Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Giao Châu Đặng cư sĩ  Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Giao Châu Đặng cư sĩ  Flags_1



3 posters

    Giao Châu Đặng cư sĩ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Giao Châu Đặng cư sĩ  Empty Giao Châu Đặng cư sĩ

    Bài gửi by Admin 17/3/2014, 11:51 am

    Bách Việt trùng cửu nguồn http://báchviệt18.vn

    Đại Việt sử ký toàn thư: Kỷ thuộc Tây Hán: Đến cuối đời Vương Mãng, châu mục Giao Châu là Đặng Nhượng cùng các quận đóng chặn bờ cõi để tự giữ. Tướng nhà Hán là Sầm Bành vốn quen thân với Nhượng, gửi thư cho Nhượng bày tỏ uy đức của nhà Hán. Thế rồi [Nhượng] bảo Thái thú Giao Chỉ là Tích Quang và Thái thú các quận là bọn Đỗ Mục sai sứ sang cống hiến nhà Hán. Nhà Hán đều phong cho những người ấy tước hầu. Bấy giờ là năm Kỷ Sửu thời Hán Quang Vũ năm Kiến Vũ thứ 5 [29].
    Người đứng đầu 7 quận Giao Châu cuối đời Vương Mãng là Đặng Nhượng. Thân thế vị châu mục này thế nào sử sách cũ không cho biết rõ. Đặng Nhượng là người Việt hay người Hán? Có thật các thái thú Đặng Nhượng, Tích Quang, Đỗ Mục sau khi “đóng chặt bờ cõi để tự giữ” đã hàng nhà Đông Hán và được phong hầu không?
    Thời Tây Hán, trị sở của Thái thú đặt tại Long Uyên, tức là Long Biên”. Long Biên ngày nay còn một di tích liên quan đến đoạn sử bản lề giữa Tây Hán và Đông Hán này trên đất Việt. Đó là ngôi đình của thôn Gia Lâm, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đình này hiện còn giữ được một tấm bia khắc ngọc phả năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740).



    Giao Châu Đặng cư sĩ  Image002

    Đình Gia Lâm, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội


    Theo ngọc phả đình Gia Lâm thì đình thờ Hộ Pháp cư sĩ họ Đặng. Ông sinh năm 26 TCN. Năm 18 tuổi cha mẹ đều mất, ông đang học ở Gia Lâm, sau Hán Chiêu Đế cử làm Thái thú Giao Châu. Đi đánh giặc, ông phủ dụ bảo ban lễ nghĩa, quân giặc xin hàng. Nhân lúc nhàn rỗi ông quay lại dạy bảo dân điều ân nghĩa, dân chúng đều bái tạ. Đến đời Ai Đế, Vương Mãng làm loạn, ông đem quân trấn giữ quan ải, bị bao vây, ông phá vòng vây chạy về đến Long Biên và mất vào ngày 10 tháng 8 âm lịch. Vua nghe tin bèn ban sắc cho làm phúc thần, lại cho các quận Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương, Gia Lâm cùng rước mỹ tự về thờ. Đình Gia Lâm dựng trên nền lớp học cũ của ông.
    Thái thú Giao Châu cuối thời Tây Hán họ Đặng thì rõ ràng là Đặng Nhượng. Trong khu vực huyện Gia Lâm còn có xã Đặng Xá, tức là làng những người họ Đặng. Đặng Nhượng là người họ Đặng được nhắc đến sớm nhất trong sử sách Việt, có thể coi là tổ của dòng họ Đặng ở nước ta.
    Cha mẹ Đặng Nhượng mất khi ông 18 tuổi, đang học ở Gia Lâm. Có thể thấy Đặng Nhượng là người Việt chính gốc. Làm sao có thể gọi lịch sử nước ta thời kỳ Tây Hán là “mất nước” khi người Việt còn làm thái thú đứng đầu 7 quận của Giao Châu?
    Ngọc phả đình Gia Lâm cho thông tin hoàn toàn khác với chính sử. Châu mục Đặng Nhượng đem quân trấn giữ quan ải, bị bao vây và đã mất ở Long Biên. Hoàn toàn không có chuyện Đặng Nhượng nghe lời Sầm Bành mà triều cống Đông Hán và được phong hầu. Đặng Nhượng đã “chiến đấu đến hơi thở cuối cùng” và đền nợ nước tại Giao Châu.
    Vì Đặng Nhượng vẫn còn giữ ải tới thời khi Sầm Bành dẫn quân Hán tấn công nên Giao Châu không phải chống lại nhà Tân của Vương Mãng, mà là chống lại sự bành trướng của nhà Đông Hán xuống phương Nam. “Cuối đời Vương Mãng” tức là lúc lũ Lục Lâm thảo khấu (Hán quân) nổi loạn, đoạt ngai vị của người Trung Hoa. Giao Châu Đặng Nhượng là người Việt, là người Trung Hoa chính thống, chống lại sự xâm lược của Hán quân là hoàn toàn hợp lẽ.
    Đặng Nhượng, cùng các thái thú các quận Tích Quang, Đỗ Mục, là các “cừ súy” – quí tộc Việt ở Giao Châu đã kiên cường chống lại giặc Hán, giữ yên Giao Châu hàng chục năm, cuối cùng đã bỏ mình vì nước khi Mã Viện tấn công. Mã Viện đây có thể chính là Sầm Bành, tướng nhà Đông Hán lúc này.
    Đặng Nhượng, Tích Quang, Đỗ Mục, những vị anh hùng thời loạn này đã được “phong hầu”, không phải là tước hầu của nhà Đông Hán, mà là sự sắc phong của các triều đại người Việt sau đó. Ngọc phả đình Gia Lâm cho biết “Đời Hán ông [Đặng Nhượng] được phong Phổ Tế cư sĩ đại vương. Đời Trần được phong là Đương cảnh thành hoàng Hộ Pháp cư sĩ đại vương. Đời Lê Thái Tổ phong làm Phổ Tế cương nghị anh linh, ban sắc chỉ cho trang Gia Lâm tu sửa lại đền miếu để thờ phụng.
    Câu đối ở đình Gia Lâm:
    武勇扶陳名芳北國
    文淵濟世顯赫南邦
    Vũ dũng phù Trần danh phương Bắc quốc
    Văn uyên tế thế hiển hách Nam bang.


