Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt Flags_1



    Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt Empty Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt

    Bài gửi by Admin 27/7/2014, 8:47 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/

    Hôm qua xem chương trình Giai điệu tự hào, chủ đề “Xa khơi” về biển đảo. Thấy có một “bình luận viên” trẻ phát biểu, đại ý là: nước ta phải mãi đến triều Nguyễn mới quan tâm đến vấn đề biển, lập các hải đội quản lý biển đảo. Còn trong truyền thuyết thì thiên về “lên rừng” nhiều hơn. Sơn Tinh thắng Thủy Tinh… Việt Nam không được biết đến là nước có truyền thống chinh phục biển…
    Nhận thức sai lệch về lịch sử chinh phục biển đảo của Việt Nam không phải chỉ do giới trẻ kém hiểu biết. Đây là do quan niệm sai của cả ngành lịch sử Việt Nam về những vấn đề trong cổ sử, dẫn đến những nhận định xa sự thực.
    Nói về biển trong cổ sử Việt trước hết phải nói chuyện Lạc Long Quân mang 50 người con xuống biển. Lạc Long Quân, quốc tổ người Việt, đã đem một nửa dân tộc xuống khai phá miền biển sau cơn đại hồng thủy thời Sơn Tinh – Thủy Tinh. Lạc Long Quân còn diệt loài Ngư tinh trên biển. Lịch sử khai thác biển của người Việt như vậy đã bắt đầu ít nhất từ 4.000 năm trước.
    Câu hỏi là tại sao sử Việt chỉ chép Mẹ Âu Cơ đưa 50 người con lên rừng, đến Phong Châu lập con cả làm Hùng Vương, mở nước Văn Lang, bắt đầu quốc gia đầu tiên trong sử Việt. Còn Cha Lạc Long đi xuống biển là đi đâu? Dấu tích 50 người con xuống biển ở đâu? 50 người con theo mẹ lập nước Văn Lang. Vậy 50 người con theo cha không lập nên quốc gia nào hay sao?


    Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt Image012

    Hình ảnh người Việt cổ trên trống đồng.

    Không phải Lạc Long quân không để lại dấu tích về quốc gia đã hình thành ở miền duyên hải mà là các nhà nghiên cứu chưa nhận ra, hay không muốn nhìn nhận những dấu tích này mà thôi. Dấu vết của Cha Lạc Long để lại rất sâu đậm trong … tín ngưỡng của người Việt. Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển mở mang Thủy phủ. Do vậy Lạc Long Quân chính là người đứng đầu Thủy phủ hay là vị Vua cha Thoải phủ trong Đạo Mẫu Việt Nam.
    Vua cha của Thoải phủ là Bát Hải Động Đình, với di tích thờ chính là ở đền Đồng Bằng (xã An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình). Văn công đồng kể:
    Dưới Thoải phủ giang hà hải ngoại
    Chốn Động Đình Bát Hải long vương
    Tam nguyên, tam phẩm, tam quan
    Quản chi tội phúc nhân gian cầm quyền.
    Vua cha Bát Hải Động Đình là cha của các hoàng tử và thập vị quan lớn từ Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam… Sau Ngọc Hoàng Thượng đế, Vua cha Bát Hải Động Đình là vị thần quan trọng chủ yếu của tín ngưỡng Tứ phủ.
    Động Đình là nơi Lạc Long và Âu Cơ đã gặp gỡ mà sinh ra nòi giống Việt. Đây là cái nôi của người Việt cổ. Động Đình không phải là cái hồ nước sâu vài mét ở Hồ Nam. Tên Bát Hải Động Đình của vua cha Thoải phủ chỉ rõ: Động Đình là biển. Biển ở phương Tám (Bát) tức là phương Đông. Động Đình hồ nghĩa là cái hồ lớn (to như cái Đình) ở phía Đông, tức là biển Đông, hay là Vịnh Bắc Bộ với bờ biển khoanh tròn hình cái hồ lớn.
    Quốc gia mà Lạc Long Quân lập nên theo truyền thuyết là Xích Quỷ. Nơi mà Vua cha Bát Hải Động Đình cùng dân khai phá lập ấp là Hoa Đào trang theo thần tích đền Đồng Bằng. Thực ra Xích là màu đỏ, màu của xứ nóng. Hoa Đào cũng là màu đỏ. Nước là Lạc Long Quân lập nên là … Hoa Hạ. Hạ hay hè cũng là xứ nóng. Lạc Long Quân là tổ của Hoa Hạ, cũng là quốc tổ người Việt vì Hoa và Việt thời cổ sử là một.
    Ngọc phả đền Hùng chép một trong 18 đời Hùng Vương có vị Hùng Hoa Vương, hiệu là Hải Lang. Đây là tên của Lạc Long Quân, vị vua đã khai mở Hoa Đào trang ở vùng Bát Hải.
    Câu đối ở cổng đền Đồng Bằng:
    Tứ thiên niên quốc tục thượng thần, Bát Hải long phi truyền dị tích
    Thập bát hiệu Hùng triều xuất thế, Đào giàng hổ lược chấn linh thanh.
    Dịch:
    Bốn nghìn năm nước gọi thượng thần, biển Bát rồng bay truyền tích lạ
    Mười tám hiệu triều Hùng xuất thế, sông Đào hổ lược dậy danh thiêng.
    Hoa Đào trang của Bát Hải Động Đình là vùng ven Vịnh Bắc Bộ ngày nay, tồn tại vào thời 4.000 năm trước. “Biển Bát” (biển Đông) đã được người Việt khai phá từ thời quốc gia, dân tộc mới hình thành.


    Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt Image013

    Vị trí của Sabah, nơi tìm thấy trống đồng Đông Sơn.

    Bằng chứng hiện hữu hơn quan niệm và truyền thuyết về việc khai phá biển đảo của người Việt là di vật được tìm thấy ở … Malaysia. Bang Sabah nước này, nằm phía Bắc của đải Borneo, nơi có ngọn núi Kinabalu cao nhất Đông Nam Á (trên 4.000m). Sabah nằm ngay sát quần đảo Trường Sa. Nếu lên thuyền từ Việt Nam đi Sabah thì sẽ phải qua quần đảo Trường Sa.
    Khảo cổ khu vực Sabah thời kỳ trước Công nguyên không có gì ngoài đúng 1 ngôi mộ cổ trong đó lại có một chiếc trống đồng Đông Sơn được chôn cùng. Chiếc trống đồng “Việt Nam” này có niên đại khoảng 2.000 – 2.500 trước, tức là thời Hùng Vương ở nước ta. Ở khu vực này không có những hiện vật đồ đồng khác của nền văn hóa đồ đồng bản địa nên chiếc trống đồng này chỉ có thể là mang từ nơi khác đến đây. Chiếc trống đồng Việt Nam ở Sabah này là một bằng chứng rõ ràng, người Việt đã có mặt ở khu vực này từ thời trước Công nguyên.

    Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt Image014

    Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt Image015
    Trống đồng dạng Đông Sơn ở bảo tàng bang Sabah tại thành phố Kota Kinabalu, Malaysia.

    Những người dân bản địa đảo Borneo (người Dayak) có trang phục cởi trần, đóng khố, xăm mình đầu đội lông chim trĩ dài, giống y hệt trang phục cư dân Việt cổ được thể hiện trên mặt trống đồng.  Đây hẳn cũng là dòng giống những người Việt cổ đã vượt biển tới định cư ở hòn đảo Borneo xa xôi này.
    Trong truyền thuyết Việt khi An Dương Vương bị Triệu Đà đuổi, chạy đến vùng Mộ Dạ ở Diễn Châu (Nghệ An) rồi cầm sừng văn tê 7 tấc mà đi vào biển. Hiểu theo ngôn ngữ ngày nay, An Dương Vương đã lên thuyền đi ra biển tránh giặc. Nếu lên thuyền từ Diễn Châu mà ra khơi xuống phía Nam thì nơi đến đầu tiên của An Dương Vương rất có thể là đảo Borneo vì đây là hòn đảo lớn gần bờ biển Việt Nam nhất. Từ đây nền văn hóa trống đồng tiếp tục lan tỏa xuống khu vực phía Nam trên vùng đất của Indonesia ngày nay, nơi có những chiếc trống đồng và tộc người dùng trống đồng đã được biết.

    Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt Image019

    Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt Image018

    Trang phục người bản địa được trình diễn ở Sabah.

