Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Ả Lã Trưng Vương Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Ả Lã Trưng Vương Flags_1



    Ả Lã Trưng Vương

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Ả Lã Trưng Vương Empty Ả Lã Trưng Vương

    Bài gửi by Admin 8/12/2014, 9:02 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/

    Cuộc khởi nghĩa của Trưng Vương là một cuộc khởi nghĩa kỳ lạ hiếm có trong lịch sử nhân loại khi 2 người gái tuổi còn son trẻ đã lãnh đạo quân khởi nghĩa giành thắng lợi trên toàn quốc, áo mũ lên ngôi xưng vương trong 3 năm. Khởi nghĩa của Trưng Vương có sự tham gia đông đảo của nhiều nhân vật nữ, trở thành những danh tướng nổi tiếng trong thời kỳ này.

    Tại sao những vị nữ nhân này lại có khí dũng, có tiềm lực mạnh mẽ như vậy? Tinh thần vì nước vì nhà của các vị nữ anh hùng này chưa đủ là lý do thuyết phục cho một cuộc khởi nghĩa lớn như vậy. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến khởi nghĩa Trưng Vương là gì?

    Câu đối về Hai Bà Trưng ở đền Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội):

    越祖百男閒出英雌能復國

    唐初雙女未聞閨綉自興王

    Việt tổ bách nam, gián xuất anh thư năng phục quốc

    Đường sơ song nữ, vị văn khuê tú tự hưng vương.

    Dịch:

    Tổ Việt trăm trai, xen có anh thư hay phục quốc

    Sơ Đường đôi gái, chưa nghe khuê tú tự xưng vua.

    Sơ Đường đôi gái” ở đây là chỉ Nga Hoàng, Nữ Anh con của Đường Nghiêu, đã chết theo Đế Thuấn (xem thêm sự tích này ở phần dưới).

    Trong số các nữ tướng của Trưng Vương có một vị là Thánh bà Ả Lã Nàng Đê. Thánh bà này được thờ ở 11 tỉnh thành, tổng cộng lên tới 56 làng, chủ yếu là ở Hà Nội và Vĩnh Phúc (theo Thư mục thần tích thần sắc của Viện Thông tin khoa học xã hội). Thần tích làng Nghĩa Lộ và Yên Lộ (Yên Nghĩa, Hoài Đức, Hà Nội) cho biết bà là con gái ông Nguyễn Viên quê ở Hoằng Hóa Ái Châu, theo giúp Trưng Vương đánh giặc. Thần tích ở làng Sa Khúc (Yên Lãng, Mê Linh, Hà Nội) thì chép bà là con người họ Lã quê ở Tống Sơn Thanh Hóa và bà trở thành một danh tướng của Hai Bà Trưng, lập nhiều chiến công.

    Đặc biệt GS Vũ Ngọc Khánh trong cuốn Đạo Thánh ở Việt Nam cho biết Thánh bà Ả Lã Nàng Đê là con gái của thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu Nam Việt, đã giúp Trưng Vương đánh giặc Hán. Thừa tướng Lữ Gia theo thần tích Việt cũng có quê ở Cửu Chân (Thanh Hóa).

    Thông tin ngắn gọn của các thần tích trên cho phép giải đáp khúc mắc về xuất xứ và thời gian khởi nghĩa của Bà Trưng. Bởi vì bà Trưng Trắc theo thần tích ở Nại Xá (Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội), nơi thờ ông Thi Sách, có tên là Ả Lã Nàng Đê. Kết hợp với thông tin của GS Vũ Ngọc Khánh thì có thể nhận thấy Trưng Vương chính là con gái của thừa tướng Lữ Gia của nhà Triệu Nam Việt.

    Sử ký Tư Mã Thiên cho biết: “Họ hàng (Lữ Gia)… con giai lấy con gái vua, con gái lấy con giai, anh em, tôn thất của vua”. Ả Lã Nàng Đê, con gái thừa tướng Lữ Gia, cũng phải là một hoàng phi của nhà Triệu Nam Việt. Ông Thi Sách, chồng của Ả Lã Trưng Vương do vậy không ai khác chính là Triệu Vệ Dương Vương, vị vua cuối cùng của nhà Triệu đã bị quân Hán giết hại. Ả Lã Trưng Vương phất cờ khởi nghĩa đúng là vừa vì nước (Nam Việt) vừa vì nhà (Triệu Vệ Dương Vương).

