Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Sử thuyết Hùng Việt và miếu Lịch đại đế vương  . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Sử thuyết Hùng Việt và miếu Lịch đại đế vương  . Flags_1



    Sử thuyết Hùng Việt và miếu Lịch đại đế vương .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Sử thuyết Hùng Việt và miếu Lịch đại đế vương  . Empty Sử thuyết Hùng Việt và miếu Lịch đại đế vương .

    Bài gửi by Admin 5/10/2016, 10:51 am

    Trong Miếu bố trí các gian thờ :

    1. Gian giữa thờ Phục Hy tại chính trung. Vị tả nhất (vị trí bên trái kề chính trung) thờ Thần Nông. Vị hữu nhất (vị trí bên phải kề chính trung) thờ Hoàng Đế. Vị tả nhị thờ Đường Nghiêu. Vị hữu nhị thờ Ngu Thuấn. Vị tả tam thờ Hạ Võ. Vị hữu tam thờ Thương Thang. Vị tả tứ thờ Chu Văn. Vị hữu tứ thờ Chu Võ.
    2. Gian tả nhất (gian bên trái kề chính gian) thờ các vị vua khai sáng nuớc Việt: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương, Sĩ Vương, Đinh Tiên Hoàng.
    3. Gian hữu nhất (gian bên phải kề chính gian) thờ vua Lê Đại Hành và 3 vị vua triều Lý là Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông.
    4. Gian tả nhị thờ 3 vị vua triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông.
    5. Gian hữu nhị thờ 4 vị vua triều Lê là Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Lê Trang Tông, Lê Anh Tông.
    Ngoài ra đôi nhà Tả Vu và Hữu Vu thờ các vị tướng Trung Hoa lẫn Viện Nam.
    Tả Vu thờ 6 danh tướng Trung Hoa là Phong Hậu, Cao Dao, Long Bá Ích, Phó Duyệt, Thái Công Vọng, Thiệu Mục Công Hồ; 8 danh tướng Việt Nam là Nguyễn Bặc, Lê Phụng Hiểu, Tô Hiến Thành, Trần Nhật Duật, Trương Hán Siêu, Nguyễn Xí, Lê Niệm, Hoàng Đình Ái.
    Hữu Vu thờ 8 danh tướng Trung Hoa là Lực Mục, Hậu Quỳ, Bá Di, Y Doãn, Chu Công Đán, Triệu Công Thích, Phương Thúc, Hồng Hiến; 7 danh tướng Việt Nam là Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Đinh Liệt, Lê Khôi, Trịnh Duy Thoan, Phùng Khắc Khoan.


    Trích thông tin từ internet.

    Khi sắp xếp thờ kính như vậy là nhà Nguyễn đã thừa nhận ‘Ngũ đế’ và Tam đại trong sách sử Trung hoa là tiên đế của nước Việt Nam ngày nay .

    Tham chiếu 1 số tư liệu cổ Trung hoa về thời Thái cổ của Thiên hạ .

    ·[size=9]        Tam Hoàng [/size]

    Theo Sử ký Tư Mã Thiên và Nghệ văn loại tụ - Xuân Thu vĩ

    Thiên Hoàng  • Địa Hoàng  • Nhân Hoàng/Thái Hoàng

    •        Ngũ đế

    Theo Sở Từ và Lễ ký nguyệt lệnh

    Thái Hạo  • Viêm Đế - thần Nông  • Hoàng Đế  • Thiếu Hạo  • Chuyên Húc.

    Thực ra người xưa đã dựa trên Dịch học để hư cấu thời qúa khứ xa xôi không thể biết của cộng đồng mình , Tam hoàng Ngũ đế chính là Tam tài Ngũ hành của Dịch học vận dụng vào phương diện Lịch sử .

    Tài Thiên -Tài Địa -Tài Nhân thành ra Thiên hoàng - Địa hoàng và Nhân hoàng .

