Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt Flags_1



    Vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt Empty Vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt

    Bài gửi by Admin 12/9/2016, 3:34 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=1880

    Câu đối ở điện Long Hưng (Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên) nơi thờ Triệu Vũ Đế, vị vua đầu của nước Nam Việt:
    一指已無秦萬里開先閩貉絶
    两立何難漢億年倡始帝王基
    Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
    Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.
    Dịch:
    Một lệnh dẹp không Tần, vạn dặm mở đầu dứt Mân Lạc
    Hai ngôi sánh cùng Hán, nghìn năm gây nền vững đế vương.
    Vế đầu của câu đối này nói tới cuộc khởi nghĩa của Triệu Đà đã giành thắng lợi nhanh chóng dưới thời Tần:
    Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương (Nam Việt Úy Đà liệt truyện, Sử ký Tư Mã Thiên).
    Và sự kiện Triệu Đà khuất phục Mân Việt và Âu Lạc vào thời Tây Hán:
    Cao Hậu mất, liền bãi binh. Đà nhân đó, dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình. Đất đai của Đà chiều ngang có hơn vạn dặm. Đà bèn đi xe mui lụa mầu vàng cắm cờ tả đạo, mệnh gọi là “chế”, chẳng kém gì Trung Quốc.

    Vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt Image002-1

    Tiền đình điện Long Hưng ở Xuân Quan.

    Vấn đề đặt ra là đất Tây Âu (Lạc) được nói đến trong Sử ký Tư Mã Thiên ở trên là chỗ nào. Việc xác định vị trí đất Âu Lạc liên quan đến sự lịch sử của triều đại trước đó, tức là thời kỳ An Dương Vương, một thời kỳ “nửa thực nửa hư” trong quan niệm của các sử gia ngày nay.
    Cũng trong Nam Việt Úy Đà liệt truyện, khi tiếp sứ giả nhà Tây Hán là Lục Giả thì Triệu Đà có đề cập: Ở phía Đông đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn nghìn người, cũng xưng hiệu là “vương”; ở phía Tây, nước Âu Lạc là nước trần truồng, cũng xưng là “vương”.
    Như vậy Âu Lạc hay Tây Âu là mảnh đất nằm ở phía Tây nước Nam Việt. Quan trọng hơn đây là khu vực không thuộc sự cai quản của Nam Việt vì chỉ “lệ thuộc” và vẫn xưng vương. Tây Âu và Mân Việt lúc này vẫn độc lập, chỉ theo Nam Việt dưới dạng nước chư hầu.
    Bằng chứng về sự độc lập của 2 nước này đối với Nam Việt là sự kiện vua Mân Việt tấn công Nam Việt sau khi Triệu Đà mất:
    Đà mất, cháu Đà là Hồ làm Nam Việt Vương. Lúc bấy giờ vua Mân Việt là Dĩnh đem binh đánh các ấp ngoài biên của nước Nam Việt.
    Nếu Mân Việt đã thuộc Nam Việt trước đó thì không thể vẫn còn vua và tấn công Nam Việt.
    Cuộc tấn công này đã buộc vua Nam Việt là Triệu Hồ phải nhờ nhà Tây Hán (nhà Hiếu) giúp chống lại quân Mân Việt. Nhưng Quân của Hán chưa vượt núi Ngũ Lĩnh thì em của Mân Việt Vương là Dư Thiện đã giết Dĩnh để hàng.
    Vì Mân Việt đã hàng Nam Việt nên đây là thời điểm đất Mân Việt trở thành 1 quận của nước Nam Việt. Đây chính là quận Thương Ngô, do Tần Vương là Triệu Quang, một người trong hoàng tộc nhà Triệu cai quản như được nói đến trong truyện.
    Mân Việt đã sát nhập vào Nam Việt nhưng vùng Tây Âu thì không. Do đó khi Lộ Bác Đức nhà Hiếu (Tây Hán) đánh dẹp Nam Việt, bắt vua Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia thì: Thương Ngô Vương là Triệu Quang là người cùng họ với Việt Vương, nghe quân nhà Hán đến, cùng quan huyện lệnh Kê Dương của Việt tên là Định tự quyết định đi theo nhà Hán; quan giám quận Quế Lâm của Việt tên là Cư Ông dụ dân Âu Lạc đi theo nhà Hán. Những người này đều được phong tước hầu.
    Như vậy đất Mân Việt cũ, thời Triệu Vệ Dương Vương là quận Thương Ngô, đã hàng nhà Tây Hán. Còn nước Âu Lạc thì được quan giám của quận Quế Lâm dụ, cũng theo về nhà Tây Hán.

    Vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt Image004-1

    Các quận và khu vực lân cận nước Nam Việt nhà Triệu
    (Tên quận trong nước Nam Việt lấy theo tên các quận thời Tần).


    Từ tất cả những sự kiện và nhận định trên, vị trí các quận, đất thời Nam Việt có thể được xác định như sau (xem bản đồ):
    – Quận Nam Hải thời Tần, nơi có kinh đô Phiên Ngung của Nam Việt, là khu vực tỉnh Quảng Đông ngày nay.
    – Quận Quế Lâm là khu vực tỉnh Quảng Tây.
    – Vùng Bắc Việt ngày nay là quận Long Xuyên hay Tam Xuyên, nơi Triệu Vũ Đế khởi nghĩa ban đầu chống Tần. Đây cũng là phần đất Lạc trong Âu Lạc.
    – Nước Mân Việt, sau thành quận Thương Ngô của Nam Việt, là khu vực phía Đông Nam Việt, tức là vùng Phúc Kiến và Chiết Giang.
    – Khu vực tỉnh Quý Châu là đất Dạ Lang hay Ba Thục, thuộc nhà Tây Hán vì trong các cánh quân của Lộ Bác Đức đánh Nam Việt có Trì Nghĩa Hầu, đem thêm tội nhân nước Ba Thục, đưa quân từ đất Dạ Lang xuống đường sông Tường Kha.
    – Nước Tây Âu hay Tây Âu Lạc nằm ở phía Tây của Nam Việt, như vậy phải là khu vực tỉnh Vân Nam. Thời Tần đây là quận Tượng vì bản thân từ Tượng là chỉ phía Tây. Khả năng thủ lĩnh vùng Tây Âu (Vân Nam) lúc này gọi là Điền vương.
    Hán thư chép: “Năm thứ 5 niên hiệu Nguyên Phượng thời Hiếu Chiêu Đế quận Tượng bị bãi bỏ, chia cắt vào hai quận Uất Lâm và Tường Kha”.
    Sự kiện này một lần nữa cho thấy quận Tượng không thuộc đất Nam Việt của nhà Triệu vì sau khi Tây Hán chiếm Nam Việt chia vùng này thành 9 quận, không có quận Tượng ở trong: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Đam Nhĩ, Châu Nhai, Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô. Dưới thời Hiếu Chiêu Đế (76 TCN) quận Tượng cũ bị đổi thành quận Tường Kha và một phần nhập vào quận Uất Lâm.
    Chỗ khó giải thích ở đây là tại sao khi đánh Tần thì Triệu Vũ Đế đã chiếm được Tượng quận, nhưng tới sau đó (sau khi Lữ Hậu mất) Tượng quận lại không nằm trong Nam Việt, và Triệu Đà phải dùng của cải mua chuộc để Tây Âu (vùng Tượng quận thời Tần) theo mình?
    Điều này chỉ có thể hiểu khi nhận ra, thực ra có 2 người được Sử ký Tư Mã Thiên cùng chép thành Vũ Đế Triệu Đà. Một Triệu Vũ Đế lãnh đạo người Việt khởi nghĩa kháng Tần, khi Tần Thủy Hoàng mất đã lấy lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt và xưng Nam Việt Vũ Vương. Một Triệu Đà thứ hai nổi lên sau khi Lữ Hậu mất, chỉ chiếm các khu vực Bắc Việt và Lưỡng Quảng (3 quận Long Xuyên, Nam Hải, Quế Lâm), rồi phủ dụ 2 nước Tây Âu và Mân Việt phục tùng mình.
    Thêm về nước Âu Lạc xưa thời An Dương Vương. Theo đúng mô tả của sử sách về nước Văn Lang, cũng là Âu lạc, có Bắc giáp Hồ Nam (Trường Sa Động Đình), Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Xuyên Thục (Tứ Xuyên), đông giáp quận Nam Hải (Quảng Đông). Như vậy nước Âu Lạc này gồm đất các tỉnh sau:
    – Vân Nam: là đất Tây Âu, tức phần Tây của đất Âu.
    – Quảng Tây: là quận Quế Lâm thời Tần – Nam Việt.
    – Quý Châu: là Dạ Lang. Quảng Tây và Quý Châu là phần Đông của đất Âu.
    – Bắc Việt: là Long Xuyên thời Tần – Nam Việt. Là phần đất Lạc trong Âu Lạc.

    Vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt Image006

    Phạm vi Âu Lạc thời An Dương Vương.

      Hôm nay: 29/3/2024, 4:13 pm