Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Tổng luận về buổi đầu dựng nước . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Tổng luận về buổi đầu dựng nước . Flags_1



    Tổng luận về buổi đầu dựng nước .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Tổng luận về buổi đầu dựng nước . Empty Tổng luận về buổi đầu dựng nước .

    Bài gửi by Admin 1/4/2016, 4:53 pm

    ‘Nước ta’ ở đây là sự nhìn nhận về lịch sừ  theo góc nhìn của người Việt nam , so với các chi tộc Việt khác trong cộng đồng người họ Hùng thì có lúc đồng nhưng cũng có lúc khác nhau  , đồng là lúc người Bách Việt làm chủ Thiên hạ , dị là ở những lúc  anh em chia 5 xẻ 7 hoặc trên mảnh đất của tổ tiên để lại phần bị rợ xâm lăng chiếm đoạt , phần còn giữ được chủ quyền .

    Nước Ta đã có bề dày lịch sử 5-6 ngàn năm , là quốc gia lâu đời bậc nhất trên quả đất này đã  trải biết bao thăng trầm có những lúc tưởng chừng quốc thống bị vĩnh viễn chôn vùi nhưng rồi lại  phục hưng cứ thế truyền lưu cho mãi tận ngày nay .

    Xét lịch sử  ‘nước ta’ hào hùng cũng lắm mà bi thương cũng nhiều , đặc thù của lịch sử ‘nước ta’ dù lúc hưng hay lúc suy đều thấm đẫm máu tiền nhân , cuộc chiến với kẻ thù phương Bắc (nay) hầu như bất tận , mấy ngàn năm lúc hùng cường như thời Tùy – Đường trở thành đế quốc đất đai mênh mông gần trọn cả phía Đông của châu Á lục địa , lúc suy nhược như thời hậu Vương Mãng Lục lâm thảo khấu hoành hành thì gần như lãnh thổ rơi cả vào tay giặc Hán  .

    Lần theo những bước thăng trầm  lịch sử :Buổi đầu dựng nước .

    Khởi thủy quê hương Giao chỉ hay ‘chỗ giữa’  có đất Đào – đất Đường cũng gọi là Cao Giao và Giao Thường với thủ lãnh là ông Cao Giao và ông Giao Thường . Giao thường là tên tộc của đế Đường Nghiêu . 2 miền Đào và Đường cũng gọi theo Dịch tượng là An và Lạc , an biến âm của ôn là nóng bức , Lạc là nác – nước .

    Vùng đất ‘thiêng’ của dòng giống Hùng là nơi còn mang dấu tích được ghi chép trong cổ thư hoặc bản thân địa danh hàm chứa thông tin về sự khởi đầu .

    Núi Ðọ nằm ở phía Nam sông Chu, thuộc huyện Thiệu Hoá, Thanh Hóa. Núi Đọ nằm ngay ngã ba của sông Chu, sông Mã, hai con sông lớn nhất của tỉnh Thanh Hoá.

    Núi Ðọ được xem là nơi có nhiều vết tích về người cổ. Núi Ðọ còn được gọi là núi Rùa hay Qui Sơn .Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những công cụ đá được ghè đẽo thô sơ ở đây, cho thấy nơi này từ khoảng 30.000 năm cách nay đã có người tối cổ sinh sống.

    Tổng luận về buổi đầu dựng nước . Image001

    Các địa danh của sông núi  này là tên ‘chữ’ tức tên viết bằng chữ Nho , ngoài ra còn có tên dân gian  là tên Nôm :


    Đọ kí âm thành  Đại – Thái ; núi Đọ tên chữ Nho là Thái sơn , đây chính là ngọn núi đã ăn sâu vào tâm thức Việt qua câu :

    Công cha như núi Thái sơn

    Câu thơ song sinh :

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    ý chỉ sông Mã , chính xác là sông Mạ – sông mẹ , sông mẹ đi liền với sông Chu , sông chu là biến âm của sông cha .

    Sử Trung Hoa chép khoàng 5 – 6 ngàn năm trước :

    Bộ tộc của Hoàng đế hay đế Vàng (màu) trước sinh trú ở sông Khang  sau dời về sông Cơ;  Khang là Dịch tượng chỉ phía Tây biến âm từ Khăng – căng – cứng , sông Khang nghĩa là con sông phía Tây , người Việt gọi là Khung giang (Đại Nam nhất thống chí). Từ Cơ tương đương với cao – cả trong tiếng Việt chỉ thủ lãnh hay người đứng đầu , sông Cơ chính là sông Cả chày từ Lào sang  Nghệ An nghĩa là sông ‘vua’ , sông Cơ còn tên khác là sông Lam ; đây là sự sai lầm lớn  chính xác phải là sông Lang , lang đồng nghĩa với cả – cơ chỉ thủ lãnh , người Lào gọi là Nặm Khan , nặm- nậm là sông nước , đặc biệt Khan tên riêng có nghĩa là vua trong tiếng Mông cổ  đồng nghĩa với cả – lang , có lẽ đây là tàn tích ngôn ngữ ảnh hưởng trên người Lào từ thời người Mông cổ cai trị Vân nam .

