Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Thấy bóng Cam đường nhớ Thiệu Công Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Thấy bóng Cam đường nhớ Thiệu Công Flags_1



    Thấy bóng Cam đường nhớ Thiệu Công

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Thấy bóng Cam đường nhớ Thiệu Công Empty Thấy bóng Cam đường nhớ Thiệu Công

    Bài gửi by Admin 8/9/2016, 10:49 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=1864

    Bài thơ Cam đường của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập:
    Thấy bóng cam đường nhớ Thiệu Công
    Ðất dư dời được bạn cùng thông.
    Bút thơ đã chép hương còn bén
    Ngâm ngợi nào ai chẳng động lòng.
    Bài này nói đến cây “cam đường” và ông Thiệu Công, là sự tích trong cổ sử Trung Hoa. Trong Kinh Thi phần Thiệu Nam có bài Cam đường 甘棠 gồm 3 thiên:
    蔽芾甘棠.勿翦勿伐.召伯所茇
    Tế phế cam đường. Vật tiễn vật phạt. Thiệu Bá sở bạt.
    蔽芾甘棠.勿翦勿敗.召伯所憩
    Tế phế cam đường. Vật tiễn vật bại. Thiệu Bá sở khế.
    蔽芾甘棠. 勿翦勿拜.召伯所說。
    Tế phế cam đường. Vật tiễn vật bái. Thiệu Bá sở thuế.
    Bài này thường được giải thích là làm theo thể phú, tức là tả cảnh trực tiếp, nói về quan Thiệu Bá nhà Chu đi công cán, ngồi dưới gốc cây Cam đường và xử kiện. Người dân sau nhớ ơn đức ấy mà bảo nhau không phá hoại cây Cam đường…
    Tản Đà dịch:
    Rườm rà cái cây cam đường
    Ấy quan Thiệu bá xưa thường nghỉ ngơi
    Chớ vin! Chớ bẻ! ai ơi,
    Chớ ai cắt lá! Chớ ai đẵn cành.
    Thiệu Bá là Cơ Thích, dòng dõi của Cơ Xương – Chu Văn Vương, có công trong việc cùng Cơ Phát – Chu Vũ Vương đánh Trụ diệt Ân, lập nên vương triều Chu. Cơ Thích được phong thực ấp ở đất Thiệu, nên gọi là Thiệu Công hay Thiệu Bá. Kinh Thi có phần Thiệu Nam là phong dao của vùng đất Thiệu này.

