Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong dòng sử dân gian Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong dòng sử dân gian Flags_1



    Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong dòng sử dân gian

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong dòng sử dân gian Empty Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong dòng sử dân gian

    Bài gửi by Admin 30/11/2016, 8:21 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2159

    Cổ Lôi ngọc phả truyền thư cùng với Bách Việt triệu tổ cổ lục được dòng họ Nguyễn ở Thanh Oai cất như bảo vật, giữ kín, cấm con cháu không được tiết lộ ra ngoài trong nhiều năm. Ở cuối mỗi bài phả đều có thơ dặn lại: “Bất dụng tha nhân, biệt ngoại truyền”…
    Tới nay nội dung chính của các cuốn phả ký này đã được một số học giả nghiên cứu trình bày, như trong những bài viết của TS. Lã Duy Lan. Tuy nhiên khi thông tin được nêu ra, cuốn ngọc phả này đã bị nhiều chỉ trích là “bịa đặt”, vì trong ngọc phả hầu hết các nhân vật lịch sử cổ của Việt Nam đều mang họ của Nguyễn, và các địa danh quan trọng trong cổ sử Việt đều nằm ở quanh khu vực Thanh Oai…
    TS Lã Duy Lan cho biết, theo Cổ Lôi ngọc phả truyền thư thì sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, quan lại nhà Hán đi hỏi han, ghi chép về lai lịch của Hai Bà ở ngay tại vùng Cổ Lôi. Khi ấy, ông nội của Hai Bà Trưng cũng vẫn còn sống, là một vị trưởng lão mà khi hai vị còn bé, ông thường dạy cho các cháu hát và gõ trắc (hay phách), kéo nhị. Biết được ý đồ truy lùng của giặc, ông cùng dân trang bàn nhau dấu kín tung tích thật, tuyệt đối không hé lộ cho bọn giặc biết. Vì thế mà khi dân chúng được tập trung lại, quan lại nhà Hán hỏi nhà Hai Bà ở đâu thì họ chỉ nói là ở bến ong (tức bến nước ven sông được xếp bằng đá ong). Hỏi đến tên, thì họ chỉ nói là hai bà khi còn bé hay ca hát, bà chị gõ trắc, bà em kéo nhị và chồng bà chị bị quan Thái thú giết, không tìm thấy xác, còn ngoài ra, họ không nói thêm điều gì… Từ đó có tên bà Trưng Trắc, Trưng Nhị quê ở Phong Châu (bến ong) và ông Thi Sách (với nghĩa là mất xác)…
    Cổ sử dân gian lưu truyền hàng ngàn năm, qua nhiều thời đại. Trong hoàn cảnh luôn bị kẻ thù truy tìm, truy sát, bằng mọi cách xóa đi dấu vết lịch sử thì người xưa đã buộc phải dồn nén các thông tin lịch sử thật sự vào trong một khu vực nhỏ xung quanh làng xã mình, phải giải thích các tên họ các anh hùng nghĩa sĩ một cách “nôm na”, dùng những từ đồng âm khác nghĩa mà ám chỉ nghĩa thật, phải diễn đạt các sự kiện lịch sử theo hình thức “nửa thật nửa hư”. Tuy nhiên nếu đọc kỹ những ghi chép này và so sánh đối chiếu, phân tích thì vẫn có thể thấy được “ngọc trong đá”. Những cuốn ngọc phả được gìn giữ và lưu truyền này thực sự mang những thông tin lịch sử quý báu, giúp chúng ta hiểu và có thể khôi phục lại được lịch sử của thời kỳ này.


    Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong dòng sử dân gian Image002

    Đình Tri Lễ (Thanh Oai, Hà Nội) nơi thờ Lữ Gia.