    Người Việt đã đặt biển Động Đình và vua cha Lạc Long quân ở sâu thẳm trong tâm trí và tín ngưỡng của mình. Những hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, hiện vật trống đồng ở đảo Borneo cho thấy truyền thống chinh phục biển đảo của người Việt đã có từ thời đại Hùng Vương.


    Được sửa bởi Admin ngày 28/7/2014, 7:24 am; sửa lần 1.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt Empty Re: Lan man chuyện biển đảo trong cổ sử Việt

    Bài gửi by Admin 28/7/2014, 7:23 am

    Đào giang là sông Hồng ngày nay . Các con sông lớn trên đất Việt Nam và Trung hoa chính là pho sử  khắc vào trời đất , như Đào giang hay sông Hồng là đất tổ của nhà Hạ (tương quan đào – hồng – hỏa – hạ trong Dịch học)  , thượng nguồn  sông Châu hay Tây giang là đất tổ nhà Châu .v.v.

    Từ hơn 2000 năm trước công nguyên , dân tộc Hùng đã từng có  vua  Hải lang tức chúa biển cả , 1 Mai An Tiêm thời vua Hùng đã khai thác hải đảo trồng dưa hấu , đạo vợ chồng là  giềng mối của nhân luân và ngay ở cơ tầng thâm sâu ấy người Việt đã thuộc nằm lòng ...  “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” đủ biết vị trí của biển ăn sâu trong tâm thức người Việt đến mức nào vậy mà  còn có kẻ  nói ...nước ta thời xa xưa không chú trọng đến biển đảo ...đúng là  bưng tai bịt mắt nói bừa .


    Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo...ngay thời cận đại người Tàu vẫn gọi biển Đông là Giao chỉ dương hoặc vùng biển ngoài khơi Chiêm thành là La hải , La hải cũng là Bắc hải (nhà Nguyễn lập ...  ‘đội Hoàng sa kiêm quản Bắc hải’ để quản lý vùng biển Trường Sa ) , sao lại là La hải – Bắc hải trong khi hòn đảo lớn đối diện với La hải lại gọi là đảo Hải nam , gọi như thế có phải xác định hòn đảo ấy nằm ở phía Nam biển ? , đây là bằng chứng rõ ràng trục Nam – Bắc xưa nay đã lộn ngược . Một khi Bắc Nam đã lộn ngược thì lịch sử – địa lý Trung hoa cũng phải lộn theo không thể khác ...

    Dù gọi là Giao Chỉ dương và La hải không có nghĩa là vùng biển ấy thuộc chủ quyền Giao chỉ và Chiêm thành  nhưng chắc chắn ...đấy không thể  là biển Nam Trung quốc như các đấng con trời tự đặt tự gọi tự in bản đồ ...từ khi máu bành trướng nổi lên  .

    Cả rừng ‘học gỉa’ Trung quốc khi cố chứng minh chủ quyền lịch sử biển Đông  của Trung quốc cũng chỉ ‘rặn’ ra được mấy bằng chứng vớ vẩn không thể chấp nhận về mặt lý lẽ ; ...ngày nào tháng nào đó thời xa lắm cả ngàn năm trước có quan A tướng Z nào đó người Tàu đã ...trông thấy hay đi ngang qua mấy doi cát ngoài biển có từ tính gì gì đó ...như thế là đã ‘khám phá’ ra những đảo ấy và vận dụng ‘quyền khám phá’ ấy xác lập chủ quyền lịch sử ...không thể tranh cãi , thật là nực cười cho  đám học gỉa (không học thật) này , lý luận theo ‘kiểu Tàu’ thì tôi có thể có cả ngàn... ‘vợ’ vì suốt cuộc đời mình có thể mô tả cả ngàn dáng vẻ ...làn da khuôn mặt đàn bà con gái đã từng gặp hay trông thấy ...

    Nói thực lòng không ai dám chê  học gỉa Trung quốc ‘dốt’ , tài trí các vị có thừa là đàng khác …nhưng khổ 1 nỗi như người Việt thường nói …có bột mới gột nên ‘hồ’ , Hoàng sa và Trường sa rộng ra là cả biển Đông chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Trung quốc thi …lấy bột ở đâu ra , …không bột mà buộc phải gột thì chỉ nên ‘hề’ mà thôi , người  thiên hạ cười nứt bụng …

      Hôm nay: 29/3/2024, 12:39 am