Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Thánh Giá Lữ Phục Man  Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Thánh Giá Lữ Phục Man  Flags_1



    Thánh Giá Lữ Phục Man

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Thánh Giá Lữ Phục Man  Empty Thánh Giá Lữ Phục Man

    Bài gửi by Admin 11/1/2015, 10:39 am

    GS. Lê Văn Lan nêu “có việc đồng nhất Phạm Tu với một vị thần là Lý Phục Man là vấn đề sử học được nêu ra đã lâu nhưng chưa được giải quyết“. Còn ý kiến “kết luận” của GS. Phan Huy Lê: “Quan điểm về Phạm Tu và Lý Phục Man là 1 người hay 2 người hiện nay chưa thống nhất…”.
    Vấn đề phân biệt hay đồng nhất 2 vị tướng Lý Phục Man và Phạm Tu thời Tiền Lý đã làm đau đầu các nhà sử học danh tiếng nhất cũng như các vị dòng họ Phạm, vì họ này lấy tướng quân Phạm Tu làm Thượng thủy tổ. Chỗ rắc rối là cả 2 nhân vật này đều là đại tướng quân thời Tiền Lý Nam Đế, đều đánh dẹp quân Lâm Ấp. Theo sử sách ngày nay thì thời Tiền Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân khá ngắn ngủi, vẹn vẹn chưa được 5 năm (544 – 548). Trong thời gian đó chẳng nhẽ cùng một chiến công lại có đến 2 vị tướng làm nên? Phe “đồng nhất” Phục Man và Phạm Tu lấy đó làm lý do chính. Nhưng phe “phân biệt” cũng có lý không kém vì xét sự tích, tên tuổi, địa điểm… của 2 vị tướng này chẳng có chỗ nào giống nhau cả.
    Câu hỏi về Phạm Tu và Lý Phục Man chỉ có thể giải đáp khi xét bắt đầu… từ Tiền Lý Nam Đế. Nếu Lý Nam Đế là cái tên chỉ 2 vị vua Lý Bôn và Lý Bí khác nhau thì hiển nhiên Phạm Tu và Phục Man cũng là 2 vị tướng khác nhau. Lý Phục Man là tướng của Lý Bôn, còn Phạm Tu là tướng của Lý Bí. Đây là 2 thời kỳ cách nhau hơn 600 năm, đã bị sử Việt chép vào thành một chuyện, dẫn đến những mâu thuẫn không giải đáp nổi giữa các vị anh hùng nghĩa sĩ của các thời kỳ này.


    Thánh Giá Lữ Phục Man  Image013

    Đình quán Giá ở Yên Sở

    Sự tích Lý Phục Man được chép trong Việt điện u linh riêng thành một truyện Sự tích thần xã An Sở, tóm tắt như sau: Gia Thông đại vương, người làng Cổ Sở. Vương giúp vua Lý Nam Đế, được vua cho làm đại tướng trấn thủ đất Đỗ Động. Quân Lâm Ấp vào cướp quận Cửu Đức, bị đại vương phá tan. Vua bèn nhân đó đặt tên là Phục Man, cho theo họ nhà vua là họ Lý, lại gả công chúa Lý Nương cho vương và thăng chức Thái úy, giữ chính quyền đứng đầu các quan. Thái úy có tính trung hậu thanh liêm, mạnh bạo can ngăn vua, không dung tha kẻ có lỗi đàn hặc kẻ lộng quyền, không e sợ gì cả.
    Bấy giờ Lý Nam Đế sai Thái úy lên giữ đất Đường Lâm. Năm Đinh mão quân Lương tiến đánh. Nam đế lui giữ đầm Khuất Lạo được ít lâu rồi mất. Thái úy sai quân giữ vững các nơi hiểm yếu. Một đêm bỗng thấy lửa sáng rực trời, man binh lũ lượt kéo đến trước sân vây bọc. Thái úy phá vòng vây nhưng rồi bị đuổi gấp nên đã tự vẫn mà chết. Người nhà rước linh cữu về bến Hồ Mã rồi táng ở bên sông ngoài làng.
    Nơi chôn cất và thờ phụng chính của Lý Phục Man là ở đình quán Giá thuộc Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội). Đình quán này nằm ngoài đê, gần sát sông Đáy hay sông Hát, là bến Hồ Mã được nói đến trong thần tích. Trong đình ngoài tượng của Lý Phục Man còn có tượng 2 tùy tướng thân cận là Trương Hống, Trương Hát, những người có công đưa được thi hài của chủ tướng về quê an táng.
    Chi tiết về “đôi họ Trương” này cũng được ghi trong thần tích của quán Giá, nhưng ở mục “Tồn nghi”. Chỗ khó hiểu là Trương Hống, Trương Hát được biết là 2 trung thần của Triệu Quang Phục, không hàng phục Lý Phật Tử và tự vẫn ở vùng Bắc Ninh (sông Cầu). Đây cũng là 2 vị thần đã hiển linh đọc bài thơ Nam quốc sơn hà trước quân Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt thời Lý. Vậy làm sao Trương Hống Trương Hát lại là tùy tướng của Lý Phục Man?


