Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Kinh – Kinh cựu ... Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Kinh – Kinh cựu ... Flags_1



    Kinh – Kinh cựu ...

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Kinh – Kinh cựu ... Empty Kinh – Kinh cựu ...

    Bài gửi by Admin 21/10/2014, 5:47 pm

    Kinh - Kinh cựu...



    Kinh – Kinh cựu ... Image010


    Năm 137 -138 Khu Liên ở Tượng Lâm nổi dậy chống lại sự cai trị của nước Đông Hãn , nhân dân Giao chỉ và Cửu chân cùng hưởng ứng nổi dậy giết quan cai trị ...

    Thông tin về cuộc khởi dựng nước Nam chỉ có vậy , trước đây giới sử học cho huyện Tượng lâm là miền trung Việt nam nên lịch sử khởi đầu nước Nam đã sai lạc hoàn toàn .

    Thực ra  đất Tượng chính là quận Tượng nghĩa là quận ở phía Tây trên  bản đồ Thiên hạ ngày nay là Vân nam , sang thời Lý Bôn - Lưu Bang chia phía đông quận Tượng giáp với đất của Dạ lang vương ở  Qúy châu và Quảng Tây thành Quận Tường Kha – Tang ca , Tang ca – Tường Kha chỉ là tên gọi  biến đổi từ Tượng mà ra (Hán thư: "Năm thứ 5 niên hiệu Nguyên Phượng thời Hán Chiêu Đế (76 TCN), quận Tượng bị bãi bỏ, chia cắt vào hai quận Uất Lâm và Tường Kha". ) , đất phía Tây Bắc tượng quận cũ  lập quận Ích châu là đất phong cho Điền vương . , qua phép phiên thiết Hán văn truy ra được thông tin lịch sử mang trong các tên gọi ...; Dạ lang là Di hạ lang , Điền vương là Di yên vương , người Di hạ là tên gọi những người theo bá Ích con ông Cao Giao chống lại ông Khải , người theo ông Khải con vua Đại Vũ (vua lớn)  lập ra nhà Hạ  vương triều khởi  đầu (chính là tên ông Khải - Khởi ) của Trung hoa được gọi là người  Hoa hạ .

    Thời Đường Nghiêu (đế Nghi) – Ngu Thuấn đã mở nước về hướng Nam – Huyền thiên xưa theo Dịch học  (là hướng Bắc ngày nay) gọi là đất Nam Giao  (chỉ ) đất Nam biến âm thành Lâm là tên gọi xưa của  Quảng tây  , đất Nam Giao về sau mở rộng thành vùng Lĩnh Nam của Thiên hạ .

    Tên gọi Tượng – Lâm ; tượng = tây , lâm = nam chỉ là cách gọi khác của vùng Tây – Nam Trung quốc tức các tỉnh Vân nam Qúy châu Quảng Tây của giống Ai lao Di ngày nay  .

    Thông tin về cuộc nổi dậy đầu tiên chống lại sự thống trị của Ngoại bang  ở vùng Tây nam Trung quốc  ngắn ngủi vài hàng nhưng rất rõ ràng : bắt đầu ở Tượng – Vân nam và Lâm – Quảng tây lan rộng ra khắp miền Giao chỉ – Việt Nam và Cửu chân – Qúy châu , đó chính là cương vực nước Văn Lang : Bắc giáp Động đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn , Tây giáp Ba Thục , đông giáp Nam Hải mà tiền nhân đã thông qua bia miệng trăn trối lại cho con cháu đời sau .

    Bia ký Võ cạnh – Nha trang của người Chăm có nói đến 1 vị vương tôn tên là Sri Mara lãnh đạo dân chúng nổi dậy ở thời kỳ này , Sri Mara là con của  bà Lona Lavana ở tiểu quốc panduranga tức Phan rang ngày nay . Rất có thể Sri Mara chính là Khu liên thủ lãnh nổi dậy năm 137-138 ở Tượng Lâm vì thế sách  sử mới ghi nhận vua Phạm Hùng của Lâm ấp là cháu dòng  bên mẹ của Khu Liên .