    Xét ý nghĩa mang trong bản thân tên gọi sông và núi Sử thuyết Hùng việt xác quyết vùng đất có núi Đọ – Thái sơn , có sông Khang nay là sông Mêkông , sông Cơ – Cả hay Lang tức sông ‘vua’, 2 sông Chu – Cha và Mã – Mẹ chính là phần ‘phía nóng’ trong cái nôi của dòng giống Việt nói riêng và người họ Hùng nói chung thời lập quốc.

    Đế Hoàng truyền thuyết Việt gọi là đế Minh và đế Viêm là con của Hùng quốc quân – Thiếu Điển cùng là hậu duệ của Thái Viêm Thần nông tổ phụ của tộc người Lửa – Lê – La sống cận Xích đạo , từ Quân nghĩa là trưởng chưa mang nghĩa là vua , từ quốc thời này cũng chỉ có nghĩa là 1 cộng đồng người ; có thể là 1 liên minh bộ lạc hay liên minh thị tộc chưa  là quốc gia như ngày nay .

    Đế Hoàng – Vàng đánh bại Xi vưu thủ lãnh bộ tộc Cửu Lê tức người Lê phía Tây , Xi là cách đọc khác của Tsi âm Việt ngữ là Tứ – số 4 , cặp số (4 – 9) là dịch tượng chỉ phía Tây trong Hà thư (đồ).  Sử thuyết Hùng Việt cho tộc Cửu Lê sống ở lưu vực sông mê kông là tiền nhân của người Môn – Khơ me ngày nay.

    Đế Minh – đế Vàng thống nhất 3 liên minh thị tộc thành  dân tộc gọi là La – Lê hay Lửa hoàn tất bước đầu lập quốc trên đất Đào hay Cao Giao là miền Thanh Nghệ Tĩnh và phía Tây ngày nay; cổ thư Trung hoa gọi là đất An biến âm của ôn ; tiếng Việt là nóng ấm , Điểu thú văn loại hình văn tự cực cổ dùng hình ảnh loài Chim tượng trưng cho người sống trên đất An ; Chim viết sai thành Chiêm không có nghĩa , đời nhà Trần Việt nam gộp chung tên đất và tên người  thành  ‘An – Chiêm’ để gọi đất nước của người chămpa .

    Truyền thuyết Việt viết : Đế Minh định đô ở  Thướu lĩnh nơi có 99 ngọn núi thiêng ,  Thướu thực ra là tam sao thất bản của ‘Thiêu’ đốt , Thiêu lĩnh chỉ nơi nóng bức phía xích đạo tức đất Đào , Miền Cao Giao  còn được gọi là Hồng lĩnh . (Đào cũng là Hồng) .

    Đế Minh đi tuần thú phía Nam đến núi Ngũ lĩnh gặp và kết duyên cùng con gái bà Vũ Tiên sinh ra Lộc tục . Phương hướng  theo ngũ sắc : hướng Xích đạo màu đỏ hướng đối diện màu đen , màu đỏ là màu của lửa , màu đen đi đôi với nước , Xích đạo nóng bức nên gọi là hướng Bắc , bức →bắc  ; ngược lại hướng nước ngôn ngữ Tai – Kadai là Nậm , hướng nước là hướng quẻ Cấn , Cấn là tượng của núi non , đấy cũng là hướng cua nom về hay nhìn về ; nậm – non – nom →nam – nan tức hướng Nam ; xét như thế thì hướng Bắc – Nam ngày nay đã lộn ngược ( lộn ngược từ lúc nào , tại sao lại lộn ngược thì còn chưa rõ – xin bàn trong bài khác) .

    Đế Minh từ ‘Thiêu lĩnh’ tức vùng nóng bức phía Xích đạo tuần du về phương Nam (xưa) đến Ngũ Lĩnh thì lấy ‘bà hai’ sinh ra Lộc tục , xưa nay Lộc tục được biết là 1 nhân danh thực ra Lộc tục không có nghĩa chỉ là viết sai của Lộc tộc – lục tộc – Lạc tộc , Lục là số 6 trong cặp số (1 – 6) trấn phương Nước  trong Hà thư , Lộc là con Nai trong cặp đôi biểu tượng : Nai – Chim tượng trưng cho người họ Hùng phía Bắc và  phía Nam (xưa), Chim biến ra Chiêm , Lộc cũng là Lạc  sách sử thường chép là Lạc Việt   .

