Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Cổ sử dân gian  (khai bút đầu năm 2015) . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Cổ sử dân gian  (khai bút đầu năm 2015) . Flags_1



    Cổ sử dân gian (khai bút đầu năm 2015) .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Cổ sử dân gian  (khai bút đầu năm 2015) . Empty Cổ sử dân gian (khai bút đầu năm 2015) .

    Bài gửi by Admin 5/1/2015, 12:50 pm

    Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Đỗ Tòng và 1 số nhà nghiên cứu cổ sử Việt nam khác :

    Họ Nguyễn ở tổng Sốm từ ngàn năm  nay là dòng trưởng đối với trăm họ cổ Việt , được giao trông nom mộ các vị Tổ Bách Việt và giữ gìn đền miếu giữ ngày cúng lễ . v.v. , dù không biết bao nhiêu khó khăn do thăng trầm lịch sử  họ Nguyễn vẫn đảm đương trách nhiệm tiền nhân giao phó chưa bao giờ đứt đoạn , Hành trạng  của tiền nhân  được các vị tộc trưởng họ Nguyễn ghi vào các bộ sách :

    *Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục (ghi từ khởi đầu đến hết thời Bách Việt và các vua Hùng) .

     *Cổ Lôi Ngọc phả truyền thư (ghi về thời Thục- Triệu, Hai Bà Trưng, Tiền Lý và thời Bắc thuộc).

     Những bộ sách này tuyệt đối không truyền ra ngoài, có thơ dặn lại: “Bất dụng tha nhân biệt ngoại truyền”.

    Mãi cho đến nay các nhà nghiên cứu  mới được tiếp cận nguồn tư liệu lịch sử vô cùng qúy gía đó .

    Trích và tóm tắt 1 phần sách Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục :

    … “Tiên La tương địa” là nơi đặt kinh đô đầu tiên của nòi giống Việt , Tiên đế – đế Tiết vua đầu thời khai phá đồng bằng Bắc bộ và con là đế Thừa  đóng đô tại đây .

    Tiên đế sinh ra đế Thừa  còn gọi là Đế Quý Công hay Đế Thừa Sở Minh công đứng đầu  9 tộc .

    Đế Thừa vừa kế nghiệp vua cha, vừa đặt nền móng cho việc đi chinh phục thêm các vùng đất mới. Ngày hóa mồng 10 tháng 10 Âm lịch của  Đế  được người Việt lấy làm ngày lễ xuống đồng và lễ cúng cơm mới.

    Đế Thừa sinh ba con trai là Nguyễn Minh Khiết, Nguyễn Nghi Nhân, Nguyễn Long Cảnh.

    Cụ Sở Minh Công cùng 3 con và em thu phục 72 bộ lạc, lập nước Xích Quỷ. Sau khi dẹp loạn thu phục 72 bộ lạc các động chủ  sơn quân tôn vinh Cụ là Chủ trưởng .

     * Nguyễn Minh Khiết, hiệu Thái Khương Công hay Khương Thái Công, tức là Đế Minh (cháu 4 đời của Thần Nông). Sau khi nối tiếp cha làm chủ 72 bộ lạc, sau Cụ về ở với bà Hai ở Khương Thượng và mất ở đấy.

    Cụ Bà là Đỗ Quý thị , húy là Ngoan, còn gọi là Công chúa Đoan Trang. Tục truyền Cụ là con gái cụ Long Đỗ Hải Vương (còn được gọi là Thần Bạch Mã, một trong tứ trấn Thăng Long thành, thờ ở đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm, Hà Nội).

    Cụ Bà họ Đỗ tu theo đạo Sa Bà, đạo của Đế Thiên Phục Hy Hư Không giáo chủ cách đây khoảng 5.000 năm. Tên hiệu của Cụ là Tín Thiền Sư, Hương Vân Cái bồ tát.

