Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Những sự tích trên miền đất tổ Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Những sự tích trên miền đất tổ Flags_1



    Những sự tích trên miền đất tổ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Những sự tích trên miền đất tổ Empty Những sự tích trên miền đất tổ

    Bài gửi by Admin 5/8/2016, 9:55 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/

    Vùng đất Phong Châu ở Vĩnh Phúc – Phú Thọ theo truyền thống được chia  thành 3 khu vực văn hóa dân gian (folklore) chính, bao gồm:
    – Khu vực Hùng Vương
    – Khu vực Thánh Tản
    – Khu vực Hai Bà Trưng.
    Cách chia này tỏ ra hợp lý vì nó phản ánh được sự phong phú của những phong tục, lễ hội, truyền thuyết trên vùng đất tổ. Những di tích, sự tích lưu lại ở vùng đất này cũng là những minh chứng cho những thời kỳ lịch sử của dân tộc mà Phong Châu đóng vai trò trung tâm chính trị văn hóa trong quá khứ.

    Những sự tích trên miền đất tổ Image002

    Vị trí các địa danh trong bài viết.

    HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC
    Rất không chính xác khi cho rằng những vị Hùng Vương được thờ ở vùng Phong Châu đều là hàng con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Thời đại Hùng Vương không phải bắt đầu từ vị Hùng Quốc Vương, con cả của Âu Cơ. Vị vua Hùng đầu tiên phải là Đế Minh, cháu 3 đời Viêm Đế Thần Nông, người mở sử Việt như được chép trong Truyện họ Hồng Bàng:
    Cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, nhân đi tuần thú phương Nam, tới miền Ngũ Lĩnh, gặp con gái bà Vụ Tiên, đem lòng yêu thích, lấy về, sinh ra Lộc Tục.
    Tại vùng Vĩnh Phú Đế Minh được thờ với cái tên Đột ngột Cao Sơn. Chính vị thờ ở đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh (Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ) có bài vị ghi Đột ngột Cao Sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương. “Đột ngột” nghĩa là bất ngờ xuất hiện, ý nói tới người đầu tiên. Cao = Cả là từ chỉ thủ lĩnh. Sơn là núi, là quẻ Cấn trong Bát quái, chỉ phương Nam xưa (Bắc nay). Đột ngột Cao Sơn hiểu nôm na là vị vua đầu tiên của trời Nam. Vị vua đầu tiên của trời Nam, mở đầu 18 đời Hùng Vương thì phải là Đế Minh.

    Những sự tích trên miền đất tổ Image004

    Hùng Vương miếu ở Đình Chu.

    Ở xã Đình Chu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) có đình và miếu Hùng Vương, đặc biệt chỉ thờ riêng Đột Ngột Cao Sơn. Câu đối ở miếu Hùng Vương tại Đình Chu:
    十 八 葉 璽 符南 國 初 頭 第 一
    億 萬 年 香 火 西 天 上 等 最 靈
    Thập bát diệp tỉ phù, Nam quốc sơ đầu đệ nhất
    Ức vạn niên hương hỏa, Tây thiên thượng đẳng tối linh.
    Dịch:
    Mười tám đời ấn phù, nước Nam ban đầu thứ nhất
    Ức vạn năm hương khói, trời Tây thượng đẳng tối linh.
    Trời Tây được nói tới đây là vùng đất Phong Châu hay vùng Tây Thổ của các vua Hùng. Bản thân chữ Chu trong tên Đình Chu cũng có nghĩa là hướng Tây vì Chu = Châu = Chiêu = Chiều. Chu Đề (tên cũ của xã này) nghĩa nôm na là vị đế của vùng trời Tây. Đình Chu là cái “đình” hay nơi đóng quân phía Tây.
    Đất Phong Châu là nơi Đế Minh đóng đô dựng nước đầu tiên nên còn gọi là Minh Đô. Còn Tây Thiên cũng là vùng đất của bà Tây Thiên Quốc Mẫu, vị nữ thần núi Tam Đảo. Tây Thiên Quốc Mẫu có tên Lăng Thị Tiêu, chính là “con gái bà Vụ Tiên” được nhắc tới trong chuyện của Đế Minh. Vùng chân núi Tam Đảo là phạm vi của tín ngưỡng thờ Tây Thiên Quốc Mẫu với hàng chục các di tích khác nhau. Cách không xa Hùng Vương miếu của xã Đình Chu là đền Đại Lữ (Đồng Ích, Lập Thạch, Vĩnh Phú), tương truyền là nơi Tây Thiên quốc mẫu đã tập hợp quân đội giúp vua Hùng đánh giặc. Như vậy Đình Chu chính là nơi tưởng nhớ sự gặp gỡ của vua Hùng Đế Minh với Tây Thiên quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, dẫn đến lập đô ở đất Phong Châu, mở ra thời đại Hùng Vương của người Việt.