    Triệu Vệ Dương Vương bị bắt khi cùng Lữ Gia chạy về đất Giao Chỉ cũng là Triệu Việt Vương – Triệu Quang Phục trong truyền thuyết Việt, người đã tử tiết ở cửa Đại Ác tại Nam Định – Ninh Bình. Đền thờ Triệu Việt Vương ở đây nay là đền Độc Bộ (Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định). Cách đó không xa là khu vực núi Gôi (Vụ Bản, Nam Định), nơi Lữ Gia đã “rơi đầu”.

    Thông tin của GS Vũ Ngọc Khánh một lần nữa xác định, khởi nghĩa của Ả Lã Trưng Vương không thể xảy ra vào thời Đông Hán. Bởi vì từ khi Lữ Gia cùng Triệu Vệ Dương Vương thất thủ Phiên Ngung năm 111 TCN tính tới thời Đông Hán có tới 150 năm. Con gái Lữ Gia tới năm 40 sau Công nguyên đã “ngoài trăm tuổi”, không thể tham gia khởi nghĩa của Trưng Vương được.

    Thời gian của chuyện Ả Lã này cũng trùng với thần tích về Thánh Mẫu Triệu Thị Khoan Hòa ở Thanh Lãng (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Bà Triệu Thị Khoan Hòa là Hoàng hậu của Triệu Vệ Dương Vương. Năm người con trai của bà là 5 chàng Vịt lại tham gia vào khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cùng chết sau khi các nữ vương tử tiết. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng do đó không thể xảy ra vào thời Đông Hán những năm sau Công nguyên, mà phải là ngay sau cái chết của Triệu Vệ Dương Vương vào năm 111 TCN.

    Như vậy, cái tên Ả Lã thì đã rõ, chỉ người con gái họ Lữ của Lữ Gia. Còn tên gọi Nàng Đê theo mặt chữ ở các thần tích khác nhau có thể đọc là Lang Đề. Thời kỳ này còn có nhân vật Lang Tề là con của Tây Vu Vương, khởi nghĩa chống lại nhà Tây Hán (theo thần tích ở đình Tràng Đông, xã Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ). Có thể Nàng Đê nghĩa là Lang Tề hay Lang Tây, là vị vua của hướng Tây. Trưng Vương khởi nghĩa ở đất Tây Thổ – Phong Châu nên còn được gọi là Lang Tây. Ả Lã Nàng Đê nghĩa là vị vua nữ phía Tây mang họ Lữ.

    Ả Lã Trưng Vương P1000611-1024x768
    Miếu thờ Nữ Ả đại vương ở làng Bì La (Đồng Ích, Lập Thạch, Vĩnh Phúc)


    Trong số các thần tích về Ả Lã Nàng Đê cũng có khá nhiều các thần tích chép rằng bà là vợ (hoặc con gái) của Triệu Quang Phục. Ví dụ thần tích làng Trung Hậu (Yên Lãng, Mê Linh, Hà Nội) chép: ông Lã Hòa ở châu Hoan sinh con gái đặt tên là Ả Lự, sau gả cho Triệu Quang Phục. Thần tích thôn Điệp (Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội) thì ghi Triệu Việt Vương lấy bà Lê Thị Hinh sinh ra Ả Lã Nàng Đê. Khi Lý Phật Tử định cầu hôn Cảo Nương cho con trai là Lý Nhã Lang thì Ả Lã Nàng Đê hết sức can ngăn. Đến khi Triệu Việt Vương thất trận Ả Lã Nàng Đê chạy về thôn Điệp rồi mất tại đó, triều đình phong tặng là Quốc Vương Thiên Tử Ả Lã Nàng Đê. Danh hiệu tương tự của Ả Lã Nàng Đê còn gặp ở đình Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) là Quốc vương thiên tử Nga hoàng đại vương.

    Vì Triệu Quang Phục và vua Triệu nước Nam Việt là một nên Ả Lã Nàng Đê là vợ/con gái của Triệu Việt Vương thì cũng là Trưng Vương họ Lữ.