    Cụ Đỗ Quý thị có 8 người em trai là Bát Bộ Kim Cương(4).  Mộ 8 vị này ở gò Thiềm Thừ (nghĩa là gò Con Cóc) vùng Ba La.

    *Cụ Nguyễn Nghi Nhân tức Đế Nghi (em sinh đôi với cụ Nguyễn Minh Khiết, tức Đế Minh) được giao cai quản đất Ô Châu, lấy tên quê làng Sở đặt tên cho đất này là đất Sở (hay là nước Sở), sau thuộc Trung Quốc. Cụ mất ở nước Sở (Sở Hùng Thông), gần hồ Động Đình.

     *Cụ Nguyễn Long Cảnh (em cụ Đế Nghi) còn gọi là Lý Nỏ , Ba Công, Lý Lang Công, Ba Công đại vương, được giao làm chủ đất Chân Lạp, Hồ Tôn, Ai Lao, nhưng không làm, mà chỉ giúp Đế Minh, đánh giặc ở Tử Di Sơn, đánh giặc Hồ Tôn. Cụ có công lớn giúp cháu (Kinh Dương Vương). Sau khi đánh Ma Mạc, Cụ định cư ở Châu Đức (sau này là Đám Nguyệt, Thanh Trì).

    (hết phần trích) .

    Cho dù :

    Trăm năm bia đá cũng mòn

    Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ …

    Bia miệng còn đó nhưng vì hoàn cảnh đặc  thù của nước Việt trong lịch sử bị ngoại bang xâm chiếm chà đạp cày xới không biết bao lần nên ngoài việc chữ tác đánh chữ tộ còn do chính sách sóa trắng  cội nguồn để đồng hóa  của kẻ thù lịch sử thực của nòi giống muốn lưu giữ được buộc phải ẩn mình hóa trang thành những thần tích tôn gíao tín ngưỡng dân gian là  đạo Mẫu , nhưng  rồi đến lượt đạo Mẫu cổ truyền cũng không thể tồn tại dưới con mắt kẻ thù ; thêm 1 lần nữa tiền nhân Việt tộc phải hóa thân núp bóng cà sa của Phật ,chính vì thế ở Việt nam có sự kiện độc đáo …  Tiên Phật trộn lẫn với nhau  thành ra …đạo tổng hợp , lịch sử biến ra cổ tích thần tiên , minh quân thánh đế biến thành các mẫu …dĩ nhiên là nữ , anh hùng dân tộc biến thành bồ tát – kim cương…

    Nếu giới nghiên cứu gọi là khoa học lịch sử  đừng vội phủ bác chà đạp mà  biết qúy trọng chắt lọc gỡ lần lớp áo tôn gíao tín ngưỡng huyền ảo trong nguồn sử dân gian thì lịch sử sẽ hiện ra .

    Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục chép “Tiên la tương địa” là kinh đô nguyên thủy của nước Việt …

    Tiên trong ngôn ngữ Dịch số là số 1 , 1 đi với số 6 lục – lạc thành cặp số chỉ hướng Nam của Hà thư đồ, đồng vị với  Huyền thiên trong cửu thiên (Nam Bắc nay đã lộn ngược).

    La cũng là Ly chỉ quẻ Ly – lửa chỉ hướng Xích đạo nóng bức ,

    Tiên – La của sách cổ chỉ là cách thể hiện khác của Bắc – Nam , “Tiên La tương địa” nghĩa là nơi giao hoà gặp gỡ của Nam và Bắc tức ‘chỗ giữa’ , chữ nghĩa hóa thành  ra đất ‘Giao chỉ’ .

    Bóc trần lớp áo thần tiên thì ‘Tiên la tương địa’  hiện ra ý nghĩa thực  đích xác …là đất Giao chỉ . Giao chỉ là đất ngàn đời của người Việt từ thời tổ tiên lập quốc đến tận ngày nay được ghi chép rõ ràng trong sách sử .