    Những sự tích trên miền đất tổ Image006

    Tam Đảo linh từ ở Đại Lữ.

    Đế Minh cũng là Hoàng Đế Hiên Viên, người mở đầu của Hoa sử. Còn bà Tây Thiên là Mẫu chủ của Thiên phủ hay Cửu Thiên Huyền Nữ, cũng là Tây Vương Mẫu trong Đạo Giáo. Hoàng Đế và Tây Vương Mẫu được người Hoa và người Việt tôn là ông Trời, bà Trời vì là những vị tiên tổ đầu tiên khai sinh ra quốc gia, giống nòi.
    Câu đối khác ở miếu Đình Chu:
    西 州 堯 舜 垂 衣 日
    南 粤 鴻 厖 拓 土 年
    Tây Châu Nghiêu Thuấn thùy y nhật
    Nam Việt Hồng Bàng thác thổ niên.
    Dịch:
    Tây Châu rủ áo ngày Nghiêu Thuấn
    Nam Việt năm mở đất Hồng Bàng.
    Thành ngữ “thùy y củng thủ” nghĩa là “chắp tay rủ áo”, chỉ sự cai trị thiên hạ một cách thái bình, yên vui. Nghiêu Thuấn là Đế Nghiêu và Đế Thuấn, những vị vua thời thịnh trị của cổ sử Trung Hoa. Tưởng là ở đây chỉ dùng điển ngữ để nói tới sự thịnh trị thời Hùng Vương, nhưng sự thực thì…
    Truyện họ Hồng Bàng tiếp: Đế Minh thấy thế, lấy làm lạ, cho nối vua, nhưng Lộc Tộc cố nhường cho anh là Đế Nghi, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì vậy lập Đế Nghi thay mình cai trị đất Bắc, phong cho Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ.
    Đế Nghi là Đế Nghiêu của Hoa sử, người đã tiếp ngôi Hoàng Đế – Đế Minh. Còn Lộc Tục, con của Đế Minh với dòng Vụ Tiên là Đế Thuấn. Đế Nghi và Lộc Tục hay Đế Nghiêu và Đế Thuấn được thờ ở vùng Phong Châu cùng với Đế Minh dưới tên Ất SơnViễn Sơn, như trong bài vị tại Đền Hùng (Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ). Người Việt tôn 3 vị vua Hùng đầu tiên này làm quốc tổ của mình, thành kính thờ cúng hàng năm trong quốc lễ.

    Những sự tích trên miền đất tổ Image008

    Lịch Sơn (núi Sáng) và Lôi Trạch (hồ Suối Sỏi ở xã Lãng Công, Lập Thạch).

    Lộc Tục hay Đế Thuấn là dòng của Tây Thiên quốc mẫu ở dãy Tam Đảo. Di tích còn lại ở đây khẳng định thêm điều này. Phía bắc liền dãy với Tây Thiên Tam Đảo là dãy Lịch Sơn, nằm giữa huyện Sơn Dương của Tuyên Quang và huyện Sông Lô của Vĩnh Phúc. Ngọn núi cao nhất của dãy Lịch Sơn là núi Sáng, trên có cánh đồng Bách Bung nơi Đế Thuấn đi cày và chân núi có hồ Lôi Trạch nơi Đế Thuấn bắt cá…
    Như vậy tục thờ Hùng Vương ở vùng đất Phong Châu trước hết là thờ 3 vị thánh tổ khai mở đầu tiên của nước Nam gồm 2 dòng Nam và Bắc thời cổ. Đế Minh và Đế Nghi – Đế Nghiêu là dòng Viêm Đế Thần Nông ở phương nóng bức (phương Bắc xưa). Bà Tây Thiên và Lộc Tục – Đế Thuấn là dòng phương Nam xưa. Phong Châu là vùng Minh đô thời Hùng Vương, nơi hội tụ của 2 dòng Nam Bắc thời mở nước.

