Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Sử thuyết Hùng Việt và ngữ hệ của tiếng Việt . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Sử thuyết Hùng Việt và ngữ hệ của tiếng Việt . Flags_1



    Sử thuyết Hùng Việt và ngữ hệ của tiếng Việt .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Sử thuyết Hùng Việt và ngữ hệ của tiếng Việt . Empty Sử thuyết Hùng Việt và ngữ hệ của tiếng Việt .

    Bài gửi by Admin 30/7/2014, 1:39 pm

    Theo bài viết “Cơ sở xác định nguồn gốc tiếng Việt” (đã đăng lại trên trang này ) Thì :

    Giới nghiên cứu ngôn ngữ  chưa thống nhất , hiện Việt ngữ được xếp vào nhiều ngữ hệ khác nhau :

    Việt ngữ thuộc về ngữ hệ Hán Tạng.

    Việt ngữ thuộc về ngữ hệ Tai – Ka Đai (Thái ngữ ) .

    Việt ngữ thuộc về ngữ hệ Nam đảo (Mã lai ) .

    Việt ngữ thuộc về ngữ hệ Nam Á (Mon-Khmer).

    Hiện quan điểm xếp Việt ngữ thuộc về ngữ hệ Nam Á (Mon-Khmer) được đa số tạm chấp nhận .

    Trong số các học gỉa nghiên cứu về nguồn gốc tiếng Việt thì quan điểm cùa Taberd (1838): “tiếng Việt chỉ là một nhánh bị thoái hoá của tiếng Hán”…là bậy bạ nhất . Tiếng Hán là tiếng gì ? phải chăng ý tác gỉa nói đến Quan thoại ?, nhiều người tự bơm bong bóng …đấy là tiếng nói nhà Quan ; quan quyền gì đâu , quan chỉ là dịch từ ‘nom – nhìn’ của Việt ngữ , do trục Nam – Bắc nay đã lộn ngược nên Quan thoại là tiếng nói của người phương Bắc thế thôi , chính ra thì Quan thoại phải hiểu là tiếng của người Nam man mới đúng , man là biến âm của Mun tiếng Việt nghĩa là màu đen chỉ Huyền thiên hay phương đen – mờ – kăm kăm rét theo quan niệm của Dịch học , Phương Bắc hiện nay là phương màu Đen ; từ gốc đen – mờ – kăm sách sử mới có giống Nam man : nước Mông – mờ , nước Liêu – lu , nước kăm – Kim , nước Mãn – mỉn – tối , nhà Minh – mỉn – tối . Nước Quan tức thuộc quốc phương Nam của nhà Thương Ân thì ‘họ’ biến ra nước Quang là sáng láng , Quan vũ nghĩa là vua giống Nam man (vũ là ký âm của vua) biến ra Quang vũ tên riêng rồi thêm chữ ‘đế’ vào thành ra ông vua có tên là Quang vũ tổ của Đông Hán , ngày nay người ta cho tiếng nói vùng Tứ xuyên là 1 nhánh biến đổi đi từ cái gốc Quan thoại … toàn là chuyện ăn ngược nói ngạo , tiếng nói vùng Tứ Xuyên chính là Tần ngữ , Tần thủy hoàng sau khi chiếm được vùng Sơn Tây – Hà Bắc phía bắc Hoàng hà (cổ sử gọi là đất Hà nam – lại nói ngược ?) đã ra lệnh ….đuổi người Nhung đi và di dân Tần đến ở … đấy chính là cơ sở lịch sử để nói ngược lại …Quan thoại chỉ là 1 nhánh ngôn ngữ ra đời từ cái gốc tiếng Tứ xuyên …, lịch sử Trung quốc và lịch sử Văn hóa văn minh Trung hoa đang lưu hành đầy dãy những cái ngược ngạo như thế . Theo Sử thuyết Hùng Việt thì Tần ngữ – tiếng Tứ xuyên lại chỉ là 1 nhánh phát triển từ cái gốc Giao chỉ mà thôi như vậy so ra thì Quan thoại chỉ là nhánh hàng ‘cháu’ của Việt ngữ .

    Lịch sử ngôn ngữ không thoát ly khỏi lịch sử dân tộc mà lịch sử cộng đồng dân tộc Việt hiện còn đang lẩn trong màn mây mù , điều hiện biết và đã viết ra của qúa khứ người Việt mới chỉ là …thấp thoáng bóng dáng mà thôi chưa thể gọi là 2 năm rõ mười đâu …

    Khi xếp Việt ngữ thuộc họ ngôn ngữ này ngôn ngữ khác đã là sai lầm căn cơ ,đặt Việt ngữ ở tầng nông hơn 1 ngôn ngữ mẹ ở tầng dưới (dù chỉ là tên khoa học thì nó vẫn ngầm xác định nguồn gốc của ngôn ngữ và tộc người ) dù Mon-Khmer , Hán Tạng hay Tai – Ka Đai đều là … ‘sinh con rồi mới sinh cha’ .

