Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Minh văn trên hai chiếc phương di đồng thời Thương ở Bắc Ninh và cổ sử Việt Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Minh văn trên hai chiếc phương di đồng thời Thương ở Bắc Ninh và cổ sử Việt Flags_1



    Minh văn trên hai chiếc phương di đồng thời Thương ở Bắc Ninh và cổ sử Việt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Minh văn trên hai chiếc phương di đồng thời Thương ở Bắc Ninh và cổ sử Việt Empty Minh văn trên hai chiếc phương di đồng thời Thương ở Bắc Ninh và cổ sử Việt

    Bài gửi by Admin 3/3/2016, 11:31 am

    Theo định vị của sử Tàu ngày nay, triều đại thứ hai trong Tam đại Trung Hoa là nhà Thương nằm ven sông Hoàng Hà (Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Bắc, Hà Nam). Sang thời Chu đất đai thiên tử bắt đầu tiến tới bờ sông Dương Tử, còn cách đất Việt Nam ngày nay vài ngàn cây số. Tới tận khi Tần Thủy Hoàng xua quân bình định phương Nam thì cuộc đụng độ đầu tiên giữa người Việt và Trung Hoa mới xảy ra… Trước đó, phương Nam là nơi man di, còn đang ở thời kỳ “cởi trần đóng khố”, chưa biết đến chữ viết là gì…
    Ấy vậy mà thực tế ở miền Bắc Việt Nam lại gặp khá nhiều hiện vật cổ của thời kỳ Thương Chu. Điển hình là những chiếc nha chương bằng ngọc, kích thước khá lớn được khai quật ở Phú Thọ, có niên đại ước vào cuối thời Thương, đầu Tây Chu. Hàng loạt những đồ đồng mang phong cách Thương Chu cũng được tìm thấy khắp nơi tại Việt Nam. Hơn nữa, không ít hiện vật đồ đồng này còn có minh văn, được khắc bằng chính những loại chữ Kim, chữ Triện của Trung Hoa cổ đại. Những đồ Thương Chu này ở đâu mà ra? Sự hiện diện của chúng ở Việt Nam nói lên sự thật gì về lịch sử Trung Hoa và Việt Nam cổ đại?
    Minh văn trên hai chiếc phương di đồng thời Thương ở Bắc Ninh và cổ sử Việt Di-Thuong
    Chiếc phương di đồng ở Bắc Ninh.

    Trong bộ sưu tầm của một người chơi đồ cổ ở Bắc Ninh có 2 chiếc di vuông đặc biệt. Di là tên gọi chung đồ đồng, do có hình vuông nên gọi là phương di. Hai chiếc di ở Bắc Ninh có hình dạng, kích thước, trang trí giống nhau, chiều cao khoảng 36 cm, trông giống như hình một ngôi nhà lớn, có phần đáy vuông và nắp. Mỗi mặt của phần đáy dưới được chia làm 3 tầng. Tầng trên là hình 2 con chim quay vào nhau. Tầng giữa rộng nhất là hình mặt thú Thao thiết, có 2 tai và 2 sừng hai bên. Tầng dưới cùng là 2 con quỳ long quay mặt ra ngoài.
    Phần nắp chiếc di có hình mái nhà 4 mặt. Trên nóc mái có núm cũng hình mái nhà. Hai mặt dài là hình Thao thiết, giống như mặt Thao thiết ở phần dưới của chiếc di, nhưng quay ngược lên trên. Hai mặt bên cũng là hình Thao thiết này quay ngược, nhưng không có tai. Những họa tiết trang trí này mang phong cách đặc trưng của đồ đồng thời Thương.
    So sánh hình dạng, kích thước, họa tiết trang trí thì 2 chiếc di vuông này hoàn toàn giống với mô tả của chiếc di được tìm thấy trong mộ Phụ Hảo thời Thương tại thôn Tiểu Đồn, huyện An Dương (Hà Nam, Trung Quốc). Chiếc di trong mộ này ở Hà Nam có khắc hai chữ Phụ Hảo 妇好 bên trong nắp.
    Phụ Hảo là một vị phi tần của vua Cao Tông nhà Thương (Vũ Đinh), sống vào khoảng năm 1.200 năm trước Công nguyên. Theo như những ghi chép trong Giáp cốt văn thì Phụ Hảo là nữ tướng tiên phong, có lúc thống lĩnh quân đội nhà Thương trong các cuộc chinh phạt các nước Khương Phương, Thổ Phương, Ba Phương, Đông Di. Ngoài ra bà còn thực hiện việc chủ trì các hoạt động tế tự quan trọng, như chủ trì việc cúng tế tổ tiên, thần thánh, đất, trời (theo wikipedia).
    Sự kiện quan trọng dưới thời Ân Cao Tông là việc nhà Ân tiến đánh nước Quỷ Phương. Có thể thấy Phụ Hảo thống lĩnh quân đội nhà Thương đánh nước Khương Phương cũng là nước Quỷ Phương vì Quỷ = Cửu là số 9 chỉ hướng Tây. Khương là tính chất Khăng định của phương Tây trong Dịch học. Nước Khương Phương hay Quỷ Phương là nước nằm ở phía Tây của nhà Thương.
    Minh văn trên hai chiếc phương di đồng thời Thương ở Bắc Ninh và cổ sử Việt Chu-Tu
    Chữ ở mặt trong của nắp chiếc di.

