Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Suy Nghĩ … Từ Lí Bôn đến Lí Tiến . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Suy Nghĩ … Từ Lí Bôn đến Lí Tiến . Flags_1



    Suy Nghĩ … Từ Lí Bôn đến Lí Tiến .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Suy Nghĩ … Từ Lí Bôn đến Lí Tiến . Empty Suy Nghĩ … Từ Lí Bôn đến Lí Tiến .

    Bài gửi by Admin 26/6/2016, 3:57 pm

    Câu đối ở Đình Dương Lôi Tân Hồng – Bắc Ninh  như sau :
    李核 出五蘝肇嗣和刀天 應瑞
    Lý hạch xuất ngũ liêm, triệu tự ‘hòa đao’ thiên ứng thụy
    蓮花開八葉結成木子地鐘靈
    Liên hoa khai bát diệp, kết thành ‘mộc tử’ địa chung linh.
    Và Tạm dịch:
    Mầm Lý sinh năm cây, dựng nghiệp từ họ Lê trời cho điềm lành
    Hoa Sen mở tám lá, kết thành họ Lý ở đất linh thiêng.
    “Hòa đao” 和刀 là chiết tự của họ Lê
    “Mộc tử”
    木子là chiết tự của họ Lý


    chính là lịch sử nước Đại Việt Đại Hưng tóm lược:

    Nước Đại Việt – Đại Hưng có 2 triều đại tiếp nối nhau  : phía Đông với 5 đời vua họ Lê , kinh đô là  thành Phiên Ngu – Quảng châu và phía Tây của 8 vua họ Lí  (2 vua đầu phải giả xưng họ Lê)  trước định đô ở Hoa Lư Ninh Bình sau dời về thành Thăng long tức Hà nội ngày nay .

    Sử viết …chỉ 1 năm sau ngày tuyên lập nước Đại Việt năm 918 Lê Nghiễm đổi quốc hiệu thành Đại Hưng vì cho mình là hậu nhân của ông Lý Bôn – Lưu Bang , xin nhắc lại …thời hậu khởi nghĩa kháng Tần có 2 thế lực đối đầu nhau tranh Thiên hạ , sử Trung quốc gọi là cuộc Hán  – Sở tranh hùng , đây chỉ là trò lưu manh vặt vãnh của đám chép sử  Tàu ; hán – sở không hàm chứa ý nghĩa gì cả thực ra chỉ là biến âm của cặp lưỡng phân : hên – sui , hơn – thua , hưng – suy , bên thắng ở đây là Lí Bôn – Lưu Bang thì  gọi là hên – hơn – hưng chúa và triều đại do Lí Bôn – Lưu Bang lập nên là triều Đại Hưng chẳng dính gì tới hán với hung . Lê Nghiễm đổi tên nước thành Đại Hưng là theo ý này và căn nguyên sự việc là : Lưu Tri Khiêm tức Lê Khiêm cha của anh em Lê Ẩn – Lê Nghiễm là người đất Phong do có công chống lại loạn quân Hoàng Sào được nhà Đường bổ làm Phong châu thứ sử , Phong châu là đất gốc của họ Lê và Phong châu cũng là quê quán của Lí Bôn – Lưu Bang ….sử chép ….Lưu Bang người đất Phong  dựng nghiệp từ núi Muang Đãng đất Bái ,  muang chính là Mường .

    Đất Phong chính là Phong châu kinh đô của Hùng vương cũng  là nơi đặt Phong kinh  cuả Văn vương nhà Châu sau Vũ vương lên ngôi thiên tử mới dời đô đến đất Cảo hay Kiểu (thực ra là cửu – số 9) .

    Thời nhà Tùy Phong châu là miền Tây sông Hồng tức vùng Tây Bắc ngày nay Phong châu cũng gọi là Hưng châu , nhà Nguyễn gọi là đất Hưng hóa đây chính là chữ Hưng của nước Đại Hưng ,.