    Thánh Giá Lữ Phục Man  Image012

    Tượng Trương Hống ở đình quán Giá

    Thông tin Trương Hống, Trương Hát đã đưa thi hài của Lý Phục Man về quê Cổ Sở đã dẫn đến một suy nghĩ bất ngờ. Trong mạch sử mới thì Trương Hống, Trương Hát là bộ tướng của thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu Nam Việt (Triệu Việt Vương), đã chống lại quân nhà Hiếu (Tây Hán, được truyền thuyết chép là quân của Lý Phật Tử) sau khi Lữ Gia mất ở cửa Đại Nha cùng với Triệu Vệ Dương Vương. Như vậy Lý Phục Man, chủ tướng của Trương Hống, Trương Hát, không ai khác chính là thừa tướng Lữ Gia.
    Từ nhận định này, có thể tìm ra một loạt những dẫn chứng khác làm sáng tỏ thân thế của Lý Phục Man – Lữ Gia. Trước hết, bản thân tên làng Giá, thánh Giá (chỉ Lý Phục Man) là đọc sai tên của Lữ Gia. Việt Điện u linh kể về Lý Phục Man cũng bắt đầu bằng tên “Gia Thông đại vương”. Chữ Giá ở đây hoàn toàn không phải là cây dừa (chữ Nho là “gia”) như cách giải thích vùng Yên Sở trước kia là khu rừng dừa (!?).
    Tương truyền nơi cha sinh mẹ đẻ của Lý Phục Man là Lã Xá ở Yên Sở. Nơi đây còn có chùa Lụa, là chữ Lã/Lữ đọc chệch ra. Vị tướng sinh ở Lã Xá có tên Gia Thông thì rõ ràng là Lữ Gia.
    Truyền thuyết vùng Yên Sở kể Lý Phục Man bị trọng thương đứt mất đầu vẫn phá vòng vây giặc chạy về quê Cổ Sở. Trên đường gặp một người đàn bà, ông dừng lại hỏi: “Ta bị thương thế này có việc gì không?”. Người đàn bà thấy tướng đã đứt đầu mà vẫn còn hỏi được sợ quá không nói nên lời. Vì thế khu làng này sau gọi là Thị Cấm.
    Đi thêm một quãng Lý Phục Man lại gặp một người con gái, và đặt lại câu hỏi trước. Cô gái chỉ cười chẳng dám nói gì. Thế là làng này có tên Hòe Thị. Hai làng Thị Cấm và Hòe Thị sau đều lập miếu thời Lý Phục Man.
    Khi ngựa Lý Phục Man với tới dốc đình Cầu, Lý Phục Man đặt câu hỏi với bà hàng nước thì được trả lời là chưa thấy ai bị đứt đầu lại có thể sống cả. Nghe bà cụ nói vậy Lý Phục Man phóng ngựa ra khu hồ Mã rồi hiển thánh…
    Đoạn chuyện kể trên hoàn toàn giống chuyện Lữ Gia mất ở chân núi Gôi (Vụ Bản, Nam Định). Thiên Bản lục kỳ kể: “Làng Gôi thờ đầu, làng Hầu thờ cổ, làng Hổ thờ chân” với câu chuyện Lữ Gia bị thương đứt cổ khi chém đầu với giặc Hán, nhưng vẫn ôm cổ phi ngựa chạy, đến núi Gôi hỏi bà hàng nước: Người mất đầu có sống được không? Bà hàng nước trả lời là không sống được. Sau đó đầu Lữ Gia rời khỏi cổ, ông lại chạy tiếp xuống làng Hầu, làng Hổ gần đó … Do vậy ba làng này chia nhau thờ đầu thờ cổ và thờ chân.
    Câu đối ở đền thờ Lữ Gia tại chân núi Gôi
    不得己用権忠在先君名在史
    洁然存者氣生為良將死為神
    Bất đắc kỷ dụng quyền/ trung tại tiên quân danh tại sử
    Khiết nhiên tồn giả khí/ sinh vi lương tướng tử vi thần.
    Dịch:
    Bất đắc phải dùng quyền, trung với tiền vương danh với sử
    Thanh khiết còn chính khí, sinh là lương tướng tử là thần.
    Vế đối đầu nói tới chuyện Lữ Gia bất đắc dĩ phải giết Cù Hậu và Triệu Ai Vương, không đầu hàng nhà Hiếu (Tây Hán), trung liệt với tiền vương (Triệu Văn Vương). Chuyện này ứng với mô tả về Lý Phục Man trong Việt Điện u linh: Thái úy giữ chính quyền đứng đầu các quan. Thái úy có tính trung hậu thanh liêm, mạnh bạo can ngăn vua, không dung tha kẻ có lỗi đàn hặc kẻ lộng quyền, không e sợ gì cả… Đến cả vua và hoàng hậu còn bị Lữ Gia phế truất, giết bỏ thì đúng là không e sợ gì cả.



