Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Thắc mắc ....Lịch sử triều NGÔ... Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Thắc mắc ....Lịch sử triều NGÔ... Flags_1



    Thắc mắc ....Lịch sử triều NGÔ...

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Thắc mắc ....Lịch sử triều NGÔ... Empty Thắc mắc ....Lịch sử triều NGÔ...

    Bài gửi by Admin 8/5/2009, 4:11 pm

    Thắc mắc ....Lịch sử triều NGÔ...

    trang web của ngành bảo tàng bộ Văn hóa thông tin có bài :[/size]

    Chuông cổ long đong mãi xóm nghèo

    Thắc mắc ....Lịch sử triều NGÔ... Image019
    Bài minh văn được khắc bằng chữ Hán trên thân chuông Thanh Mai.

    Đây là quả chuông được tìm thấy ở văn chỉ thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Quả chuông này khá độc đáo với dáng chuông thon thả, nhỏ nhắn (cao 31cm, đường kính miệng 18,7cm, cân nặng 5,4kg). Đỉnh chuông phẳng, miệng hơi loe vát. Giống chuông Thanh Mai, trên thân quả chuông này có nhiều đường chỉ đúc nổi và nám tròn nổi. Giữa thân chuông có năm đường chỉ ngang chia thân chuông làm hai phần. Dọc thân chuông, mỗi bên có năm đường chỉ khác chia tiếp thân chuông thành 8 ô (4 ô dưới để trơn, 4 ô trên khắc đầy chữ Hán). Giao điểm giữa các đường chỉ nổi có 4 núm tròn để làm nơi gõ chuông. Xung quanh núm tròn có trang trí 12 cánh hoa tròn nổi. Quai chuông tạo hình động vật uốn cong, tuy nhiên hai con vật này rất khó nhận dạng. Hai con quay đầu về hai phía, phần thân nối liền nhau thành một khối. Ðầu con vật to khỏe, hai mắt lớn hình thoi, hai sừng cong có các khía ngang, bờm đơn giản, thân mập có phủ vảy, chân thon cao. Về mặt bố cục, hình tượng này gần gũi với bố cục trang trí quai chuông Thanh Mai và trang trí trán bia thời Tùy ở Thanh Hóa.

    Minh văn trên chuông ghi rõ niên đại và nơi đúc là: Giao Chỉ huyện, Hạ Từ Liêm thôn, thời Càn Hòa lục niên Mậu Thân tuế, tứ nguyệt, nhị thập cửu nhật (thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ, ngày 29/4 năm Mậu Thân, niên hiệu Càn Hòa thứ sáu). Tìm hiểu trong sử liệu các triều đại Việt Nam thì không có niên hiệu Càn Hòa mà niên hiệu Càn Hòa là thuộc về thời vua nước Nam Hán Lưu Thạnh, đóng đô ở Quảng Châu trong thời Ngũ đại thập quốc ở Trung Quốc. Càn Hòa thứ sáu là năm 948. Chính nước này, 10 năm trước đó (938) đã phái quân sang Việt Nam và bị đại bại trên sông Bạch Ðằng.

    Giải thích việc có niên hiệu Nam Hán ghi trên thân chuông của nước Việt Nam vào lúc Việt Nam đã độc lập, GS. Tống Trung Tín – Viện trưởng viện khảo cổ học cho rằng: “Lật lại các trang sử cũ của Việt Nam thì thấy tuy Ngô Quyền đã xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Ðông Anh, Hà Nội) nhưng vẫn chưa đặt niên hiệu. Sau khi Ngô Quyền mất năm 944, cho đến khi triều Ngô chấm dứt năm 965, các đời Dương Tam Kha, Ngô Tấn Nam Vương, Ngô Thiên Sách Vương cũng đều không có niên hiệu. Chính vì vậy, minh văn trên chuông vẫn sử dụng niên hiệu nước ngoài. Ðó cũng chính là sự thật lịch sử Việt Nam thời đó đang ở buổi đầu giành và củng cố nền độc lập...”.



    Hết phần trích .



    Thắc mắc ...

    Đại Việt sử ký toàn thư chép :

    “Kỷ Hợi ( 939 )năm thứ nhất ( Tấn , Thiên Phúc năm thứ 4.). Mùa xuân vua ( Ngô Quyền) mới xưng vương , lập Dương thị làm hoàng hậu , đặt trăm quan , chế định triều nghi, phẩm phục “

    Đã có hoàng hậu thì Ngô quyền phải là hoàng đế chứ sao chỉ xưng vương ?

    Đã đặt trăm quan chế định triều nghi , phẩm phục ̣...mà lại không có niên hiệu ...thì ‘chiếu , chế , văn thư ‘ của vua và triều đình ghi mốc thời gian ra sao ?

    với 1 vương quốc ‘Niên hiệu’ khẳng định sự tồn tại của triều đại trong lịch sử vì vậy kể từ những năm đầu công nguyên không thể có vương triều với đủ triều nghi mà lại không có niên hiệu .

    Đại Việt sử ký toàn thư thì ghi niên đại triều Ngô theo niên hiệu của vua Tàu bắc triều (Tấn , Thiên Phúc năm thứ 4) còn dân thì phải ‘mượn ’ niên hiệu của vua ‘nước địch’ (Nam hán – 10 năm trước bị Ngô Quyền đánh cho tan tác trên sông Bạch đằng ) để xài đỡ ...thật là kỳ cục ngộ nghĩnh .

    Những điều này phản ánh sự vô cùng lúng túng của sử gia khi xử lý những thông tin của thời kỳ lịch sử này ...

    Sử thuyết họ HÙNG cho là :

    Không có triều Ngô của Ngô quyền ở năm Kỷ hợi 939 chỉ có Ngô vương Quyền hay Ngô tôn Quyền vua nước Ngô hay đông Ngô ở thời sử Trung Hoa gọi là Tam quốc , sử thuyết họ HÙNG gọi là thời giặc ‘GIẢ’ (Ngụy-Tào Tháo).

    Không hề có nước NAM HÁN trong lịch sử , chỉ có nước ĐẠI VIỆT do anh em LÝ (lưu) ẨN và LÝ (lưu) CUNG sử Việt gọi là LÝ CÔNG UẨN lập ở Quảng Đông- Quảng Tây và đất Việt ngày nay, năm 1038 cha con Nùng tồn Phúc - Nùng trí cao nổi loạn chiếm phần đất lưỡng Quảng của Đại Việt dựng lên nước Đại Lịch rồi ...Thiên nam...Đại nam...đám sử nô Tàu bám lấy ‘hô biến’ thành ....Nam Hán.để cho ‘có vẻ’ hợp tình hợp lý ...khi vẽ miền đất ấy nhập vào lãnh thổ của các ‘Khả Hãn’.

    Bài minh văn trên ‘qủa chuông cổ mãi long đong ...’là chứng minh rõ nét cho sử thuyết đã nêu ; chỉ có các sử gia đôi lúc mắt kèm nhèm có thể sai chứ nhân dân không bao giờ sai lầm .


      Hôm nay: 29/3/2024, 2:31 am