    Về Ngũ hành :

    Đối chiếu với truyền thuyết dân gian Việt Sử thuyết hùng Việt hiệu chỉnh về Ngũ đế  :


    • Phục Hi - hành Mộc là tổ phụ tộc người phía Đông ngày nay , truyền thuyết Việt gọi là Thái hạo -Thái Cao – vua cả  cũng là Động đình hồ quân Hậu duệ thời lập nước họ Hùng là Long nữ .
    • Thần Nông hay Thần nông - Viêm đế hành Hoả là tổ phụ tộc người ở về phía Xích đạo viêm nhiệt  , truyền thuyết gọi là Thái Viêm , đặc biệt lưu ý :Thần nông Viêm đế không phải là Viêm đế mà là tổ 3 đời của anh em  Hoàng đế hay đế Hoàng màu vàng và Viêm đế tức đế  hướng viêm nhiệt , theo phép phiên thiết Hán văn : viêm nhiệt thiết Việt vì thế mà truyền thuyết Việt nhận thần Nông là cao tằng tổ của mình .


    ·[size=9]         Thiếu Hạo – hành Thổ (theo Dịch học Hùng Việt) Tổ phụ tộc người phía Tây , Truyền thuyết Việt gọi là Thái Khương hay Thái Khang hậu duệ thời lập quốc là Xi vưu thủ lãnh của Cửu Lê ở phía Tây Giao chỉ rất có thể là người Khơme ngày nay .[/size]


    • Chuyên Húc – hành Thủy Tổ phụ người phía Bắc ngày nay tức hướng Nam hướng nước xưa theo Dịch học , Truyền thuyết Việt gọi Thái Tiết ( thực ra là tất tức hết hay Tiếp chỉ tiếp giáp) hay Tiên đế là hậu duệ là Hoan đâu là ông tổ trực tiếp chi Tam Miêu – Hmong .
    • Hoàng Đế - đế màu Vàng - hành Kim (theo Dịch học Hùng Việt) , (kim ═ vàng) sắc trung trong Ngũ sắc , đế Vàng là anh em 1 cha với đế Viêm suy ra Hoàng đế cũng là cháu 3 đời của Thần nông Thái Viêm đây chính là đế Minh trong truyền thuyết lịch sử Việt , đế Hoàng lập hữu Hùng quốc hay bộ (10-5) nên là vị đế thực sự đầu tiên đồng thời là Thái công  tổ phụ sau cùng chấm dứt thời liên minh bộ lạc. Bộ (10 – 5) trung tâm của Hà đồng nghĩa với ‘chỗ Giữa - Giao chỉ’  bị giới sử học lầm lẫn thành bộ 15 ...rồi thấy không hợp lí đổi  thành ...nước ‘ta’ do 15 bộ hợp thành.


    Hoàng đế ban đầu thống nhất 3 bộ tộc của các thủ lãnh Hoàng đế - Xi vưu và Viêm đế sau mở rộng  về phía Nam xưa (nay lộn ngược thành Bắc) thống nhất với bộ tộc của Hoa Đâu lập nên Hữu Hùng quốc tức nước của họ Hùng .

    Nước  họ Hùng của đế Hoàng – Vàng có lãnh thổ là ‘chỗ giữa’ tư liệu viết bằng chữ Nho biến thành ‘Giao chỉ’,  lãnh thổ Giao chỉ chia làm 2 phần , phần ở về hướng Xích đạo gọi là Cao Giao , hướng ngược lại gọi là Giao Thường , tư liệu Trung Hoa gọi là đất Đào và đất Đường hay Thường , 2 thủ lãnh của 2 miền gọi là ông Cao Giao và ông Giao Thường , kinh đô ban đầu của đế Hoàng đặt trên đất Đào hay miền Cao Giao .

    Lí do của việc miếu Lịch đại đế vương nhà Nguyễn chỉ thờ ’tam đế’ Phục hy Thần nông và Hoàng đế mà bỏ không thờ Thiếu hạo và đế Xuyên húc còn là điều bí ẩn chưa thể lí giải .

    Đế Hoàng màu Vàng trước là Thái Công thủ lãnh thời liên minh Thị tộc hay Bộ lạc tức thời trị vì của ngài là thời bản lề lịch sử ; cộng đồng tiến từ chế độ thị tộc sang  hình thức tổ chức xã hội cao hơn gắn kết chặt chẽ hơn , kỉ cương hơn .

    Hoàng đế thăng hà đế Nghi sử Trung Hoa gọi là đế Đường Nghiêu kế vị , thời điểm này đánh dấu sự ra đời thực sự của 1 vương quốc chấm dứt thời thị tộc ngàn vạn năm trước .

