Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Tóm lược  sử nước Nam - Phần 3 . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Tóm lược  sử nước Nam - Phần 3 . Flags_1



    Tóm lược sử nước Nam - Phần 3 .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Tóm lược  sử nước Nam - Phần 3 . Empty Tóm lược sử nước Nam - Phần 3 .

    Bài gửi by Admin 10/7/2015, 2:11 pm

    Thời Tam quốc , Khổng Minh Gia cát Lượng đã tiến xuống phương Nam (nay) sau 7 lần bắt – thả đã thu phục được thủ lãnh Mạnh Hoạch của dân Man (sử Tàu gọi thế)  và để mọi người tưởng thật họ dựng tượng đá Lưu Bị Khổng Minh và Mạnh hoạch to tổ bố ở Thạch Lâm – Vân Nam nói đấy là chỗ mà Khổng Minh thu phục Mạnh hoạch ...nhà Nghiên cứu sử Bách Việt 18 trong bài ‘Khổng Minh bắt Mạnh Hoạch ở đâu’ đã chỉ ra ...là ở vùng sông Lô Bắc Việt Nam , tư liệu Trung quốc kí âm thành Lư giang  không phải ở Vân Nam , Mạnh Hoạch chính xác là Mãnh Hoạch thủ lãnh của  người Mường ở Tây – Bắc Việt Nam , người Mường không hề có họ Mạnh (thực ra mãnh với mạnh là 1) , trước khi về với Lí nam đế Mãnh hoạch đã là thủ lãnh  quân dân giải đất Tây bắc kéo tới vùng Thanh Nghệ Tĩnh kháng chiến chống quân Đông Hán . Mảnh đất này sau chính là đất khởi nguyên nước Nam Chiếu tức Nam chúa . Từ năm 930 đất này nhập vào với Giao chỉ  đến năm 968 hình thành Đinh bộ của Đại Việt – Đại Hưng do Đinh bộ Lĩnh cai quản .

    Đời Đường – Việt Thường người Đông Nam Á thuộc ngữ hệ Nam Á và Nam Thái tức họ Cơ và họ Mi chưa hoà nhập vào nền văn hóa văn minh chung của Thiên hạ gọi là người Điểu còn đất của họ thì gọi là đất Cầm biến âm thành Kiềm . Cách định danh này có cội rễ sâu xa ngàn năm trước ít ra là từ thời nhà Châu còn chứng tích rõ ràng khắc trên mặt trống đồng , 2 cộng đồng người tiên khởi của Thiên hạ là Chim ở phía xích đạo và Nai ở hướng đối lại tức hướng Bắc ngày nay (hướng Nam màu đen xưa) . Nhà Đường gọi đất Qúi châu và đất Ba là Kiềm trung tức Cầm trung , Vân Nam là Kiềm Nam bị tráo đổi thành Kiếm nam coi như không có chút liên hệ gì với nhau .

    Sử Việt gọi đất Lào ngày nay là Cầm châu liền 1 giải xuống miền trung Việt nam là đất Cam ; Cam cũng là Cầm , đất là Cam còn người là  Cham tức Chim biến âm ra , chim - Chiêm hoàn toàn đúng với cách gọi Điểu Man – Điểu Hử thời nhà Đường (chính xác là Điểu Mun tức Điểu hướng màu đen , Điểu Hoả tức Điểu hướng Xích đạo quẻ La - Lửa ) (xin đọc bài Điểu – Cầm – Chim).

    Nhà Minh Trung quốc xâm lăng chiếm Đại Việt thời nhà Hồ đã thi hành chính sách đồng hóa không khác gì Quang vũ – Mã Viện , cướp sạch đốt sạch đập sạch để người nước Nam mất gốc hòng dễ bề cai trị nhưng chỉ hơn chục năm sau lửa Lam sơn ập tới đốt sạch lũ cướp nước hung hãn - thâm độc . Lê Lợi thủ lãnh nghĩa quân Lam sơn sinh ở làng Kẻ Chăm , thường gọi là ông đạo Chăm , khởi nghiệp ở núi Chăm (Lam sơn cũng gọi là núi Chăm)  thuộc Cầm châu như thế dòng vua nhà Lê Việt nam không là người Chăm thì là người gì ? ;có điều phải nói cho rõ khái niệm Chăm ở đây là khái niệm rộng chỉ toàn bộ người họ Cơ và họ Mi xưa không phải theo nghĩa hẹp chỉ riêng người Chiêm thành .