    Con số 72 bộ lạc thực ra là 72 chi tộc là những con số của Dịch học , Vua Đại Vũ chia đất thành 9 châu , người ở 9 châu là 9 tộc sau sinh con đẻ cái dần dà đông đúc thì lấy 8 quẻ hay Bát quái để phân chi , 9 tộc mỗi tộc có 8 chi tổng cộng là : 9 X 8 = 72 chi tộc ý chỉ toàn thể  quốc dân thời Cụ Sở Minh Công cùng 3 con  .

    Đoạn sử dân gian chép trong Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục trích ở trên khi so sánh đối chiếu với cổ sử Trung hoa  có thể dễ dàng nhận ra dòng sử chân xác  : Đấy là lịch sử  lập quốc của nhà Châu .

    Tiên đế là ông Cổ công đản phủ dẫn dân của mình di cư sau 5 lần dời đổi do sự quấy phá của rợ Khuyển Nhung cuối cùng dừng chân ở Kỳ sơn .

    Tiên đế sinh ra đế Thừa còn gọi là Qúy công cũng là đế Thừa Sở minh công … , đối chiếu với sử nhà Châu thì đế Qúy công , Sở Minh công và đế Thừa Sở minh công là 3 nhân vật lịch sử , 1 vị là ông nội , 1 là vua cha và 1 là con ; xét về nghĩa chữ thì  Qúy công chính là Qúy vương hay vương Qúy cha của Cơ Xương sau là Văn vương tổ nhà Châu , tước Vương hay Công  khác nhau là do cách nhìn nhận của sử quan .Sở minh công phân tích trong ngôn ngữ Dịch học thì Sở biến âm của sủy – thủy là nước chỉ phương Nam xưa , Sở minh cũng là Nam minh , Nam minh người Tàu đã cố ý lập lờ thành Nam ninh để xóa dấu vết . Sở minh công – Nam minh công chính là qúy tộc thành Nam ninh thủ phủ Quảng Tây ngày nay , Sử thuyết Hùng Việt cho đấy là  Ung thành thủ phủ  quận Tam xuyên thời Tần  cũng chính là đất  Trụ vương ban cấp cho ông Tây bá hầu Cơ Xương tức Văn vương .

    Xin đọc lại bài phương pháp luận sử học Trung Hoa :

    Trích đoạn  …

    Đế (…) Sở Minh công Cùng với Bà cả là Đại Nương, hiệu Diệu Diên, sinh ra Nguyễn Minh Khiết, Nguyễn Nghi Nhân và Nguyễn Long Cảnh… Chính là nói đến sự việc…Cơ Xương – Châu Văn vương là cha của ông Cơ Phát – Châu Vũ vương và ông Châu công Đán .

    Nguyễn Minh Khiết – Linh lang – Châu vũ vương vua kiến lập nhà Châu .

    Châu Vũ vương còn được gọi là Thừa Sở Minh công ; ý nói ông là người thừa kế ngôi vua Văn lang của Châu Văn vương – Sở Minh công tương tự như trong Hùng phả gọi ông là Thừa Văn lang .

    Ở Việt nam Linh lang được thờ ở khắp nơi nhưng rất mù mờ không biết Linh lang là nhân vật nào trong lịch sử nay có thể xác định Linh lang chính là Ninh vương ; Ninh ↔Linh , lang=vương chính là Châu vũ vương người lập ra triều Châu cũng là vua thứ nhì của nước Văn lang : Hùng Ninh vương – Thừa Văn lang cũng là Nguyễn Minh Khiết trong dòng sử dân gian .

    Xác định Nguyễn Minh Khiết là Châu vũ vương thì Nguyễn Long cảnh chính là ông Châu công Đán thường gọi là Châu công , trong sử Việt là tướng quân Cao Lỗ .

    ….một vị là Đệ tam thúc phụ Nguyễn Nỏ, quan Thái sư.? (Đây chính là con thứ 3, con út của Sở Minh công. (Đ.T) tức Lý Long Cảnh hay ông Ba Đại vương).