    Nhà Nguyễn công nhận và thờ các đế thời sơ sử quốc gia tân lập : đế Nghi – Đường Nghiêu , Ngu Thuấn và Đại Vũ như là tiên đế nước Việt .

    Vua quan nhà Nguyễn có thông tin đủ để làm như thế .

    Đế Nghi - Đường Nghiêu trước mang tước Đường vương hay Thường vương có tên ‘cúng cơm’  là ông Giao Thường và như đã viết ông Giao Thường là người đứng đầu miền Giao Thường tức miền Nam đất ‘Giao chỉ – chỗ Giữa’ xưa (nay lộn ngược gọi là Bắc) . Khi lên kế ngôi ông dời kinh đô từ đất Đào  về đất Đường nên truyền thuyết dân gian tôn ngài làm  “ Nam bang triệu tổ” khởi đầu thời Nam triều .

    Đế Đường Nghiêu và đế Thuấn đã có công mở rộng đất nước về phía Nam xưa đưa đất Nam Giao nhập vào với Giao chỉ nên đế Thuấn còn có tên dân giả là ông Diêu trọng hóa ; trọng chỉ con trai thứ 2 trong gia đình , Diêu là biến âm Giao  , cụm từ Giao hóa chỉ công trạng của đế thuấn đem đất phía Nam nhập vào với ‘Giao chỉ – chỗ Giữa’ tức mở rộng lãnh thổ quốc gia về phía Nam xưa , Sử thuyết Hùng Việt cho đất Nam Giao là Quảng Tây ngày nay .

    Đế Ngu Thuấn truyền ngôi cho Đại Vũ ...lịch sử không có đế Vũ ....thực ra Vũ chỉ là tam sao thất bản từ Vua tiếng Việt , đại Vũ là Vua Lớn .

    Lịch sử có 1 thời bản lề là thời của Hùng Vũ hay Hùng Vũ vương đánh dấu bước chuyển mình từ liên minh thị tộc lên thành 1 quốc gia sơ khai , thời của Đại Vũ là thời bản lề kết thúc thời quốc gia tân lập bắt đầu vương triều đầu tiên của Thiên hạ sử gọi là  triều đại Hạ hay nhà Hạ .

    Gọi Đại Vũ là Hạ Vũ là sai lầm . Đế Khải mới là vua lập nên vương triều Hạ và tôn cha là vương tổ triều đại , thực ra Đại Vũ – Vua Lớn là vương tổ của vương quốc Thiên hạ tức tổ của mọi vương triều chứ không riêng gì nhà Hạ . có điều ít người biết Đại Vũ còn có tên là Cao Mật , Cao Mật là tên Việt ngữ hoàn toàn  ; cao là cao cả chỉ thủ lãnh , Mật chỉ là kí âm sai của Một số đếm đầu tiên trong tiếng Việt , Cao Một vua đầu cũng chính là Đại Vũ vua tổ các vương triều  trong Thiên hạ . Hạ là tên  mùa nóng nhất trong 4 mùa , Việt ngữ là Hè , nhà Hạ cũng là nhà Hè , dân Đông Hạ – Hè  là người Hẹ ngày nay .

    Nhà Thương kiến lập bởi vua Thành Thang thường gọi là Thương Thang , thương - thanh Việt ngữ là màu Xanh , màu xanh theo Dịch học là màu của phương Đông - mùa Xuân (mời đọc bài Trung hoa Ngũ hành sử)  . Đặc điểm triều Thương là rất nhiều lần dời đô nên dân gian Việt nam có từ ‘lang Thang’ nghĩa là rày đây mai đó không ở chỗ nào nhất định , lang Thang cũng chính là cách gọi các vua nhà Thương , lang là vương là thủ lãnh , thang chỉ vua Thành Thang . Lang nghĩa là thủ lãnh là từ Việt hoàn toàn bên Tàu không hề có nên ‘lang Thang’ đương nhiên là vua Việt .