    Năm 190 cũng ở miền Tượng – Lâm Tây – Nam ‘rợ’ Khu liên lại nổi dậy lần nữa , 2 Khu liên cách nhau hơn nửa thế kỉ  nên  Khu Liên không thể là tên 1 nhân vật mà là tên của 1 tộc người , Thiên Nam ngữ lục đoạn nói về khởi nghĩa của Khu Liên rất rõ ràng như sau:

    Khu Linh người nước Nam ta
    Bình sinh tập dụng can qua một mình
    Bèn vào Tượng quận dấy binh
    Toan làm sự cả công danh ở đời.


    Khu Linh người nước Nam ta ... chỉ ra khu linh thiết Kinh  , Khu liên – Khu linh chính là tên của tộc Kinh tức tộc đa số ở Việt nam ngày nay và rõ ràng Khu Liên là người nước Nam , Nước là Nam thủ đô là Đại ấp Nam , viết tắt thành Nam ấp , Nam ấp biến ra Lâm ấp  . Phạm Hùng vua đầu tiên của Lâm ấp – Champa ở miền trung Việt ngày nay là con cháu  dòng bên mẹ của Khu Linh tức  bà Lona Lavana ở tiểu quốc panduranga là 1 thông tin lịch sử rất quan trọng liên quan đến mối quan hệ Việt – Chăm : người Kinh và người Chăm là anh em cùng mẹ .

    Bèn vào Tượng quận dấy binh

    Tượng quận của nhà Tần thì không thể nào là đất cỏn con ở Trung Việt được , ít lắm cũng phải to bằng cả nước Việt nên Lâm ấp của Khu Liên không thể chỉ là nước Lâm ấp của Phạm Hùng và Suy ra chẳng có quận Nhật nam nào là miền Trung Việt cả .

    Sử Việt chép :

    Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ 226 tại miền núi Quân Yên , quận Cửu Chân .Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô tàn ác, dân khổ sở, Bà cùng với anh là Triệu quốc Đạt  khởi binh chống lại.

    Tôn Quyền liền phong tướng Lục Dận làm An Nam hiệu uý kéo quân sang Giao châu đàn áp cuộc khởi nghĩa .

    Khi ra trận Bà Triệu thường mặc giáp vàng, cưỡi đầu voi đi tiên phong đánh trận. Nghĩa quân tôn vinh bà là Nhụy Kiều Tướng Quân . Quân Ngô nghe tiếng Bà thẩy đều khiếp sợ, nên đã kêu lên:
    “Hoành qua đường hổ dị”
    “Đối diện Bà Vương nan”
    Nghĩa là: “Vung giáo chống hổ dễ dàng hơn là khi  Giáp mặt vua Bà ”.


    Nhưng thật lạ kì ...

    Vua Lê Thánh Tông có bài thơ nôm về bà Triệu :

    Cao một trượng, cả mười vừng

    Bỏ tóc ngang lưng, vú chấm sừng

    Hợp chúng rừng xanh, oai náo nức

    Cưỡi đầu voi trắng, tiếng vang lừng

    Mác dài trỏ vẫy tan đàn giặc

    Ngôi cả lăm le học họ Trưng

    Vì có anh hùng duyên định mấy

    Thời chi Đông Hán dám hung hăng

    ...........................

     Thiên Nam ngữ lục viết :        

    Cửu Chân có một nữ nhi

    Lẩn thẩn qua kì, tuổi ngoại hai mươi

    ................................

    Chẳng hiềm Mã Viện, hơn phân Lí Thù…

    …Ta hiềm phận lỡ làng

    ...............................................

    Năm 248 bà Triệu cùng anh Triệu quốc Đạt khởi nghĩa thì Vua quan Đông Hán đã thành ma , Mã Viện đã trơ xương ngựa từ lâu rồi làm gì còn ...Đông Hán hung hăng và ...chẳng hiềm Mã Viện (Đông Hán diệt vong năm 220).

    Ngộ hơn nữa không phải đợi đến nhà Đường lập An Nam đô hộ phủ mà  rõ ràng An Nam đã có từ thời Tam quốc (nên mới có An nam hiệu úy...) .

    Thông tin bà Triệu khi ra trận ...đầu voi phất ngọn cờ vàng và  mặc áo giáp vàng cài trâm vàng ngoài ra có tư liệu viết bà ...thường quấn khăn vàng lên đầu mà vàng là sắc  chủ đạo của quân khởi nghĩa khăn vàng tức hoàng cân chống lại ách thống trị của Đông Hán do Trương Giác lãnh đạo nổ ra trên toàn cõi Trung hoa trong những  năm 184 đến 205 .