    Dịch:
    Võ dũng phù Trần, danh vang Bắc quốc
    Văn sâu tế thế, hiển hách Nam bang.
    Bên cạnh công lao là một vị tướng đánh giặc giữ nước Đặng Nhượng còn là một kẻ sĩ văn tài uyên bác (được sắc phong là “cư sĩ”), mở trường dạy học cho dân chúng. Đình Gia Lâm tương truyền được dựng trên nền trường học cũ của Đặng Nhượng. Như vậy công tích và hành trạng của Đặng Nhượng hoàn toàn giống với Sĩ Nhiếp. Kẻ sĩ nhiếp chính vào cuối thời Vương Mãng ở Giao Chỉ chính là các vị Đặng Nhượng, Tích Quang, Đỗ Mục mà trong đó Đặng Nhượng là người đứng đầu.
    Ở thôn Gia Lâm ngoài đình làng thờ quan họ Đặng làm thành hoàng còn có ngôi nghè riêng để thờ cúng vị cư sĩ này. Thôn Gia Lâm của xã Lệ Chi nằm ven bờ sông Đuống, ngay sát với khu vực thành Luy Lâu, trị sở của Sĩ Nhiếp ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Xem lại câu đối ở đền Sĩ Nhiếp tại Tam Á (Thuận Thành):
    Huynh đệ liệt quận hùng phong trì Ngụy Ngô khởi uy trị gia dĩ đặc sắc
    Thi thư giáo nhân hóa lý bổ Nhâm Tích dẫn văn minh phái ư tiền hà.
    Dịch:
    Anh em các quận, hùng phong lan đến Ngụy Ngô, dậy uy trị nhà đủ đặc sắc
    Sách vở dạy người, lẽ bảo thêm cho Nhâm Tích, dẫn đầu văn minh hơn ngày xưa.
    Khởi uy trị gia” đây không chỉ có nghĩa là quản lý gia đình. Chữ “gia” ở đây phải hiểu nghĩa rộng hơn. Thời Sĩ Nhiếp – Đặng Nhượng, “quốc” là nước của Vương Mãng đã rơi vào tay giặc Hán. Chỉ còn “gia” là khu vực Giao Châu được Sĩ Nhiếp cai quản, gìn giữ.
    Địa danh Gia Lâm rất có thể có nghĩa là trị sở (Gia) của … Lâm Ấp (Lâm) thời Sĩ Nhiếp, tức là trị sở của khu vực phía Nam Trung Hoa. Sĩ Nhiếp cai quản Lâm Ấp còn được nhắc đến trong câu đối ở đền Tam Á:
    Khởi trung nghĩa công thần tâm kì, bỉ hà thì thử hà thì, an đắc lục bách tải di dung năng nhiếp Lâm Ấp.
    Thị sự nghiệp văn khoa cử tích, trị diệc tiến loạn diệc tiến, tối củ tứ thập niên chính sách chửng biểu Giao Châu.
    Dịch:
    Há tấm lòng công thần trung nghĩa lớn, đây thời nào đấy thời nào, yên ổn sáu trăm năm khoan dung ấy giúp quản Lâm Ấp.
    Là thi cử văn khoa sự nghiệp xưa, trị cũng tiến loạn cũng tiến, qui củ bốn mươi thu chính sách kia cứu tỏ Giao Châu.
    Việc xác định Giao Châu Đặng Nhượng là Sĩ Nhiếp, một người Việt quê ở Gia Lâm, cho thấy rõ bản chất của cuộc chiến cuối thời nhà Tân là cuộc đấu tranh của người Việt Giao Chỉ chống quân Hán xâm lược. Những kẻ sĩ đã bỏ mình vì nước đã được các triều đại sau đó tôn vinh, phụng thờ. Việt Điện u linh đặt Truyện Sĩ Nhiếp lên đầu tiên trong các thần linh đất Việt là hoàn toàn hợp lẽ. Nhà Trần sắc phong cho Đặng Nhượng là Hộ Pháp cư sĩ đại vương, cho Sĩ Nhiếp là Gia ứng thiện cảm linh vũ đại vương là những danh hiệu vô cùng cao quí, ghi nhận đúng công lao của các bậc tiền nhân này.