    Chính việc  đổi quốc hiệu Đại Việt thành Đại Hưng của Lê nghiễm đã cung cấp thông tin cực kì quan trọng của lịch sử Trung hoa và Việt Nam : Lí Bôn – Lưu Bang quê ở đất Phong , đất về sau là tổng Hưng hóa của Việt nam .

    Phong châu đời Đường là đất của các châu KIMI tự trị do các lãnh chúa địa phương cai quản  liên kết với triều Đường thông qua Phong châu đô hộ phủ , ở những năm 728 -748 Bì la các tức Bố – cái đại vương Phùng Hưng thống nhất 6 châu Kimi sử chép là 6 chiếu lập ra nước  Nam chiếu (chính xác là Nam chúa) là phiên quốc của Thiên hạ nhà  Đường hay Việt Thường .

    Từ sau năm 748 vua quan nhà Đường trở nên hủ bại , Vân Nam thứ sử Trương Đà là tên tham quan vô lại ra sức ức hiếp người Nam chiếu , vua Nam chiếu là Cái lỗ phong thực ra là Cái lang (lỗ phong thiết lang) nghĩa là ‘vua lớn’ tức giận đem quân đánh Trương Đà chiếm Vân Nam , ban đầu nhà Đường vỗ về phong Cái lang làm Vân Nam vương nhưng sau đem quân tấn công nhưng bị quân Nam Chiếu đánh cho tan tác ở  Hạ quan .

    Nam chúa chính thức li khai nhà Đường trở thành 1 nước tự chủ từ đấy .

    Nam chúa của Bố – cái đại vương Phùng Hưng có 1 lịch sử rất oai hùng , những  năm 846-866  hầu như làm chủ cả vùng Đông Nam Á lục địa , phía Bắc tới tận Tứ xuyên Trung quốc .

    Câu đối ở đền thờ Phùng Hưng :

    Phong thành phủ lị thái Nam bang …đã chỉ ra kinh đô ban đầu của Nam chiếu là Phong thành , Phong thành dĩ nhiên nằm trên đất Phong hay Phong châu phía tây Nhị hà tức sông Hồng và nước tự xưng là nước Nam hay Nam bang  do vậy mà có tên nước Nam chiếu ; Nam chúa nghĩa quốc gia của vua phương Nam .

    Bố cái đại vương là người lập ra nước Nam chiếu , Cái lỗ phong tức Cái lang là người có công mở rộng và đem lại tiếng tăm lừng lẫy trong lịch sử cho nước Nam chiếu nhưng vương tổ của Nam chiếu phải kể là Mai Hắc đế , người khởi dựng nền móng cho Nam chiếu từ những năm 713 – 722 với kinh đô ở thành Vạn An thuộc Nghệ An ngày nay, Trong ngôn ngữ Dịch học  Hắc đế cũng chính là Nam chúa . Thành Vạn An thất thủ quân của Mai Hắc đế rút chạy về phía Tây sang đất Lào , chính hậu duệ đời sau của họ trở thành lực lượng nòng cốt theo Bố Cái đai vương Phùng Hưng dựng nên nước Nam Chúa lẫy lừng .

    Nam chiếu qua nhiều thời kì với những quốc hiệu :

    *Từ khởi dựng tới 859 là Mường chính xác là Mương ; kí âm Hán văn thành Mông , kí âm La tinh là Muang .

    * 859 – 877 cải là Lễ , Lễ chính là  nước Lỗ thời nhà Châu .

    *877 – 902 cải là Phong Dân

    Cho tới năm 902 vua Nam chiếu theo tư liệu tất cả mang họ Mông tức Mương – Mường

    *902 – 927 lấy quốc hiệu là Trường Hoà các vua mang họ Trịnh , rất có thể đây là giai đoạn người Thái thay người Mường làm vua Nam Chiếu . (Theo nhà nghiên cứu lịch sử Tạ chí Đại Tường thì các tướng lãnh gốc người Thái của nghĩa quân Lam sơn sau khi hội nhập vào xã hội Việt đều mang họ Trịnh) .

    * 828 – 829 cải quốc hiệu là Thiên Hưng hay Hưng Nguyên tức đất Hưng vua họ Triệu , rất có thể về mặt sắc tộc vua người Lang xang đã thay  người Thái  .

