Lí Thái Tông vua thứ 2 của triều Lí .., xin dẹp dùm việc tượng thái hậu Dương vân Nga thờ ở đền vua này nhưng quay mặt sang đền vua kia đi (chồng trước chồng sau) ..., Dương vân Nga - Dương ngọc Nga - Dương thị Nga là thái hậu triều Đinh Hoàn trước con của Dương tam Kha không phải triều Đinh bộ Lĩnh này .

    Có chi tiết đáng lưu ý : Các vua họ Lê hay Lí nước Đại Việt nhận mình thuộc dòng dõi Lí Bôn tư liệu Tàu gọi là Lưu Bang .

    Sử chép rõ Lưu Bang quê ở đất Phong làm Đình trưởng ở Tứ thượng , tứ thượng thiết tượng ...thì ra chính là Tượng quận thời Tần . Đất Phong gần kề Tượng quận thì chỉ có thể là miền Phong châu nước Việt .

    2 vua Lê Ẩn – Lê Cung là con của Lê Khiêm , tư liệu khác viết là Lưu tri Khiêm thứ sử Phong châu đời Đường  , lưu tri thiết Lê , người Tàu viết Lê thành họ Lưu cho có vẻ ...giống dòng dõi họ Lưu của Lưu Huyền và Lưu Tú là 2 vua  Hán vốn xuất thân là tướng cướp Lục lâm thảo khấu .

    Phong châu thời Tùy đổi thành Hưng châu phải chăng chính vì danh xưng của Lí Bôn – Lưu Bang trong Hùng phả là Hùng Trịnh vương Hưng đức lang mà vua Tùy đổi Phong châu thành Hưng châu và anh em vua Lê thành Phiên ngu đã lấy tên quê gốc Hưng châu của tổ tiên làm quốc hiệu  đổi Đại Việt thành Đại Hưng , sử Tàu ...hô biến ...Hưng thành Hán , nước Đại Hưng thành nước Nam Hán lừa mọi người ?.

    1 phần đất Hưng châu vẫn còn trong ‘địa bạ’ nước Việt thời cận đại  gọi là tổng Hưng hóa .

    Theo phép phiên thiết Hán văn Lí Tiến thiết Liễn nên Đinh bộ Lĩnh cũng là Đinh Liễn  nghĩa là ông Liễn đất phía Tây .

    Là người làng Diên Uẩn nên Lí Tiến còn được gọi là Lí công Uẩn nghĩa là ông họ Lí làng diên Uẩn .

    Theo tư liệu Trung hoa thì Công Uẩn đã gỉa xưng họ Lê để nhận quyền lưu hậu từ các vua họ Lê (Lưu) nước  Đại Việt – Đại Hưng  thành Phiên Ngu , 2 đời vua đầu nhà Lí là Công Uẩn và Đức Chính mang họ Lê cho tới đời thứ 3 là Nhật Tôn mới ‘tiếm xưng’ là hoàng đế thứ 3 triều Lí nước Đại Việt và truy phong cha là Lí thái tông , ông nội là Lí thái Tổ , phải chăng cũng chính vì thế mà Lí đức Chính còn tên khác là Lê đại Hành ...khiến sử Việt rối bời .

    Tóm lại : triều Lí Việt nam khởi đầu từ năm 970 và kết thúc năm 1225  không phải năm 1010 như sử hiện nay chép và là triều đại tiếp nối  triều Đại Việt - Đại Hưng phía Đông của các vua họ Lê (sử Tàu biến ra Lưu) đô ở thành Phiên Ngung hay Phiên ngu .

    Với sự liên tục của 2 triều đại Đông và Tây nước Đại Việt - Đại Hưng xin các đấng con ‘giời ...ơi’ đừng nói đến chủ quyền lịch sử trên biển Nam Trung quốc nữa , nước duy nhất có thể nhận chủ quyền lịch sử trên vùng biển ấy là nước Đại Việt Đại Hưng .

    Chính sách vở thời Mãn Thanh triều đại sau cùng của Đại Hãn quốc của các vị cũng gọi vùng biển ngoài khơi Bắc Việt Nam nơi có quần đảo Hoàng sa là Giao chỉ dương và vùng biển miền Trung Việt nơi có quần đảo Trường sa là La hải  (La là tên gọi thời xưa của cư dân miền trung Việt Nam).

      Hôm nay: 28/3/2024, 3:07 pm