    Thiệu Công Thích còn được phong đất ở nước Yên. Tuy nhiên, sau khi Vũ Vương mất, Thiệu Công Thích cùng với Chu Công Đán (Chu Công) đã ở lại kinh thành phò tá vua Chu còn nhỏ tuổi. Thiệu Công đảm nhận chức Thái bảo dưới thời Chu Thành Vương.
    Xét bài Cam đường trong Kinh Thi nay thấy có nhiều vấn đề phải bàn thêm. Theo cách hiểu ngày nay Thiệu Bá ngồi dưới gốc Cam đường xử lý mấy vụ kiện cáo dân sự. Có sách không biết dựa vào đâu còn kể là xử vụ trai gái cãi nhau (?!). Là một khai quốc công thần của triều Chu, triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử của thiên hạ Trung Hoa, ân đức của Thiệu Công mà lại chỉ ở chỗ xử mấy vụ án con con ở ngoài đường như thế này thì không ổn. Ý nghĩa thực sự của bài thơ này lớn hơn nhiều, ngầm chỉ một sự việc khác trong công nghiệp của Thiệu Công. Bài thơ không phải làm theo thể Phú, mà là thể Tỉ (so sánh, ẩn dụ).
    Công đức chính đối với muôn dân của Thiệu Công được thấy qua bài Thiệu Cáo trong Kinh Thư. Thiệu Cáo là lời tâu với Chu Thành Vương của Thiệu Công. Nội dung các bài trong Kinh Thư nói chung đều khá khó hiểu. Tuy nhiên, nay trong liên hệ thiên Thiệu Cáo với bài Cam đường trong Thiệu Nam thì có thể sáng tỏ hơn ý của bài cáo này.
    Thiệu Cáo chép: Duy tháng hai, rằm rồi qua sáu ngày. Ất vị Nhà vua sớm ra đi từ đất Chu, sang tới đất Phong. Quan Thái bảo (Thiệu Công) đi trước, Chu Công xem xét nơi ở, thong thả tới. Tháng va, ngày Bính ngũ, đã có ánh trăng. Qua ba ngày là Mậu thân, quan Thái bảo sớm tới đất Lạc, bói chỗ ở. Khi bói đã được thì sửa sang. Qua ba ngày nữa, Canh tuất, quan Thái bảo bèn đem dân Ân đắp nền ở trên bãi sông Lạc. Qua năm ngày, Giáp dần, nền đã thành.
    Phần này bắt đầu bằng việc kể vua Chu (Thành Vương) rời Cảo Kinh của Tây Chu đi sang vùng đất Phong, tức là vùng kinh đô cũ thời Chu Văn Vương. Thiệu Công đi trước dọn đường. Chu Công tháp tùng vua Chu. Sau đó đoàn đi tiếp sang đất Lạc. Ở đây Thiệu Công sai dân Ân đắp nền bên bãi sông Lạc.
    Việc Thiệu Công sai dân Ân làm đường, làm nền đón vua Chu ở đất Lạc là có chủ ý nhất định. Dưới thời Chu Thành Vương, hậu duệ của nhà Ân là Vũ Canh cùng Tam Thúc làm phản. Chu Công và Thiệu Công đã cùng nhau dẫn quân đi dẹp phản loạn. Đám quý tộc nhà Ân bị bắt, đem về an trí tại Lạc Dương. Đây chính là đám “dân Ân” ở đất Lạc được nói đến trong thiên Thiệu Cáo.
    Thiệu Cáo chép tiếp: Qua bảy ngày, Giáp tý, Chu Công bèn sớm ra dùng thư để ra lệnh cho dân Ân, các quan chủ công việc ở các nước trong Hầu, Điện, Nam phục. Sau khi đã ra lệnh cho dân Ân rồi, dân Ân đều tới làm. Quan Thái bảo bèn đem chúa các nước ra, lấy các lễ vật rồi lại vào đưa cho Chu Công mà rằng:
    Xin chắp tay, dập đầu, dâng Nhà vua cùng ông. Ban lời truyền bảo dân Ân là ở ông, kẻ coi việc… Than ôi! Đấng Hoàng thiên Thượng đế thay đổi con đầu của ngài… Nay ngôi của nước Ân to tát là trao cho Nhà vua được chịu ngôi… Nay nhà Ân nhiều các bậc vua hiền triết ở trên Trời. Cho tới vua sau coi dân là sau, nên nay nào chức, nào ngôi phải mất hẳn.
    Đoạn này Thiệu Công tâu, mào đầu là Trời đã thay đổi ngôi vua (thiên tử – con đầu của Trời) từ Ân sang cho nhà Chu. Nhà Ân trước kia cũng có nhiều bậc vua hiền được Trời phù hộ. Nhưng vua sau cùng (Trụ Vương) coi khinh dân nên dẫn đến mất chức, mất ngôi.
    Tiếp: Trí xếp bỏ! Tai nạn còn đó! Kẻ làm chồng biết bế ẵm, dắt díu vợ con nó, để thảm thiết kêu Trời! Nó đi trốn, đi ra thì bị bắt! Trời cũng thương cho dân bốn phương. Lòng thương và ngôi báu của Ngài là dùng để khuyến khích. Nhà vua hãy mau mau trọng về đức!
    Đoạn tiếp này nói, sự việc đã vậy là đúng lẽ (việc Ân mất ngôi), nhưng tai nạn vẫn còn. Người dân Ân chồng dắt díu vợ con chạy nạn, nhưng lại bị bắt, kêu thảm thiết. Trời cũng thương. Lòng thương và ngôi báu đều là tặng vật của Trời. Nhà vua (vua Chu) hãy trọng đạo đức.
    Vua Chu xưng là Thiên tử, ý là tiếp ngôi theo ý Trời. Thiệu Công lấy lẽ đó để nói Trời còn có lòng thương. Người đã nhận ngôi báu của Trời thì cũng phải có lòng thương, thương lấy cảnh khốn khổ của dân Ân.
    Tiếp: Nhà vua trẻ trung nối ngôi thì xin chớ bỏ sót bậc già cả… Nhà vua dù còn nhỏ nhưng là con đầu của Trời! Sao cho có thể đem lòng thành cảm cả đến hạng dân nhỏ, ấy là phúc cho lúc này!
    Chu Thành Vương tiếp ngôi lúc còn nhỏ, Chu Công phụ chính. Thiệu Công lấy lẽ Trời cố gắng xin nhà vua chớ bỏ đi đạo đức, noi gương tiền nhân, sao cho có thể cảm hóa được muôn dân, thì là phúc.
    Ý của cả bài phát biểu của quan Thái bảo Thiệu Công rất rõ, là nài xin vua Chu và Chu Công xét ý Trời, noi gương các bậc minh quân xưa, thương xót dân chúng mà không trừng phạt đám dân Ân đã bị bắt về đất Lạc lúc này.
    Đáp lại lời cầu xin này của Thiệu Công, Chu Công nói:
    Nhà vua trước phải thu phục các kẻ coi việc của nhà Ân, cho gần gặn xen lẫn với các kẻ coi việc của nhà Chu ta. Giữ gìn tính nết mỗi ngày một tiến. Nhà vua phải trong việc làm, nơi nghỉ. Không thể không trọng về đức được…
    Nhà vua hãy gắng tu đức đặng cầu Trời cho được ở ngôi lâu dài. Lại mong sao Nhà vua chớ vì bọn dân nhỏ đắm đuối về những sự trái phép mà cũng quả quyết việc giết chóc đặng xử trị chúng. Sao cho dân thuận theo, mới có công… Muốn Nhà vua nhờ bọn dân nhỏ mà được chịu mệnh lâu dài của Trời.
    Đây là Chu Công trả lời thay cho vua Chu vì Chu Công là người phụ chính Chu Thành Vương đang còn nhỏ. Chu Công cũng là người đã cầm đầu quân đội đánh dẹp loạn Vũ Canh và bắt các tù binh Ân. Thiệu Công lấy lẽ Trời, lẽ người ra cầu xin nên Chu Công đã đồng ý, khuyên vua muốn ở ngôi lâu dài thì không nên giết chóc dân Ân, nhờ phúc đó thì ngôi vị mới bền.
    Bài Thiệu Cáo là lời Thiệu Công cầu xin vua Chu không sát hại, phạt tội những người dân của nhà Ân đã bị bắt về đất Lạc. Đây là công đức to lớn của Thiệu Công cho muôn dân và cho nhà Chu. Đây mới là ý thực sự được nói đến trong bài Cam đường của Kinh Thi.