    Cổ Lôi ngọc phả truyền thư cung cấp nhiều chi tiết, nội dung mới và lạ so với chính sử, đặc biệt đối với thời kỳ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Trước hết Ngọc phả cho biết nơi khởi nghĩa và đóng đô của Hai Bà Trưng là Phong Châu và Phong Châu cũng là Mê Linh. Tác giả Lã Duy Lan cũng đã trích dẫn các sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, Đường thư, Văn hiến thông khảo của Mã Đoan Luân thời Nguyên đều chép: “Mê Linh là Phong Châu”.
    Như thế Mê Linh là tên gọi khác của vùng đất Phong Châu, nơi có kinh đô nước ta thời các vua Hùng và là nơi Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Thực ra Mê Linh đọc thiết là Minh, mà Minh đô chính là kinh đô thời Hùng Vương, khởi dựng từ vị vua Hùng đầu tiên là Đế Minh. Những tài liệu trên thêm một lần nữa khẳng định điều này.
    Đặc biệt về thân thế nguồn gốc và nguyên nhân cuộc khởi nghĩa của Hai Bà được bản Ngọc phả chép khá chi tiết, đầy đủ cả bên nội bên ngoại. Cụ thể:
    Ông Lã Hùng Định (thuộc dòng dõi Lữ Gia, Tể tướng nhà Triệu), nguyên là Lạc tướng bản huyện (Mê Linh), bị nhà Hán ép nhận chức Giao Chỉ quận vương, trước lấy bà Trần Thị Đoan, sinh ra Lã Nam, sau lấy bà Đinh Thị Đào, người Mường, con gái Lạc tướng Vũ Ninh tên là Đinh Công Tạo, sinh ra cô Lý (Trưng Trắc), cô Huệ (Trưng Nhị) và chàng út hay Khổng Chủng.
    Tiếp đó, cụ Nguyễn Năng Tế thuộc dòng dõi Triệu Vũ Đế Nguyễn Thận, nguyên là Lạc tướng huyện Chu Diên, khi ấy đã già (gần 70 tuổi), giao quyền lại cho con rể là Đặng Thành. Cụ Nguyễn Năng Tế, trước lấy cụ bà Đào Thị Dực sinh được 3 người con là Chiêu Nương, Nguyễn Khắc Trung (còn gọi Chiêu Trung), Nguyễn Đỗ Lý. Khi các con trưởng thành, cụ bà Đào Thị Dực qua đời. Nhiều năm sau, cụ Tế lấy vợ kế, là bà Tạ Cẩn Nương còn trẻ.
    Con gái đầu của cụ Nguyễn Năng Tế là Chiêu Nương lấy ông Đặng Thành, sau được kế chức Huyện lệnh trưởng Chu Diên, sinh ra các vị (theo thứ tự) Đặng Xuân, Đặng Nghiêm, Đặng Tiến, Đặng Đình, Đặng Trần. Đặng Xuân (anh) lấy cô Huệ (Trưng Nhị) sinh hai con trai. Đặng Nghiêm (em) lấy cô Lý (Trưng Trắc) chưa có con.
    Thông tin của Ngọc phả về xuất xứ và người thân của Hai Bà Trưng rất lạ. Hai Bà Trưng mang họ Lã của ông Lã Hùng Định, là dòng dõi tể tướng Lữ Gia nhà Triệu. Chồng Bà Trưng Trắc có họ Đặng, con trai của lệnh trưởng Chu Diên, cháu ngoại của ông Nguyễn Năng Tế. Ông Nguyễn Năng Tế, sau được coi là “linh hồn của cuộc khởi nghĩa” Hai Bà Trưng, lại là dòng dõi Triệu Vũ Đế (vua Triệu Nam Việt).
    Chỉ xét những thông tin này cũng đã đủ thấy khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được nói đến thực chất là cuộc khởi nghĩa “hậu” Nam Việt của nhà Triệu, với các tướng lĩnh cầm đầu đều là dòng dõi, họ hàng của tể tướng Lữ Gia và vua Triệu. Như vậy thì khởi nghĩa này không thể xảy ra vào thời Đông Hán sau Công nguyên được vì nhà Triệu Nam Việt kết thúc năm 111 TCN khi Lộ Bác Đức nhà Tây Hán bắt được vua Triệu Vệ Dương Vương, cách thời Đông Hán hơn 100 năm và cách cả một triều đại nhà Tân của Vương Mãng. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng phải nổ ra vào thời điểm ngay sau khi nhà Triệu Nam Việt sụp đổ, là sự phục thù, phục quốc của con cháu vua Triệu và họ Lữ.
    Ngọc phả Cổ Lôi kể vị vua lập nên nhà Triệu (Triệu Đà) Nam Việt có tên ban đầu là Nguyễn Thận. Thực ra họ Nguyễn này (và họ Nguyễn có bộ tộc phả ở Thanh Oai nói chung) nguyên là họ Lý, sau mới đổi sang thành họ Nguyễn (dưới thời Trần?). Chỉ có họ Lý thì mới có lịch sử lâu đời như vậy, từ thời “Bách Việt triệu tổ”. Vì Lý là lửa, chỉ ánh sáng, chỉ thủ lĩnh. Họ Lý nghĩa là chỉ các vị vua trong cổ sử.
    Như thế nhà Triệu Nam Việt từ ông Nguyễn Thận phải mang họ Lý. Lý Thận là tên của Triệu Vũ Đế. Rất có khả năng Lý Thận = Lý Bôn = Lưu Bang. Vị “cao tổ” đầu tiên của nhà Triệu mang họ Lý, tức là Lưu Bang.
