Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Ba câu chuyện của nước Âu Lạc . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Ba câu chuyện của nước Âu Lạc . Flags_1



    Ba câu chuyện của nước Âu Lạc .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Ba câu chuyện của nước Âu Lạc . Empty Ba câu chuyện của nước Âu Lạc .

    Bài gửi by Admin 6/7/2014, 3:13 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn


    Thời kỳ An Dương Vương trong lịch sử nước ta hiện nay đang được xem là “nửa thật, nửa hư”. “Thật” vì An Dương Vương đánh Hùng Vương, lập ra nước Âu Lạc, chấm dứt các “huyền thoại thời Hùng”. Lại còn có cả chứng tích là thành Cổ Loa do An Dương Vương xây dựng vẫn còn. “Hư” vì Thục An Dương Vương không hề được thư tịch cổ nào ghi chép ngoài các truyền thuyết Việt. Và hơn nữa, những câu chuyện về An Dương Vương có nhiều chi tiết thật khó hiểu khi so với chính sử hiện tại.

    Thời kỳ An Dương Vương và nước Âu Lạc có 3 câu chuyện hay được kể đến. Thứ nhất là chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa sau khi thắng Hùng Vương. Thứ hai là mối tình ngang trái của Mỵ Châu – Trọng Thủy. Cuối cùng là chuyện Lý Ông Trọng được cử làm tướng Tần chống Hung Nô. Xem xét thời kỳ nước Âu Lạc của An Dương Vương không thể không đi tìm sự thật lịch sử của 3 câu chuyện này.

    XÂY THÀNH CỔ LOA

    Ai đã giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa? Có lẽ đến đứa trẻ học cấp 1 cũng biết đó là thần Kim Quy. Có ý kiến còn cho rằng thành Cổ Loa là thành Rùa, theo mô hình của Quy Thành xây bên nước Thục… Do đó Thục An Dương Vương là con cháu dòng Thục Khai Minh “thiên di” tới nước Văn Lang… Nhưng không hẳn vậy…

    Điểm tất cả các di tích tín ngưỡng còn lại trong dân gian thì thần Kim Quy không được thờ ở đâu cả. Thay vào đó, người được thờ trong chuyện này là Huyền Thiên Trấn Vũ. Vị thần này không xa lạ gì vì đây là một trong Thăng Long tứ trấn mà Trấn Vũ quán là Quán Thánh ở đầu đường Thụy Khuê cạnh Hồ Tây bây giờ.

    Nơi thờ gốc của Huyền Thiên là ở đền Sái tại làng Thụy Lôi, Đông Anh, gần thành Cổ Loa. Núi Sái tương truyền là có lối thông với núi Thất Diệu, nơi quỷ tinh Gà Trắng quấy nhiễu việc xây thành đã bị chém chết. Thậm chí cách đó không xa ở Yên Phụ, Yên Phong, Bắc Ninh còn có cả đền thờ Bạch Kê. Huyền Thiên đại thánh mới là người đã giúp An Dương Vương xây thành bằng cách cử thần Kim Quy đến giúp trừ yêu diệt quỷ.

    Từ núi Thất Diệu đi thêm một đoạn, qua đò ngang dòng sông Cầu là tới làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang). Người được thờ làm thành hoàng ở Thổ Hà là Thái Thượng Lão Quân, tức Lão Tử. Tương truyền Lão Tử đã tu hành, đắc đạo và “hóa” ở trang Thổ Hà. Nhưng kỳ lạ hơn thần tích Thổ Hà cho biết Lão Tử mới là người đã điều thần Kim Quy đến giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

    Câu đối ở đình Thổ Hà:

    Quy giải hiệu linh, Thất Diệu sơn trung truyền dịch quỷ
    Long năng thừa hóa, ngũ vân trang hạ ký đăng tiên.


    Dịch:

    Rùa biết nghiệm linh thiêng, núi Thất Diệu truyền chuyện sai khiến quỷ
    Rồng tài mau biến hóa, trang Ngũ Vân lưu tích bốc lên tiên.


    Như vậy Lão Tử là Huyền Thiên đại thánh, người đã giúp An Dương Vương xây thành ở núi Sái. Vào thời Đường, Lão Tử được tôn phong là Thái Thượng Lão Quân Huyền Nguyên hoàng đế. Do vậy Lão Tử được gọi là Huyền Nguyên hay Huyền Thiên ở các đạo quán.

