Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Việt ngữ - Dịch ngữ và lịch sử . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Việt ngữ - Dịch ngữ và lịch sử . Flags_1



    Việt ngữ - Dịch ngữ và lịch sử .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Việt ngữ - Dịch ngữ và lịch sử . Empty Việt ngữ - Dịch ngữ và lịch sử .

    Bài gửi by Admin 27/1/2016, 12:17 pm

    Đồ hình Hà thư đặt trên mặt phẳng đứng

    Việt ngữ - Dịch ngữ và lịch sử . Image010


    Định luật cơ bản của Dịch học là :
    Đất với trời cùng 1 thể gọi là KHÍ , sau đó lưỡng phân : chất ‘trong – nhẹ’ bốc lên thành ra trời , chất ‘đục – nặng’ lắng xuống hay rút xuống thành ra đất .
    Xét đồ hình Hà : chất khí ở Trung tâm tượng trưng bởi 5 nút đen hay 5 đốm và 10 nút trắng hay 10 khoanh . Chính Miền trung tâm Hà thư này đã cho ra đời Ngũ lãnh và bộ 10 – 5 (không phải 15 bộ…lạc) trong truyền thuyết lập quốc của người Việt Nam .
    Định lí : chất nhẹ – trong bốc lên được diễn tả bởi cặp : 2 khoanh và 7 đốm , chất đục – nặng lắng xuống hay rút xuống diễn tả bởi cặp : 1 đốm và 6 khoanh .
    2 khoanh trong Hà thư là chất nhẹ ở phía trên ; Nhẹ biến âm thành nhì – nhị trong số đếm ngày nay .
    Từ NHẸ được người Việt kết hợp lập thành nhiều từ kép trong Việt ngữ như :‘nhẹ tâng’ , Tâng ở đây là nâng lên như trong ‘tâng – bốc’ , Tâng kí âm chữ Nho thành Tân là tên 1 can trong Thập can .
    1 đốm – chất đục nằm ở phần dưới đồ hình ; đục biến âm thành ‘độc’ nghĩa là độc nhất 1 mình , độc – đặc là cô , cô đặc lại cũng là Canh là tên của can Canh ở vị trí đối phản với can Tân – Tâng .
    Nhị – nhẹ có từ đồng nghĩa là hai ; 2 hai biến âm thành ‘hơi’ chỉ thể vật chất loảng ngược lại với đục – độc biến âm thành ‘đặc’ chỉ vật chất cô đặc , thể hơi nhẹ ở trên thể đặc nặng ở dưới hoàn toàn đúng về mặt vật lí , thành ngữ Việt có câu “ nhẹ như bấc ,nặng như chì” chính là sự tổng kết có được từ Hà thư .
    Chất nhẹ bốc lên ; bốc biến âm thành ‘bức’ tức nóng bức viêm nhiệt .
    Chất đục rút xuống , rút biến âm thành ‘rét’ , rút xuống cũng là lắng xuống , lắng biến âm thành ‘lặng – lạnh’.
    Cặp đối ‘Bức – rét’ hay ‘nóng – lạnh’ tạo thành trục trên dưới lí tính :
    Nhẹ – loảng – nóng ở trên , Nặng – đặc – lạnh ở dưới .
    Đây là 1 phần của Ngũ hành vật chất trên là hành Hỏa tức lửa , dưới là nước – hành Thủy còn trong chuẩn Ngũ sắc thì trên là Hồng – đỏ dưới là Thâm – đen .
    7 đốm đi với Hồng , Hồng còn nghĩa là ‘lớn – bự’ giúp tìm ra gốc của số 7 bẩy là ‘bự’ tức lớn .
    Ngược lại Thâm – đen khi kết hợp với từ kép ‘thâm – sâu’ cho ta biết 6 – sáu có gốc gác là ‘sâu’ .