    SƠN TINH – THỦY TINH
    Sự tích về Tản Viên Sơn Thánh ở vùng Phong Châu không chỉ bó hẹp ở mỗi nhân vật Tản Viên. Đây là giai đoạn tiếp theo của thời Hùng Vương dựng nước trong Truyện họ Hồng Bàng:
    Kinh Dương Vương có tài xuống Thủy Phủ, lấy con gái của Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, ấy là Lạc Long Quân, thay cha trị nước.
    Kinh Dương Vương ở đây là Tản Viên Sơn Thánh, hay vua Đại Vũ, người đã nhận lại ngôi từ Đế Thuấn theo lối truyền hiền (con rể vua Hùng). Một số hành cung Tản Viên như đền Thính và đền Tranh (Yên Lạc) nằm trên đất Vĩnh Phúc. Quê hương Tản Viên là Lăng Xương ở Thanh Thủy, Phú Thọ.
    Sơn Thánh sau khi được cây gậy thần đầu sinh đầu tử trên núi Tản đã cứu sống con rắn thần bên sông, là Thủy Tinh, con của Long Vương Động Đình. Đây là chuyện Kinh Dương Vương lấy Long Nữ Động Đình được kể đến, là sự kết hợp của Lạc tộc (Lộc Tục) với Long tộc để hội tụ đầy đủ 4 phương Đông Tây Nam Bắc trong buổi đầu dựng nước. Thần Long Hồng Đăng Ngạn, bà mẹ của Lạc Long Quân, được thờ là Mẫu Thoải trong tín ngưỡng Tứ phủ và có đền thờ riêng là đền Tiên Cát ở Việt Trì.

    Những sự tích trên miền đất tổ Image010

    Đền Tiên Cát ở Việt Trì.

    Diễn biến tiếp theo của thời kỳ này là sự xuất hiện của Lạc Long Quân. Truyện họ Hồng Bàng kể: Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai. Nhân khi phương Bắc vô sự, nhớ đến chuyện ông mình là Đế Minh đi tuần thú phương Nam gặp được tiên nữ, Đế Lai bèn bảo kẻ bề tôi thân cận là Xuy Vưu, thay mình giữ nước, rồi đi tuần du nước Xích Quỷ ở phương Nam. Đến nơi, Đế Lai thấy Lạc Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước vô chủ, bèn để cho ái nữ Âu Cơ và những kẻ hầu hạ ở lại nơi hành tại, còn mình thì đi dạo chơi trong thiên hạ, xem khắp các nơi hình thắng. Thấy những hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, tê tượng đồi mồi, bạc vàng châu ngọc, tiêu quế nhũ hương, trầm đàn các vị, cùng sơn hào hải vật không thiếu một thứ nào. Bốn mùa khí hậu lại không lạnh không nóng, Đế Lai lòng yêu thích, quên cả chuyện về. Nhân dân nước Nam khổ vì cảnh phiền nhiễu, không được yên lành như xưa, ngày đêm mong Long Quân trở lại, bèn cùng nhau cất tiếng gọi rằng: “Bố ở nơi nao, hãy mau về cứu chúng con!”. Long Quân thoát nhiên trở về, thấy Âu Cơ đang một mình, dung mạo tuyệt mỹ. Long Quân lấy làm yêu thích, bèn hóa thành một chàng trai hình dáng xinh đẹp, tả hữu trước sau có đông đảo kẻ hầu người hạ, tiếng ca tiếng nhạc vang lừng đến nơi hành tại. Âu Cơ thấy Long Quân, lòng cũng xiêu xiêu. Long Quân đón về ở động Long Trang. Đến lúc Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần, biến hóa ra trăm hình vạn vẻ, nào yêu tinh quỷ mị, nào rồng rắn hổ voi, làm cho kẻ đi tìm sợ hãi không dám lục sạo, Đế Lai đành phải trở về phương Bắc.
    Tản Viên Sơn Thánh do nhận ngôi từ dòng vua Hùng Đế Minh nên khi mất muốn truyền lại cho con cháu dòng này là Đế Lai. Đế Lai tức là Đế Lửa, hoặc còn gọi là Đế Ai, tức là Đế Hai (Ất, Ích, số 2 chỉ phương xích đạo). Đế Lai thuộc dòng tộc phương Nóng (phương Bắc xưa của Viêm Đế Thần Nông). Tuy nhiên, con của Tản Viên là Long Quân không đồng ý, đã làm ra cuộc chiến với Đế Lai để đoạt lấy nàng Âu Cơ (hình ảnh của vương vị). Nhờ sự trợ giúp của dòng tộc bên mẹ là Long Nữ Động Đình, Long Quân đã dành chiến thắng. Dòng Đế Lai thất bại phải bỏ xứ mà đi.
    Dấu tích của cuộc nội chiến giữa 2 dòng tộc này được truyền thuyết ở vùng Vĩnh Phú kể lại dưới một loạt các hình ảnh:
    – Âu Cơ và Lạc Long Quân thủy hỏa xung khắc, chia đàn con Bách Việt làm 2, kẻ lên rừng, người xuống biển.
    – Sơn Tinh và Thủy Tinh tranh đoạt Mỵ Nương (vương vị), gây ra cuộc chiến dữ dội liên miên.
    – Vua Hùng đánh thắng giặc Thục với sự giúp đỡ của Sơn Tinh.
    Trong nhóm sự tích về Sơn Tinh – Thủy Tinh có chuyện Hùng Hải trị nước như ở đình Đào Xá (Thanh Thủy, Phú Thọ). Hùng Hải chính là Hải Lang Lạc Long Quân. Tam Công, ba người con của Hùng Hải là các vị quan lớn đã giúp Long Quân trong cuộc chiến Hùng – Thục. Những sự tích về các thủy thần, sinh ra trong một bọc trứng, giúp vua Hùng đánh Thục ở vùng Phong Châu về thực chất là chuyện Lạc Long Quân đánh dòng Đế Lai – Âu Cơ. Hai vị thần sông Bạch Hạc là Thổ Lệnh và Thạch Khanh cũng là 2 vị quan lớn đệ Tam và đệ Ngũ trong Thoải phủ, là những anh em đã giúp Lạc Long quân trong cuộc chiến Hùng Thục.