    * 929 – 937 cải là Nghĩa Ninh vua họ Dương .

    *sau năm 937 mang tên là nước Đại Lí hoàng gia họ Đoàn .

    Ngoài từ Mương _ Mường  ta thấy trong quốc hiệu  Nam chiếu luôn ẩn hiện ý chỉ phía Tây của Phong châu với các Dịch tượng  chỉ phía Tây như : Lễ – Lỗ – Lí biến âm của lí lẽ , Phong – tốn – tản  và  Ninh – đinh ninh không đổi   .

    Sử chép năm 923 hoặc 930 vua Nam Hán là Lưu Nghiễm phái Lí khắc Trinh đem quân đánh Giao châu và cử Phò mã Lí Tiến sang cai trị .

    Đây là điều hết sức sai lầm trong 1 loạt lầm lẫn về thời kì lịch sử này .

    Lưu Tri Khiêm trước làm Phong châu thứ sử nhà Đường nhưng tư liệu khác viết ông được nhà Đường công nhận là Tĩnh hải quân tiết độ sứ , Lưu Khiêm mất con là Lưu Ẩn thay cha lĩnh chức  tiết độ sứ cai quản vùng  Giao chỉ , lúc này quân nổi dậy Hoàng sào chiếm vùng Quảng Đông nhưng sau 1 năm đã bỏ đi để lại khoảng trống …vô chính phủ , Lưu Ẩn đã kéo  quân bình định vùng đất này và đặt tổng hành dinh ở thành Phiên ngu . Nhà Lương thay nhà Đường phong Lưu Ẩn làm Thanh hải quân kiêm Tĩnh hải quân tiết độ sứ , sau phong thêm Nam bình vương , Lưu Ẩn xây Hưng vương phủ ở đây cho nên Lưu Ẩn và các vua kế nghiệp cũng được gọi là Ngô vương , ngô biến âm của ngu tên gọi tắt  thành Phiên ngu – Quảng châu .

    Giao châu là đất gốc khởi dựng của nhà Lê – Phiên Ngu , nói Lê Ẩn đem quân chiếm Giao châu là chuyện lẩn thẩn buồn cười …vua ta phái quân chiếm đất ta …, ngoài ra theo lí lẽ thông thường … Giao chỉ từ đời Đông Hán dân số đã đông gấp 3 lần Nam Hải , sự kiên cường của người Giao chỉ đã được chứng minh qua không biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử , quân Nam Hán có sức voi đâu mà chiếm Giao chỉ bắt Khúc thừa Mĩ đem về Phiên ngu năm 930 dễ như trở bàn tay thế ?, sự việc càng rõ , theo sử Việt …năm 938 chỉ với đám dân binh mới được biên chế của Ngô Quyền mà đã đủ sức đánh quân Nam Hán tan tác trên sông Bạch Đằng …hỏi làm sao 8 năm trước Nam Hán có thể đánh chiếm Giao chỉ ?.

    Cuộc hành binh của đại Hưng về phía Tây chỉ có thể là đánh nước Hưng nguyên chiếm lấy đất phía Nam của Nam Chiếu sát nhập vào bản đồ Đại Hưng  , từ thời điểm này Nam chiếu sau là Đại Lí chỉ còn đất Vân nam đổ về phía Bắc , căn nguyên sự việc là Trịnh long Đản vua nước Trường Hoà là con rể của dòng vua Đại Hưng đã bị quyền thần Triệu thiện Chiếu giết và cướp ngôi năm 928 , cũng chính từ sự kiện  này mà bản đồ Đại Việt – Đại Hưng có lúc kéo tới giáp Miến Điện ngày nay  .