    Danh hiệu “Quốc vương thiên tử” cho thấy Ả Lã Nàng Đê không chỉ là nữ tướng bình thường mà là dòng dõi “thiên tử”, hoặc chính Ả Lã là Trưng Vương thiên tử, đã lên ngôi cai quản toàn bộ 65 thành ở Lĩnh Ngoại.

    Danh hiệu “Nga hoàng đại vương” chỉ một mối liên hệ khác. Nga Hoàng và Nữ Anh là 2 con gái Đế Nghiêu được gả cho Đế Thuấn thờ cổ. Đế Thuấn đi tuần mất ở Thương Ngô, Nga Hoàng và Nữ Anh nhảy xuống sông Tương chết theo chồng. Câu đối ở đền Hát Môn cũng có so sánh Nhị Trưng Vương với Nga Hoàng Nữ Anh (Đường sơ song nữ):

    西江姊妹神湘女

    東漢縱横霸粵王

    Tây Giang tỷ muội thần Tương nữ

    Đông Hán tung hoành bá Việt vương.

    Dịch:

    Tây Giang em chị thần Tương nữ

    Đông Hán dọc ngang xứng Việt vương.

    Tây Giang ở đây chỉ khởi nghĩa Trưng Vương nổ ra ở vùng phía Tây của biển (Giang = Dương, đại dương là biển), là đất Phong Châu (Tây Thổ).

    Nhà Triệu Nam Việt đóng đô ở Dương Thành Phiên Ngung ở hướng Đông, nên thần tích chép ông Thi Sách họ Dương, quê ở Chu Diên (=Châu Dương). Ả Lã Nàng Đê (Lang Tề) Trưng Vương đóng đô ở Phong Châu (Mê Linh thiết Minh là Minh đô của vua Hùng), ở hướng Tây tiếp nối thời kỳ trước của nhà Triệu.

    Đặc biệt hơn nữa, thần tích của xã Phú Lạc (Cẩm Khê, Phú Thọ) theo bản dịch của Nguyễn Duy Hinh trong sách Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam có đoạn kể về Trưng Vương như sau:

    … Triệu Đà được nước cha truyền con nối 5 đời cộng 149 năm. Đến đời Thuật Dương Vương kế ngôi chính thống vừa được một năm thì có Tô Định mang quân vào đất nước chiếm Trung Hoa, họ Triệu tàn tạ không người cứu nước. Đến đó cháu gái Hùng Vương húy là Trắc, là bậc nữ trung hào kiệt thánh thần trong đời oai hùng cử binh đánh thẳng đến thành Tô, đại phá. Tô Định thuy chạy. Bà Trưng bèn xây 65 thành ở Lĩnh Ngoại, khôi phục toàn bộ cảnh thổ nước Nam. Bà Trưng tức vị tự lập làm vua.

    Thần tích ở Phú Lạc là một trong những bản thần tích dài, kể khá đầy đủ mọi chuyện về công tích của Tản Viên Sơn Thánh. Trong đoạn thần tích trên đã nói Tô Định “mang quân vào đất nước chiếm Trung Hoa” của Triệu Vệ Dương Vương (Thuật Dương Vương), do vậy dẫn đến khởi nghĩa của bà Trưng Trắc. Rõ ràng khởi nghĩa của Trưng Vương đã xảy ra khi Nam Việt của nhà Triệu bị Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức đánh chiếm. “Nước ta” được gọi là “Trung Hoa”, không phải 1 lần trong bản thần tích trên. Trước đó khi kể về việc Sơn Tinh khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục vương thần tích này cũng nói:

    Sơn Thánh đem quân khải hoàn. Thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự. Vua bèn nhường ngôi cho Sơn thanh. Sơn Thánh cố từ, tâu: 18 vua Hùng hưởng quốc dài lâu, ý trời có hạn khiến Thục vương thừa cơ chiếm Trung Hoa. Nhưng Thục vương bốn là bộ chủ Ai Lao, cũng là tông phái của hoàng đế trước…

