Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Hùng Hải trị nước . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Hùng Hải trị nước . Flags_1



    Hùng Hải trị nước .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Hùng Hải trị nước . Empty Hùng Hải trị nước .

    Bài gửi by Admin 1/4/2016, 9:33 am

    Bách Việt trùng cửu

    Truyền thuyết Việt kể Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, sinh trăm trứng, nở ra trăm trai. Người con cả theo mẹ về đất Phong Châu, lên ngôi là vua Hùng, dựng nước Văn Lang… Vậy vết tích nào của quốc tổ Lạc Long còn lưu lại ở vùng đất Phong Châu của các vua Hùng?

    Hùng Hải trị nước . Image002
    Đình Đào Xá ở Thanh Thủy, Phú Thọ.

    Truyền thuyết thời Hùng Vương ở Phong Châu thường kể tới một nhân vật mang tên Hùng Hải đại vương. Vị thần này được thờ ở nhiều làng tại Phú Thọ, như ở tại làng Đào Xá (Thanh Thủy). Sự tích của Hùng Hải tóm tắt như sau (theo thần tích Cấn thủy thần chi bộ của làng Đào Xá):
    Lạc Long Quân xuống biển giao nước lại cho con trai cả là Hùng Quốc Vương. Miền Hưng Hóa các châu, trang, động, sách thường bị loài thủy quái dâng nước làm cho mất người mất của. Vua Hùng sai em là Hùng Hải, con tra thứ 19 của Lạc Long Quân, về Hưng Hóa chủ giữ các sông. Đức Hải Công sau gọi là “Hải Vân Long Vương Động Đình thủy tề”. Hùng Hải nhận mệnh xong liền thả hịch xuống các đầu sông ngọn nguồn, các nơi thác ghềnh hiểm dữ. Trong ba ngày nước vỡ thành khe ngòi chảy đi hết.
    Mùa xuân Hùng Hải lấy Trang Hoa làm vợ. Trang Hoa rất xinh đẹp, quê ở Châu Mai, là con gái Lạc hầu. Hùng Hải thường đi tuần thú xem xét các sông từ sông Đà, sông Thao tới sông Lô, sông Hát, thấy chỗ nào khuyết lở thì truyền sức cho nhân dân bồi đắp.
    Một hôm Hùng Hải cùng vợ từ đầm Thọ Xuyên sang Đào Xá, dựng lầu nghỉ ở đây một đêm. Sau đó bà Trang Hoa có thai, sinh ra ba bọc trứng, nở ra 3 con rồng, rồi hóa thành 3 người con trai, đặt tên là Đạt Công Long Vương, Mãn Công Long Vương và Uyên Công Long Vương. Bà Trang Hoa hóa ở cửa sông Nhị sau đó.
    Hùng Hải dạy dân trị thuỷ làm ăn và nuôi dạy các con khôn lớn. Rồi ông giao miền đất này cho 3 con cai quản, còn mình về trông nom cửa sông Nhị tỉnh Hải Dương. Vua Hùng thấy ông là người có công lớn đã ban thưởng cho 2 thớt voi chiến làm phương tiện đi lại…
    Ba vị Long hầu, con trai của Hùng Hải được trị nhậm ở vùng sông Đà, sông Thao, chia nhau ở các khu Thọ Xuyên, Ngọc Tháp và Đào Xá.
    Làng Đào Xá lập đức Hải Công làm thành hoàng thờ tại đình làng. Trong làng còn có đền Tam công thờ ba con trai của Hải Công. Đến ngày hội có tục rước voi hướng về phía Đông, hướng Hùng Hải đi ra Hải Dương trị nhậm và tục bơi chải trên 2 chiếc thuyền rồng lớn trong vùng đầm Đào Xá.
    Câu đối ở đình Đào Xá
    興化千秋秀氣凝髙配天厚配地
    平原一境財源湊浩如泉暴如邱
    Hưng Hóa thiên thu, tú khí ngưng cao, phối thiên hậu phối địa
    Bình nguyên nhất cảnh, tài nguyên thấu hạo, như tuyền bộc như khâu.
    Dịch:
    Hưng Hóa ngàn thu, khí đẹp tụ cao, hợp trời cùng hợp đất
    Bình nguyên một cảnh, nguồn tài hội sáng, như suối mạnh như đồi.

    Hùng Hải trị nước . Image004
    Đầu kèo chạm rồng ở Đào Xá.

    Nay so sánh chuyện Hùng Hải trị nước ở vùng Tam Giang Phong Châu thì thấy rõ đây cũng là chuyện của vua cha Bát Hải Động Đình ở đền Đồng Bằng tại Quỳnh Phụ, Thái Bình. Bát Hải Động Đình là vị vua cha của Thoải phủ trong tín ngưỡng Tứ phủ.
    Trước hết Hùng Hải được gọi là Động Đình thủy tề, tức là trùng khớp với tên Bát Hải Động Đình. Tên “Hải” còn gặp ở di tích An Cố tại Thái Thụy, Thái Bình, nơi thờ Phạm Hải hay Hải Công. Đức Hải Công ở vùng Phú Thọ như vậy là Bát Hải hay Phạm Hải ở Thái Bình.
    Hùng Hải lấy vợ là Trang Hoa, đóng trụ sở ở Đào Xá. Còn vua cha Bát Hải Động Đình thì xây dựng Hoa Đào Trang ở vùng cửa Động (Thái Bình). Tên bà Trang Hoa và tên làng Đào Xá đã chỉ rõ Hùng Hải cũng là vị vua của Hoa Đào Trang ở Thái Bình. Ngọc phả đền Hùng ở Phú Thọ còn nhắc tới một trong 18 đời Hùng Vương là Hùng Hoa với tên Hải Lang Vương. Hùng Hoa – Hải Lang đều chỉ một người, là Hải Công ở Đào Xá và Bát Hải Động Đình ở Hoa Đào Trang.
    Hùng Hải không phải ai khác chính là Lạc Long Quân, vị vua cha của Thủy phủ, được kể đến trong truyền thuyết khởi nguồn của người Việt. Đó cũng là lý do tại sao Hùng Hải lại được thờ rất tôn kính ở nhiều nơi tại vùng Phong Châu. “Hùng Hải trị nước” còn có nghĩa là cai trị quốc gia (đất nước). Chữ Nước biến âm thành Nác – Lạc. Hùng Hải là một vị Lạc Vương, làm chủ đất nước thời Hùng.
    Bà Trang Hoa hay Hoa Đào Trang ở Thái Bình thực ra ám chỉ Hùng Hải – Lạc Long là vua chủ của triều đại mang tên… Hoa, hay Hạ. Lạc Long Quân là Hạ Khải, người khởi đầu nhà Hạ trong Hoa sử.