    Sử Việt chỉ 1 hàng ngắn gọn …Nam Hán cử Lí Tiến sang cai trị nước ta không ngày không tháng …

    Sách Mộng Khê bút đàm của Thẩm Quát (1031 – 1095) viết:
    Giao Chỉ là đất cũ Giao Châu của đời Hán đời Đường. Ngũ Đại loạn lạc, Ngô Văn Xương mới chiếm An Nam rồi dần chiếm đất của Giao, Quảng. Sau này Văn Xương bị Đinh Liễn giết, Liễn có đất của Văn Xương. Năm thứ sáu niên hiệu Khai Bảo triều ta (974), Liễn mới quy phục, ban cho chức Tĩnh Hải quân tiết độ sứ; năm thứ tám phong là Giao Chỉ quận vương.

    Tư liệu khác chép : Năm 975, nhà Tống sai Cao Bảo Tự cùng Vương Ngạn Phù đem chế sách sang gia phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Khai phủ nghi đồng tam ty, Kiểm hiệu thái sư, Giao Chỉ quận vương …nhưng Tống sử, quyển 488 lại chép  là …phong cho cho Đinh Bộ Lĩnh không phải là Đinh Liễn ?.

    Qua những đọan sử này không khỏi băn khoăn …Phải chăng Đinh bộ Lĩnh và Đinh Liễn chỉ là 1 nhân vật lịch sử  ?.

    Ta có cảm giác giai đoạn lịch sử này các sử gia rất lúng túng ,dựa vào tư liệu Tàu mà  …vặt đầu cá vá đầu tôm miễn sao lấp đầy khoảng trống là được  .

    Lịch sử Việt Nam không có nhân vật nào là Ngô văn Xương , văn xương thiết vương thì ra Ngô văn Xương là Ngô vương ; thời Ngũ đại trước có An Nam sau chiếm đất Giao đất Quảng thì chỉ có thể là Ngô vương Lưu Ẩn không thể là ai khác .

    Đoạn : Sau này Văn Xương bị Đinh Liễn giết, Liễn có đất của Văn Xương… thực là loạn sử , gỉa dụ rằng Ngô văn Xương chính là Ngô xương Văn trước là vua sau thất thế trở thành 1 trong 12 xứ quân thì Đinh bộ Lĩnh cũng đã dẹp yên rồi làm gì còn đất nào cho Đinh Liễn chiếm ?. Hơn nữa Đinh Liễn chưa làm vua ngày nào thì làm gì có đất ?.

     Nhà Đinh đoạn sử sau mang thông tin rất quan trọng :

    Năm 979 Đinh Toàn, con trai còn lại của Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, sử gọi là Đinh Phế Đế.

    Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi. Quyền lực thực tế nằm trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, là nhiếp chính. Triều thần  nghi Lê Hoàn tư thông cùng Thái hậu Dương Vân Nga đã âm mưu ám sát vua Đinh tiên hoàng và Đinh Liễn năm 978  để đưa Đinh Toàn con của Dương Vân Nga lên ngôi .

    Sau đó nhân việc năm 980, nhà Tống rục rịch điều quân sang đánh Đại Cồ Việt, Thái hậu Dương Vân Nga cùng triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức vua Lê Đại Hành.

    Nghiên cứu gần đây đã khám phá Dương vân Nga cũng là Dương thị Nga là con gái của Dương Tam Kha tức người đã thay nhà Ngô  lên làm vua sử gọi là Dương bình Vương …? như thế  là đã sọ nhà Đinh sang nhà Ngô  lầm lẫn đánh mất cả 1 giai đoan dài của lịch sử Việt …; thái hậu họ Dương đâu có dính dáng gì đến tướng quân Lê Hoàn và vụ án động trời …cướp ngôi vua của con dâng cho người tình .

