Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Triệu Vũ Đế Lưu Bang Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Triệu Vũ Đế Lưu Bang Flags_1



    Triệu Vũ Đế Lưu Bang

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Triệu Vũ Đế Lưu Bang Empty Triệu Vũ Đế Lưu Bang

    Bài gửi by Admin 3/8/2014, 1:28 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/

    QUAN TRUNG CỦA NHÀ TẦN

    Tần Thủy Hoàng bản kỷ (Sử ký Tư Mã Thiên) chép:
    Năm thứ 35 (205 TCN), sai làm con đường thông từ huyện Cửu Nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi, nhờ vậy đường đi suốt và thẳng. Thủy Hoàng cho rằng ở Hàm Dương người thì đông mà cung đình các vua trước thì nhỏ nói:
    - Ta nghe vua Văn Vương nhà Chu đóng đô ở đất Phong và Vũ Vương đóng đô ở Cảo, miền giữa Phong và Cảo là đô của đế vương.
    Bèn sai xây cung để tiếp các triều thần ở phía Nam sông Vị…
    Ở Quan Trung, số cung đến 300 cái, ở ngoài Quan Trung hơn 400 cái. Thủy Hoàng bèn sai dựng đá ở bờ biển Đông Hải thuộc đất Cù để làm cửa phía Đông của nhà Tần, nhân đấy dời 3 vạn nhà đến Ly Ấp, 5 vạn nhà đến Vân Dương, những nhà này đều được tha việc công dịch mười năm.
    Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất thiên hạ đã cho dời kinh đô – trung tâm hành chính (nơi “tiếp các triều thần”) về phía Đông (gần biển hơn) Nam (Nam sông Vị). Trung tâm mới của nhà Tần này nằm ở quãng giữa hai kinh đô của nhà Chu là Phong và Cảo. Đất Phong là Phong Châu ở Bắc Việt ngày nay, Cảo là Vân Nam nên nơi Tần Thủy Hoàng dời đô về là ở trên đất Quảng Tây.
    Ngô Thì Sĩ có cho một thông tin: Xét sách Việt chí, cách phía Tây huyện Hưng Yên thuộc tỉnh Quảng Tây 40 dặm có một cái thành tương truyền do Tần Thủy Hoàng đắp ra để ngăn cách nước Việt. Chân móng xây bằng đá, nền cũ hãy còn. Về phía Tây Nam cũng có thành của nước Việt ta, phía Bắc cách thành của nhà Tần 20 dặm.
    Rất có thể thành nhà Tần ở Hưng Yên – Quảng Tây là một trong những cung điện mà Tần Thủy Hoàng đã xây khi dời đô về phía Đông Nam. Quan Trung nhà Tần do vậy lúc này nằm ở đất Quảng Tây – Quý Châu.
    Con đường “thông từ huyện Cửu Nguyên đến Vân Dương” mà Tần Thủy Hoàng xây dựng là từ Quý Châu (= Cửu Nguyên vì Cửu = Quý là số 9) tới Quảng Tây (Vân Dương nghĩa là phía Đông của Vân Nam). Cửa biển phía Đông của nhà Tần lúc này là cửa Cù, nay là Cửa Ông ở Móng Cái. Đây cũng là con đường mà Thủy Hoàng đã vài lần đi tuần du phía Đông tiếp sau đó. Chứng tích là chuyện Thủy Hoàng gặp đạo sĩ thầy thuốc Yên Kỳ Sinh với các di tích ở khu vực ven biển Đông còn tới nay (như núi Yên Tử ở Quảng Ninh).

    Triệu Vũ Đế Lưu Bang Page01-1024x889


    Vị trí một số địa danh và các quận cực Nam của nhà Tần
    (Khu vực khoanh tròn chỉ vị trí Quan Trung của nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng dời đô về phía Đông Nam)

    Như vậy đất Quan Trung của nhà Tần nằm trên khu vực nơi mà năm thứ 33 (năm 216 TCN), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.