    Lão Tử, vị giáo chủ Đạo giáo của Trung Hoa sao lại có mặt ở nước Nam, lại còn giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa nữa. Chuyện này phải hiểu như thế nào?

    Sách Lão Tử minh cho biết: Lão Tử là quan coi thư viện nhà Chu. Thời U vương, vùng ba sông bị động đất. Lão Tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua.

    Vùng ba sông – Tam Xuyên là đất của nhà Chu vì khi Tần diệt Chu đã lấy đất nhà Chu lập quận Tam Xuyên. U Vương là vị vua cuối cùng của nhà Tây Chu. Sau đó tới Chu Bình Vương, nhà Chu chuyển về Lạc Dương, bắt đầu thời kỳ Đông Chu.

    Cơn địa chấn lúc giao thời Tây và Đông Chu trên chính là cái nền thật của chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa ở Việt Nam. Nhà Chu khi dời đô từ Tây sang Đông đã gặp một trận động đất lớn, Đông Đô Lạc Dương bị rung chuyển. Lão Tử nhân cơ hội đó bày đàn thờ ở núi Sái giả chuyện trừ yêu diệt quỷ của đời trước để răn dạy vua Chu. Câu đối ở đình Thổ Hà:

    Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai đạo Giáo
    Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác thần tiên.


    Dịch:

    Mưa gió Đông Chu đây một thời, riêng nắm chốn thanh hư, mở đạo Giáo
    Núi sông Nam Việt chỉ đất đó, một truyền phép màu nhiệm, tạo thần tiên.


    Thời là thời Đông Chu, còn đất là đất Nam Việt. An Dương Vương xây thành ở Đông Đô (tên cũ của Hà Nội) chính là thiên tử Chu của Trung Hoa. Đạo Giáo của Trung Hoa khởi đầu bởi Lão Tử – Huyền Thiên ở núi Vũ Đương (Võ Đang), là tên của núi Sái ở Thụy Lôi, Đông Anh. Sự thần kỳ của Đạo Giáo chính là bắt đầu từ chuyện trừ quỷ tinh để xây thành cho Đông Đô.

    MỴ CHÂU – TRỌNG THỦY

    Một câu chuyện cười: Thầy giáo hỏi học sinh: “Ai đã đánh cắp nỏ thần của An Dương Vương”. Học sinh sợ hãi đáp: “Dạ, không phải em ạ!”…

    Lẫy nỏ thần, vũ khí lợi hại mà thần  Kim Quy trao cho Thục An Dương Vương đã bị Trọng Thủy đánh cắp. Tuy nhiên, nếu hỏi Trọng Thủy là ai thì có lẽ cả các giáo sư ngày nay cũng phải lúng túng chứ nói gì đến các em học sinh.

    Truyền thuyết kể Trọng Thủy là con trai của Triệu Đà đã cầu hôn con gái An Dương Vương là Mỵ Châu và xin ở rể. Họ Triệu đây là Triệu nào?

    Ở thành Cổ Loa trong am thờ Mỵ Châu nay có bài thơ đề trên bảng gỗ:

    Thành hoang khuất khúc xanh rì cỏ
    Việc cũ đau lòng biết hỏi ai?
    Tần Việt nhân duyên thành cập oán
    Non sông vận kiếp tới mày ngài
    Quyên kêu nước cũ trời sương muộn
    Trai nở dòng băng biển biếc hay
    Mờ mịt nỏ thần đâu biệt mất
    Rùa vàng lầm lỡ tới ai đây.


    Cụm từ “Nhân duyên Tần Việt” cho thấy Mỵ Châu là Việt, còn Trọng Thủy là Tần. Nhà Tần có họ Triệu, như Tần Thủy Hoàng tên Triệu Chính. Chuyện nhà Tần cho con trai đi ở rể trên đất Việt này là thế nào?

    Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn lời bình của Ngô Sĩ Liên khi nói tới chuyện Nhã Lang – Cảo Nương thời Triệu Quang Phục: Đàn bà gọi việc lấy chồng là “quy” thì nhà chồng tức là nhà mình. Con gái vua đã gả cho Nhã Lang thì sao không cho về nhà chồng mà lại theo tục ở gửi rể của nhà Doanh Tần để đến nỗi bại vong?