    Nhìn cuộc khởi nghĩa ‘Khăn vàng’  trên bình diện toàn Trung hoa thì Trương Giác sử Việt gọi là Trưng Trắc – Trưng nữ vương trực tiếp lãnh đạo quân Khăn vàng nổi lên ở vùng trung tâm đế quốc  Đông hán bên bờ  Hoàng hà trong đó trọng điểm là kinh đô Lạc dương . Do có kẻ phản bội tố giác với vua quan Đông hán nên cuộc khởi nghĩa Khăn vàng ở trung tâm buộc phải nổ ra sớm 1 tháng , việc bố trí và điều động lực lượng không được đúng kế hoạch lại bị đánh phủ đầu nên khởi nghĩa nhanh chóng thất bại , chủ tướng Trưng nữ vương đền nợ nước , nghĩa quân không hàng giặc tự sát hàng loạt có tư liệu nói lên  đến hàng chục  vạn người .

    Ở miền Đông nam Thiên hạ thủ lãnh nổi dậy là Tôn Kiên , Tôn Kiên là bậc anh hùng cái thế chiến công hiển hách hàng đầu trong lịch sử người họ Hùng ;  từ vùng Mân Triết nghĩa quân đánh thẳng vào kinh đô Lạc dương tịch thu Ấn truyền quốc của Hán tộc  buộc Đổng Trác khi ấy đang nắm Hán đế trong tay phải chạy trốn về Tây An . Nối chí cha là Tôn Sách và Tôn Quyền , sau Tôn Quyền sử  gọi là Ngô Tôn Quyền - Ngô vương Quyền - Ngô Quyền  xưng đế lập nên nước Đông Ngô  .

    Bà Triệu phất ngọn cờ vàng khởi nghĩa đánh nhau với quân Đông Hán thì phải thuộc về khởi nghĩa Khăn vàng trong những năm 184 – 205 và  chỉ có thể là khởi nghĩa  Ở miền Tượng Lâm tức Tây Nam thiên hạ năm 190 .  Triệu quốc Đạt còn được gọi là Khu Liên – Khu Linh – Khu Đạt ,  Triệu nghĩa là chúa – chủ tướng không phải họ Triệu , Triệu thị là nữ chúa – nữ vương – bà vương không ai  họ Triệu tên là thị Trinh  .

    Theo bài thơ của vua Lê và Thiên Nam ngữ lục đã dẫn thì An Nam hiệu úy kéo quân đàn áp khởi nghĩa khăn vàng ở Giao châu chính là Mã Viện – Mã diện tức  đám đầu trâu mặt ngựa chỉ quan quân Đông Hãn quốc chứ ở thời điểm này đã làm gì có nước Đông Ngô mà có Lục Tốn với Lục Dận ?. Khởi nghĩa vùng Tây Nam hay Tượng Lâm cũng nhanh chóng thất bại , bà Triệu đền nợ nước ở núi Tùng - Cửu chân lúc mới 23 tuổi , sử viết sau đó Mã Viện tiến quân về Cửu Chân truy kích bộ tướng  của Trưng vương là Đô Dương  .

    Nhà nghiên cứu Ngôn ngữ và lịch sử Lãn miên dẫn tư liệu Trung quốc cho biết ở vùng Ba thị cực nam Quảng Tây  có Tết “Đạt Vương” tức tết Vua Nước, cũng còn gọi là “Đại Vương Tiết” tổ chức vào ngày 20 tháng 7 âm lịch gọi là ngày giỗ Vua Nước tạ thế.Về cái chết của Đạt Vương tức Vua Nước ,ở vùng Ba Thị có câu ngan ngữ: “17 Đạt Vương bị thương, 18 Đạt Vương chết, 19 làm quan tài, 20 chôn Đạt Vương”,chứng tỏ người Choang nhớ thương Đạt Vương đến mức nào.

    Đạt là kí âm chữ Nho của Đak nghĩa là nước ; Đạt Vương” tức Vua Nước cũng là vua Lạc -lác- nác – nước  , căn cứ  vào Dịch tượng cũng có thể hiểu vua nước là vua Nam tức vua nước Nam  , ‘Triệu quốc Đạt’ đích thị là ‘chúa nước Nam’ theo lối chuyển ngữ từng chữ một không phải họ Triệu tên Đạt như vẫn lầm xưa nay .