    Nỏ →Nỗ→Lỗ .

    Cụ Nguyễn Long Cảnh (em cụ Đế Nghi) còn gọi là Lý Nỏ Ba Công, Lý Lang Công, Ba Công đại vương, được giao làm chủ đất Chân Lạp, Hồ Tôn, Ai Lao, nhưng không làm, mà chỉ giúp Đế Minh, đánh giặc ở Tử Di Sơn, đánh giặc Hồ Tôn. Cụ có công lớn giúp cháu (Kinh Dương Vương). Sau khi đánh Ma Mạc, Cụ định cư ở Châu Đức (sau này là Đám Nguyệt, Thanh Trì). Đền thờ Cụ ở La Cả do vua Lý Nhân Tông lập. …

    Châu công được phong vương nước Lỗ (Nỏ – Lỗ…được giao làm chủ đất Chân Lạp, Hồ Tôn, Ai Lao) …nhưng không về nước mà ở lại Làm thái sư nhiếp chính triều đình nhà Châu , ông đã cầm đầu cuộc đông chinh đánh dẹp cuộc nổi dậy của bọn Từ Nhung – Hoài Di (Tử – Di) chống lại nhà Châu và xây đại ấp Lạc (ở Lạc Việt ?) tức Đông đô , Giặc Tử Di sơn thực ra là Từ – Di là sự biến đổi của cái gốc giặc ‘Từ Nhung – Hoài di’trong cổ sử Trung hoa  .

     Châu công Đán làm nhiếp chính vương cai quản đất nước cho tới lúc cháu là Thành vương trưởng thành thì trao lại quyền thiên tử lui về giữ chức ‘toàn quyền’ cai quản Đông đô – Lạc ấp cho tới ngày mất vì thế ông còn gọi là Ba công tức 3 công , công là tước vị , số 3 là số chỉ phía đông của Hà thư (đồ) .

    Thông tin …Nguyễn Nỏ được giao làm chủ đất Chân Lạp, Hồ Tôn, Ai Lao giúp xác định lãnh thổ nước Lỗ thời Xuân thu Chiến quốc  nay là đất Lào – Thái  (Chân lạp trước là đất Tề Khương , Hồ tôn là nước Yên)  như trong Sử thuyết Hùng Việt .

    Thông tin  Ông Nguyễn Minh Khiết  bỏ đi  lấy vợ hai ở làng Khương Đình hay Khương Thượng  không còn sống cung với cụ bà Bà Đỗ Qúy thị nữa …chỉ là sự hư cấu từ sự thực lịch sử : Nguyễn Minh Khiết Châu vũ vương sau khi lên ngôi hoàng đế Trung hoa đã bỏ Phong kinh nay là Phú thọ mà dời đô về Cảo kinh tức Cửu kinh nghĩa là kinh đô ở phía Tây đất nước nay là Côn minh Vân nam Trung quốc (cửu –số 9 chỉ phía Tây theo Hà thư , Khương thượng chính xác  là Khương – thường ; trong ngôn ngữ Dịch học , Khương là Khăng -căng chỉ phía Tây , Thường chỉ phí Nam xưa nay lộn ngược gọi là Bắc  ) . Bà Đỗ qúy Thị đi tu ở động Tiên phi  nay thuộc  tỉnh Hoà bình và lập ra đạo Sa Môn , đạo hiệu là Hương Vân cái bồ tát .

    Trong Chiến Quốc Sách có đoạn chép : Đời vua Vũ có viên quan tên là Nghi Địch nấu rượu rất ngon. Nghi Địch dâng rượu lên vua. Vua Vũ uống vào, thấy rượu ngon ngọt, phán rằng: «Đời sau ắt có vị vua vì rượu mà mất nước.» Ngài bèn xa lánh Nghi Địch, và tự hậu chẳng hề uống rượu.