    Trong lịch sử nhà Tần thì chỉ có một chuyện “gửi rể” duy nhất là việc công tử Dị Nhân làm con tin ở đất Triệu, lấy nàng Triệu Cơ, thiếp của Lã Bất Vi… Câu chuyện Lã Bất Vi “buôn vua” nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa này chỉ là sự bịa đặt bóp méo sự thực về nhân duyên Tần Việt của chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy ở Việt Nam.

    Nàng Triệu Cơ trong ngôn ngữ xưa được gọi là Châu Cơ. Như Đại Nam quốc sử diễn ca kể:

    Bấy giờ gặp hội cường Tần
    Tằm ăn lá Bắc, toan lần cành Nam
    Châu Cơ muốn nặng túi tham
    Đồ Thư, Sử Lộc sai làm hai chi.

    Châu Cơ chính là nàng Mỵ Châu họ Cơ. Họ Cơ là họ của các vua Chu. Mỵ Châu là con gái vua Châu (Chu), rất rõ ràng.

    Trọng Thủy là công tử Dị Nhân – Doanh Tử Sở, cháu của Tần Chiêu Tương Vương, đi ở rể ở nước Chu, bị tráo đổi thành ở nước Triệu. Tần Chiêu Tương Vương, người đã diệt nhà Chu năm 256 TCN, mới là Triệu Đà trong Truyện Rùa Vàng. Năm này cũng là thời điểm được xem là Thục An Dương Vương đánh Hùng Vương. Sử Việt đã chép gộp hai sự kiện: việc Thục Phán – Cơ Phát phát động chư hầu diệt Ân Trụ Vương và việc Tần Chiêu Tương Vương đánh Chu Noãn Vương, vị vua cuối cùng của nhà Chu. Sự kiện đầu mở màn cho cơ nghiệp thiên tử của nhà Chu. Sự kiện sau kết thúc vương triều này của Trung Hoa, kéo dài gần 1000 năm.

    LÝ ÔNG TRỌNG

    Dựa vào chuyện Lý Ông Trọng là tướng của An Dương Vương nhưng lại giúp Tần Thủy Hoàng trấn giữ Hung Nô mà các sử gia ngày nay cho rằng đã có một sự “hòa hoãn” giữa Thục Phán và Tần, để sau đó Thục Phán lãnh đạo nhân dân Việt trường kỳ kháng chiến, đã dành lại được nước Âu Lạc sau khi Thủy Hoàng mất…

    Về cuộc tấn công của nhà Tần vào đất Việt sách Hoài Nam tử chép: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Nhưng người Việt đều vào trong rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người Tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư.

    Quân trưởng Tây Âu Dịch Hu Tống là ai? Có người đoán đó là bố của Thục Phán (Thục Vương), để Thục Phán thành người Tuấn kiệt làm thủ lĩnh kháng Tần những năm này…

    An Dương Vương hay Âm Dương Vương, chỉ vị vua đã làm nên Dịch học (Âm dương). Người tác dịch của Trung Hoa là Chu Văn Vương. Truyền thuyết Việt kể là Lang Liêu nghĩ ra bánh chưng bánh dày. “Bánh chưng bánh dày” hay “bánh trăng bánh giời” là hình ảnh của trời tròn đất vuông, âm dương mà thôi.

    Các vị vua Chu do vậy được gọi là An Dương Vương (Âm Dương Vương), là những người đã nắm bắt được Kinh Dịch (do thần Kinh Quy – Kim Quy trao tặng) mà cai quản cả thiên hạ Trung Hoa. Khi xác định vậy thì cái tên Dịch Hu Tống có thể được giải nghĩa như sau:

    -          Hu = Hậu
    -          Tống = Tông.


    Dịch Hu Tống = Dịch Hậu Tông, nghĩa là dòng dõi cuối cùng của Dịch Vương. Quân Tần đã đánh diệt hậu duệ của Dịch Vương, tức là đánh Chu Noãn Vương, vị vua Chu cuối cùng ở thành Cổ Loa, “quân trưởng” của nước Âu Lạc.

