Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Hưng Thánh quán và Đạo Giáo Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Hưng Thánh quán và Đạo Giáo Flags_1



    Hưng Thánh quán và Đạo Giáo

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Hưng Thánh quán và Đạo Giáo Empty Hưng Thánh quán và Đạo Giáo

    Bài gửi by Admin 3/3/2016, 11:24 am

    Đạo Giáo có ở Việt Nam từ bao giờ? Có thật Đạo Giáo nước ta là được du nhập vào từ Trung Quốc? Những di tích Đạo Giáo để lại ở nước ta giúp hiểu thêm về nguồn gốc tín ngưỡng và triết lý nhân sinh này của người Việt xưa?
    Hưng Thánh quán và Đạo Giáo Toan-canh-chua-Mui

    Toàn cảnh chùa Mui – Hưng Thánh quán.

    Chùa Mui nằm ở thôn An Duyên, xã Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Nội) là một di tích có tiếng, không phải là nơi thờ Phật mà là một Đạo quán. Quán này có tên Hưng Thánh quán (興聖觀), là một trong số ít những di tích Đạo quán cổ còn lưu lại được ở nước ta tới nay.
    Đôi câu đối hai bên cột trước cửa quán:
    擇地立聖宮五世李朝起造
    開天眞秘籙千秋老道長書
    Trạch địa lập thánh cung, ngũ thế Lý triều khởi tạo
    Khai thiên chân bí lục, thiên thu Lão đạo trường thư.
    Dịch:
    Chọn đất lập thánh cung, triều Lý năm đời khởi dựng
    Mở trời soạn bí lục, đạo Lão ngàn thu mãi ghi.
    Vế đối đầu cho biết Hưng Thánh quán được xây dựng vào thời Lý đời thứ 5 (Lý Thần Tông?). Vế đối sau nói tới “chân thư khai thiên” của Đạo Lão được lưu truyền. Chân thư này là chỉ tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Hưng Thánh quán thờ Thái Thượng Lão Quân, tức là Lão Tử, nên chân thư của Lão Tử được đề cao ở đây.
    Hưng Thánh quán và Đạo Giáo Tran-Vu-cung

    Trấn Vũ cung.

    Phía sau Hưng Thánh quán còn một nơi nhỏ hơn, xây riêng gọi là Trấn Vũ cung (鎮武宮), thờ thần Trấn Vũ. Cung thờ cũng được khởi dựng cùng vào thời Lý với Hưng Thánh quán.
    Không xa khu vực này có đền Bộ Đầu (xã Thống Nhất, Thường Tín) thờ Huyền Thiên Đổng Thiên Vương, cũng gọi là Quán Thánh. Nếu ở đền Bộ Đầu có bức tượng Huyền Thiên bằng đất cao 7-8 m thì trong Hưng Thánh quán cũng có riêng tượng đất một vị đức thánh khá lớn, tay đang bắt quyết, xung quanh tượng là các loài thú, tôm cá. Người trong chùa Mui gọi là Đức Thánh Lương. Còn theo tài liệu thì cho rằng đó là thần Đông Nhạc.
    Hưng Thánh quán và Đạo Giáo Duc-Thanh-Luong

    Tượng Đức thánh ở Hưng Thánh quán.

    Kết nối dữ liệu ở cả 3 di tích trên thì thần Huyền Thiên là Trấn Vũ ở Quán Thánh. Đổng Thiên Vương có lẽ đã bị nhầm thành Đông Nhạc thần. Như đã biết, Huyền Thiên Đổng Thiên Vương chính là Lão Tử. Hưng Thánh Quán như vậy là một di tích khởi dựng thời Lý, thờ Lão Tử (Thái Thượng Lão Quân), gắn với sự tích Huyền Thiên Trấn Vũ. Rất có khả năng, “thời Lý” khởi dựng ở đây là thời Lý Đường, tức là thời nhà Đường, là một triều đại tôn Lão Tử làm thủy tổ của mình và cho xây dựng đạo quán ở khắp nơi.
    Hưng Thánh quán là bằng chứng hiện hữu về vị thần bất tử thứ ba Đổng Thiên vương, ở ngôi Thượng thiên của nước Nam. Lão Tử là Huyền Thiên đại thánh người đã giúp vua An Dương Vương trừ yêu dẹp quỷ, xây thành Cổ Loa.
    Câu đối ở chính điện ngoài cùng (ban thiêu hương) của Hưng Thánh quán:
    蘭麝飄香金鴨氤氳無量界
    笙璈響奏霓裳縹缈大羅天
    Lan xạ phiêu hương, kim áp nhân uân vô lượng giới
    Sanh ngao hưởng tấu, nghê thường phiếu miểu đại la thiên.
    Dịch:
    Lan xạ mùi hương, lư vàng hòa khí chốn vô lượng
    Sênh ngao tiếng tấu, nghê thường thăm thẳm trời đại la.
    Hưng Thánh quán và Đạo Giáo Chinh-dien-Hung-Thanh

    Chính điện Hưng Thánh quán.