    Phải chăng Khu Liên  là Khu Đạt cũng là ‘Đạt vương’ mà do tam sao thất bổn thành ra ‘Đô Dương’ bộ tướng của Trưng nữ vương trong Việt sử ?, phải chăng Đạt vương chính là Triệu quốc Đạt  anh của bà Triệu thị Trinh  và cũng là nhân vật lịch sử ‘Đô dương’ bị Mã Viện truy kích và tiêu diệt ở Cửu Chân để lại sự tiếc thương khôn tả trong lòng dân tộc Choang ở Quảng Tây ?.

    Phải chăng Chính nhờ sự hy sinh của nghĩa quân Khăn vàng do Đô dương tức Đạt vương lãnh đạo mà cột đồng đánh dấu ranh giới cực Nam của Hán quốc phải chôn ở Khâm châu  vì tư liệu lịch sử Trung quốc có câu ...Đô Dương mã bất tiến ..., nghĩa là chính nghĩa quân của Đô Dương đã khiến đoàn quân xâm lược  Hán tộc do Mã Viện chỉ huy đã không thể tiến thêm về phương Nam được nữa .

    Tước hiệu ‘An Nam hiệu úy’ của chỉ huy đám Hán quân sang Giao châu đàn áp khởi nghĩa đã gỉai thích tại sao cột đồng Mã Viện chôn ở Khâm châu mà sách vở lại   viết là ...chôn ở ranh giới Giao chỉ và Lâm ấp , Lâm ấp đúng ra là đại ấp Nam , Lâm chỉ là biến âm của Nam  nên Lâm ấp  nghĩa thực là :thủ phủ nước Nam , từ Nam mới là tên nước .

    Xét đến đây có thể tạm kết  : Lâm ấp là tên khác gọi nước Nam thời Khu Linh – Sri Mara nổi dậy  năm 137 – 138 trên địa bàn Tượng – Lâm tức miền Tây – Nam Trung quốc và Việt nam ngày nay , đấy chính là sự tái sinh nước Văn lang của Văn vương xưa , nước Nam - Lâm ấp 137-138 bị Đông Hán hủy diệt  nhưng đã 1 lần nữa phục sinh  ở thời Khu Linh – Khu Đạt tức anh em Triệu quốc Đạt Triệu thị Trinh năm 190 - 192 và rồi lại bị Đông Hán đánh chiếm  phần lớn chỉ còn lại đất Giao chỉ do Sĩ Nhiếp Ngạn Uy ở phía Đông và Mạnh Hoạch  cai quản  ở phía Tây .

    Trước đây do chưa có đủ thông tin có lúc người viết bài này đã cho Khu Liên chính là Lí Bí – Lưu Bị  nay xét ra không phải thế .

     Thông tin  chép trong sử Việt đã trộn lẫn  việc quân Đông Hán  đàn áp cuộc khởi nghĩa Khăn vàng do Trưng vương  lãnh đạo trên toàn cõi Trung hoa với sự việc Mã Viện đánh anh em Triệu quốc Đạt – vua Nước và  bà vương -  Triệu thị Trinh trên đất Văn lang cũ khiến người họ Hùng đời sau lạc lối lầm lẫn không ít về lịch sử dân tộc mình  .

    Trong cuộc khởi nghĩa Khăn vàng Ở miền Trung Nam thiên hạ , anh em Lý thiên Bảo – Lưu Biểu và Lý Bí – Lưu Bị lãnh đạo nghĩa quân nổi lên ở Kinh châu tức Hồ Nam Hồ Bắc ngày nay , Lí Bí còn  được sử Việt gọi là Lý phật tử là hoàng thất triều Lưu bang (bị Sử Tàu biến ra nhà Tây Hán) .

    Tư liệu lịch sử Trung quốc viết :

    Năm 206 Trương Tân bị bộ tướng là Khu Cảnh giết chết. Lúc ấy, quan mục Kinh Châu là Lưu Biểu chống lại nhà Hán, sai người của mình là Lại Cung sang làm Quan mục Giao Châu. Cùng lúc ấy, Thái thú quận Thương Ngô thuộc Giao Châu là Sử Hoàng chết, Lưu Biểu liền sai Ngô Cự cùng lại Cung sang làm Thái thú quận Thương Ngô.