    Sử thuyết Hùng Việt cho là thời kì lịch sử này không có triều Ngô mà đó là triều Đinh của Đinh Hoàn , trong dòng Sử Trung hoa là triều Bắc Châu tính từ Vũ đế ; Đinh và Châu đều là phía Tây trong ngôn ngữ Dịch học  , sau triều Đinh này là triều Dương của Dương bình vương  sử Trung hoa là triều đại Tùy của Dương Kiên . Nối tiếp triều Dương là nhà Lí của Lí công Uẩn I , sử Trung hoa gọi là Lí Uyên . Bỏ qua triều nhà Lương của Chu Ôn ngắn ngủi là thời Thiên hạ vỡ làm 3 : Đại Việt – Đại Lí và Đại Tống . Dòng sử Việt Nam là dòng sử của nước Đại Việt – Đại Hưng  , việc lập quốc được chuẩn bị từ những năm 905 – 907 bởi Lê Ẩn , chính thức kiến lập năm 917 bởi vua Lê Nghiễm , kinh đô ban đầu đặt ở Phiên Ngu – Quảng châu . anh em Lê Ẩn cũng được sử Việt gọi là Lí công Uẩn , để phân biệt Sử thuyết Hùng Việt gọi là Lí công Uẩn II .

    Quân Tống chiếm thành Phiên Ngu , triều đình Đại Hưng dời về phía Tây là Giao chỉ , ông Lí làng Diên Uẩn lên ngôi kế tục sự nghiệp của 5 đời Ngô vương họ Lê phía Đông cai quản đất nước , Sử thuyết Hùng Việt gọi là Lí công Uẩn III . Triều đình Đại Việt phía Tây có 8 vua trong đó 2 vua đầu phải ‘giả xưng’ họ Lê nhận là lưu hậu của vua họ Lê thành Phiên Ngu ấm ớ ..xin nhà Tống sách phong ‘câu giờ’ để có thời gian chuẩn bị binh lực  , đến đời thứ 3 là Lí Nhật tôn mới chính thức xưng là hoàng đế thứ 3 nhà Lí nước Đại Việt , định đô ở thành Thăng Long truy phong tiên đế : Công Uẩn trước mang họ Lê là Lí Thái tổ , Đức Chính trước họ Lê là Lí Thái Tôn .

    Tư liệu lịch sử Trung quốc ghi nhận sự kiện đúng như thế nhưng lại đem đặt vào thời đại khác khiến lịch sử Việt trở nên rối bời .

    .Năm thứ 3 niên hiệu Đại Trung Tường Phù (1010), Chí Trung con Lê Hoàn chết, có con mới mười tuổi. Lí Công Uẩn mạo nhận họ mình là họ Lê rồi giết chết Chí Trung. Tự xưng là Lưu hậu, sai sứ sang xin phong…

    Sử thuyết Hùng Việt cho ông Lí làng Diên Uẩn đã gỉa xưng họ Lê chính là Đinh bộ lĩnh , theo học gỉa Trần trọng Kim thì bộ lĩnh là chức quan không phải là tên người . Theo Sử thuyết Hùng Việt thì Đinh bộ là phần đất phía Tây tương tự Trung bộ Nam bộ ngày nay .

    Sử Việt  nói đến vị quan đánh chiếm Giao chỉ là Lí khắc Chính , quan cử sang cai quản Giao chỉ – đất phía Tây là phò mã Lí Tiến .

    Nhận định quan Đinh bộ lĩnh chính là Lí khắc Chính vì theo phép phiên thiết : khắc chính thiết Lĩnh .

    Lí Tiến là Đinh Liễn được chứng minh  : Theo phép phiên thiết Hán văn : Lí Tiến thiết Liễn .

    Như vậy : Đinh bộ Lĩnh - Lí khắc Chính - Lí công Uẩn – Lí Thái tổ chỉ là 1 nhân vật lịch sử , là  người làng  Diên Uẩn tỉnh Bắc Ninh ngày nay .

    Đinh Liễn – Lí Tiến – Lí Đức Chính – Lí Thái tôn – Lê đại Hành là 1 người .

    Lí Thái tôn là con của Lí thái tổ và mẹ là Lê thị …khớp đúng với thông tin khác trong sử ...Lí công Uẩn là phò mã nhà Lê gỉa xưng họ Lê ...

    Trước sự tấn công của quân Tống , vua Lê nước Đại Hưng chuẩn bị cho trường hợp xấu kinh đô Phiên Ngu phía Đông không đứng vững khoảng năm 968 đã cử phò mã Lí khắc Chính đang làm Điện tiền chỉ huy sứ sang Giao chỉ chuẩn bị sẵn sàng 1 kinh đô Đại Hưng mới ở phía Tây , sự chuẩn bị này sử Việt sai lầm viết là … quần thần tôn Lí công Uẩn lên ngôi vua .