    Điện thờ chính của Hưng Thánh quán có tượng Thượng đế, hai bên là một vị đồng tử và một vị tiên ông. Điện thờ này có 2 cặp câu đối. Một cặp bên ngoài là:
    玄之又玄三十六天真主宰
    極而無極萬千億劫大元尊
    Huyền chi hựu huyền, tam thập lục thiên chân chủ tể
    Cực nhi vô cực, vạn thiên ức kiếp đại nguyên tôn.
    Dịch:
    Huyền là có huyền, ba mươi sáu thiên chính chúa tể
    Cực mà không cực, nghìn vạn ức kiếp đại nguyên tôn.
    “Huyền chi hựu huyền” là câu trong Đạo Đức Kinh nói về giáo nghĩa của Đạo, phép huyền diệu thâm sâu vô cùng. “Thái cực mà vô cực” là khẩu hiệu của nhà lý học Chu Liêm Khê thời Tống, cũng nói về giáo nghĩa của Đạo.
    Người là chân chúa tể của 36 cung trời và là khởi nguyên của ngàn vạn ức kiếp được nói đến trong câu đối là Thượng Đế hay Thái Thượng Huyền Nguyên Hoàng Đế. Hưng Thánh quán thờ Lão Tử ở ngôi Thượng thiên.
    Hưng Thánh quán và Đạo Giáo Thai-Thuong-Huyen-Thien

    Ba bức tượng ở điện thờ chính này thể hiện Thượng Đế ở giữa, một bên là Thái Thượng Lão Quân (hình một tiên ông) và một bên là Huyền Thiên Đại Thánh với khả năng trấn quy xà (hình rắn và rùa). Như vậy đây không phải là 3 nhân vật khác nhau mà là 3 ngôi của cùng một vị – Lão Tử.
    Cặp đối thứ hai ở điện thờ Thượng đế:
    道傳太一三元始
    法演玄空萬古崇
    Đạo truyền Thái Nhất tam nguyên thủy
    Pháp diễn Huyền Không vạn cổ sùng.
    Dịch:
    Đạo truyền Thái Nhất ba nguyên thủy
    Phép giảng Huyền Không vạn cổ sùng.
    Nếu câu đối trước nói tới giáo nghĩa của Đạo Giáo và Thần chủ của Đạo Giáo thì câu đối này nói tới việc thực hành, truyền giảng Đạo Giáo. Thái Nhất là khái niệm được nêu thời Kim (Tống) trong môn phái Thái Nhất trong Đạo Giáo, tôn thờ thần Thái Nhất (Thái Cực). Phép màu Huyền Không của Đạo cũng được nói tới trong bức hoành phi ở Tam quan của quán: Đạo diễn huyền không 道演玄空.
    Hưng Thánh quán và Đạo Giáo Tam-bao-Hung-Thanh-1024x694

    Tam bảo Hưng Thánh quán.

    Điện thờ trên cùng của Hưng Thánh quán là điện Tam bảo (Đại hùng bảo điện), nhưng không phải thờ Phật mà thờ Tam Thanh. Tam Thanh là ba vị thần tiên tối cao của Đạo Giáo gồm Ngọc Thanh Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn và Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn, cũng chính là Thái Thượng Lão Quân. Nguyên Thủy Thiên Tôn được đặt ngồi ở giữa. Bên phải là Linh Bảo Thiên Tôn tay cầm gậy như ý. Bên trái là Đạo Đức Thiên Tôn cầm quạt.
    Câu đối ở ban thờ Tam bảo:
    两儀開闔乾坤人類和同真善美
    三寳勸懲善悪衆生苦滅貪嗔癡
    Lưỡng nghi khai hạp, kiền khôn nhân loại hòa đồng chân thiện mĩ
    Tam bảo khuyến trừng, thiện ác chúng sinh khổ diệt tham sân si.
    Dịch:
    Hai ngôi khai mở, trời đất nhân loại hòa đồng chân thiện mĩ
    Ba báu khuyên răn, lành dữ chúng sinh khổ diệt tham sân si.
    Trước ban Tam bảo là bệ hoa sen. Bệ này còn lưu lại những trang trí gạch gốm của thời Mạc, hình rồng, hoa sen và chim thần khá đẹp. Tương truyền thì dưới bệ tượng này là huyệt đan sa, nơi luyện kim đan của các đạo sĩ trước đây.
    Hưng Thánh quán và Đạo Giáo Rong-Hung-Thanh

    Hình rồng trên gốm ở Hưng Thánh quán.

    Trường phái Kim Đan trong Đạo Giáo có thể nói bắt đầu phát triển từ nhà y học, đạo sĩ Cát Hồng với tác phẩm Bão Phác Tử thời Đông Tấn. Theo thư tịch cổ thì Cát Hồng từng xin vua Tấn cho làm huyện lệnh ở huyện Câu Lậu của Giao Chỉ vì cho rằng Giao Chỉ có nguyên liệu để luyện đan. Trên đường đi Cát Hồng bị giữ lại ở Quảng Châu, vào núi La Phù tu luyện và viết sách.
    Giáo sư Trần Quốc Vượng căn cứ theo sách Thiền uyển tập anh cho rằng ”huyện Câu Lậu quận Tế Giang” nay thuộc đất Văn Giang – Khoái Châu tỉnh Hưng Yên bởi ở đó có dòng chảy Kim Ngưu (Trâu vàng), có vũng Trâu Đằm, có huyền tích về Trâu vàng chạy từ Phật Tích xuống. Khu vực Hưng Thánh quán nằm đối diện bên bờ sông Hồng với đất Khoái Châu. Phải chăng đây là nơi mà Cát Hồng đã tu luyện đan sa? Có thật Cát Hồng đã ở lại Quảng Châu chứ không phải đã đến Giao Châu tu hành?
    Dù thế nào thì Đạo Giáo đã phát triển mạnh mẽ ở Giao Châu khá sớm, nếu không nói đây là nơi khởi nguồn của Đạo Giáo. Lão Tử vốn thành nghiệp ở nước Nam sau khi giúp Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa đầu thời Đông Chu. Cát Hồng cất công sang Giao Châu để tìm đường học đạo, tu đạo, luyện kim đan. Nhiều “cổ tích” khác của Đạo Giáo còn thấy ở nước Nam, cần được xem xét kỹ lưỡng thêm.

      Hôm nay: 29/3/2024, 2:26 pm