    Nhà châu vương tổ là Văn vương , sử Tàu gọi là nhà Chu là sai hoàn toàn , châu biến âm của Chiêu nghĩa là phía mặt trời lặn tức phía Tây , gọi là nhà Thương vì đất chính nằm ở phía Đông bản đồ ‘Thiên hạ’ , ngược lại nhà Châu – Chiêu nằm ở phía Tây Thiên hạ  màu trắng , châu là châu ngọc sáng lóng lánh , chiêu cũng là sáng làm cho sáng ra còn chu là màu đỏ chẳng dính gì đến sáng bóng cả . Vương đồng nghĩa với lang , Văn vương cũng là Văn lang hay lang Văn tức vua Văn , nước của vua Văn gọi là nước Văn Lang . Điều rất quan trọng trong di ngôn của tiền nhân người Việt là ....   “nước Văn lang bắc giáp Động đình hồ , Nam giáp Hồ Tôn , Tây giáp Ba thục và đông giáp Nam hải “...xét theo địa danh ngày nay thì lãnh thổ nướcVăn lang gồm các tỉnh Quý châu , 1 phần Hồ Nam , Quảng Tây , Vân Nam Trung quốc cộng với Bắc và Bắc Trung Việt ngày nay .

    Châu Vũ vương mới là vua kiến lập nhà Châu và tôn vinh cha là Châu Văn vương làm vương tổ của triều đại ,từ đấy  nước Văn lang trở thành Trung tâm của Thiên hạ tức Trung hoa , theo 1 số tư liệu thì vợ cuả Châu vũ vương là bà Đỗ thị Ngoan tức Đoan trang công chúa (đỗ ngoan thiết đoan)  giỗ là ngày 5 tháng 5 trong dân gian có câu :

    Tháng năm ngày tết Đoan dương , là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn lang .

    Xét tới đây thì thấy nhà Nguyễn đã đủ chứng lí cho việc thờ kinh các vua Ngũ đế và Tam đại Trung hoa hay Trung Hạ ở miếu Lịch đại đế vương .

    Vương triều Nguyễn là vương triều sau cùng của Việt Nam , về mặt thời gian là vương triều gần ngày nay nhất nên còn lưu lại nhiều bằng chứng cho thấy sử quan của mình .

    Không phải chỉ riêng nhà Nguyễn , các triều trước cũng nhìn nhận như thế .

    Nhà Lí

    Nhà Lí với chiếu dời đô ...” Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây...”

    Rõ ràng nhà Lí coi các vua Thương Châu là minh quân  tiền triều phải noi theo .

    Nhà Trần

    Văn bia Thái thượng hoàng Trần Minh Tông đi đánh tên giặc Bổng chúa Ai Lao đã cho khắc vào núi có đọan :

    ...“Đời vua thứ sáu triều Trần nước Hoàng Việt, Thái thượng hoàng đế Chương Nghiêu Văn Triết nhận được mệnh trời, làm chủ cõi Trung hạ , khắp trong đất ngoài bể không ai không thần phục...” .

    Ngoài ra :

    Thời Trần, các Hoàng đế nhường ngôi cho con về làm Thái thượng hoàng, thường được đặt tôn hiệu có tên của vua Nghiêu, với ngụ ý noi theo đức tốt của minh quân đời trước

    ·[size=9]         Trần Thái Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế [/size]


    • Trần Thánh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế
    • Trần Nhân Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Hiến Nghiêu Quang Thánh Thái Thượng Hoàng Đế
    • Trần Anh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Quang Nghiêu Duệ Vũ Thái Thượng Hoàng Đế
    • Trần Minh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Chương Nghiêu Văn Triết Thái Thượng Hoàng Đế .


    Nhà Hồ

    Hồ qúi Ly công khai nhận mình là dòng dõi Ngu Thuấn và đặt tên nước là Đại Ngu .

    Nhà Lê ,

    Lê thái tổ có bài thơ Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn , trong đó có đoạn

    ...”Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từ xưa đã có chuyện này rồi. Đời nhà Hán thì bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết, các rợ mán ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng kiểu như vậy. Mới đây, vì chính sự nhà Trần, nhà Hồ suy yếu, các bè tôi nơi phên dậu trở nên ương ngạnh. Cát Hãn nhờn theo thói cũ cứ như thế không thôi. Nay ta đem quân đi chinh phạt,thủy bộ cùng tiến công, chỉ một trận đã dẹp yên được. Nhân đây làm một bài thơ khắc vào đá để răn các tù trưởng rợ đời sau ngang ngạnh với giáo hóa, thơ rằng...”:

    Nhà Hán ở đây thực ra là triều Đại Hưng của ông Lí Bôn – Lưu Bang .