    Thực ra các Dịch tượng hoàn toàn trung tính về mặt lượng gía nhưng sau nhiều người sai lầm gán gía trị chủ quan vào đấy khiến Dịch học méo mó đi như cho : lửa – hồng là hành Hoả , hoả biến ra hảo lả tốt , hành Thủy số 6 sáu biến ra xúi hay xấu …, rồi dần dần từ tốt – xấu chuyển thành cát – hung , Dịch học của sự tính toán đã hóa ra phương tiện để bói tóan cầu may …
    Nhìn vào Hà thư : chất Đục – độc ở dưới màu đen nên người Việt gọi ‘1 đốm’ là số ‘Một’ biến âm của ‘mực’ tức màu đen (như câu “ đen như mực” hoặc con chó đen gọi là chó mực) , ngoài ra 1 một cũng là ‘mật’ nghĩa là cô đặc lại đồng nghĩa với Canh ; can Canh .
    Số 0 không là ‘công’ tức chung không thuộc phía nào mà là đầu mối của cả Ngũ hành từ đó đi ra qua 4 mùa lại trở về hoàn tất 1 chu kì thời gian nên gọi là Năm , năm là niên nhưng năm cũng là số 5 . 1 là mực , 2 là hơi là nhẹ , 7 là bự , 6 là sâu ; Bản thân tên gọi các con số trong tiếng Việt không đơn thuần là tên gọi vô hồn chỉ lượng số hay thứ tự mà tất cả là những Dịch tượng tức mang 1 ý nghĩa rõ rệt trong tổng thể nào đó .
    Khi đặt trong mặt phẳng nằm ngang thì trục trên – dưới thành ra trục nóng – lạnh , vị trí ‘trên’ trong mặt phẳng đứng tương ứng hướng Xích đạo trong mặt phẳng ngang , ngược lại ‘dưới’ đổi thành hướng lạnh tức phía Nam xưa theo Dịch học (nay lộn ngược) , Trên – Hồng đồng nghĩa với Xích là màu đỏ của xích đạo , Bức – nóng Xích đạo biến thành Bắc – phương Bắc (cả Việt Nam và Trung quốc đều ở Bắc bán cầu – tên gọi ngày nay ) . Trục ‘trên – dưới’ cũng là trục ‘đỏ – đen’ trong mặt phẳng nằm ngang theo hệ Ngũ sắc , tự nhiên thì ‘lửa hồng’ phải đi đôi với Xích (đỏ) của Xích đạo , đấy chính là hướng Bắc – bức viêm nhiệt ngược lại là hướng màu ‘đen’ ; điển hình như bản đồ Cửu thiên : Hướng Bức – xích đạo gọi là ‘Viêm thiên’ đối lại là ‘Huyền thiên’ , Viêm là nóng phồng lên , huyền là đen là mờ ảo .
    Điều lạ là trục Bắc – Nam xưa theo Dịch học nay đã lộn ngược Bắc thành Nam và ngược lại nhưng trục ‘đỏ – đen’ hệ Ngũ sắc thì vẫn giữ nguyên . Trật tự vật lí : màu Đỏ của lửa đi với hướng Bức – Bắc , màu Đen đi đôi với hướng Nam nay đã đảo ngược tạo ra sự ngược ngạo càng đi về hướng ‘Bắc – bức’ thì trời càng lạnh …
    Điều này cũng có thể giải thích được : thời văn minh sơ khai trật tự Bắc – Nam theo đúng lí tính của tự nhiên , đến thời văn minh hơn thì vật lí phải nhường chỗ cho trật tự của triết lí .
    Theo lễ chế cổ xưa thì Vua luôn phải quay mặt về hướng Nam ; trong thiết triều là để nghe các quan tấu trình , rộng hơn trong cả xã hội là để thấu hiểu dân tình , quay mặt về hướng Nam tức vua phải ngồi ở hướng Bắc , theo Dịch học thì hướng Bắc – bức quẻ Li tức lửa , li – lửa còn tượng trưng cho mặt trời và cũng tượng trưng cho vua , vua là ông trời con mà …, theo vật lí thì hướng Bắc của vua luôn là hướng Xích đạo và hướng vua nhìn là hướng ‘nom’ , nom biến âm thành ‘Nam’, hướng Nam phương Nam , hướng Nam màu đen – huyền thiên là hướng của thần của dân nên Việt ngữ có từ ‘dân đen’ dân thường …phó thường dân …(thường ngược với cao , đen ngược với đào – điều).