    Thánh Giá Lữ Phục Man  Image011

    Tứ lăng linh từ ở chân núi Gôi

    Ý nghĩa của truyền tích kể về vị tướng mất đầu trên nay đã có thể hiểu. “Đầu” của thừa tướng Lữ Gia đã bị chém tức là vua Triệu Vệ Dương Vương đã bị giết ở cửa Đại Nha. “Thân” xác của Lữ Gia tử mạng ở núi Gôi. Còn phần “chân” được tùy tướng Trương Hống, Trương Hát đưa về quê hương Cổ Sở chôn cất. Dân gian đã thật khéo léo lưu truyền sự thật lịch sử trong truyền thuyết về Lữ Gia – Lý Phục Man ở 2 vùng đầu và cuối sông Hát. Cửa Đại Nha và núi Gôi là vùng sông Đáy hay sông Hát đổ ra biển. Vùng Hồ Mã – Yên Sở là nơi bắt đầu của dòng sông Hát.
    Câu đối cổ ở đình quán Giá tại Yên Sở thì chép về Lý Phục Man:
    左李烈猶傳貞石春秋柴嶺月
    拒胡聲遹駿雄風今古暍江濤
    Tá Lý liệt do truyền/ trinh thạch xuân thu Sài lĩnh nguyệt
    Cự Hồ thanh duật tuấn/ hùng phong kim cổ Hát giang đào.
    Dịch:
    Nghiệp giúp Lý còn truyền, đá bền năm tháng trăng Sài đỉnh
    Tiếng chống Hồ vẫn nổi, gió mạnh xưa nay sóng Hát giang.
    Câu đối trên cho một chỉ dẫn đặc biệt. Sự tích của Lý Phục Man còn liên quan đến đỉnh Sài Sơn. Sài Sơn là quả núi nhỏ nơi có chùa Thầy, nằm cách quán Giá chỉ khoảng 2-3 km. Trên đỉnh Sài có hang Cắc Cớ, tương truyền là nơi chôn vùi hàng ngàn nghĩa quân của Lữ Gia khi chống lại quân Hán thất bại. Với thông tin này thì không còn nghi ngờ gì nữa, người được thờ ở quán Giá Lý Phục Man chính là thừa tướng Lữ Gia của nhà Triệu.
    Các tác giả Nguyễn Bá Hân, Trương Sĩ Hùng trong sách Thành hoàng làng Lý Phục Man ở Hà Nội đã thống kê có tới 74 nơi thờ Lý Phục Man và Phạm Tu. Trong đó chủ yếu là thờ Lý Phục Man tập trung ở các khu vực xứ Đoài (Sơn Tây cũ) như các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Đan Phượng, Phúc Thọ. Đây cũng là khu vực có truyền tích về Lữ Gia như Quán Linh Tiên ở Hoài Đức, đình Liên Hà (Đan Phượng). Hội làng Giá là một trong những lễ hội lớn nhất ở vùng này. Nếu xét Lý Phục Man là vị tướng có công nghiệp chủ yếu trấn giữ ở đất Lâm Ấp – Chiêm Thành và hy sinh ở miền Thanh Nghệ thì việc thờ Lý Phục Man phổ biến tại vùng Sơn Tây cũ là khó có cơ sở. Nơi mà tướng quân này đã “Phục Man” là một khu vực khác…