    Thấy bóng Cam đường nhớ Thiệu Công Image002

    Đồ đồng Đông Sơn ở một bộ sưu tầm cá nhân ở Thanh Hóa.

    Tế phế Cam đường nghĩa là cây Cam đường tỏa bóng. Cam đường tượng trưng cho ông Thiệu Bá. Bóng tỏa rộng là ân đức phủ tới muôn dân.
    Vật tiễn vật phạt/bại/bái là Chớ bẻ, chớ uốn, chớ phạt… Nghĩa tỉ dụ ở đây nói đến việc Thiệu Công xin vua Chu không giết, không áp dụng hình phạt với đám dân Ân ở đất Lạc.
    Thiệu Bá sở bạt/khế/thuế. Ba chữ cuối hiện đều dịch nghĩa là “nghỉ ngơi”. Nhưng nếu hiểu theo ý nghĩa mới thì cây Cam đường không phải chỉ là chỗ nghỉ ngơi của Thiệu Bá. 3 chữ này thuộc 3 bộ thủ khác nhau: bộ Thảo艹, bộ Tâm 心 và bộ Ngôn 言. Nghĩa bóng phải hiểu là Nơi ở, Tấm lòng và Lời nói của Thiệu Bá.
    Dịch lại bài Cam đường trên lời thơ của Tản Đà:
    Rộng che cái cây cam đường
    Tấm lòng Thiệu Bá, chỗ thường thuyết chơi
    Chớ vin! Chớ bẻ! ai ơi,
    Chớ ai cắt lá! Chớ ai đẵn cành.
    Cây Cam đường tán lá sum xuê có thể là loại cây Đa, rất dễ gặp ở Việt Nam. Vì thế mà Nguyễn Trãi mới ngắm “cây Cam đường, làm bạn cùng Thông” như trong bài thơ đã dẫn ở đầu bài viết này. Bài Cam đường trong Thiệu Nam tương đương ý với bài Chu lân chỉ trong Chu Nam. Con Lân biểu tượng cho văn đức của nhà Chu, không đạp lên cỏ tươi, không dẫm lên côn trùng còn sống… Còn cây Cam đường biểu tượng cho ân đức của Thiệu Bá che tỏa muôn dân, vị tha đối với dân phản loạn nhà Ân.
    Đất phong Thiệu Nam của Thiệu Công không phải ở Kỳ Sơn bên sông Hoàng Hà, cũng không phải nước Yên ở Bắc Kinh tới giáp Triều Tiên. Ngay trong Thiệu Nam có bài Giang hữu tỉ 江 有汜, có từ Giang 江chỉ sông, hoàn toàn không phải sông Trường Giang như hiện người Tàu đang giảng giải. Cả 2 vùng Kỳ Sơn và Bắc Kinh đều không hề có sông Trường Giang.
    Giang hữu tự”, sông có nhánh trong Thiệu Nam là … sông Mã, sông Chu ở Thanh Hóa. Thanh Hóa có đất Thiệu Hóa, xưa là phủ Thiệu Thiên khá rộng, gồm cả một số xã của huyện Đông Sơn, Yên Định và thành phố Thanh Hóa nay. Thiệu Hóa là vùng đất phong hóa Thiệu Nam được nhắc đến trong Kinh Thi.
    Là đại công thần khai quốc của triều Chu nên Thiệu Bá được phong ở nước Yên, phải là nước lớn nằm cạnh đất nhà Chu. Nước Yên là khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Kinh đô nước Yên có thể chính là đất Thiệu Hóa ở Thanh Hóa. Nơi đây cũng là nơi phát lộ chiếc trống đồng đầu tiên và lấy tên đặt cho nền văn hóa đồ đồng Đông Sơn rực rỡ. Truyền thống đúc đồng và các di vật khảo cổ thời kỳ này hiện vẫn còn được lưu giữ rất phong phú ở Thanh Hóa.
    Liệu con cháu xứ Thanh ngày nay có mấy ai nhìn cây đa nhớ tới ân đức của Thiệu Công?