    Quan niệm này vận dụng vào mặt địa lí quốc gia thì Kinh đô tức nơi vua ngự ở phía nào trên bản đồ Thiên hạ thì phía đó là phía Bắc của trục Bắc – Nam , thực tế địa lí Trung quốc theo đúng luật này trở thành cái bẫy … kinh đô mỗi thời mỗi nơi …Bắc – Nam cũng đổi theo khiến thiên hạ đời sau chiếu theo sách vở không còn biết đâu mà lần .
    Hữu Hùng quốc thời Tam hoàng Ngũ đế đến Tam đại thì : Hạ Thương kinh đô ở dưới Trường Giang nên Giao chỉ và Hoa Nam lúc đó là phương Bắc , phía Hoàng Hà là Nam , nhà Thương thời vua Bàn Canh bỏ thành Tân Cán tức can Tân (ý là kinh thành ở phía can Tân tức phía xích đạo nóng – bức) vượt Trường giang lập kinh đô mới gọi là ‘Bàn Canh long thành’, (sự việc chỉ ra đời vua bàn Canh nhà Thương có 2 kinh đô trước ở hướng can Tân sau là can Canh tức đúng như sử chép vua Bàn Canh là vua cuối nhà Thương đồng thời là vua đầu nhà Thương Ân) nhưng các ‘cạo sửa quan’ sợ bị phát hiện vua Bàn Canh nhà Thương vượt Trường giang không phải vượt ….Hà như sách vở chép nên đã thủ tiêu chữ Canh để chỉ còn là Bàn …long thành , sự việc đã chỉ ra thời kì đầu nhà Thương Ân tức nhà Thương 2 thì Trường giang vẫn là hướng Bắc so với Hoàng hà là hướng Nam , mãi thời nhà Châu khi Châu Vũ vương dẫn liên quân các nước phía Tây phạt Trụ kinh Dịch vẫn gọi là cuộc Nam chinh , thời Tần khi Mông Điềm vượt Hoàng hà chiếm đất của rợ Nhung cho đến vùng sau đắp Trường thành thì tư liệu vẫn ghi đấy là đất Hà Nam tức phía Nam Hoàng hà .
    Phải chăng việc lộn ngược Bắc – Nam hay Lửa – Nước bắt đầu từ khi xuất hiện nước hay triều Nam Việt của Triệu Đà , trên bản đồ Thiên Hạ nước hay triều đóng đô ở Phiên Ngung miền Trường Giang mang chữ Nam trong tên gọi thì triều đình đóng đô ở Trường An miền Hoàng hà đương nhiên là Bắc triều . Nhưng hoàn toàn không phải vậy ; từ Việt chỉ có người Việt nam đọc như thế , tiếng Quảng đông đọc là ‘duế’ rất gần với ‘giữa’, nơi các đường kẻ Nam Bắc – Đông Tây – trên dưới cắt nhau gọi là chỗ Giao , trên phương diện địa lí là đất Giao , chỗ Giao → Giao chỉ , chỗ giao cắt ấy chính là chỗ ‘giữa’ tức trung tâm , nước Nam Việt của Triệu Đà cũng là ‘Nam Duế’ chính là đất ‘Nam Giao’ trong kinh Thư , Nam ở đây là phía Nam xưa theo Dịch học , là phía Nam của đất Giữa – Giao chỉ không phải là Nam đối xứng của đất phía Bắc miền Hoàng hà theo phương hướng ngày nay .