    Những sự tích trên miền đất tổ Image012

    Tranh bơi thuyền rồng ở đền Tam Công tại Đào Xá.

    Trong tam vị Tản Viên (Ba Vì) thì ngoài Tản Viên còn có các vị Cao Sơn và Quý Minh. Cao Sơn ở đây chỉ dòng Lạc tộc từ Tây Thiên quốc mẫu ở núi cao Tam Đảo phía Nam xưa. Còn Quý Minh là chỉ dòng dõi Long tộc của Long Nữ Động Đình vì Quý là số 3 (trong thứ tự Mạnh, Trọng, Quý), chỉ phương Đông, Thoải phủ (phủ Tam). Bản thân bà Mẫu Thoải gọi là Quý Nương.
    Trong cuộc chiến Hùng – Thục dòng Đế Lai – Âu Cơ tuy thất bại, phải rời xứ nhưng cuộc chiến giữa 2 dòng tộc này như chuyện Sơn Tinh và Thủy Tinh vẫn xảy ra hàng năm không dứt. 1000 năm sau, kết thúc thắng lợi của Thục An Dương Vương trước Hùng Vương là sự tích Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi lập nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Đền thờ mẫu Âu Cơ ở Hiền Lương (Phú Thọ). 2 dòng tộc Âu và Lạc lại một lần nữa hòa hợp thành nước Âu Lạc. Thục An Dương Vương lên ngôi ở núi Nghĩa Lĩnh, dựng cột đá thề thề trung thành nối tiếp cơ nghiệp của dòng họ Hùng từ Hoàng Đế Đế Minh.