    Ngọc phả cũng cho biết có Tây Lý Vương là người đã cho xây thành ở Đông Anh (Cổ Loa) để chống lại quân Hán và Tây Lý Vương cũng thuộc dòng dõi nhà Triệu. Khởi nghĩa của Tây Lý Vương như thế về thực chất cũng nằm trong loạt khởi nghĩa thời hậu Nam Việt cùng với khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là dẫn chứng khác cho thấy các vua nhà Triệu vốn mang họ Lý nên mới gọi là Tây Lý Vương, tức là vua Lý của vùng Tây thổ (Phong Châu), đối lập (nối tiếp) triều đại Nam Việt ở phía Đông, kinh đô ở Dương Thành (Phiên Ngung – Quảng Đông).
    Trong Cổ Lôi ngọc phả thì cụ Lã Hùng Định là người phụ trách Mê Linh và nắm chức Giao Chỉ quận vương. Bản thân chữ Định là thuộc tính trong Dịch học chỉ hướng Tây. Lã Hùng Định nghĩa là vị thủ lĩnh họ Lã ở phía Tây (tương đương với Tây Lý Vương?).
    Còn cụ Nguyễn Năng Tế, dòng dõi Triệu Vũ Đế, làm chức huyện lệnh Chu Diên, sau đó nhường quyền cho con rể là Đặng Thành. Hiểu đúng thì Chu Diên là châu Dương, tức là vùng đất phía Đông hay chính là vùng Phiên Ngung thời Nam Việt. Nguyễn Năng Tế chuyển đọc thành Lý Lang Từ, có thể hiểu là vị vua phía Đông (Từ là thuộc tính từ ái của phương Đông).
    Nguyễn Năng Tế là dòng dõi vua Triệu Nam Việt cai quản đất Châu Diên – miền Đông, rồi truyền lại cho Đặng Thành. Có thể cả Nguyễn Năng Tế và Đặng Thành đều chỉ những vị vua nhà Triệu Nam Việt. Cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng như vậy bắt đầu từ 2 dòng dõi và 2 khu vực: họ Lý (Triệu) ở phía Đông và họ Lã ở phía Tây.
    Theo Cổ Lôi ngọc phả kể lại thì ban đầu các vị Lã Hùng Định, Đặng Thành và một số người khác bàn bạc với nhau, liên kết chống lại ách đô hộ, nhưng khi đang chuẩn bị lực lượng thì bị Tô Định phát hiện, giết chết. Mối thù nhà ấy, cùng với mối hận mất nước, đã được thế hệ con, cháu của họ tiếp tục nung nấu, để rồi chỉ mấy năm sau, đã bùng lên thành ngọn lửa khởi nghĩa dữ dội, mà những người hăng hái, nhiệt huyết nhất trong số đó, chính là hai chị em bà Trưng, con gái “Giao Chỉ quận vương” Lã Hùng Định.
    Nguyên nhân khởi nghĩa của Trưng Vương đúng là vừa vì nước (Nam Việt) vừa trả thù nhà (cho cha là Lữ Gia và chồng là vua Triệu). Bà Trưng Trắc lấy chồng là Đặng Xuân, con của huyện lệnh Chu Diên Đặng Thành. Như thế Bà Trưng là con dâu hoàng gia nhà Triệu, cũng là dòng dõi (chính xác hơn là con gái) thừa tướng Lữ Gia.
    Lữ Gia là chỉ cả gia tộc họ Lữ nói chung nên trong các ghi chép có nhiều Lữ Gia ở những nơi khác nhau. Theo chính sử thừa tướng đương triều Lữ Gia cùng vua Triệu cuối cùng là Triệu Vệ Dương Vương đã lên thuyền rút từ Phiên Ngung về Giao Chỉ khi bị quân nhà Hiếu tấn công. Lữ Gia hy sinh ở cửa biển Nam Định (núi Gôi, Vụ Bản) là vị này.
    Còn Lữ Gia chống lại quân nhà Hiếu ở vùng Phong Châu (như ở Hà Tây cũ hay Vĩnh Phú) là con cháu của thừa tướng Lữ Gia trên. Cổ Lôi ngọc phả có nói đến Lã Nam, con trai đầu của cụ Lã Hùng Định ban đầu cũng tụ quân chống lại nhà Hán. Lã Nam có thể là vị Lữ Gia được thờ ở vùng Thanh Oai, Quốc Oai.


    Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong dòng sử dân gian Image004

    Cửa võng đình Tri Lễ (Thanh Oai, Hà Nội), nơi thờ Lữ Gia làm thành hoàng.

    Trong Cổ Lôi ngọc phả còn nói đến nhiều tình tiết của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng khác. Khi hiểu một cách rộng hơn việc dồn nén (sự giải thích của người ghi chép đời sau) các địa danh của cuộc khởi nghĩa vào 1 vùng ở Thanh Oai thì Ngọc phả này đúng là cuốn sử rất đầy đủ về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Trong đó điểm quan trọng nhất cần khẳng định: khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Phong Châu là cuộc khởi nghĩa của hậu quân nhà Triệu nước Nam Việt do con cháu họ Lữ và họ Lý cầm đầu, chống lại nhà Hiếu (Tây Hán), nhằm phục thù cho thân sinh phụ mẫu hay các phu quân chết trận trước đó và phục quốc Nam Việt với 2 phần Đông (Chu Diên) và Tây (Mê Linh).

      Hôm nay: 29/3/2024, 6:26 am