    “quan mục Kinh Châu là Lưu Biểu chống lại nhà Hán” cớ sự đã qúa rõ vậy mà cái lưỡi không Xương nhiều đường lắt léo dựng nên ‘huyền thoại’...nhân loạn Khăn vàng châu mục các địa phương chiêu binh mãi mã tự chống ‘giặc’ ...sau hết giặc rồi ‘nhân tiện’ sẵn quân binh chống luôn triều đình vua chúa Hán tộc ... Lưu Biểu - Lưu Bị- Tôn Kiên đều được xếp vào diện này ...thật nực cười .

    Tào Tháo cầm đầu Hán quân đánh vào Kinh châu , Lý thiên Bảo – Lưu Biểu và Lý Bí – Lưu Bị chạy về đất Dạ lang ở Qúy châu sử Việt chép sai thành ra nước Dã năng ...,  ở Dạ lang – Dã năng   Lý thiên Bảo xưng là Đào lang vương và qua đời giao lại binh quyền cho Lý Bí – Lưu Bị – Lý phật Tử , Lý Bí Lưu Bị đem quân chiếm quận ‘Ích châu’ ở tây Vân nam sử Việt chép thành  chiếm ‘Ái châu’ ở Thanh hóa ...và Lý Bí – Lưu Bị xưng là Lý Nam đế năm 220 , Nam đế không phải vua nước Nam thì là gì ?; rõ ràng nước Nam đã phục sinh lần thứ 2 với quân Khăn vàng do Lý thiên Bảo – Lý Bí lãnh đạo trên địa bàn Tượng Lâm tức miền Tây – Nam Trung quốc ngày nay  , tư liệu lịch sử Trung quốc nắn thành huyện Tượng lâm thuộc cực nam của quận Nhật nam ở miền Trung Việt nam ???. nhiều nhà sử học xác định Tượng lâm cực nam của Nhật nam là vùng Bình Trị Thiên ngày nay , kinh đô Lâm ấp ban đầu là Khu túc  ở Huế  thế mới hay ...Bắc – Nam lộn tùng phèo hết trọi  ...không sao hiểu nổi , cũng vì không biết chính xác về đất Tượng Lâm mà Cột đồng Mã Viện đánh dấu biên giới cực nam của Hán quốc được gắn bánh xe chạy lung tung ba hồi ở Khâm châu bốn hồi  sang Vân nam rồi xuống tới đèo Ngang miền trung Việt... thậm chí chạy tuốt sang tới Campuchea...

    Mã Viện và Hán quân bị quân Khăn vàng của Đạt vương – Đô Dương cầm chân buộc phải cắm trụ đồng phân ranh đất Hán và Giao chỉ ở Khâm châu- Quảng Tây , phía Đông Giao chỉ độc lập do Sĩ Nhiếp 2 tức Ngạn Uy  lãnh đạo , vì cũng như kẻ sĩ Đặng Nhượng – Tích Quang trước , Ngạn Uy không xưng đế nên sử sách gọi là Sĩ Nhiếp nghĩa là  người có học nhiếp chính hay tạm nắm quyền điều hành việc nước , Lý thiên Bảo đã có ý muốn thu phục Giao châu nhưng Sĩ nhiếp đã đem Giao châu nhập vào với Đông Ngô của Ngô vương Quyền .

    Ở phía Tây Giao châu  giải đất từ giáp giới Tượng Lâm tới Thanh Nghệ Tĩnh do Mạnh Hoạch cầm đầu vẫn liên tục chống lại Đông Hán cho tới khi Lý Bí Xưng Nam đế thì Mạnh Hoạch nhập vào nước Nam tức Lâm ấp . Lý Bí – Lưu Bị là con cháu Lý Bôn – Lưu Bang nên quyết chí khôi phục cơ đồ của tiền nhân cùng  Khổng Minh dời thủ đô nước Nam (có khi gọi là Nam Việt) từ Lâm ấp đến miền Tứ xuyên nhằm thực hiện việc chiếm lại vùng đất sử Tàu gọi là Hán trung tức đất gốc nơi có Đại Hưng thành của  triều đại Lý Bôn - Lưu Bang ,  từ đấy sử Tàu gọi nước Nam của Lý Nam đế là Tây Thục hay Thục Hán .