    Thấy bóng Cam đường nhớ Thiệu Công Image004

    Cây sanh tại nhà một nghệ nhân Đông Sơn, Thanh Hóa.

     

    Văn Nhân góp ý :

    Chu Nam và Thiệu Nam không phải là địa danh :

    Các từ  Chu Nam  Thiệu Nam chỉ là biến âm của Chu lang và Thiệu lang ; chính xác là Chiêu hay Châu lang và Thiêu lang , Chiêu – Châu là phía mặt trời lặn tức phía Tây ngày nay ngược với bên Mục là hướng mặt trời mọc  phía Đông . Thiêu là đốt cháy chỉ hương nóng Xích đạo .

    Từ Lang nghĩa là thủ lãnh tương đương với ‘vương – công’ trong ngôn ngữ hiện tại , Châu lang là danh xưng chỉ vị đứng đầu đất phía Tây của nhà Châu , Thiêu lang đứng đầu đất ở về hướng Xích đạo so với đất của vua .

    Châu lang -Thiêu lang kí âm sai thành Chu Nam và Thiệu Nam còn khi chuyển ngữ thì thành ra các ông Châu công – Thiệu công 2 đại công thần khai quốc nhà Châu .

    Sử thuyết Hùng Việt cho khi nhà Châu mới chỉ có đất Phong hay Phong châu chưa làm chủ thiên hạ thì thực ấp của ông Cơ Đán là đất Lào Cai , thực ấp của Cơ Thích là Yên Bái Việt Nam ngày nay .

    Khi Châu Vũ vương lên ngôi Thiên tử lập ra các nước Chư hầu thì ông Cơ Đán được phong vương nước Lỗ trở thành Châu công , ông Cơ Thích được phong vương nước Yên và được sử gọi là Thiêu công .

    Đặc biệt 2 ông không về nước của mình mà ở lại kinh đô làm phụ chính cho vua Châu .

    Thực ấp cũ của Châu công vương nước Lỗ được gọi là Lào cai biến âm của Lỗ hay Lão cái , cái tiếng Việt là mẹ cũng là chính là lớn ; ở đây dùng với nghĩa thủ lãnh . Thực ấp của Thiệu công được gọi là đất Yên bái chính xác là Yên bá , bá cũng nghĩa là người cầm quyền như Tây bá , Bắc bá chỉ người đứng đầu toàn quyền ở đất phía Tây hay phía Bắc Thiên hạ .

    Châu công còn được người Việt gọi là tướng quân Cao Lỗ , cao là cao cả đồng nghĩa với cái – câu chỉ thủ lãnh , Lỗ – Lão – Lào chỉ là biến âm của nhau .

    Tướng quân Cao Lỗ xây thành Cổ loa chính là truyền tích ánh xạ việc ông Châu công xây kinh đô phía Đông nhà Châu gọi là Lạc ấp hay Đại ấp Lạc , Sử thuyết Hùng Việt cho Đông đô nhà Châu ở Lạc ấp chính là Đông đô Hà nội ngày nay .

    Về mặt ngôn ngữ theo phép phiên thiết Hán văn hay cách nói lái của người Vệt thì : Cổ loa phản Cao Lỗ ; thành Cổ loa cũng là thành Cao Lỗ , hiện nay đang có sự lầm lẫn : thành Cổ Loa phải là 1 thành cổ bề thế xứng tầm với trung tâm của cả Thiên hạ có thể là nằm ngay trong lòng thành Hà nội – Đông đô ngày nay còn nơi mà đang được xem là thành Cổ loa thực ra chỉ  cái đồn binh của quân nhà Châu đồn trú ở đấy để canh chừng đám ‘ ngoan dân’ nhà Thương Ân buổi ban đầu mới được dời đến như chép trong tư liệu lịch sử  .

      Hôm nay: 29/3/2024, 1:24 am