    Từ Cầm châu nghĩa quân dần mở rộng vùng kiểm sóat trước là vùng Thanh Nghệ Tĩnh sau tiến ra đánh tan quân Minh chiếm lại kinh đô Thăng Long và định đô ở đấy . Lê Lợi từng cầm quân tiến đánh vùng Tây Bắc Việt – Tây Nam Trung quốc và đưa vào bản đồ 1 miền đất rộng lớn , sau 1 phần đất ấy còn lại gọi là phủ Hưng hóa , tư liệu chép rõ biên giới Đại Việt về phía Tây – Bắc mở rộng tới tận sông Mékong , (Thời Nguyễn thủ lãnh 12 châu người Thái cực Nam Trung quốc dẫn lịch sử xin nội thuộc nhưng vua quan nhà ta không dám nhận sợ làm mất lòng ‘đại ca’) ...,  Không còn tư liệu những đất ấy nay biến đi đâu thì chỉ có ....trời (hay con nhà giời) mới biết .

    Không phải chỉ vua Lê Lợi , xét ‘lí lịch’ vua Đinh bộ Lĩnh sinh ở động Hoa lư cũng là phải đặt dấu ? rồi , người Kinh không có từ Động chỉ 1 vùng lãnh thổ hay đơn vị hành chánh cơ sở , đấy là từ của hệ ngôn ngữ ...Điểu Cầm chim .

    Cứ theo tư liệu lịch sử của Tàu thì làm như suốt tiến trình lịch sử nước Việt về mặt dòng máu và văn hóa không dây mơ rễ má gì với khu vực ngày nay gọi là Đông Nam Á , nay nhìn lại thì ngược hẳn ...người Kinh và họ Cơ họ Mi có liên hệ nguồn gốc từ thời ‘khai thiên lập địa’  tức trước cả lúc ....đế Hoàng – Hoàng đế lập muôn nước ..dấu tích rõ ràng nhất là ở ngay tên Đông đô của Hà nội , Đông đô chính là kinh đô nhà Đông Châu , Lỗ là Lão -  Lào , Yên là An Chiêm tức Chiêm thành  , Tề của Khương tử Nha (Khơme >Khương ) , Thái Điền – họ Phan – Phù Nam  ...chưa kể đến việc người Mường – Mương xếp vào dòng Điểu Cầm Chim còn Kinh là người dòng Nai như khắc trên trống đồng ; ngày nay thời của khoa học hiện đại ai cũng biết Kênh – Mương là mấy giống ?.

    Sử thuyết Hùng Việt đã chỉ ra Phùng Hưng bố cái đại vương của người Việt chính là Bì la các vua kiến lập nước Nam Chiếu (thực ra là Nam chúa đồng nghĩa với Hắc đế) . Khi Phùng Hưng qua đời đất nước chia thành nước của Phùng An con Phùng Hưng , phần của Phùng Hải em Phùng Hưng , Phùng Hải chạy về đất Chu nham tức lập quốc ở đấy ...tưởng là đâu ....Chu nham thiết Cham ...thì ra chính là đất Chàm – Chiêm thành  ; vậy thì ...mối liên hệ truyền thống giữa các nước Việt - Chăm và Lào - Thái ra sao ?. Phải trả lời được câu hỏi này thì mới có quyền ý kiến ...ý cò về những sự kiện diễn ra trong quan hệ đại Việt - Chiêm thành  và Đại Việt – Phù Nam .

    Từ Cầm châu vua Lê với sự phò tá của họ Trịnh họ Nguyễn  tiến ra làm chủ nước Việt , Thời thịnh trị nhà Lê được chẳng bao lâu đất nước lại chia Bắc- Nam , Bắc – Thăng long của nhà Mạc , Nam nhà Lê đô ở Thanh hóa . Họ Trịnh đánh bại nhà Mạc rước vua Lê về lại Thăng long nhưng từ đấy vua chỉ còn là cái bóng sau lưng chúa Trịnh .