    Tào Ngụy thay Đông Hán tiếp tục tiến đánh Tây Thục , năm 263 chiếm được kinh đô của Thục ở Tứ Xuyên sử tàu coi đây là mốc Ngụy diệt nước Thục tức diệt nước Nam hay Lâm Ấp  , chính xác thì người diệt Thục là Tấn vương Tư mã Chiêu ông tổ của Tấn Hãn quốc không phải Tào - Ngụy . Nước Thục chỉ mất Kinh Đô ở Tứ xuyên và không còn triều đình trung ương nữa , miền Tượng - Lâm nghe theo lời Sĩ nhiếp về với vua Tôn Quyền ở Đông Ngô . Miền Đông Giao chỉ rơi vào tay nước Tấn khi Đông Ngô diệt vong , Miền Tây và đất phía Nam Giao chỉ trở thành 2 nước Minh Đường và Lâm ấp (mới hay giai đoạn 2), Minh đường thiết Mường sau là nước Mường hay Bản Mường còn gọi là Bồn Mang , là căn cứ địa từ đấy dựng nên nước Nam Chiếu lừng lẫy 1 thời trong lịch sử Á châu  thời Trung đại .

    Tấn quốc (Tây Hán thực) sau khi diệt Thục và Ngô đặt toàn cõi Trung hoa dưới móng ngựa của họ đã tến hành việc xóa sổ Trung hoa và Văn lang bằng cuộc ‘văn chiến’ thâm độc và triệt để : thay đổi toàn bộ địa lý hành chánh thiên hạ khiến người Trung hoa mất toàn bộ thông tin về cố quốc ; trên đất Văn lang cũ nước Nam của Lý Nam đế hay Nam Việt đế lãnh thổ là toàn bộ miền Tây Nam thiên hạ bị biến thành nước Lâm ấp thuộc quận Nhật Nam ở miền Trung Việt nam ngày nay , Tượng – Lâm thành ra vùng Thừa thiên – Huế , Tượng quân bị cho vào ‘hư vô’ khiến đến nay bao nhiêu trường đại học Trung quốc hợp sức mà tìm vẫn chưa ra... ,Giao chỉ là toàn cõi từ Trung ra Bắc bị đám ma mãnh sửa lại là quận Giao chỉ ở Bắc bộ ngày nay , Củu chân chính xác là cả vùng Qúy châu – Dạ lang được họ định vị lại là quận Cửu chân ở vùng Thanh hóa  ..., có thể nói toàn bộ thông tin địa lý hành chính Trung hoa đã bị nhà Tấn ‘xoá bài làm lại’  cắt đứt sự liên thông về tâm linh dân Trung hoa với quá khứ Thiên hạ của cha ông xưa  để từ đấy  chỉ còn biết  đến Tấn hãn quốc (Tây hán thiết Tấn ),chỉ biết lịch sử Tấn quốc và văn minh Tấn quốc gốc vốn  chăn ngựa ở thảo nguyên Bắc Hoàng hà chẳng còn biết gì đến Hữu Hùng quốc và Hùng vương nữa . Sự tàn nhẫn độc ác  này đã xô đẩy phần lớn người Hoa Nam rơi vào cảnh bi thương vô cùng ...mồ cha không khóc , khóc đống mối .

    Lâm ấp thời kỳ 2 do Phạm Hùng con cháu dòng bên mẹ của Khu Liên - Khu Đạt – Triệu quốc Đạt – Triệu thị Trinh tức ‘chúa nước Nam’ lãnh đạo (tư liệu dân gian gọi là Phạm duy Hinh) phải chăng chính do mối liên hệ huyết thống thông qua Khu Liên – Sri Mara mà người Chăm còn có tên là người Kinh Cựu tức Kinh cũ , Kinh thời Khu Linh (khu linh thiết kinh) ?, nếu qủa đúng như vậy thì người Kinh và người Chăm là mấy giống ?.

    Các vua Lâm ấp từ Phạm hồ Đạt năm 399 tới Phạm dương Mại năm 432 sau nữa là Phạm Chí liên tiếp tấn công  nhà Tấn và Lưu Tống của Hán tộc đòi lại đất Giao chỉ ; đặc biệt  vua Chăm Phạm dương Mại  sau nhiều lần đòi người Hán trả lại Giao chỉ không được đã thành lập liên quân Đông Nam Á gồm Lâm ấp , Phù nam - Chân lạp và Kim lân (Mã lai nay) gọi chung là quân các nước Côn lôn  tiến đánh  Lưu Tống nhằm chiếm lại Giao chỉ nhưng cơ trời vận nước ...việc không thành  ; Chính  Sự việc này đã chỉ ra : người Chăm nói riêng và người Côn lôn nói chung vẫn coi người Giao chỉ có liên hệ máu thịt với họ , đất Giao chỉ là vùng đất thiêng liêng của họ  bị ngoại bang chiếm đoạt nên mới  phải hy sinh không tiếc Xương máu mà dành lại  .

