Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Kính nhi viễn chi Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Kính nhi viễn chi Flags_1



    Kính nhi viễn chi

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Kính nhi viễn chi Empty Kính nhi viễn chi

    Bài gửi by Admin 16/8/2016, 9:27 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/

    Thành ngữ “kính nhi viễn chi” có nguồn gốc từ một câu nói của Khổng Tử trong Luận ngữ – Ung dã: Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ. Tạm dịch như sau: Làm việc nghĩa, có ích cho dân, hưng nên tránh xa quỷ thần, đó là trí.
    Tư tưởng “kính mà xa” này của Khổng Tử thực ra không phải là cách xử thế đối với chốn quan trường hay trong triều đình như vẫn được giải thích. Đây là cách mà Khổng Tử nói tới nên ứng xử như thế nào đối với các tín ngưỡng dân gian (việc quỷ thần). Đặc biệt Khổng Tử, như một nhà sử học đầu tiên của Trung Hoa (viết Kinh Thư), đã có một quan điểm rất đúng đắn khi xử lý các truyền thuyết, tín ngưỡng trong việc biên chép sử. Vừa phải tôn trọng (kính) những thông tin trong truyền thuyết, nhưng cũng vừa phải lùi xa, nhìn rộng, suy thấu một cách thực tế thì mới có thể thấy được sự thật của quá khứ.

    Kính nhi viễn chi Image002-1

    Chiếc lịch ba chân thời Tây Chu với hoa văn Thao thiết và Quỳ long.

    Một ví dụ thường được lấy về quan điểm của Khổng Tử đối với những chuyện quỷ thần trong truyền thuyết khi biên sử là chuyện về Hoàng Đế. Theo thần thoại, Hoàng Đế là một vị thần có 4 mặt để trông coi 4 phương. Thông tin này được Khổng Tử giải thích rằng Hoàng Đế đã phái 4 người đi trị vì 4 phương. Cách giải thích này đúng là vừa “kính”, tức là vừa tôn trọng thông tin, không bác bỏ nó, nhưng cũng vừa “viễn”, tức là nhìn nhận và lý giải thông tin một cách thực tế.
    Ví dụ khác về hình ảnh “Quỳ nhất túc”, tức là con Quỳ có một chân. Khổng Tử đã bác bỏ sự hoang đường để giải thích là con Quỳ hung ác chỉ cần có 1 điểm khả thủ đó là việc giữ chữ Tín là đủ. Hay Quỳ đã biến thành một nhạc quan của vua Thuấn và người như Quỳ chỉ cần 1 là đủ. Như vậy thay vì đi tìm loài thú 1 chân, hình ảnh Quỳ nhất túc được hiểu thành thông điệp “một là đủ”.
    Tinh thần “kính mà xa” việc quỷ thần của Khổng Tử bị các Nho gia đời sau hiểu không chính xác, dẫn đến sự khô cứng gò bó của Nho gia trong chép sử. Lỗ Tấn đã nhận xét: Khổng Tử ra đời, lấy những điều thực dụng sửa mình, yên nhà, trị nước, bình thiên hạ làm giáo lý, không muốn nói việc quỷ thần, những thuyết hoang đường thời thái cổ đều là những điều nhà Nho không muốn nói, cho nên về sau, chẳng những không làm gì được cho sáng sủa lớn lao thêm mà còn để cho tản mác, mất mát đi nữa (Lịch sử truyền thuyết Trung Quốc).
    Cũng Lỗ Tấn đã cho rằng trong các truyền thuyết xa xưa luôn chứa đựng những điều đáng kể về lịch sử: Lịch sử của bất cứ một dân tộc nào khi bắt đầu toàn là những sự kiện mông lung, nhiều mâu thuẫn. Đó là tình hình chung và không có cách nào khắc phục được của lịch sử các dân tộc. Nhưng sau khi đã nói xong mọi câu chuyện truyền thuyết, vô luận thế nào, những truyền thuyết rất xa xưa đó về mặt lịch sử mà nói, đều có những yếu tố và hạt nhân đáng kể, chứ không phải bịa đặt hoàn toàn.

    Kính nhi viễn chi Image004-1

    Hoa văn con Quỳ trên nắp một chiếc bình thời Tây Chu.