    Sau Phân li Bắc Mạc - Nam Lê chẳng bao lâu thì đến nạn đàng Ngoài – đàng Trong , Ngoài của chúa Trịnh  Trong của chúa Nguyễn , ông vua Lê bù nhìn thành thánh thành thần ngồi trên bàn thờ hưởng... khói còn đồ cúng thì các ‘chúa’ xơi cả .

    Người nhà Mãn Thanh nhìn cuộc chiến đàng Ngoài – đàng Trong hoàn toàn khác với người ‘trong cuộc’ , họ gọi đó là cuộc chiến của nước Giao Chỉ đô Đông kinh và nước Quảng Nam của họ Nguyễn , Vua Lê chúa Trịnh từ Cầm châu tiến ra làm chủ nước Giao chỉ , họ Nguyễn cũng từ Cầm châu mở rộng lãnh thổ bao trùm cả Lộc lại tức Lào , Giản phố trại tức Campuchia , Côn đại Ma tức Phù nam cũ nhưng trung tâm vẫn  là đất ‘chu nham’ của Phùng Hải trước ...; nếu phân loại theo ‘truyền thống’  thì nước Giao chỉ đô Đông kinh phải xếp vào nước của dòng Nai còn nước Quảng Nam là nước của dòng Cầm – Chim .

    Vua Gia Long nước Quảng Nam đã đánh bại và thống nhất với Giao chỉ lập ra nước An Nam – Việt thường . Vua quan nhà Nguyễn đã tinh ranh tính chuyện lâu dài yêu cầu nhà Mãn Thanh công nhận quốc hiệu  Nam - Việt ghép bởi An nam – Việt thường nhưng triều đình ‘nhà giời’ cũng không ...ngu nhất định không ưng mà đổi lại là Việt - Nam .

    Vua Minh Mệnh nhà Nguyễn đã mạnh mẽ khẳng định tộc tính khi đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam tức nhấn mạnh yếu tố Điểu – Cầm - Chim  vượt hẳn trên yếu tố Nai trong cộng đồng dân Việt .

    Đấy là sự thực lịch sử  .

    Người Việt còn chưa tính đến món nợ của nước ‘đại’ Pháp  khi tự ý vẽ bản đồ hành chánh phân chia 3 nước Đông Dương không hề dựa trên cơ sở lịch sử mà theo kiểu ‘lấy rộng bù hẹp’ cho tương đối dễ coi ...đất nào chả là đất thuộc Pháp để rồi sau đó khi bước vào thời giải thực , thế giới ‘văn minh’ căn cứ vào bản đồ hành chánh Đông dương do thực dân vẽ ấy làm cơ sở công nhận chủ quyền lãnh thổ đã khiến Việt Nam mất không biết bao nhiêu đất đai mà cha ông đã dày công tạo dựng .

    Đất đứng đấy nhưng người có chân người đi , sau thời gian vài trăm năm ...thì ngày nay người Việt phần lớn ‘tiện tay’ khai nhận là dân tộc Kinh chứ thực ra chẳng  ai biết  mình thuộc tộc Nai hay Chim nữa ; tất đã cả hoà nhập thành người Việt Nam , có còn chăng là rơi rớt 1 chút dư âm của thời đã qua  .

    Có bài hát thương vay khóc mướn nói về cảnh người Chàm nhớ Chiêm quốc xưa ..., có biết đâu những người gọi là Chàm ở Ninh thuận ngày nay là dân mất nước ...chính thức họ là dân nước Phù Nam tức nước họ Phan (phù nan thiết Phan), đất Ninh thuận Panduranga tưởng đâu là tên tiếng Chàm ...thực ra panduranga chính là Phan rang – Phan ranh Việt ngữ , đấy là đất của nước Phù nam bị vua Chàm đánh chiếm cai trị còn ghi rõ trong sách sử ... hỏi người ở đấy khóc và thương nỗi gì ?.Có khác nào người Bách Việt Hoa Nam khóc thương Thành cát tư hãn ?.

    Nhiều kẻ xấu bụng  đang gỉa ngu  ra sức rặn hơi thổi phồng lên đầy ác ý chuyện Việt – Chăm , chuyện đất đai Đại Việt - Phù Nam trong qúa khứ  xa xưa ...có lẽ là để kiếm chút cơm thừa canh cặn chăng ?...

      Hôm nay: 28/3/2024, 11:44 pm