    Thực ra khu vực các quận Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải cùng với quận Tam Xuyên là đất của nhà Đông Chu đã bị nhà Tần chiếm từ khi Tần Chiêu Tương Vương diệt Chu Noãn Vương năm 256 TCN. Tần Thủy Hoàng năm thứ 33 tiến hành cuộc dời đô và di dân quy mô lớn trong khu vực này chứ không phải tiến chiếm lần nữa.
    Tiếp theo, Nam Việt Úy Đà liệt truyện (Sử ký Tư Mã thiên) chép: Khi nhà Tần bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Còn Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN], (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua (Triệu Đà) chiếm lấy đất Lâm Ấp và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương.
    Như vậy Triệu Đà chứ không phải ai khác là người đã chiếm lại các quận mà Tần Thủy Hoàng lập ra trên đất Việt vào thời điểm năm Tần Nhị thế thứ 3 (207 TCN). Triệu Đà xưng là Nam Việt Vũ Vương.
    Cùng năm này là lúc Lưu Bang chiếm được Quan Trung của nhà Tần. Lưu Bang tiếp ngay đó đã xưng vương (Hán Vương theo phong vương của Hạng Vũ). Triều đại của Lưu Bang được bắt đầu tính từ năm 206 TCN (Cao Tổ năm thứ nhất). Thiên Nam ngữ lục nói về thời điểm này:


    Lần kể đã được ba đông
    Thay Tần, Hán đã cửu trùng làm vua
    Xa thư một mối góp thu
    Ai đương Giáng, Quán, ai đua Hàn, Bành.

    Sự trùng khớp về không gian và thời gian diệt Tần xưng vương của Lưu Bang và Triệu Đà là các lý do đầu tiên để xác định Triệu Vũ Đế chính là Lưu Bang.


    TRẢM XÀ KHỞI NGHĨA VÀ THĂNG LONG
    Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Cao Tổ bản kỷ Lưu Bang vốn là một đình trưởng ở đất Bái, khi làm nhiệm vụ dẫn dân phu đi Lịch Sơn, nửa đường thấy số người bỏ trốn quá nhiều, sợ rằng theo pháp luật nhà Tần, không hoàn thành việc áp giải dân phu sẽ bị tội, nên Lưu Bang đã thả tất cả dân phu rồi cùng nhau lên núi chống lại Tần theo kiểu “anh hùng Lương Sơn Bạc”.
    Còn Triệu Vũ Đế thì được Trần Hưng Đạo kể là: Nước ta thuở xưa, Triệu Vũ Vương dựng nghiệp, Hán đế đem binh đến đánh, Vũ Vương sai dân đốt sạch đồng áng, không để lương thảo cho giặc chiếm được, rồi đem đại quân sang châu Khâm, châu Liêm đánh quận Trường Sa, dùng đoản binh mà đánh được, đó là một thời…
    Cách dùng đoản binh, đánh “du kích” này và chuyện Lưu Bang khởi nghĩa bắt đầu với vài trăm người ở núi Mường Đăng là một.
    Cũng Sử ký Tư Mã Thiên kể Lưu Bang khi khởi nghĩa ở Mường Đăng Lưu Bang đã chém con rắn trắng (Bạch Đế) cản đường và Lưu Bang được xem là Xích Đế. Bạch là màu trắng, chỉ phương Tây. Bạch Đế ở đây chỉ Tần Thủy Hoàng vì nhà Tần ở phía Tây Bắc của Trung Hoa. Câu chuyện Xích Đế cho thấy Lưu Bang là người của phương Nam (phương Xích đạo). Triều đại của Lưu Bang còn được gọi là Viêm Lưu cũng với nghĩa như vậy.
    Triệu Vũ Đế khi khởi nghĩa ở đất Long Biên đã thấy rồng bay lên nên gọi là Long Hưng. Điện Long Hưng nay là đình Xuân Quan ở Văn Giang, Hưng Yên bên bờ sông Hồng còn ghi rõ truyền tích này. Thiên Nam ngữ lục cũng xác nhận, chính Triệu Vũ Đế là người đã thấy rồng lên trên sông Nhị Hà và lấy đó đặt tên cho đất Thăng Long:

    Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng
    Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
    Long Biên thành hiệu Thăng Long
    Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà
    Chầu vua bay thẳng yên hà
    Lấy có cớ ấy hiệu là Thăng Long.

    Triệu Vũ Đế là Nam Việt Vũ Vương nên hiển nhiên là một triều đại của phương Nam hay phương Xích. Câu đối ở đền Đồng Xâm (Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình):

    五羊旺氣宜黄屋
    百越華風樹赤旗
    Ngũ Dương vượng khí nghi hoàng ốc
    Bách Việt hoa phong thụ xích kỳ.
    Dịch:
    Ngũ Dương khí vượng vàng xe mái
    Bách Việt gió hoa đỏ ngọn cờ.
    Ngũ Dương là tên của thành Quảng Châu xưa, nơi Triệu Đà xưng đế, đi xe mui vàng, cắm cở tả đạo là lễ nghi của bậc đế. Ngọn “xích kỳ” là biểu tượng của Bách Việt ở phương Nam.
    “Long Hưng”, “xích kỳ” của Triệu Vũ Đế như vậy hoàn toàn khớp với chuyện “Xích Đế”, “Viêm Lưu” của Lưu Bang.