    Năm 971 khi quân Tống sắp đánh vào thành Phiên Ngu , vua Lê Sưởng đã cho chuyển quốc khố sang kinh đô mới nhưng vào phút cuối nhà vua quyết định không ‘di tản’  mà quyết định ở lại sống mái 1 phen với quân nhà Tống , khi biết chắc không thể giữ được đã cho đốt rụi kinh thành để nhà Tống chỉ chiếm được đám tro tàn …

    Mất  kinh đô phía Đông và vua Lê Xưởng bị quân Tống bắt , Lí công Uẩn lên ngôi hoàng đế  ở Giao chỉ tiếp tục lãnh đạo đất nước .

    Tới đây thì thông tin lịch sử mang trong bài thơ sấm truyền “ sét đánh cây gạo” đã sáng tỏ ; 8 đời vua Lí Tây Đại Việt đô ở Thăng long tiếp nối 5 đời vua Lê Đông Đại Việt đô ở Phiên Ngu  là sự khép kín trọn vẹn của lịch sử nước Đại Việt – Đại Hưng – Đại việt .

    Việc sử cho nhà Lí là triều đại tiếp theo nhà Lê của Lê Hoàn – Lê đại Hành là sai lầm .

    Nhưng nếu Lí Tiến chính là Đinh Liễn , Đinh bộ Lĩnh là Lí khắc Chính thì có thể nói làm sao về cuộc nổi dậy đánh đuổi Lí Tiến của Dương diên Nghệ ?.

    Sử thuyết Hùng Việt cho là sử gia Việt  đã có lầm lẫn , Dương diên Nghệ , Dương Đình Nghệ và Ngô quyền là những nhân vật ở thời kì lịch sử khác cả gần ngàn năm trước , trong sử Trung hoa là Tôn Kiên Tôn Sách và Tôn Quyền của nước Đông Ngô cùng 1 thời với Lí thiên Bảo – Lưu Biểu , Lị Bí – Lưu Bị của nước Tây Thục …(xin đọc trong Blog).

    Bỏ qua gần 20 năm thời xâm lược nhà Minh , Quốc thống nước Đại Việt – Đại Hưng từ thời lập quốc năm 917 truyền lưu liên tục tới tận ngày nay , dù có mất đất phía Đông , Đại Việt vẫn giữ được đất phía Tây . Quốc hiệu và kinh đô có thể đổi nhưng quốc thống không hề đứt đoạn .

    Trung quốc qua 4 triều đại Tống Nguyên Minh Thanh không có 1 dòng sử nào nói đến việc thủy quân của họ chiếm giữ vùng  biển phía Nam nước Đại Việt – Đại Hưng . Xét về lí …Lãnh thổ Đại Việt –  Đại Hưng là đất Việt và lưỡng Quảng ngày nay  đương nhiên vùng biển ở phía Nam Lưỡng Quảng – Đông  Việt là biển của Đại Việt – Đại Hưng , thực thể pháp lí chính thức duy nhất kế thừa là Việt Nam ngày nay , Chính triều đình  Mãn Thanh đã công nhận như thế họ gọi vùng biển vịnh Bắc bộ  là Giao chỉ dương và khúc biển miền Trung Việt hiện nay là La hải tức biển của người La , La là tên khác của người Chiêm thành .

    Nay có kẻ nhận xằng đấy là vùng biển lịch sử của họ … mãi tận từ thời Hán quốc đầu công nguyên thì thật là lố bịch nực cười , thực …không biết mắc cở cái lỗ miệng khi tuyên bố như thế  , dĩ nhiên thông tin  đó chỉ là sự lừa bịp trắng trợn chẳng ai tin .. .; thời buổi này Thiên hạ đâu có ngu …có chăng chỉ vài kẻ vì tiền mà đánh mất lương tri hùa theo mà thôi …

      Hôm nay: 29/3/2024, 5:33 am