    Địa danh ‘Ngũ lĩnh’ chỉ nghĩa là vùng trung tâm gọi theo số 5 ở chính giữa Lạc đồ hay Lục đồ – địa đồ (lục là đất – địa). Truyền thuyết chép vua Hùng tuần du ngoài biển bất chợt thuyền trôi đến Động đình hồ , vua thấy cảnh sắc tuyệt vời vượng khí xem ra hơn cả Thiếu lĩnh nên dừng chân ở vùng ngã ba Hạc dựng hành cung , chính nơi này vua gặp ‘Tiên’ và sinh ra Lộc tộc tức chi tộc họ Hùng phương ‘Lạc – Nước’. Đất nước đã có 2 miền Nam – Bắc , dân đã có chi Chim chi Nai (Lộc)  vua Hùng trở về đô cũ ở Thiếu lĩnh và ‘hóa’ ở đấy. Thông tin trên chỉ ra Động đình hồ ở ngoài biển không thể ở Hồ Nam trong nội địa Trung quốc .
    Truyền thuyết dân gian thời lập quốc của người họ Hùng có những thông tin tối quan trọng về đất nước gắn liền với Hà thư – Lạc đồ của Dịch học .
    Tổng luận về buổi đầu dựng nước . Image003

    Ngũ lĩnh  là miền chính giữa Lạc đồ hay địa đồ biểu thị bằng 5 nút đen hay 5 đốm.
    Quốc gia được gọi là bộ,  Hùng vương là ‘bộ chủ’;  nước ta tức Hữu Hùng quốc theo sử Trung hoa được truyền thuyết gọi là bộ (10 – 5) cặp số của trung tâm Hà thư , (10- 5) là quốc hiệu của nước ta , giới nghiên cứu ngày nay do không thể hiểu đã tự suy tự diễn sửa thành… nước ta hợp thành bởi 15 bộ (lạc ?) ; thực là sai 1 trời 1 vực .
    Vua Hùng mất… ý nghĩa lịch sử chỉ việc chấm dứt thời kì Lập quốc , Từ 1 liên minh thị tộc tiếp quản từ tay cha là Thiếu Điển – Hùng quốc quân , vua Hùng đã dựng nên nước của người họ Hùng , tư liệu Trung hoa gọi là Hữu Hùng quốc . Quốc tổ của người Việt truyền thuyết gọi là đế Minh , sử Trung hoa gọi là Hoàng đế (đế màu vàng màu trung tâm của ngũ sắc) , Hùng phả gọi là Hùng Vũ vương – Hiền đức lang (vũ là vua) . Hùng Vũ – vua Hùng chính là quốc tổ Hùng vương trong tâm thức Việt Nam . Chứng tích về sự lưu truyền quốc thống từ thuở dựng  Hữu Hùng quốc  5 – 6 ngàn năm trước là đền Hùng ở Phú thọ Việt Nam ngày nay .

    Hùng Vũ vương truyền ngôi cho con là ông Giao Thường , ông là vương của đất Đường nên có tước hiệu là Đường vương  (tư liệu khác chép là Đường hầu) , sử Trung hoa gọi là đế Đường Nghiêu , truyền thuyết Việt nam gọi là đế Nghi .

    Đế Nghi dời đô về hành cung cũ của vua cha nơi ngã ba Hạc nay thuộc vùng Phú thọ , vì đô mới nằm về phía Nam (xưa) của cựu đô Thiếu lĩnh hay Hồng lĩnh nên  được sách sử gọi là Nam triều , đất nước  gọi là Nam bang . Phương Nam là phương nước cũng là phương của  quẻ Cấn tượng của núi non . “Lạc – nác – nước” thực ra là tên riêng ; Quốc hiệu  của ‘nước ta’ từ thời đế Đường Nghiêu hay đế Nghi  về sau ‘Nước’ trong Việt ngữ hóa thành  danh từ chung đồng nghĩa với quốc gia .

    Vua của quốc gia ‘Nước’ tức Nam bang được cổ sử Việt gọi là Kinh – Dương vương . Đất nước có 2 miền , dân cũng có 2 chi , phía Lửa là chi ‘La’ phía Nước là chi ‘Canh’ , La – Canh là tên gọi 2 đầu Bắc – Nam của La bàn phong thủy,   Canh là tên 1 Can trong Thập Can viết sai thành ra Kinh , người Kinh Tộc Kinh . Chi La  là  người Chămpa ngày nay .  Dương thực ra là Giêng – đầu tiên ;đồng nghĩa với Thứ nhất hay số 1; là con số  chỉ phương Nước màu Đen theo Dịch học , Kinh đi cùng Giêng 2 lần Nam chỉ  nghĩa là hướng chính Nam (xưa) , Kinh Dương vương không phải là tên riêng mà chỉ  nghĩa là vua Nam triều – Nam Bang ; vì thế nên  có thể có nhiều Kinh Dương vương ,Sử thuyết Hùng Việt cho : Kinh dương vương thứ I là đế Nghi hay đế Đường Nghiêu , Kinh Dương Vương thứ II là  Ngu Thuấn vua định đô ở miền Nam Giao …chỉ , Kinh Dương vương thứ III là ông Cao Mật (một) tức Đại Vũ – Sơn tinh (sơn là non – nam)  .