    Tinh thần “kính nhi viễn chi” của Khổng Tử đã từng được các nhà Nho Việt Nam áp dụng trong soạn những bộ sử đầu tiên của đất nước. Danh nhân thời Trần là Hồ Tông Thốc, người viết cuốn Việt Nam thế chí, một cuốn sử sớm của nước ta là người đi đầu trong việc này. Quan điểm sử học của Hồ Tông Thốc khi đưa những huyền thoại, truyền thuyết vào chính sử được nêu trong bài tựa của tác phẩm Việt Nam thế chí:
    Sách chép về thế phả, vốn có từ lâu, khảo xét các đời đã qua để rõ nguồn gốc lưu truyền, kê cứu những điều truyền văn, để rõ những tiêu chuẩn xưa nay. Hiềm vì chuyện tin chuyện ngờ lẫn nhau, có điều chưa hợp hẳn với lòng người. Nhưng việc đời biến đổi khác nhau thì làm sao lại khỏi có những điều quái gở. Nghìn năm về sau, khó lòng biết được đầy đủ, mà tìm trong sách vở cũng không thể tra cứu vào đâu được. Bởi vậy, ghi chép về nguồn gốc thực là nhọc lòng lắm.
    Có người hỏi tôi rằng: Bỏ cái lạ giữ cái thường là đạo của thánh hiền, tại sao ông lại câu nệ theo cũ, không nêu rõ lời mới để đổi hẳn thói mê hoặc của đời?
    Tôi đáp rằng: Thời thái cổ còn hỗn mang, chưa phân biệt trời đất, ngay trung thổ cũng còn có nhiều thuyết hoang đường, như những chuyện vá trời, húc núi, lấy chân ngao làm cột trời, mười mặt trời cùng mọc, v.v…, đời sau cứ theo sách mà bàn luận, không kê cứu vào đâu được, đúng hay không đúng, vẫn còn ghi chép trong sử sách. Huống chi đất Việt ta ở vào cõi xa, sự hiểu biết cũng khác, từ đời hồng hoang thời gian xa cách, trong lúc mới mở mang, sách vở chưa đầy đủ, lễ nhạc chưa làm, nếu cho là có thực thì bởi đâu mà biết? Nếu cho là không có, thì do đâu mà xét ra?
    Cho nên những chuyện góp nhặt được đều là lượm lặt ở tiếng vang chuyện đồn, trích lấy đầu đuôi để cho biết rõ về phả ký từng đời mà thôi, còn những sự tích kỳ quái, lờ mờ khó xét, tạm giữ đó để chờ các bậc quân tử sau này, dám đâu xuyên tạc ra lời quái dị để mê hoặc người đời. Độc giả nên lưu tâm nhận kỹ, cố sức suy nghiệm thì sẽ rõ ngọc đá; thấy được tiếng vang hình bóng của lịch sử; tôi đâu tự dám cho ý mình là thoả đáng.
    Vả lại, nước Nam ta ở vào dải đất nóng nực, trong cõi mênh mông, vua sáng đời nào cũng có. Dẫu rằng núi sông rộng lớn, chia biệt mỗi lúc một khác, nhưng từ xưa đến nay, chỉ căn cứ vào tục truyền và dấu vết, hỏi việc về dĩ vãng thì nhờ các cụ già kể chuyện lại; xét nghiệm ở tương lai thì có những đền miếu cúng thờ…
    Chính nhờ tinh thần vừa tôn trọng truyền thuyết, tín ngưỡng, vừa cẩn trọng tìm kiếm đối chiếu với các tư liệu có được, qua người già kể lại, tại đền miếu cúng thờ, mà Hồ Tông Thốc đã làm được một việc lớn cho việc biên chép sử Việt, đó là đưa thời đại Hùng Vương vào chính sử. 18 triều đại vua Hùng, kéo dài trên 2000 năm vốn chỉ được biết qua các truyền thuyết huyền sử. Nhìn nhận đúng thời đại Hùng Vương chính là trở về đúng với cội nguồn của dân tộc.
    Bài học “Kính quỷ thần nhi viễn chi” của Khổng Tử, Lỗ Tấn, Hồ Tông Thốc tuy vẫn hiện hữu, nhưng ngày nay các sử gia Việt chỉ biết có “Viễn” mà không biết “Kính”. Thái độ “hủ Nho” này là nguyên nhân làm cho sử Việt trở thành khô khan, rời rạc, cụt lủn, mất mát đi quá nửa. Những câu hỏi lớn của lịch sử cổ và trung đại của nước Nam không được giải đáp một cách thỏa đáng, dẫn đến hàng loạt những điều vô lý, tới mức người ta không dám đem thời kỳ lịch sử này ra để thi cử bao giờ, vì ngay ban giám khảo cũng không biết trả lời thế nào là đúng.
    Điểm qua vài vấn đề lớn trong sử Việt, liên quan đến chuyện “quỷ thần”:
    – Lạc Long Quân giống Rồng lấy Âu Cơ là nòi Tiên sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con trai, là khởi nguồn của trăm giống Việt. Ý nghĩa của việc “sinh trăm trứng” này là gì?
    – Sơn Tinh dùng cây gậy thần và sách ước biến hóa sinh tử, lấy được công chúa Mỵ Nương, đánh thắng Thủy Tinh. Phép thuật “gậy thần sách ước” của Tản Viên là gì?
    – An Dương Vương xây thành Cổ Loa, cứ xây lại đổ, phải nhờ thần Kim Quy bắt Bạch Kê tinh thì thành mới xây được. Sự thật điều gì đã làm cho thành Cổ Loa bị đổ?
    – Thần Kim Quy cho An Dương Vương chiếc móng thần để làm lẫy nỏ, bắn một phát cả trăm mũi tên. Rồi “Nỏ thần sơ ý trao tay giặc, nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”… “Móng rùa” ở đây là gì?
    – Triệu Việt Vương được thần nhân ở đầm Nhất Dạ cho chiếc móng rồng, làm mũ đâu mâu, đánh đâu thắng đó, rồi bị Lý Phật Tử đánh tráo mà thất bại, cùng đường đi vào biển mà mất. “Móng rồng” ở đây là thứ gì?
    Có lẽ không thể kể hết được những chuyện “quỷ thần” trong sử Việt vì nó luôn có mặt từ những trang sử đầu tiên đến cuối cùng. Đó là cách thức chép sử của dân gian, luôn tồn tại song song với sử sách của nhà nước. Những chuyện quỷ thần đó không phải vô lý vô nghĩa, mà thực sự mang những thông tin xác thực, đầy ý nghĩa. Cần tôn trọng những dữ liệu dân gian và có sự so sánh đối chiếu thực tế về ý nghĩa của những dữ liệu đó thì mới có thể giải đáp được những khúc mắc trong sử Việt, trả lại sự thật về quá khứ huy hoàng 4000 năm của người Việt.

      Hôm nay: 28/3/2024, 8:20 pm