    Khi nhận ra Lý Phục Man là Thừa tướng Lữ Gia thì ý nghĩa của việc Lý Phục Man giữ quận Cửu Đức ở phía Nam là chuyện Lữ Gia đã phò tá các vua Triệu lập nước Nam Việt, đối lập với nhà Hiếu ở phía Bắc.
    Sử ký Tư Mã Thiên chép “Họ hàng [Lữ Gia] làm quan trường lại đến hơn bảy mươi người. Con giai lấy con gái vua, con gái lấy con giai, anh em, tôn thất của vua, lại thông gia với Tần vương ở quận Thương Ngô”. Đây là lý do vì sao Phục Man lại được vua ban cho họ Lý và lấy công chúa Lý Nương. Lý là họ của các vua nhà Triệu Nam Việt, bắt đầu từ Lý Bôn.
    Chữ Phục Man ở đây có thể không phải nghĩa là thuần phục người man Lâm Ấp. Phục Man cũng như Quang Phục (Triệu Việt Vương) có nghĩa là Phục hưng phương Bắc. Man = Mun, màu đen chỉ phương Bắc. Chí hướng của Lữ Gia cũng như Triệu Việt Vương là khôi phục đất đai ở phương Bắc của nhà họ Lý – Lữ từ Lưu Bang và Lữ Hậu.
    Chỉ khi xác định Tiền Lý Nam Đế Lý Bôn là Lưu Bang, Triệu Quang Phục là chuyện của 4 đời vua Triệu nước Nam Việt thì mới có thể nhận ra vị Thái úy Lý Phục Man là Lữ Gia, Thừa tướng của nhà Triệu, người đã một lòng vì tiền triều muốn khôi phục giang sơn phương Bắc, kiên trinh chống lại quân nhà Hiếu tới cùng, tử tiết ở cửa Đại Nha. Con cháu đã mang người về chôn cất ở vùng núi Sài sông Hát và tiếp tục ý chí đó mà làm nên cuộc khởi nghĩa tiếp theo của Trương Hống, Trương Hát hay Nhị Trưng Vương ở vùng Hát Môn – Sơn Tây…
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Thánh Giá Lữ Phục Man  Empty Re: Thánh Giá Lữ Phục Man

    Bài gửi by Admin 25/7/2015, 11:33 am

    bachviet18

    Thiên Nam ngữ lục:


    Thủa ấy thừa tướng Lữ Gia
    Tôi vua hoàng tổ quê nhà An Sơn
    Lật Sài đất tốt sinh nên
    Có tài kinh quốc, có quyền giữ dân.
    An Sơn tức là Yên Sở, cạnh núi Sài, chùa Thầy. Yên Sở là quê và nơi chôn cất Lý Phục Man người làng Giá. Lý Phục Man như vậy chính là Lữ Gia.

      Hôm nay: 29/3/2024, 2:55 am