Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Nước Tây Âu và tướng Trang Kiểu Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Nước Tây Âu và tướng Trang Kiểu Flags_1



    Nước Tây Âu và tướng Trang Kiểu

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Nước Tây Âu và tướng Trang Kiểu Empty Nước Tây Âu và tướng Trang Kiểu

    Bài gửi by Admin 4/11/2016, 5:20 am

    Bách Việt trùng cửu –nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2132

    Sử ký Tư Mã Thiên, Tây Nam Di liệt truyện kể:
    Lúc trước vào thời Uy Vương nước Sở, sai tướng quân tên là Trang Kiểu đem quân dọc theo thượng nguồn sông, đánh lấy các vùng từ Ba, Kiềm Trung sang phía Tây. Trang Kiểu vốn là dòng dõi của Sở Trang Vương. Kiểu đến đầm Điền, đầm rộng ba trăm dặm, bên đầm là đất bằng màu mỡ rộng mấy ngàn dặm, bèn đem quân uy hiếp lấy gộp vào nước Sở. Muốn về báo tin, nhưng gặp lúc quân nước Tần đánh lấy các quận Ba, Kiềm Trung của nước Sở, đường bị nghẽn chẳng thông, do đó quay lại, làm vua của người nước Điền, đổi áo theo thói của người ở đấy để làm kẻ đứng đầu.
    Sử ký Tư Mã Thiên, Bạch Khởi Vương Tiễn liệt truyện kể:

    Bạch Khởi là người Mi, làm tướng cho Tần Chiêu Vương,… Bạch Khởi đánh Sở, phá Yên, được 5 thành. Cùng năm, đánh Sở, phá Dĩnh, đốt Di Lăng, tiến suốt đến Cánh Lăng. Sở Vương bỏ Dĩnh, chạy về phía Đông đến Trần. Tần lấy Dĩnh đặt làm Nam Quận. Bạch Khởi được phong là Vũ An Quân. Vũ An Quân lấy đất Sở định quận Vu, Kiềm Trung.
    Dấu vết địa danh Kiềm Trung và Điền vẫn còn lại cho tới nay. Kiềm hay Kiềm Trung là Quý Châu, không có gì phải nghi ngờ vì tới nay Quý Châu còn gọi tắt là Kiềm và đây là địa danh Kiềm Trung đạo thời nhà Đường. Đất Điền cũng được xác định rõ ràng là vùng Vân Nam, nơi có văn hóa Điền và chiếc Điền vương chi ấn.

    Tuy nhiên khi định vị 2 vùng đất này rõ như vậy thì thông tin trong Sử ký Tư Mã Thiên liên quan tới 2 vùng đất Kiềm và Điền trở nên vô cùng khó hiểu. Nước Sở vốn được định vị ban đầu ở Hồ Bắc và Hồ Nam. Vậy làm sao Sở lại có thể cử một tướng quân đánh xuống vùng Quý Châu, rồi sang tận Vân Nam? Còn nước Tần theo định vị ngày nay ở khu vực Thiểm Tây, sao lại có chuyện tướng Tần là Bạch Khởi đi đánh nước Sở lại vòng xuống chiếm vùng Kiềm Châu (Quý Châu) ở tận phương Nam? Hình như có “bàn tay vô hình” nào đó đã “lái” các tướng Tần và Sở xuống vùng phía Nam này… Sự thật chắc chắn không phải vậy. Chỉ có thể… các sử gia Tàu đã cố ý xác định sai vị trí của Tần và Sở nên mới ra nông nỗi vậy.

    Nước Tây Âu và tướng Trang Kiểu Image002

    Thứ nhất có thể thấy rõ, nước Tần có địa phận chính nằm ở vùng Tứ Xuyên chứ không phải Thiểm Tây. Có vậy thì tướng Bạch Khởi mới sang tiến chiếm vùng Quý Châu (Kiềm Trung). Vị trí Tứ Xuyên của Tần còn cho phép giải thích nhiều tư liệu khác liên quan sau này như chuyện Tần chiếm Việt, Tần Thủy Hoàng Đông du hay chuyện Triệu Đà – Lưu Bang khởi nghĩa kháng Tần…
    Thứ hai, Trang Kiểu không phải tướng của nước Sở ở đất châu Kinh tại Hồ Nam Hồ Bắc mà phải là một nước khác, cũng gọi là Sở. Nước này là Lạc vì Lạc = Nác = Nước, còn Sở = Sủy = Thủy. Vì 2 từ này đồng nghĩa nên trong tư liệu cổ thư dễ nhầm lẫn. Lạc Sở mới là nước Sở được nói tới trong các câu “mênh mông bể Sở” hay “bể Sở sông Ngô”, vì nước Kinh Sở ở Hồ Nam Hồ Bắc vốn không hề có “bể”. Lạc là đất Lạc Việt, tức vùng Bắc Việt và Quảng Tây ngày nay. Nơi này trực tiếp có vùng bờ biển là vịnh Bắc Bộ hay biển Đông.
    Thời Chiến Quốc đất Lạc là nơi nhà Chu đóng đô hay Lạc Ấp (Lạc Dương), tức Đông Đô của nhà Đông Chu. Trang Kiểu là “miêu duệ của Sở Trang Vương” thực ra nghĩa là dòng dõi của Chu Trang Vương. Chu Trang Vương là Cơ Đà, vị vua thứ ba của nhà Đông Chu, đóng đô ở đất Lạc.
    Ở Việt Nam ngày nay còn di tích và di chỉ xác thực về vị Trang Vương này. Đó là chùa Hương ở trên dãy núi Hồng Lĩnh tại Hà Tĩnh. Ở đó có nền Trang Vương, tương truyền là nơi Trang Vương đến thăm con gái là Diệu Thiện tu tại Hương Tích… Câu thơ của Tồn trai Bùi Dương Lịch viết về chùa Hương:
    Vân túc Trang Vương hà đại chỉ.
    Dịch
    Xe mây đâu chốn Trang Vương cũ…
    Tác giả Văn nhân trong bài viết Điền quốc – Trang Kiểu đã chỉ ra rằng: Trang = Tlang = Lang, chỉ thủ lĩnh; Kiểu = Cảo = Cửu, là số 9 chỉ phía Tây. Trang Kiểu nghĩa là Lang Cửu hay thủ lĩnh phía Tây. Phía Tây hay Cảo – Kiểu là vùng đất của nhà Tây Chu, đóng đô ở đất Cảo.

