Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Đại Việt An Nam Việt Nam . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Đại Việt An Nam Việt Nam . Flags_1



    Đại Việt An Nam Việt Nam .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Đại Việt An Nam Việt Nam . Empty Đại Việt An Nam Việt Nam .

    Bài gửi by Admin 13/8/2015, 4:12 pm

    Trích Việt Nam sử lược  :

    ..."Năm Kỹ Mão (678) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu ra làm 12 châu, 59 huyện , và đặt An Nam đô hộ phủ.  

     c ta gi là An Nam khi đầu từ đấy. 

     Mưi hai Châu đi nhà Đưng là nhng châu này: 

     1. Giao Châu  có 8 huyn (Hà Ni, Nam Định v. v.)  2. Lc Châu  có 3 huyn (Qung Yên, Lng Sơn)  3. Phúc Lc Châu  có 3 huyn (Sơn Tây)  4. Phong Châu  có 3 huyn (Sơn Tây)  5. Thang Châu  có 3 huyn (?)  6. Trường Châu  có 4 huyn (?)  7. Chí Châu  có 7 huyn (?)  8. Võ Nga Châu  có 7 huyn (?)  9. Võ An Châu  có 2 huyn (?)  10. Ái Châu   có 6 huyn (Thanh Hóa)  11. Hoan Châu  có 4 huyn (Ngh An)"...

    Đoạn khác :

    ..."Năm giáp-thân (1164) vua nhà Tống đổi Giao-chỉ quận làm An-nam quốc, và phong cho Anh-tông làm An-nam quốc-vương. 

     Nguyên khi trước Tàu gọi ta là Giao-chỉ quận, rồi sau đổi là Giao châu, đến thời nhà Đường đặt An-nam đô-hộ-phủ.  Nhà Đinh lên đặt Đại-Cồ Việt, vua Lý Thánh-tông đổi là Đại-Việt.  nhưng Tàu vẫn phong cho vua ta là Giao-chỉ quận-vương, đến bấy giờ mới đổi là An-nam quốc-vương.  Nước ta thành tên là nước An-nam khởi đầu từ đấy."...  

    Không phải chỉ riêng sử gia Trần trọng Kim mà cả giới sử học nói chung đã sai lầm khi viết sử dựa vào 4 cái kho hàng gian hàng giả (Tứ khố toàn thư) của đại hãn Càn long triều Mãn Thanh .

    Theo sử hiện nay :

    Nhà Tần chia Lĩnh Nam thành 3 quận ...

    Nam hải nay là vùng  Quảng Đông

    Quế Lâm là Quảng Tây

    Tượng quận là 1 phần đất Vân Nam - Quảng Tây cộng với  bắc và bắc trung Việt ngày nay .

    Sử Hùng Việt không chấp nhận và xác định các quận  :

    Nam hải là Quảng Đông ngày nay

    Quế Lâm là Qúi châu và bắc Quảng Tây

    Tượng quận là Vân nam

    Nam Quảng Tây cộng với Bắc và bắc trung Việt ngày nay là quận Tam Xuyên thời Tần . Sử Tàu đã thủ tiêu quận Tam xuyên ở Lĩnh Nam này di dời nó lên phía Bắc quê hương giống Mông Mãn vì tư liệu lịch sử viết ...Tần lấy đất nhà Châu đặt quận Tam xuyên ,  đồng thời họ nhét đại Giao chỉ vào Tượng quận khiến đến tận ngày nay thiên hạ vẫn đốt đuốc xác định ranh giới Tượng quận , cãi nhau mãi mà 1 cái quận nhà Tần to đùng như thế vẫn chưa chắc chắn nằm ở đâu thật nực cười ...

    Sang Thời nhà Hiếu của Lí Bôn sử Tàu gọi là nhà Tây Hán của Lưu Bang sử nói đến  các quận :

    Giao chỉ ở bắc và bắc trung Việt .

    Cửu chân là vùng Thanh hoá Việt nam ngày nay

    Nhật Nam là đất phía Nam đèo ngang tức đất của Chiêm thành .

    Sử Hùng Việt chỉ  ra thực sự :

    Giao chỉ quận là đất Bắc và bắc trung Việt ngày nay .