    Trở lại chuyện Lý Ông Trọng. Như đã trình bày ở trên, nhà Tần xuất phát từ hướng Tây (Thục) đánh nhà Chu ở hướng Đông (Đông Chu) nên sự kiện Tần diệt Chu còn được chép là An Dương Vương đánh Hùng Vương của nước Văn Lang (Lang Văn Cơ Xương). An Dương còn có nghĩa là “dẹp yên phương Đông” nên An Dương Vương ở đây chỉ nhà Tần. Lý Ông Trọng làm tướng của An Dương Vương, không phải là làm tướng cho nhà Thục (Chu) mà là cho nhà Tần, đúng như truyền thuyết đã kể. Ông Trọng đỗ Hiếu Liêm, được Tần Thủy Hoàng phong làm chức Tư lệ hiệu úy và gả con gái cho.

    Sách Từ Nguyên viết: Nguyễn Ông Trọng đời Tần, người Nam Hải, thân dài một trượng ba thước, khí chất đoan dũng, khác với người thường. Vua Thủy Hoàng sai cầm quân giữ đất Lâm Thao, thanh thế chấn động Hung Nô. Ông Trọng chết. Vua sai đúc tượng đồng để ở của Tư Mã, coi giữ cung Hàm Dương.

    Sách này không hề đả động gì tới Thục Phán hay Hùng Vương mà nói rõ Ông Trọng người Nam Hải làm tướng Tần ở đất Lâm Thao.

    Đại Nam quốc sử diễn ca kể về Lý Ông Trọng:

    Hiếu liêm nhẹ bước thanh vân
    Làm quan hiệu úy đem quân ngữ Hồ
    Uy danh đã khiếp Hung Nô
    Người về Nam quốc hình đồ Bắc phương.

    Hung Nô trong khổ thơ này là từ tương đương với quân Hồ. Thực vậy, bởi vì khi dùng phép thiết thì Hung Nô thiết Hồ. Lý Ông Trọng trấn giữ quần Hồ, Hồ là người ở phía Nam nước Văn Lang (nước Hồ Tôn), tức là người Chiêm Thành sau này.

    Ông Trọng sinh ra ở Từ Liêm. Từ Liêm thiết Tiêm hay Chiêm, đọc sai thành Chèm. Đức thánh Chèm (Lý Ông Trọng) như vậy là đức thánh Chiêm, chỉ rõ thành tích trấn giữ Chiêm – Hồ của Ông Trọng. Lâm Thao là Lâm Ấp, tức là miền Tây Bắc và Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay, chứ không phải ở tận Cam Túc.

    Nơi đặt tượng Lý Ông Trọng là Hàm Dương. Hàm Dương thiết Hương. Làng Thụy Hương là quê của Lý Ông Trọng. Tượng của Lý Ông Trọng không đặt ở kinh đô của Tần mà ở làng Hương, tức là ở Chèm – Từ Liêm, bên bờ sông Hồng ngày nay. Phải đặt tượng ở đó thì uy danh mới khiếp quần Hồ – người Chiêm được.

    Ba câu chuyện cổ của nước Âu Lạc đã ghi lại những sự kiện chính của thời kỳ Chu – Tần với những địa danh trên đất Việt. Có 2 An Dương Vương. Một là Thục An Dương Vương, hay Âm Dương Vương là vua Dịch học, tức là vua Chu. Vua Dịch học đầu tiên là Chu Văn Vương hay Lang Văn (Văn Lang). Chu U Vương – Chu Bình Vương xây thành Cổ Loa ở Đông Đô được sự trợ giúp của Lão Tử, bắt đầu thời kỳ Đông Chu. Dòng dõi Dịch vương cuối cùng bị Tần diệt là Dịch Hu Tống hay Dịch Hậu Tông là Chu Noãn Vương.

    An Dương Vương thứ hai với nghĩa là vị vua đã dẹp yên phương Đông, chỉ nhà Tần. Trọng Thủy là con của vua Tần lấy nàng Châu Cơ – Mỵ Châu và ở rể trên đất của nhà Chu. Tần Chiêu Tương Vương diệt Chu, tới Tần Thủy Hoàng dời kinh đô về quãng giữa hai nhà Chu, ở gần biển hơn. Đó cũng là nơi giáp với người Chiêm Hồ (Hung Nô), nơi mà đại tướng nhà Tần là Lý Ông Trọng trấn giữ.

      Hôm nay: 29/3/2024, 1:01 am