    Sử thuyết Hùng Việt đã chỉ ra chính Giao Chỉ – ‘chỗ giữa của trời đất’ mới là đất gốc tổ của người Hoa (không phải Hán) và người Đông nam Á như thế cũng đã đồng thời xác định tiếng nói người Giao chỉ tức Việt cổ mới ở cơ tầng ngôn ngữ sâu nhất , là 'cao tằng tổ'  của tất cả ngữ hệ mà các học gỉa đã nêu ra .

    Tại sao không nói Hán văn (thực ra là Hoa văn) là nhánh thoái hoá của Việt ngữ ?.

    Tại sao không nói tiếng Mã lai – Nam đảo giống tiếng Việt đến 40 % về từ ?

    Tại sao không nói tiếng Thái bắt nguồn từ tiếng Việt mà đi nói ngược lại ?.

    Nói tiếng Việt là ngôn ngữ họ Mon-Khmer được xử dụng nhiều nhất …nghe nó ngược ngạo sao ấy ! , Hợp lý ra khi đa số người sử dụng 1 ngôn ngữ thì khoa học lấy tên tộc người đó làm chuẩn mà định danh cho họ ngôn ngữ …, như ngôn ngữ có đa số người sử dụng là người Hán và Tạng thì định danh là ngữ hệ Hán -Tạng , Việt ngữ chỉ là 1 nhánh của ngữ hệ ấy , nhưng khi tiếng Việt là tiếng nói của tuyệt đại đa số người xử dụng thì người ta lại gọi đó là ngữ hệ Mon-Khmer …thế là làm sao ?.

    Những từ cơ bản giống với từ tiếng Khơme , những từ ở trình độ văn minh cao hơn lại giống với tiếng Hán …vậy ra Việt ngữ là ngôn ngữ vay chỗ này 1 ít mượn chỗ kia 1 ít …không lẽ dân tộc Việt ra đời sau người Hán và Mon-Khmer Và nếu như thế thì làm gì có bản sắc văn hóa Việt và nền văn minh Việt cổ ? , phải chăng người Việt là giống kém phát triển nên mới phải đi vay mượn từ ‘cao cấp’ của Hán ngữ để diễn đạt và truyền lưu ?.

    Thàng tựu của di truyền học đặc biệt mới nhất là AND đã xác nhận điều Sử thuyết Hùng Việt chỉ ra : vịnh Bắc bộ là cái nôi của mã di tố O theo dòng cha , mọi sắc dân mang mã di tố O dù là O+ hay O 1 – O2 – O3 tức người Hoa người Thái người Mã người Indonesia .v.v. cũng đều từ cái gốc ấy sau mới lan tỏa dần đến những miền đất mới và hình thành dân tộc với nền văn hóa văn minh riêng .

    Con người từ đấy mà ra thì tiếng nói cũng phải từ đấy mà ra .

    Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học nhưng dựa vào lịch sử dòng họ Hùng mà xác quyết :

    Việt ngữ tiếng nói ở Giao Chỉ mới là ngôn ngữ ở cơ tầng dưới cùng và chính là mẹ của các ngữ hệ Nam Á – Nam đảo thậm chí là cả Hán Tạng (thông qua Đường ngữ) .

    Các nhà Nhân chủng học và Ngôn ngữ học ơi , xin xem lại những tên gọi mà lớp khoa học gia Tây phương đời trước do khiếm khuyết kiến thức về phương Đông đã lỡ sai , nếu không thì …chính qúy vị trở nên …lạc hậu so với thời đại , bất hợp lý thì không còn là khoa học nữa …, phải chăng qúa sợ Thành cát tư hãn mà qúy vị gọi cả giống da vàng là chủng Mongoloid khi Mông cổ liệu người có được mấy mống ?, Phải chăng vì con số 1200 triệu và mớ sử thập cẩm ‘Càn long chế phẩm’ mà qúy vị cho tiếng Việt là nhánh thoái hóa của tiếng Hán ?.

    Nước Việt xưa là Âu Lạc , Âu là Ai lao thiết , Ai lao di là giống dân ở vùng Tây – Nam Trung hoa chủ yếu là Thái Tày Choang vậy …tiếng Việt và tiếng Thái giống nhau là chuyện đương nhiên không phải bàn .

    Người Chăm nước Chiêm thành còn gọi là người La , bằng chứng vùng biển ngoài khơi Chiêm thành gọi là La hải mà La với Canh chỉ là 1 phân cực thành 2 đầu của La bàn phong thủy, La với Canh 2 mà là 1 như thế tiếng Kinh – Việt giống tiếng Chăm – Nam đảo (cùng hệ với tiếng Mã lai – Indo) có gì lạ đâu ?.

    Thời gian không ngừng trôi , khoa học luôn phát triển , cái mới phủ định cái cũ … đấy là quy luật ; cái hôm qua đúng …hôm nay chưa chắc và …ngày mai có thể sai .

      Hôm nay: 19/4/2024, 11:21 pm