    Không kém so với chiếc di Phụ Hảo, bên trong nắp chiếc di ở Bắc Ninh cũng có chữ. Một chữ có thể đọc được là chữ Tử 子. Trên đáy trong 2 chiếc di đồng này còn có khắc 8 chữ cổ, chia làm 2 cột, mỗi cột 4 chữ. Đây cũng là dạng chữ Kim văn, tức là loại chữ thời Thương Chu khắc trên đồ kim khí.
    Hai cột chữ này có thể tạm đọc là:
    尊家出物 – Tôn gia xuất vật
    寶妇司奠 – Bảo phụ tư điện
    Tạm hiểu nghĩa: Gia tộc cao quý sinh ra nhân vật lớn. Người phụ nữ kính trọng phụ trách việc tiến cúng.
    Ý tứ của những chữ này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh của thời Ân Thương. Nếu Trung Quốc có vị nữ tướng Phụ Hảo lo việc tế tự thì Việt Nam cũng có Bảo Phụ, là nhân vật xuất sắc trong hoàng tộc và phụ trách việc tiến cúng. Thời Ân Thương Trung Hoa còn đang ở chế độ thị tộc mẫu hệ nên vai trò người phụ nữ mới quan trọng như vậy.
    Minh văn trên hai chiếc phương di đồng thời Thương ở Bắc Ninh và cổ sử Việt Kim-van-582x1024Chữ Kim văn trên đáy chiếc di.

    Chủ nhân hai chiếc di đồng ở Bắc Ninh cho biết ông đã mua lại được chúng từ những người dân tộc địa phương (Sán Dìu và Dao đỏ) sống quanh núi Tam Đảo từ những năm 1980. Làm thế nào mà những chiếc di đồng của nhà Thương với tuổi cổ vật trên 3.000 năm lại có mặt ở nước ta?
    Lý giải chuyện này có thể có giả thuyết như sau. Khoảng năm 1126 trước Công nguyên Cơ Phát, con trai của Cơ Xương đã phát động các chư hầu tiến đánh Trụ Vương. Truyền thuyết Việt kể chuyện Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân ở Vũ Ninh. Vũ Ninh hay Ninh Vương là danh xưng của Cơ Phát trước khi lên ngôi.
    Bài hát Ải Lào trong lễ hội Phù Đổng:
    Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
    Ân sai hai tám tướng cường nữ nhung
    Xâm cương cậy thế khoe hùng
    Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.

    Trong hội Dóng 28 cô gái trẻ đóng thành các tướng giặc Ân. Rõ ràng đây ám chỉ nhà Ân còn đang ở chế độ mẫu hệ. Những dẫn chứng về Phụ Hảo và Bảo Phụ trong Kim văn trên đồ đồng thời Thương xác nhận thêm điều này.
    Sau khi diệt Trụ Vương, Cơ Phát lên ngôi xưng làm thiên tử, gọi là Chu Vũ Vương, bắt đầu vương triều Chu trong lịch sử Trung Hoa. Vũ Vương tiến hành phong tước vị, phân đất đai cho các chư hầu, các đại công thần trong công cuộc diệt Ân Trụ Vương. Trung Hoa bước sang thời kỳ phong kiến thực sự.
    Con cháu Trụ Vương là Vũ Canh vẫn được nhận phân phong tại đất cũ của nhà Ân ở vùng Triều Ca (Hà Nam). Khi Vũ Vương mất, Vũ Canh liên kết với các bộ tộc Đông Di nổi loạn. Em trai của Vũ Vương là Chu Công Cơ Đán đang nắm quyền phụ chính triều Chu đã cất quân dẹp loạn. Sau khi dẹp được loạn Chu Công mang đám quý tộc “ngoan ngạnh” của nhà Ân về Lạc Dương để “an trí”. Đây chính là điểm mấu chốt để giải thích sự có mặt của đồ đồng thời Thương tại vùng Bắc Việt.
    Lạc Dương hay Đông Đô của nhà Chu là thành Đông Đô Hà Nội, tức là vùng Cổ Loa xưa. Các quý tộc Thương được an trí tại Lạc Dương rất có thể là ở vùng quanh núi Tam Đảo, nên đã để những di vật tại đây. Thành phần dân tộc chính của nhà Ân là người thuộc nhóm Miêu – Dao. Điều này cũng phù hợp với thông tin rằng 2 chiếc di thời Thương được mua lại từ người Dao đỏ và Sán Dìu. Sán Dìu còn gọi là Sơn Dao nhân. Có thể những tộc người Dao này là hậu duệ của các gia tộc nhà Ân Thương đã được Chu Công cho “định cư” tại đất Lạc Dương.
    Ở khu vực Cổ Loa trong quá khứ từng có một cuộc “khai quật khảo cổ” nữa. Đó là “thời U vương, vùng Tam Xuyên bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua” (Lão Tử minh). Lão Tử là Huyền Thiên Trấn Vũ, người đã cử thần Kim Quy giúp Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa, bắt yêu trừ quỷ ở núi Thất Diệu (núi Sái ở Đông Anh). Theo truyền thuyết lúc này ở Cổ Loa đã đào thấy xương cốt, nhạc khí thời cổ (như chiêng trống đồng). Như vậy những đồ đồng đào được ở thời Đông Chu tại Cổ Loa cũng có thể là những di vật của các quý tộc nhà Ân Thương đã mang tới khi bị an trí tại Đông Đô – Lạc Dương.
    Mối liên hệ các triều đại Thương – Chu với vùng đất Lạc (Việt) ngày nay được chứng thực bởi những cổ vật có minh văn tại đây.

      Hôm nay: 28/3/2024, 8:28 pm