    Cửu chân là Qúi châu Trung quốc ngày nay

    Nhật Nam chính xác  là Nhất ( số1) Nam tức chính Nam nay là đất Quảng Tây .

    Nhà Hiếu - Tây hán đã gộp Giao chỉ Quảng Tây và Quảng Đông ngày nay lập ra Giao chỉ bộ hay bộ Giao chỉ , sau nước Đông Hán đổi Giao chỉ bộ thành Giao châu .

    Xét như thế thì quận Giao chỉ và bộ Giao chỉ hay Giao châu là những thực thể khác nhau không phải là một , 12 châu nhà Đường kể trên là 12 châu của bộ Giao chỉ tức bao gồm cả Lưỡng Quảng không chỉ riêng Giao chỉ .

    Sai lầm thứ 2 của sử gia :

    ...nhà Đường đặt An Nam đô hộ phủ và Nước ta gọi là An Nam khởi đầu từ đấy... 

    An Nam đô hộ phủ là 1 cơ quan không phải là 1 miền địa lí hành chánh ,

    nhà Đường đã có lúc dời An Nam đô hộ phủ về Quảng Tây ...không lẽ nhà Đường dời 'nước ta' về Quảng Tây ? , thực chẳng ra nghĩa ngọn gì ,1 cơ quan làm sao có thể biến thành 1 nước được ?.

    ... Nguyên khi trước Tàu gọi ta là Giao-chỉ quận, rồi sau đổi là Giao châu, đến thời nhà Đường đặt An-nam đô-hộ-phủ...

    chỉ 1 dòng sử mà sai chồng lên sai ...Giao châu không phải chỉ là Giao chỉ và  làm sao ̀Giao châu  1 vùng địa lí hành chánh bỗng nhiên có thể hoá thành 1 cơ quan là An-nam đô-hộ-phủ ?.

    ...Nhà Đinh lên đặt Đại-Cồ Việt, vua Lý Thánh-tông đổi là Đại-Việt.  ..vua Đinh đổi 1 cơ quan là An-nam đô-hộ-phủ thành 1 nước là Đại-Cồ Việt...y như kiểu hỏi 1 mét  nặng bao nhiêu kg ...không thể chấp nhận được về mặt lí luận .

    sau cùng là sai lầm mang tính quyết định :

    ...nhưng Tàu vẫn phong cho vua ta là Giao-chỉ quận-vương, đến bấy giờ mới đổi là An-nam quốc-vương.  Nước ta thành tên là nước An-nam khởi đầu từ đấy."...  

    Giao-chỉ quận-vương là 1 tước hiệu , quận vương là tước qúi tộc nhỏ hơn tước vương ; hoàn toàn  không hàm nghĩa là vương 1 quận ví dụ như vua Lê đại Hành từng được phong là 'Kinh triệu quận hầu' nhưng vua đâu có dính dáng gì đến cái quận Kinh triệu ở bắc kinh thành Tây an . An Nam quốc vương là 1 tước vị có nghĩa là vua của nước An nam nên không thể nào có chuyện nước Tàu nâng cấp 'vua ta' từ Giao-chỉ quận-vương lên thành  An-nam quốc-vương được .

    Nhà Tống thường phong ban cho  vua nhà Lí các chức tước:

    Tước hiệu qúi tộc nhà Tống : Giao chỉ quận vương sau nâng lên thành Nam Việt vương .

    Chức quan : Tĩnh hải quân tiết độ sứ tức quan toàn quyền cai quản Tĩnh hải quân .

    Chức quan : An Nam đô hộ đứng đầu An nam đô hộ phủ lo việc bảo hộ các châu KIMI tức đất của các lãnh chúa tộc Cơ và tộc Mi ở phía Nam Giao chỉ , sử ngày nay  gọi là các địa khu Chiêm thành .

    ..."Năm giáp-thân (1164) vua nhà Tống đổi Giao-chỉ quận làm An-nam quốc, và phong cho Anh-tông làm An-nam quốc-vương. 

    Từ mốc thời gian này nước ta thành 1 nước độc lập ???