    LỮ GIA VÀ TRƯNG VƯƠNG
    Sau nước Văn Lang của mẹ Âu Cơ có một quãng thời gian khá dài đất Phong Châu không đóng vai trò trung tâm chính trị của nước Nam. Phải tới khi nhà Triệu Nam Việt sụp đổ, Trưng nữ Vương phất cờ khởi nghĩa ở đất Phong Châu thì vùng đất này lại dày đặc những sự tích, di tích của cuộc khởi nghĩa kỳ lạ này.
    Chuyện về khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Phong Châu phải kể từ thừa tướng nhà Triệu là Lữ Gia. Sau khi kinh đô của Nam Việt ở Phiên Ngung thất thủ Lữ Gia đã rút về vùng đất Phong Châu tiếp tục chống giặc. Những di tích của Lữ Gia gặp ở nhiều nơi hai bên bờ sông Lô, tương truyền là phòng tuyến cuối cùng của họ Lữ.
    Một di tích thờ Lữ Gia là đình Sen Hồ (Thái Hòa, Lập Thạch, Vĩnh Phúc). Căn cứ vào các sắc phong thì đình Sen Hồ thờ hai vị thành hoàng là:
    1. Ông Nguyễn Triêu Lệ, tướng nhà Triệu
    2. Bà An Bình Phu Nhân, tức bà Quý Lan là tướng của Trưng Trắc.
    Nguyễn Triêu Lệ là tên thờ của Lữ Gia ở vùng Vĩnh Phúc.
    Ở chính gian đình Sen Hồ có câu đối:
    宮粧戚譜聫輝世紀二徴存野史
    廟貌山容相映地隣三島壯神居
    Cung trang thích phả liên huy, thế kỷ nhị Trưng tồn dã sử
    Miếu mạo sơn dung tương ánh, địa lân Tam Đảo tráng thần cư.
    Dịch:
    Phả ngoại trang cung nối ngời, thời kỷ Hai Trưng còn dã sử
    Dáng núi mặt đền cùng rọi, đất bên Tam Đảo mạnh nơi thần.
    Thông tin của câu đối nói tới “thích phả”, nghĩa là gia phả dòng tộc bên ngoại. Bên ngoại ở đây là như thế nào? Liên quan gì tới Lữ Gia và vị phu nhân thời Hai Bà Trưng?
    Nhà Triệu Nam Việt từ Triệu Vũ Đế tồn tại tới năm 111 TCN thì bị tướng Lộ Bác Đức của nhà Hiếu (Tây Hán) dẫn quân tấn công kinh đô Phiêng Ngung ở Quảng Đông. Lữ Gia cùng vua Triệu Vệ Dương Vương và gia quyến lên thuyền chạy về đất Giao Chỉ. Triệu Vệ Dương Vương bị truy sát, bị bắt giết ở vùng cửa sông Đáy đổ ra biển. Truyền thuyết Việt lưu giữ sự kiện này dưới truyện Triệu Quang Phục bị Lý Phật Tử đuổi, chạy tới cửa Đại Ác thì đi ra biển mà mất. Lữ Gia về vùng Phong Châu, chiến đấu một thời gian rồi cũng hy sinh.
    Tuy nhiên, con gái Lữ Gia là Ả Lã, cũng là hoàng phi của vua Triệu đã nối tiếp ý chí của cha, dựng cờ khởi nghĩa ở cửa Hát thề đền nợ nước (Nam Việt) trả thù nhà (cho vua Triệu). Ả Lã là Trưng nữ Vương. Vì vậy Lữ Gia mới là dòng dõi bên ngoại được nói đến trong câu đối ở đình Sen Hồ. Cuộc khởi nghĩa của Trưng Vương tại Phong Châu không phải chống lại nhà Đông Hán, mà là chống lại nhà Hiếu (Tây Hán) sau khi nước Nam Việt thất thủ.

    Những sự tích trên miền đất tổ Image014

    Đình Sen Hồ và dải núi Tây Thiên – Lịch Sơn.