    Lịch sử Lâm ấp đặc biệt lưu ý mốc thời gian năm 605 khi  tướng nhà Tùy là Lưu Phương đánh vào kinh thành Simhapura (Trà kiệu) , vua Phạm Chí bỏ thành chạy ra biển. Sử viết ....sau đó Lưu Phương rút quân về tức không chiếm đóng nhưng sách sử lại chép ...2 năm sau :

    Năm 607, Tuỳ Dạng đế bỏ các tên châu quận cũ chia lại  Giao châu thành bảy quận :


    - Giao Chỉ gồm 9 huyện, (Bắc Bộ).

    - Cửu Chân gồm 7 huyện, (Thanh Hoá).

    - Nhật Nam gồm 8 huyện, (Nghệ Tĩnh) .

    - Tỷ Cảnh gồm 4 huyện, (Bình Trị Thiên).

    - Hải âm gồm 4 huyện, (Bình Trị Thiên).

    - Lâm ấp gồm 4 huyện, (Bình Trị Thiên).

    - Ninh Việt (gồm Ngọc châu và Khâm châu).
     
    Trị sở quận Giao Chỉ được dời từ Long Biên (Bắc Ninh) về Tống Bình (Hà Nội).


    Rõ ràng Lâm ấp đã nhập vào Giao châu từ đời Tùy về sau còn Lâm ấp nào nữa ?.

    Để ý 1 chút người ta có thể nhận ra ngay sự bất hợp lý ở quy mô các quận của Giao châu  ; Giao chỉ là cả Bắc bộ trong khi Cửu chân chỉ là  Thanh hóa , Nhật nam là vùng Nghệ tĩnh sao Tượng Lâm cực nam cuả Nhật nam  có thể là vùng Huế – Thừa thiên ?. Cả 1 nước Lâm ấp  chỉ là 4 huyện ở Bình trị thiên  trong khi Trà kiệu kinh đô lâm ấp lại ở tuốt Quảng Nam thế mới lạ ? còn Chàm Dừa Bình định Chàm Cau Khánh hoà là sao ? có lẽ nào Lâm ấp không phải là Champa – Chiêm thành ?, các địa khu cu6a Chăm tộc : ViJaya ; ja không phải là dừa sao , Cauthara không phải là cau ?, Panduranga không phải phan rang – phan ranh sao ...toàn tiếng Việt cả đấy có phải Phạn phiếc  ấn iếc gì đâu ? ...tóm lại chính do ‘không thực’ chỉ là sự đoán mò chữa cháy hoặc cố ý ngụy tạo vì lý do nào đấy mà thông tin lịch sử của mấy ông Tàu để lại về Lâm ấp - Chiêm thành và cả Phù nam - chân lạp – Nam chiếu …nữa càng tìm hiểu cặn kẽ càng trở nên rối loạn không hiểu gì  vì  đủ thứ thông tin  tréo ngoe ông chằng bà chuộc chẳng đâu ra đâu.

    Lịch sử Việt nam và Chămpa , sự liên hệ của người Việt và người Chăm trong qúa khứ còn muôn ngàn khuất tất , mớ bòng bong không biết đến bao giờ mới gỡ ra được .

    Xưa nay vẫn biết có người Kinh người Chăm nay biết thêm...Chăm còn được gọi là người ‘Kinh cựu’ tức Kinh cũ Kinh trước đây , hoàng thành Thăng long bộ mặt của văn hóa Đại Việt được xây bằng gạch Chăm và bàng bạc khắp nơi sắc thái văn hóa Chăm  thì (người viết) đành ...thú thực ...chẳng còn biết mô tê ra ất ra giáp gì nữa  ...duy chắc chắn 1 điều ...bất kì ai  sống trên lãnh thổ Đông dương ...nếu không là con cháu Hoàng đế - Viêm đế thì cũng là con cháu Xi vưu ;  3 dòng tộc đã hợp nhất thành người họ Hùng từ ngày  Lập Hữu Hùng quốc tức nước của người họ Hùng .

      Hôm nay: 28/3/2024, 10:42 pm