    NHÂM NGAO VÀ VIÊN HUYỆN LỆNH ĐẤT BÁI

    (Xin xem thêm trong bài viết Khởi nghĩa của Triệu Đà)
    Theo Nam Việt Úy Đà liệt truyện thì Triệu Đà ban đầu là quan lệnh huyện Long Xuyên. Khi Tần Thủy Hoàng mất, loạn lạc nổ ra khắp nơi, quan úy ở Nam Hải là Nhâm Ngao đã trao lại quyền cho Triệu Đà. Triệu Đà lấy quyền đó “dần dần dùng hình pháp giết các trưởng lại do nhà Tần đặt ra, dùng những người đồng đảng thay thế. Khi nhà Tần đã bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương”.
    Long Xuyên là cách gọi khác của Tam Xuyên, vốn là quận mà Tần đã lập ra trên đất nhà Đông Chu. Tam và Long đều là các dịch tương chỉ phương Đông. Long Xuyên cũng là Long Biên, nơi Triệu Vũ Đế khởi nghĩa, thấy rồng bay lên trên sông Nhị Hà ở trên.
    Câu đối ở đền Đồng Xâm về Triệu Vũ Đế:
    中原逐鹿人何在
    南島垂黃帝有眞
    Trung nguyên trục lộc nhân hà tại
    Nam đảo thùy hoàng đế hữu chân.
    Dịch:
    Trung nguyên người mải đuổi hươu chạy
    Nam đảo đế chân rủ áo bào.
    Câu đầu nói đến tích nhà Tần để xổng mất con hươu, thiên hạ cùng nhau đuổi bắt. Tức là Tần Thủy Hoàng mất, thiên hạ nổi dậy khắp nơi tranh giành ngôi vị đế vương của Trung Hoa. Trong lúc đó thì Triệu Vũ Đế là vị “chính vương chân đế” bình thản rủ áo mà cai trị phương Nam.
    Chuyện Nhâm Ngao – Triệu Đà hoàn toàn giống chuyện của Lưu Bang lúc mới khởi nghĩa từ diễn biến tới thời gian. Sử ký Tư Mã Thiên, Cao Tổ bản kỷ chép về cuộc khởi nghĩa của Lưu Bang như sau:
    Năm thứ nhất đời Tần Nhị Thế (209 TCN) mùa thu, bọn Trần Thắng nổi lên ở đất Kỳ, khi đến đất Trần thì xưng vương là Trương Sở. Nhiều quận và huyện giết bọn quan lại cầm đầu hưởng ứng theo Trần Thiệp. Viên huyện lệnh ở Bái sợ, muốn đem quân Bái theo Trần Thiệp. Người chủ lại Tiêu Hà và quan coi ngục Tào Tham nói với viên lệnh:
    - Ông làm quan nhà Tần, mà lại muốn phản lại và đem con em đất Bái theo thì sợ họ không nghe. Xin ông triệu tập những người tránh ở ngoài, có thể được vài trăm người, để gây uy thế làm áp lực với họ. Như thế, người ta nhất định phải nghe theo.
    Viên lệnh sai Phàn Khoái mời Lưu Quý đến. Bè đảng của Lưu Quý lúc bấy giờ đã có ngót trăm người. Phàn Khoái bèn theo Lưu Quý đến.
    Lưu Quý là tên của Lưu Bang. Viên huyện lệnh của đất Bái vì sợ chư hầu nổi dậy nên đã mời Lưu Bang đến để thêm vây cánh. Lưu Bang lúc này là một thủ lĩnh của vài trăm người đóng ở vùng rừng núi Mường Đăng gần đó, chống lại Tần đã cả chục năm, tính từ lúc thả dân phu khi đi Lịch Sơn. Có thể thấy viên huyện lệnh đất Bái này và Nhâm Ngao trong chuyện Triệu Đà là một.
    Tiếp theo nhân dân đất Bái đã nổi dậy, giết chết viên huyện lệnh rồi tôn Lưu Bang lên làm thủ lĩnh, lập làm Bái Công, bắt đầu khởi nghĩa kháng Tần. Đất Bái như đã biết là chữ phiên thiết của Thái Bình. Thái Bình là nơi Triệu Vũ Đế lấy hoàng hậu Trình Thị ở Đồng Xâm, Kiến Xương (Chân Định).
    Câu đối ở đền Đồng Xâm:
    靈跡億年遺鉄斧
    帝图四百少金刀
    Linh tích ức niên di thiết phủ
    Đế đồ tứ bách thiểu kim đao.
    Dịch:
    Tích thiêng vạn năm lưu búa sắt
    Đất vua bốn hướng không dao vàng.
    “Thiết phủ” là chiếc búa sắt lưu ở đền Đồng Xâm, là một linh vật của đất Thái Bình, tương truyền là cây búa Triệu Vũ Đế được ban cho khi khởi nghiệp. Kim 金 đao刂là chiết tự của chữ Lưu 劉, chỉ triều đại của Lưu Bang.
    Triệu Vũ Đế Lưu Bang dùng đoản binh ở Mường Đăng, dựng xích kỳ khởi nghĩa ở đất Bái – Thái Bình, trảm bạch xà ở Long Biên, chiếm Quan Trung nhà Tần năm Tần Nhị thế thứ 3, xưng vương ngay sau đó, mở đầu một triều đại mới của người Bách Việt…
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Triệu Vũ Đế Lưu Bang Empty Re: Triệu Vũ Đế Lưu Bang