    Theo tư liệu của nhà nghiên cứu dân gian Lê Kim Thuyên tại Vĩnh Phúc:
    Vào thời Triệu Võ đế huý là Đà, ở bộ Cửu Chân, huyện Lôi Dương, phủ Nghệ An có một gia đình ông họ Lữ tên huý là Tạo, có nghề làm thuốc trị bệnh cứu người. Vợ là con gái nhà họ Trương tên là Châu, gọi là Trương Thị Ninh người bộ Vũ Ninh (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Hai người sinh được 07 người con nhưng đều đã mất sớm. Đến năm ông ở tuổi 60, mới sinh tiếp một con trai vào ngày 10 tháng 02 năm Tân Hợi (?), đặt tên là Gia. Khi lớn lên lại đặt tên là Lệ. Đến năm 15 tuổi thì cha mẹ đều qua đời…
    Bởi thế ông mới qua bờ Bắc sông Nhĩ Hà đến nhờ người cậu ruột là Trương Viêm. Được tròn 03 năm, ông Viêm bị người bộ trưởng ở Vũ Ninh là Đào Trịnh mưu sát hại, chí muốn báo thù nhưng vì tuổi còn nhỏ, sức mỏng nên chưa thể làm nổi. Bởi vậy mới chuyển đến ở đất Ô – Lí thuộc Lâm Ấp, nương nhờ vào vị Thiền sư chùa Hoàng Long đạo hiệu là Huyền tông.
    Ở đất Ô – Lí Gia ngày đêm vẫn mưu tính báo thù cho người cậu. Tự thân ông khổ công không nguôi, mới chiêu nạp được độ vài trăm người nghĩa binh, rồi dùng thuyền từ Linh Giang huyện Chí Linh tiến xuống cửa sông Bạch Đằng, bỏ thuyền lên bờ, gặp ngay bọn Đào Trịnh ở khe núi Chung Sơn. Ông hăng hái tiến đánh một trận giết chết bọn chúng. Rồi ông quay trở lại chỗ nhà người cậu, bàn bạc với người nhà làm lễ tế cậu chu tất. Rồi mới trở lại đất Lâm Ấp. Rồi cũng ở Lâm Ấp, ông kết hôn với 02 con gái nhà bộ trưởng đất ấy họ Hùng là Lâu Bảo Hoa và Nhĩ Bảo Hoa, rồi xin trở về quê nhà…
    Đoạn tư liệu trên cung cấp thông tin liên quan giữa Lữ Gia với họ Trương. Đây là liên hệ để sau đó có cuộc khởi nghĩa của Trương Hống, Trương Hát hay Nhị Trưng Vương, là con của tể tướng Lữ Gia. Đoạn trên cũng đề cập tới quan hệ giữa Lữ Gia với đất Lâm Ấp. Chuyện này được kể đến trong sự tích Lý Phục Man, người đã đánh dẹp Lâm Ấp thời Tiền Lý. Lý Phục Man cũng là một cách kể khác của câu chuyện về Lữ Gia nhà Triệu.
    Tể tướng Lữ Gia còn được truyền thuyết Việt lưu giữ dưới tên Đỗ Động tướng quân, tức tướng quân Đỗ Cảnh Thạc. Ở Vĩnh Phúc có khu vực đình Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) thờ 6 vị thành hoàng là:
    – Chính vị: Ngô Xương Ngập (Thiên Sách hoàng đế) và mẹ (Linh Quang thái hậu)
    – Đông vị: Ngô Xương Văn (Quốc vương thiên tử) và vợ (Ả Lã nương nương)
    – Tây vị: Đỗ Cảnh Thạc và vợ (Thị Tùng phu nhân)
    Khu vực Vĩnh Phúc không phải là vùng đất liên quan tới nhà Ngô của Ngô Quyền. Nhà Ngô ở đây là chỉ Phiên Ngô, Phiên Ngu ở phía Bắc, tức nhà Triệu Nam Việt. Nhận diện những vị thành hoàng được thờ ở cụm di tích Tam Canh như sau:
    – Đỗ Động tướng quân là thừa tướng Lữ Gia. Di tích thành Quèn ở Quốc Oai (Hà Nội) với những di vật thời Hán xác nhận việc này.
    – Ả Lã Nương Nương, chính xác hơn là Ả Lã Nương Đề, hay Ả Lữ Lang Tề, chính là Trưng Vương họ Lữ làm thủ lĩnh phương Tây (Lang Tề = Lang Tây hay Tây Vu Vương).
    – Ngô Xương Văn chồng của Ả Lã như vậy ứng với vua Triệu Vệ Dương Vương.
    – Linh Quang thái hậu chỉ Thái hậu Cù Thị của nhà Triệu, hay nàng Cảo Nương trong truyền thuyết Triệu Quang Phục, liên quan tới cái móng rồng (Linh Quang thần trảo) bị đánh tráo.
    – Ngô Xương Ngập ở đây như vậy là Triệu Ai Vương, con của Cù hậu.
    Di tích và tục thờ các nhân vật triều Ngô ở Tam Canh như vậy là gợi ý để xác định lại thông tin về nhà Ngô trong sử Việt, thực chất là chuyện của nhà Triệu nước Nam Việt.
    Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh, không phải chỉ là vùng huyện Mê Linh ngày nay. Mê Linh đọc thiết âm là Minh, là vùng Minh đô của vua Hùng từ thời Đế Minh dựng nước. Mê Linh là đất Phong Châu của thời Hùng Vương. Vùng đất Tây Thổ Phong Châu, từ Minh Đô của vua Hùng đến Mê Linh của Trưng Vương là nơi ghi dấu của những triều đại, những cuộc khởi nghĩa, đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt trong lịch sử nước Nam.

      Hôm nay: 19/4/2024, 8:29 pm