    Kiềm có nghĩa là màu đen, tương đương với từ Ô hay Âu. Kiềm như vậy là Âu. Quý Châu chính là đất Âu. Còn Vân Nam ở phía Tây Kiềm Trung nên gọi là đất Tây Âu.
    Vùng đất Âu ở Vân Nam Quý Châu là vùng đất cũ của nhà Tây Chu. Đông Chu nằm trên đất Lạc, Tây Chu nằm trên đất Âu, hợp lại chính là nước Âu Lạc do An Dương Vương lập nên được kể đến trong truyền thuyết Việt. Triều đại An Dương Vương là vương triều Chu kéo dài bao gồm cả Tây và Đông Chu.
    Trang Kiểu là tướng của nhà Đông Chu vào cuối thời Chiến Quốc, được cử đi trấn thủ chống Tần ở vùng Vân Nam và Quý Châu. Sau đó vùng Quý Châu (Kiềm Trung) bị tướng Tần là Bạch Khởi tấn công chiếm mất. Trang Kiểu chỉ còn lại vùng Vân Nam, lập nên quốc gia riêng là Điền quốc.
    Như thế cuộc chiến Chu – Tần bắt đầu ngay từ lúc này, dưới thời Tần Chiêu Tương Vương. Truyền thuyết Việt chép là Triệu Đà khởi binh đánh An Dương Vương đến vùng Vũ Ninh thì bị chặn lại. Vũ Ninh tức là vùng đất của Ninh Vương Cơ Phát hay Chu Vũ Vương, người khởi đầu nhà Tây Chu. Vũ Ninh là đất Tây Chu, là vùng Vân Quý như đã nói ở trên.
    Diễn biến tiếp theo thì như đã biết, Tần Chiêu Tương Vương cử hoàng thái tôn của mình là Doanh Tử Sở, truyền thuyết Việt gọi là Trọng Thủy, giả cầu hôn con gái vua Chu (= Châu) là Mỵ Châu. Sau đó Doanh Tử Sở đã dẫn quân Tần đánh Lạc Dương (Cổ Loa), đuổi vị vua cuối cùng là Chu Noãn Vương chạy xuống phía Nam đi ra biển mà mất. Nước Âu Lạc của nhà Chu (An Dương Vương) bị diệt vào năm 256 TCN dưới thời Tần Chiêu Tương Vương.
    Vào lúc này Tần đã chiếm được đất Kiềm Trung (Quý Châu) và Lạc Việt (Bắc Việt và Quảng Tây). Vùng nước Âu Lạc cũ chỉ còn lại đất Điền hay Tây Âu do Trang Kiểu làm chủ là chưa bị Tần chiếm. Có thể sau đó tướng Đồ Thư của Tần đã tấn công đất Tây Âu vì sách Hoài Nam tử chép Tần phát binh “giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống”. Dịch Hu Tống hay Dịch Hậu Tông, tức là dòng dõi của Dịch Vương, tức Chu Văn Vương (người đã viết Chu Dịch). Trang Kiểu là miêu duệ của Chu Trang Vương nên cũng chính là dòng dõi sau này của Chu Văn Vương.
    Không rõ diễn biến tiếp theo ra sao đối với vùng đất Điền nhưng qua thời Hán, khi Lữ Hậu mất, lại xuất hiện nước Tây Âu. Đây là nước mà Triệu Đà đã “dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót… để bắt họ lệ thuộc theo mình” (Nam Việt Úy Đà liệt truyện).
    Lịch sử nước Văn Lang – Âu Lạc của người Việt như thế đang từng bước sáng tỏ tới từng chi tiết trong sử thuyết Hùng Việt.

      Hôm nay: 29/3/2024, 8:51 am