    Hùng Hải trị nước . Image006
    Vị trí các di tích của Hùng Hải – Lạc Long và Ngũ vị tôn ông.

    Hùng Hải được cử đi trị nhậm ở cửa sông Nhị Hà tỉnh Hải Dương. Thực ra Hải Dương chỉ có nghĩa là vùng đất phía Đông (Dương là hướng mặt trời mọc) giáp biển. Cửa sông Nhị Hà đổ ra biển chính là sông Thái Bình. Ở đó gọi sông Nhị là sông Đào, như trong câu đối ở đền Sinh trong quần thể đền Đồng Bằng ở Quỳnh Phụ, Thái Bình:
    桃江洞口祁千跡
    生化神仙萬古傳
    Đào giang Động khẩu kỳ thiên tích
    Sinh hóa thần tiên vạn cổ truyền.
    Dịch:
    Sông Đào cửa Động ngàn tích lạ
    Sinh hóa thần tiên vạn thủa truyền.
    Động Đình trong chuyện này có nghĩa là biển Đông, chứ không phải vùng đầm Hưng Hóa ở Phong Châu. Cửa Động là vùng cửa sông Hồng (sông Đào hay sông Nhị đổ ra biển).


    Hùng Hải trị nước . Image008
    Cửa cung đền Tam Công ở Đào Xá.

    Luôn gắn liền với vua cha Bát Hải Động Đình là sự tích 3 anh em cùng bọc trứng, như trong chuyện Vĩnh Công (vua cha Bát Hải) ở Thái Bình, trở thành các vị tôn quan trong Tứ phủ. Như đã từng biết, vị quan lớn đệ tam ở đền Lảnh là Trung thành phổ tế đại vương vùng Phú Xuyên – Hà Nam, cũng là thần Thổ Lệnh ở sông Bạch Hạc. Vị quan lớn đệ ngũ ở sông Tranh là thần Thạch Khanh trong chuyện Bạch Hạc Tam Giang.
    Như vậy, nếu Hùng Hải là vua cha Bát Hải thì ba vị Long hầu ở Đào Xá phải là các vị tôn quan của Tứ phủ. Hai vị trong số đó là các thần Thổ Lệnh, Thạch Khanh đã hiển ứng ở ngã ba Bạch Hạc. Mọi sự tích và tên gọi đều trùng khớp giữa 2 khu vực ở Phong Châu và ở cửa sông Hồng đổ ra biển.


    Hùng Hải trị nước . Image010
    Đền Giếng Giá ở Do Nghĩa, Sơn Vi, Phú Thọ thờ Đại Hải Long Vương.

    Tục thờ 3 vị thủy thần đại vương còn gặp ở một số nơi tại Phú Thọ, như ở làng Chu Khống (xã Chu Hóa, Việt Trì) tại chân núi Hùng. Xã này nay có đền thờ Lạc Long Quân mới được xây dựng. Ở Chu Hóa 3 vị thành hoàng được phong là Đông Hải đại vương, đã sinh ra từ trứng, nở thành 3 con rắn, sau hóa thành tướng giúp vua Hùng đánh Thục. Hay ở làng Do Nghĩa (Sơn Vi, Phú Thọ) thờ Đại Hải Long Vương, có công đánh Thục giúp vua Hùng. Những chuyện này hoàn toàn tương tự như chuyện về anh em Vĩnh Công Bát Hải Động Đình ở miền Đồng Bằng phá Thục.
    Cuộc chiến Hùng – Thục xảy ra giữa Lạc Long Quân (Hùng Hải) với quân Thục là hình ảnh của cuộc chiến giữa Hạ Khải và Bá Ích, tranh dành vương vị sau khi Hạ Vũ mất trong Hoa sử. Hạ Khải – Lạc Long với sự trợ giúp của các vị tôn quan trong dòng tộc bên mẹ ở Động Đình (bà Trang Hoa) đã chiến thắng, lên ngôi cai quản cả 2 vùng đất Lạc (vùng trung du Phong Châu) và đất Long (vùng đồng bằng sông Hồng ven biển). Hùng Hoa Hải Lang là vị vua khởi đầu sử Việt, bắt đầu thời kỳ cha truyền con nối, thần truyền thánh kế nên được tôn làm quốc tổ muôn đời của người Việt. Dấu vết của cha Rồng còn in đậm trong ký ức dân gian, trải dài từ miền đất tổ Phong Châu tới bờ biển Động Đình bao la…

      Hôm nay: 19/4/2024, 3:07 pm