    Khi gọi bọn giặc Đèo cát hãn là Di Địch tức đương nhiên nhận mình là Trung hoa , nếu coi giặc Đèo cát hãn cùng loại với Hung Nô - Đột Quyết thì không thể nói khác ...nhà Lê tự nhận là ‘hậu thân’ của đại Hưng (lầm lẫn thành Hán) đại Đường ...

    Xin nhắc lại 1 phần bài viết trước :

    Sự nhìn nhận về lịch sử Việt Nam của Sử thuyết Hùng Việt rất gần với sự nhìn nhận của vua quan triều Nguyễn .

    Ngoài việc noi theo các ‘tiên đế’ đúc Cửu đỉnh để khẳng định vị thế làm chủ ‘Thiên hạ’ .


    Chiếu chỉ đúc đỉnh ghi rõ: “Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời Tam đại lấy kim loại do các quan mục bá chín châu dâng cống, đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại đời sau. Quy chế điển lễ ấy thực to lớn lắm! Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng. Nay muốn phỏng theo đời xưa, đúc chín cái đỉnh để ở nhà Thế miếu…”.
    Nhà Nguyễn còn cho dựng miếu ‘Lịch đại đế vương’ để thờ kính tiền nhân .

    Gian giữa chính là thờ các vua Hùng của thời kì Hùng quốc hay nước họ Hùng mà lịch sử ‘Thiên hạ’ gọi là thời Tam hoàng Ngũ đế Tam đại  .

    Trừ vài lầm lẫn những gian khác thờ các đấng minh quân và anh hùng hào kiệt cả 2 thời kì  Hùng quốc và nước Việt .

    Lịch đại đế vương không hề  thờ ông vua Hán vua Tàu hay vua Trung hoa nào cả , Nước Hán đầu tiên của Hán Canh thủy đế do lục lâm thảo khấu dựng nên vào khoảng năm 23 – 25 , trước đó không hề có vua Hán và lịch sử Hán quốc còn nước Trung hoa mới lập năm 1911 nếu thờ tiên đế Trung hoa chắc là phải thờ trước là ông Tôn Dật Tiên sau là ông Mao …

    Có tư liệu chép thời Nguyễn người Việt được gọi là Hán nhân , người Tàu gọi là Thanh nhân ; Thanh nhân là người Mãn Thanh nói trắng ra là thế …chẳng có Trung hoa trung hiếc gì , còn …Hán nhân chỉ là kết quả của sự đểu cáng đổi chữ tráo nghĩa ; sự thực người Việt hiểu theo ngôn ngữ ngày nay  gọi là ‘Hưng nhân’ vì trước khi vua Nhật Tôn xưng là hoàng đế thứ 3 nhà Lí và đổi tên nước thành  Đại Việt thì nước ta quốc hiệu là Đại Hưng không phải là Đại Cồ Việt như sử hiện nay viết , Hưng biến thành Hán là khác đi 1 trời 1 vực …ta không còn là ta nữa. (về nước Đại Việt – Đại Hưng – Đại Việt xin các bạn tìm đọc trong Web – Blog  ).

    Sai lầm đáng trách của vua quan nhà Nguyễn là vị trí thờ Hùng vương trong miếu Lịch đại đế vương . Quốc tổ không thể thờ ở gian tả nhất , cho dù nhìn nhận lịch sử thế nào đi nữa thì cũng phải thờ Hùng vương quốc tổ ở gian Giữa ít ra là ngang hàng với Hoàng đế .

    Tóm lại : không riêng gì triều Nguyễn việc nhìn nhận các vua thời Ngũ đế và Tam đại là các minh đế tiền nhiệm là sự nhìn nhận nhất quán trong suốt kỉ nguyên Đại Việt . Không hiểu tại sao từ  khi người phương Tây đến và du nhập vào ta cái gọi là khoa học lịch sử thì bỗng nhiên ta biến thành người khác , các minh đế tiên quân thời Ngũ đế – Tam đại vốn được thờ ở miếu Lịch đại đế vương chỉ trừ Thần Nông Viêm đế còn lại tất cả ...bỗng hóa ra  vua giặc .

    Thực là buồn , cứ cái kiểu này không biết đến bao giờ mới biết đích thực mình là ai trong dòng lịch sử thế giới .

      Hôm nay: 28/3/2024, 7:43 pm