    Đây là sai lầm vô cùng lớn làm biến tính cả lịch sử Việt nam .

    'Giao chỉ quận' không thể đổi thành 'An nam quốc' được vì đấy là 2 miền lãnh thổ hoàn toàn khác nhau ; Giao chỉ là đất dưới quyền quản trị của Tĩnh hải quân tiết độ sứ , An nam là đất của các lãnh chúa liên kết do quan đô hộ đứng đầu An nam đô hộ phủ trông coi .

     Nước Đại Việt - Đại Hưng có 2 triều đại , triều đại đông Đại Việt kinh đô ở thành Phiên Ngu hay Phiên ngung và triều đại Tây Đại Việt trước đô ở Hoa lư sau dời về thành Thăng long .

    Nhà Tống gọi Đại Việt - Đại Hưng là đất 'Diên - Chỉ' gần Ngũ lãnh tức Giao chỉ (của 2 bà Trưng) và Chu Diên (của Thi Sách) hợp lại.

    Năm 970 quân Tống đánh chiếm Phiên Ngu , người Việt lập triều đình mới ở Hoa Lư sau dời về thành Thăng long bên ngoài gỉa chấp nhận làm phiên quốc của nhà Tống nhưng luôn chuẩn bị cho việc khôi phục chủ quyền , những điều này đều chép rõ trong chiếu thảo phạt năm 980 của vua Tống .

    Triều đình Tống quốc coi Đại Việt là phiên quốc đương nhiên người đứng đầu phải là 1 phiên vương nhưng tai quái họ không dùng từ Đại Việt mà đổi gọi là Nam Việt và chỉ phong vua Đại Việt tước hiệu Nam Việt vương tức qúi tộc của nhà Tống không hề công nhận tước vị 'Nam Việt quốc vương' ,  thay vào đó họ nhập vùng An nam vào  lãnh thổ Đại Việt rồi Năm giáp-thân (1164) phong cho Lí Anh tông  làm 'An Nam quốc vương' không nói gì đến Đại Việt nữa dù thực tế vẫn mặc nhiên công nhận Đại Việt là 1 phần đất cấu thành An nam quốc .

    Có rạch ròi như thế mới có thể hiểu được chỉ dụ của vua Minh Mạng nhà Nguyễn ban ra khi đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam .

     “Nước ta tự đức Thái Tổ Gia Dụ Hoàng đế (Nguyễn Hoàng ; người viết chú dẫn) chinh phục được cõi Nam, dựng nên vương nghiệp. Cùng các liệt thánh, ngày thêm mở rộng khắp đất Việt Thường . Tên nước cũ Trung Nguyên gọi là Đại Việt, lịch thư cũng lấy hai chữ ấy đứng đầu. Vốn chẳng phải ví như tập dụng chữ An Nam mà biệt xưng là Đại Việt. Từ khi đức Hoàng Khảo Cao Hoàng đế (Gia Long) ta, có nước An Nam ( đất Trung và Nam Việt ) mới đặt quốc hiệu là Đại Việt Nam quốc, lịch thư chỉ viết đơn hai chữ Đại Việt, về lý thì không hại gì, xưa nay hành văn đã trải mấy niên kỷ, nhưng không ai thấy chữ An Nam quốc, trong đời nhà Trần, nhà Lê các triều nhật lịch cũng có hai chữ Đại Việt, nhận nhầm rồi mà sinh ngờ vực, việc quan hệ đến quốc thể chẳng nhỏ, trẫm xét đời xưa như nhà Đường nhà Tống trở về trước, lấy đất dấy lên vương nghiệp làm quốc hiệu, đến nhà Nguyên nhà Minh, lại hiềm việc noi theo dấu cũ, nên lựa mỹ tự mà đặt quốc hiệu, đến nhà Đại Thanh nguyên trước xưng Mãn Châu, sau lại đổi là Đại Thanh đều là nhân thời tùy nghi, lấy nghĩa dấy việc.
    Nay bản triều có toàn cõi phương Nam, bờ cõi ngày mở rộng cho đến chân núi bờ biển cũng đều thống thuộc, nguyên trước xưng là Việt Nam, nay xưng là Đại Nam, thì càng rõ thêm danh nghĩa, mà chữ Việt cũng ở trong ấy vậy. Quốc hiệu nên xưng là Đại Nam, còn hiệp kỷ lịch thì đổi lại hai chữ Đại Nam mà ban hành”.
    Việt Thường là tên gọi thời cổ xưa của quốcgia lập trên đất Giao chỉ  , từ ‘thường’ trong Dịch học là từ chỉ phía Nam - phương nước xưa (nay đã lộn ngược thành phương Bắc ) như  câu ca dao :
    Tháng 5 ngày tết Đoan dương
    Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang .
    Vương triều Nguyễn ...lấy đất dấy lên vương nghiệp làm quốc hiệu..., đặt tên nước là Đại Nam tức xác nhận  gốc An Nam của hoàng tộc .
    Đoạn  ...nay xưng là Đại Nam, thì càng rõ thêm danh nghĩa, mà chữ Việt cũng ở trong ấy vậy... chỉ ra : nhà Tống đã gộp đất Giao chỉ - Đại Việt vào nước An Nam tân lập nhưng cố tình lờ đi không đá động gì đến chữ Việt cho đỡ mất mặt vì trên nguyên tắc họ vẫn coi đất ấy là thuộc Thiên triều .