    “Nước ta” là Trung Hoa nên lịch sử được kể trong thần tích không chỉ bó hẹp ở khu vực Đại Việt của thời Lê sau này. Gốc tích của Ả Lã Trưng Vương bắt nguồn từ vị thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu, vốn là gia tộc của… Lữ Hậu, vợ của Hiếu Cao Lưu Bang. Khi Lưu Bang mất, Lữ Hậu nắm quyền triều chính. Lữ Hậu mất, ở kinh đô Trường An họ tộc Lữ định tiếm ngôi nhưng không thành. Cùng lúc đó ở phương Nam lại nổi lên Triệu Đà chiếm Mân Việt và Tây Âu Lạc, xưng đế cùng với sự phò trợ của thừa tướng Lữ Gia. Thừa tướng Lữ Gia như vậy hẳn là vị Lữ Vương (vị vương được phong cai quản vùng đất của họ Lữ dưới triều Hiếu – Tây Hán) đã tôn một người cháu của Triệu Vũ Đế Lưu Bang lên ngôi ở Nam Việt. Truyền thống nữ nhi khởi nghĩa và cai quản quốc gia của Ả Lã Trưng Vương là tiếp nối từ Lữ Hậu…
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Ả Lã Trưng Vương Empty Re: Ả Lã Trưng Vương

    Bài gửi by Admin 8/12/2014, 2:11 pm

    Văn Nhân  viết :

    ... Thục vương vốn là bộ chủ Ai Lao,...

    Truyền thuyết Việt gọi vua là Bộ chủ ,trong những tư liệu này  từ  bộ được dùng như từ đồng nghĩa với nước - quốc gia như vậy đế Minh lập ra ‘bộ 15’ không phải là quốc gia  lập thành bởi 15 bộ như đa số người hiện nay vẫn nghĩ , 15 là số trung tâm của Lạc đồ (thư) Dịch học , ‘bộ 15’ chính là trung quốc .

    Theo phép phiên thiết Hán văn thì Ai lao thiết ÂU chính là phần Âu trong nước ÂU - LẠC hay VĂN LANG của An dương vương . Ai lao di là tên người Tàu gọi chung những tộc người sống ở vùng Tây – nam Trung quốc tức các tỉnh  Qúy châu –Vân nam – Quảng tây ngày nay .

    Kiến giải này giúp ta xác quyết lời nhắn gửi của tiền nhân Việt về đất nước mình :

    Bắc giáp Động đình hồ , Nam giáp Hồ tôn , Tây giáp ba Thục và đông giáp Nam hải , tức miền Tây – Nam Trung quốc của Ai lao di .

    Thông tin địa lý nước Việt cổ trên đã được sửa lại theo nền địa lý Trung quốc hiện nay , theo Sử thuyệt Hùng Việt thì nguyên thủy phải viết :

    Bắc giáp Hồ tôn  ; phía nóng bức giáp với Hồ tôn , hồ là quẻ Đoài nằm ở hướng Xích đạo trong Bát quái đồ , nước ở đấy gọi là nước HỜI tức Champa ngày nay.

    Nam giáp hồ Nam tức cái hồ nằm ở phía nam Giao chỉ , ngày nay ‘người ta’ đổi thành... hồ Động đình (tên riêng chẳng nghĩa ngọn gì) ...

    Tây giáp đất Thục ; Thục là chín chỉ phía Tây ngược với sinh - sống – xanh chỉ phía Đông , 9 cũng là số 9 của Hà thư (đồ) là con số trấn phía Tây .

    Đông giáp Động - (đình hồ) nghĩa là cái hồ lớn phía Đông chính là Đông hải chỉ vịnh Bắc bộ ngày nay .

    Chính sự ‘mộc mạc’ nước ta ...hướng nóng - bức giáp đất Hời hướng Xích đạo , Nam giáp với cái hồ phía Nam (phương hướng xưa nay đã lộn ngược) , Tây giáp đất phía Tây và Đông giáp biển phía Đông đã  bảo chứng cho sự chân xác của thông tin .

    Văn lang – Âu lạc chính là Trung hoa tức miền trung tâm và văn minh của Thiên hạ nhà Châu .

      Hôm nay: 29/3/2024, 4:19 pm