    Người Việt ngày nay thường quen miệng gọi “quốc tổ Hùng vương” , Hùng vương là Hùng vương nào Hùng vương thứ mấy không lẽ có tới 18 quốc tổ ?.

    Sử thuyết Hùng Việt xác định đế Minh là Hùng Vũ vương – Hiền đức lang , Hùng Vũ chính là vua Hùng quốc tổ , ta có 18 đời Hùng vương nhưng chỉ có 1 vua Hùng mà thôi .

    Do  hiểu sai cổ sử Việt hiện  đang manh nha khuynh hướng muốn coi Kinh Dương vương mới là vua Hùng đầu tiên, nói trắng ra là quốc tổ của nước Việt . Sở dĩ xảy ra chuyện này vì một số tư liệu đã sai lầm viết Kinh dương vương là cha Lạc long quân , Lạc long quân lấy bà Âu Cơ  sinh ra Hùng vương …như thế lịch sử ‘nước ta’ phải tính khởi đầu từ Kinh Dương vương .

    1 số tư liệu đã sai lầm nghiêm trọng khi đồng nhất đời Hùng vương thứ I là Hùng Dương vương – Thái Cao với Kinh Dương Vương .

    Sử thuyết Hùng Việt chỉ ra họ Hùng lập quốc vào đời Hùng vương thứ 5 ; Hùng Vũ vương – Hiền đức lang , theo quan niệm “cây có cội nước có nguồn” , không phải đùng 1 cái từ trên trời rơi xuống mà lập thành quốc gia ;  Hùng Vũ là vua Hùng cổ sử Việt gọi là đế Minh , sử Trung Hoa gọi là đế Hoàng (màu Vàng); Trước khi là vua Hùng  Sử truyền miệng dân gian gọi người là Thái Công , là vị Thái tức tổ phụ cuối cùng  sau 4 tổ phụ của các thị tộc thời  tiền quốc gia là : Thái Cao , Thái Viêm – Thần nông (nhiều tư liệu lầm lẫn gọi là Viêm đế) , Thái Khương và Thái Tiết và chính Thái Công đã dựng nên nước của dòng Giống Hùng sử Trung hoa gọi là Hữu Hùng quốc và trở thành Hùng Vũ – vua Hùng quốc tổ .

    Ngày ‘vua cha thánh tổ ngọc hoàng thượng đế’ tức Hùng Vũ vương quốc tổ mất ; ý nghĩa lịch sử là ngày kết thúc thời dựng nước bắt đầu thời tạm gọi là quốc gia sơ khai , thời điểm này cũng chính là ngày ‘Nam triều thánh tổ ngọc hoàng thượng đế’ tức Đế Nghi hay đế Đường Nghiêu  lên ngôi  .


    Miền Ngũ lĩnh hay Giao chỉ bao gồm Bắc và Bắc Trung Việt  , Đế Nghi – Nam bang triệu tổ chính là Kinh Dương vương thứ I đã có công cùng với Kinh Dương vương thứ II – đế Thuấn mở rộng lãnh thổ Hữu Hùng quốc về phía Nam (xưa) thu phục miền đất Kinh Thư gọi là cõi Nam Giao (chỉ) nay là Quảng Tây và  Tây Nam Hồ Nam Trung quốc .

    Tóm lược tiến trình buổi đầu mở nước :

    Hữu Hùng quốc buổi đầu chỉ có đất Đào - đất Đường hay Thường tức đất Cao Giao của ông Cao Giao và đất Giao Thường của ông Giao Thường  , ông Giao Thường trước mang tước Đường vương sau lên ngôi là đế Đường Nghiêu định đô ở Nam phần Giao chỉ khai sinh ra Nam triều – Nam bang . Từ Giao chỉ ...Kinh thư viết đế Nghiêu đã ... “mệnh hy thúc trạch Nam giao”...để người họ Hùng có thêm Nam Giao là đất của ông Giao hóa (Tư liệu chép là Diêu trọng hóa) sau ông lên ngôi  là đế Thuấn hay Ngu Thuấn  , từ đây Thiên hạ họ Hùng đã đủ 3 miền :

    Thiêu lĩnh hay Hồng lĩnh , Ngũ lĩnh và Nam lĩnh tức lĩnh Nam (phương Nam xưa).

      Hôm nay: 29/3/2024, 2:35 pm