    Rất rõ ràng ,Giao chỉ xưa là đất đai Đại Việt , phía Nam Đại Việt là vùng An Nam của các lãnh chúa KIMI . Từ  2 miền đất khác nhau năm giáp-thân (1164) chính vua nhà Tống đã nhập  An Nam vào với Giao-chỉ và phong cho Lí Anh-tông làm An-nam quốc-vương , từ đây lịch sử làm gì còn dân Chiêm Thành , có chăng là những tiểu quốc hưởng quyền tự trị nằm trong 1 tổng thể lớn hơn là tổ quốc trước là Việt Nam - Đại Nam ,  nay lại là Việt Nam , những người ngày nay tưởng là người Chăm - người Hời của nước Chiêm thành thực ra là người Phù Nam họ Phạm mất nước .

    Từ thời nhà Lê và sau là nhà Nguyễn chính người gốc An Nam đã trở thành cộng đồng trung tâm viết nên lịch sử Việt Nam  (như trong chỉ dụ Minh Mạng trên)  .

     Những cái đầu thâm hiểm và miệng lưỡi điêu ngoa đã làm lịch sử Việt và Nam lộn tùng phèo hết thảy , khiến chẳng thể biết được ai trước đây gốc Đại Việt ai gốc An Nam ,... mà biết để làm gì ? ,  2 từ Việt - Nam ngày nay đã là 'trọn vẹn' đầy đủ cả rồi .

    Xem xét kĩ thông tin trong dòng  sử đã nêu thì ...làm gì có 1 nhà nước Champa thống nhất và độc lập liên tục đấu tranh và sau cùng bị đại Việt tiêu diệt như lịch sử hiện nay viết ?, từ thời Đường  phía Nam Giao châu chỉ có các châu KIMI tức vùng lãnh thổ của các lãnh chúa tộc Cơ và tộc Mi liên kết với đế quốc Đường ; ngày nay giới nghiên cứu gọi là các địa khu đặt dưới sự quản trị của 1 cơ quan gọi là An Nam đô hộ phủ , sau chính nhà Tống đã đổi chức quan An Nam đô hộ thành An Nam quốc vương tức công nhận An Nam là 1 quốc gia và phong Lí Anh tông làm An Nam quốc vương đầu tiên , An nam quốc có lãnh thổ là phía Nam Giao chỉ tức miền Trung và có thể cả Nam Lào và miền Nam Việt nam ngày nay .

    Đã đến lúc phải xem xét lại toàn bộ lịch sử và lịch sử bang giao giữa các nước Đại Việt , Nam Việt , Việt nam , Đại nam , An Nam và Lâm ấp , Hoàn vương , Chiêm thành  có thể cả Phù Nam , Chân Lạp và đặc biệt là Nam Chiếu  ...

      Hôm nay: 19/4/2024, 12:13 pm