    Văn Nhân góp ý

    .... Đến đời Ai Đế, Vương Mãng làm loạn, ông đem quân trấn giữ quan ải, bị bao vây, ông phá vòng vây chạy về đến Long Biên và mất vào ngày 10 tháng 8 âm lịch. Vua nghe tin bèn ban sắc cho làm phúc thần, lại cho các quận Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam, Hải Dương, Gia Lâm cùng rước mỹ tự về thờ. Đình Gia Lâm dựng trên nền lớp học cũ của ông...

    Bị chi phối bởi những thông tin trong sách sử dỏm ‘made in China’ , nhiều Nho sĩ mất phương hướng nên  thần tích thần phả nơi miếu mạo trên đất Việt thường bị sửa lại cho ‘đúng’ ...với sách vở Tàu , tưởng là đúng nhưng thực sự lại hoá  sai ...khiến người đời sau không còn biết đâu mà lần .
      Đại Việt sử ký toàn thư: Kỷ thuộc Tây Hán: Đến cuối đời Vương Mãng, châu mục Giao Châu là Đặng Nhượng cùng các quận đóng chặn bờ cõi để tự giữ...
    ... cuối đời Vương Mãng ...bị sửa thành ...Đến đời Ai Đế, Vương Mãng làm loạn, ông đem quân trấn giữ quan ải...  lịch sử đã biến đổi hoàn toàn ..., Đặng Nhượng từ anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm hóa ra chỉ là 1 ông tướng chết vì lòng trung với vua tầm thường ...
    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Giao Châu Đặng cư sĩ  Empty Re: Giao Châu Đặng cư sĩ

    Bài gửi by Bách Việt 18 18/3/2014, 8:42 am

    Rất có thể đoạn trên do các "Nho sĩ" đời nay sửa vào khi biên soạn tư liệu giới thiệu di tích, vì tiếc là tôi không đọc được ngọc phả ghi trên bia đá cổ tại đình Gia Lâm. Bia này có niên đại từ thời Lê năm 1740.
    avatar
    baogianghansy


    Tổng số bài gửi : 18
    Join date : 30/10/2021

    Giao Châu Đặng cư sĩ  Empty Re: Giao Châu Đặng cư sĩ

    Bài gửi by baogianghansy 15/12/2023, 5:39 pm

    Xin cúi đầu thán phục huệ nhãn của anh.Đường đến Nguồn Nước không còn xa đâu, thưa các anh.

    Sponsored content


    Giao Châu Đặng cư sĩ  Empty Re: Giao Châu Đặng cư sĩ

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 29/3/2024, 5:09 am