    Bài gửi by Admin 3/8/2014, 3:45 pm

    Thông tin Lưu Bang còn gọi là Lưu Qúy trong tư liệu Trung Hoa là Xác thực , Qúy không phải là tên mà  là cách gọi người con trai thứ 3 trong gia đình theo thứ tự : thái trọng qúy hay mạnh trọng qúy , Bang – Qúy  đã được  đóng dấu ‘chứng nhận’ bằng từ kép ‘ bôn – ba’ trong Việt ngữ ý chỉ ... Lý Bôn là anh Ba trong nhà ...

    Lý Bôn là Nam Việt đế thì ...rõ ràng cũng là Triệu Vũ đế tức Triệu Đà 100% rồi còn gì phải bàn nữa ?.

    Lý Bí là hậu Lý Nam đế tức cũng là vua nước Nam , thủ đô nước Nam là đại ấp Nam viết tắt là Nam ấp ...mập mờ ...lấp lửng biến ra Lâm ấp.

    Lý Bí vua ở Lâm ấp không lẽ cũng là Lý khu Kiên ông tổ của dòng họ Phạm vua Lâm ấp ở Miền Trung Việt Nam ?. Liệu có 2 nước Lâm ấp khác nhau ? , theo sử thuyết Hùng Việt thì  chỉ có 1 nước Nam Kinh đô là Nam ấp – Lâm ấp nhưng có 2 giai đoạn lịch sử trước và sau .

    Sử Trung hoa chép Triệu Đà chiếm Quế Lâm và Tượng quận ...sử Ta chép Đà chếm Lâm ấp và Tượng quận so ra thì rõ ràng Quế Lâm cũng chính là Lâm ấp , đúng hơn   Quế Lâm là vùng đất thuộc nước  có Kinh đô là Lâm ấp, Quế Lâm hay Quế và Lâm nay là Qúy châu và bắc Quảng Tây .

    Xác định được Lý Bôn cũng là Lưu Bang Xem ra vụ án Cột đồng Mã Viện đã có lời giải :

    Cột đồng Mã Viện phân ranh Giao chỉ và Lâm ấp đánh dấu  lãnh thổ cực Nam của Đông Hãn được chôn ở Nam Quảng Tây , sách sử Việt xác định ở động Cổ xâm Khâm châu là hoàn toàn đúng . Sở dĩ nhiều sách cả Tàu lẫn ta ‘phịa ra’ cột đồng Mã Viện chôn ở miền Trung Việt nam vì đã lầm lẫn Lâm ấp trước của Lý Khu Kiên ở Quế Lâm với Lâm ấp sau của họ Phạm ‘cháu dòng bên ngoại’ Lý khu Kiên tức nước Chiêm thành , thực thế cột đồng đánh dấu ranh giới cực Nam của giống Hán mà chôn ở miền trung Việt tức là Giao chỉ đã nằm dưới móng ngựa của Mã diện – mặt ngựa  rồi thì còn trù ếm ...đồng trụ chiết Giao chỉ diệt ...làm  gì nữa ?.

    Người Việt phải coi chừng tài tráo trở lưu manh của con cháu họ Mã – ngựa kẻo chúng âm thầm biến các đền miếu dân gian Việt thờ Phục ba tướng quân Lộ bác Đức vị tướng đã có công thống nhất Nam - Bắc triều  nước Nam Việt  thành ra nơi thờ Phục ba tướng quân Mã Viện tức Mã phục ba , thực tế  chỉ cần tráo chữ Lộ bằng chữ Mã  là coi như ...xong .

      Hôm nay: 28/3/2024, 6:29 pm