    Làng Vân ở Bắc Giang cũng có tổ nghề nấu rượu là bà Nghi Điệt. Làng Vân nổi tiếng từ xưa bởi rượu ngon “Vân hương mỹ tửu” , người dân truyền miệng rằng bà là vợ cả của Vũ Vương, vì chồng bà thích uống rượu, nên bà đã tìm cách chế men cất nên thứ rượu ngon này, rồi đem truyền lại cho người làng Vân để lưu truyền hậu thế… (theo Bách Việt trùng cửu ).

    Lịch sử Việt nam chẳng có ông vua nào là Vũ vương , chỉ có thể hiểu theo Sử thuyết Hùng Việt đấy chính là Vũ vương nhà Châu tức ông Nguyễn Minh khiết Thừa Sở Minh công .

    Nghi Điệt nghĩa là cháu chắt chút chít tằng tôn của đế Nghi – Nam triều thánh tổ ngọc hoàng thượng đế tức đế Đường Nghiêu trong cổ sử Trung hoa  , người Hán cố ý biến Nghi điệt ra Nghi Địch để thủ tiêu mối liên hệ lịch sử giữa người Giao chỉ và thời Đường Ngu chi trị của  Trung hoa  .

    Và vì 1 lẽ nào đó có thể là  mấy trăm năm Bắc thuộc mà dân gian Việt buộc phải ngụy trang ‘Văn lang’ thành ‘làng Vân’ để bảo lưu thông tin lịch sử qúy gía qua mặt quân thù .

    Vợ cả của Nguyễn Minh Khiết là bà Nghi Điệt mang ý nghĩa lịch sử  … kinh đô Thiên hạ thời Châu Vũ vương ban đầu là Phong châu ở Giao chỉ là đất của ông Giao Thường tức đế Nghi , sau vợ chồng đổ vỡ …cổ thư nói Vũ vương xa lánh bà Nghi Điệt là chỉ việc Châu vũ vương bỏ Phong kinh tức Phong châu – Phú thọ dời đô về Cảo kinh tức làng Khương thường , Khương thượng – khương thường theo Dịch học nghĩa là phía Tây Nam xưa nay là  Tây – Bắc  chỉ Côn Minh – Vân nam  .

    Vợ của Châu Vũ vương Nguyễn Minh Khiết bà Đỗ qúy thị tức Đoan trang công chúa đi tu và đắc đạo ở động Tiên phi nay thuộc tỉnh Hoà bình , đạo hiệu là Hương Vân cái bồ tát …, Hương Vân chính là Làng Vân chỉ là những từ ngụy trang che dấu đi  quốc hiệu Văn Lang . Cái là mẹ , ‘Hương Vân cái’ là mẹ của làng Vân nghĩa thực sự là… tổ mẫu nước Văn lang , Văn lang  là nước của vua Văn tức Văn vương , khi Vũ vương lên ngôi thiên tử thì Văn lang chính là Trung hoa (vùng trung tâm và văn minh) của Thiên hạ nhà Châu .

     Việc nhận ra … Lý lang công Nguyễn Nỏ là Châu công , vương nước Lỗ và Vợ của Châu Vũ vương sau đắc đạo trở thành Hương Vân cái bồ tát  tổ mẫu nước Văn lang nếu đem liên kết với sự kiện  …các tộc trưởng họ Nguyễn ở  tổng Sổm giữ ‘mả tổ’ tới tận ngày nay và pho sử dân gian ‘cha truyền con nối’   đã gói ghém chép thành sách Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục và Cổ Lôi Ngọc phả truyền thư là những việc hoàn toàn có thực khiến nguồn sử dân gian trở nên khả tín có giá trị to lớn về mặt sử liệu và Sử thuyết Hùng Việt  dần dần từng bước  trở thành Lịch sử Hùng Việt .

      Hôm nay: 29/3/2024, 7:19 am