    Như đã nói trên …trục Bắc – Nam nay đảo ngược vì việc căn cứ vào ‘Vật lí’ đã phải nhường chỗ cho ‘triết lí’(vua quay về hướng Nam) , sự việc xảy ra vào lúc nào thì chưa có cơ sở để xác định chắc chắn , mãi cho tới thời hậu ‘Lục lâm thảo khấu’ 2 tướng cướp lên ngôi vua Hán quốc thì danh hiệu vẫn là những Dịch tượng chỉ phương Nam – Huyền thiên , đại hãn của Hãn quốc phía Tây là Lưu Huyền – Canh thủy đế ; Huyền là màu đen – mun như trong Huyền thiên , Canh là can Canh của phía Nam , Thủy là hành Thủy cũng ở phía Nam xưa , vua Đông Hãn quốc là Lưu Tú – Quang vũ đế , Lưu Tú chỉ là sự đảo ngược của lu túi – lu tối , vua Đông Hán không phải là Quang vũ mà là quan vũ với quan là nhìn hay ‘nom’,nom→Nam , vũ là kí âm của từ ‘vua’ tiếng Việt , quan vũ nghĩa là vua Nam man thế thôi , không biết ai đó đã sửa quan thành quang để thủ tiêu ý nghĩa địa lí mang trong bản thân danh hiệu , việc này tương tự …đạo quân Mãn châu của đế quốc Nhật mang tên là đạo quân ‘Quan – đông’ nghĩa là quân phía Đông – Nam Trung quốc cũng thường bị đổi thành đạo quân Quang Đông không ra nghĩa ngọn gì cả .
    Bắc – Nam lộn ngược nhưng thật lạ …trục nóng lạnh – đỏ đen theo Dịch học vẫn y nguyên không đổi , Viêm thiên và Huyền thiên cũng không đổi nên từ lúc đại Hãn làm vua thì bản đồ ‘Thiên hạ’ được phân theo Cửu thiên , khoảng giữa Hoàng hà và Trường giang thuộc Quân thiên , Trường giang đến Đông Hải thuộc Viêm Thiên , Hoàng hà trở lên thuộc Huyền thiên , Viêm nhiệt là nóng phồng lên nên tộc người sống ở đấy gọi là Viêm tộc hay Việt tộc (nhiệt biến thành việt) sử sách thường gọi là Bách Việt , từ Hoàng hà qúa trường thành gọi là Bách Man , Man là biến âm của MUN nghĩa là đen đồng nghĩa của Huyền trong Huyền thiên . Mun – man biến âm thành Mông – Mãn – Minh (tối) chỉ sự mông muội mờ tối , Liêu quốc thực ra là LU quốc (lu ngược với tỏ) , Kim quốc chính xác phải là Kăm quốc theo nghĩa rét Kăm Kăm .Vì phía mun – lu – kăm ấy là phía Nam xưa theo Dịch học nên những tộc người ở đấy được người Trung hoa ‘thứ thiệt’ gọi chung là Nam Man hay bách man , trung đại về sau gọi đích danh là rợ Hồ , Liêu – Hán chỉ là 1 nhánh của Ngũ Hồ .
    Khả dĩ nhất là việc đảo lộn trục Bắc – Nam bắt đầu ở thời Thiên hạ phục hưng sau khoảng 600 năm Hán thuộc và Hỗn loạn , hậu Đông Tấn là thời Ngũ hồ loạn Hoa , rợ Hồ chiếm trọn miền Hoa bắc (nay) , mỗi nước 1góc kinh đô ở khắp nơi vua rợ quay lung tung chẳng còn Bắc – Nam gì nữa cả , nhà Bắc Châu đã phục hưng Trung hoa và kinh đô các triều đại lớn của Thiên hạ từ đây về sau : Bắc Châu , Tùy , Đường đều ở lưu vực Hoàng hà , phải chăng chính vì thế mà Hoàng hà trở thành mạn Bắc so với Trường Giang và chính từ cơ sở này đã hình thành 4 phương 8 hướng như ngày nay ?.
    Những điều trình bày trên chứng tỏ Việt ngữ là thứ ngôn ngữ được kiến tạo trên cái nền Dịch học và chỉ thông qua loại ngôn ngữ Dịch học này người ta mới có thể thấu đáo lịch sử Việt Nam và Trung quốc .

      Hôm nay: 19/4/2024, 11:07 am