Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Mấy vần thơ cũ - Bài 2 Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Mấy vần thơ cũ - Bài 2 Flags_1



    Mấy vần thơ cũ - Bài 2

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Mấy vần thơ cũ - Bài 2 Empty Mấy vần thơ cũ - Bài 2

    Bài gửi by Admin 29/1/2014, 3:13 pm


    Mấy vần thơ cũ - Bài 2

    Trong  hoàn cảnh lịch sử nhất định Vì 1 lý do  nào đó người ta  không thể nói thật ... , muốn nhắn cho con cháu đời sau  điều gì ... buộc phải dùng chuyện này để chỉ ra chuyện kia ..., hoặc dùng nghệ thuật chơi chữ ; lấy từ đồng âm dị nghĩa ngụy trang  làm màn che kín điều  thật  muốn nói ra mà không thể ,  tín hiệu đánh đi nằm ở dạng mật mã , người đời sau tiếp nhận  nếu là cơ duyên sẽ  tìm được chìa khóa để giải mã và nhận ra sự thật .

    Có phải  là trùng hợp ngẫu nhiên khi bài thơ của vua Minh Mạng về cấu trúc lại hệt như 4 câu đầu bài thơ ‘Hành quận’ và ‘Tuần thị Chân đăng châu’ của ông Nghè Phạm sư Mạnh thời Trần ? , cũng 2 câu đầu dùng như câu dẫn nhập khắc họa hình ảnh bao quát về đất nước rồi bất ngờ câu 3 và câu 4 đi thẳng vào trang sử bí mật của tiền nhân người Việt một cách thẳng thắn và rõ ràng .

    Thành thật mà nói  ... kể từ thời Mông cổ chiếm Trung nguyên trừ vài quãng thời gian ngắn ngủi thì người Việt hầu như chưa bao giờ có được nền độc lập tự chủ hoàn toàn , để cho trăm họ yên lành muốn hay không cũng phải chấp nhận  sự lệ thuộc 1 phần nào  vào ‘nước lớn’ , đôi khi chỉ là hình thức gọi là cho có thế thôi , cho dù chỉ là lệ thuộc hình thức nhưng trong hoàn cảnh ấy sự thật vẫn là không ai dám ‘phạm thượng’ ngỗ nghịch đi ngược với những điều ‘nước lớn’ nói , đặc biệt nhạy cảm là vấn đề lịch sử , phải chăng chính vì  thế mà ra đời những vần thơ  người đi trước buộc phải ‘mã hoá’ để có thể truyền cho đời sau tức trong tâm can sâu thẳm các vị vẫn hằng  tin  sẽ có ngày con cháu sống thẳng nói thật chẳng sợ ‘con ma – thằng qủy’ nào nữa .

     Bài thơ cổ số 1 đã giải mã và nhận ra thông tin cổ Việt sử ‘động trời’ Nghiêu Thuấn là 2 Thánh quân buổi đầu của người Giao chỉ ,  đến bài thứ 2  xét đến 4 câu đầu  của bài thơ “Hành quận” của ông Nghè thời Trần Phạm sư Mạnh .

    HÀNH QUẬN

    行郡

     

    艤船河石溯清波,
    瀧在爭迎使旆過。
    瀘水藩籬洮聚落,
    文郎日月蜀山河。
    書車萬里邊塵靜,
    宇宙千年世事多。
    我幸蒙恩開制閫,
    驅攘盜賊息干戈。


    Phiên âm

    Nghĩ thuyền hà thạch tố thanh ba,

    Lũng lại tranh nghênh sứ bái qua.

    Lô thủy phiên ly, Thao tụ lạc,

    Văn Lang nhật nguyệt Thục sơn
    Dịch nghĩa

    Đi tuần tra Quận hạt
    1. Tôi buộc thuyền vào một hòn đá trên sông, đối diện với các làn sóng trong trẻo.

    2. Các quân canh gác dòng sông chạy đến chào đón cờ hiệu của quan chức khi nó đi ngang qua.

    3. Có các hàng rào bằng cọc của bộ tộc dọc sông Lô và các khu định cư dọc sông Thao.

    4. Nơi đây mặt trời và mặt trăng của Văn Lang từng có thời soi sáng sông núi của vua Thục.

     (trích từ nguồn : http://www.gioo.com/NgoBac/NgoBacOliverWoltersPhamSuManh.htm)

    Câu chữ như thế bề nổi tưởng là bài thơ tả cảnh tầm thường nhưng khi xét bề sâu mới nhận ra  ông Nghè Phạm sư Mạnh ... ý tứ thâm sâu lời thơ ẩn dấu điều to lớn lắm của cổ sử Việt .

    -         Câu 1 : Nghĩ thuyền hà thạch tố thanh ba

    Hà thạch nghĩa đen là ‘đá sông’ dịch thành  hòn đá trên sông , thanh ba dịch sát nghĩa  là làn sóng trong trẻo nghe ra cũng ổn nhưng trong ngôn ngữ Dịch học nơi cái thâm trầm của bậc túc nho thể hiện thì ‘thạch’ không phải là đá , ‘thanh’ không nghĩa là trong phản nghĩa với đục .

    Thanh  ( dùng âm không dùng chữ ) theo Dịch học nghĩa là phương Đông , ngoài nghĩa : thanh – thương – màu xanh – phương đông , thanh – xanh còn nghĩa là sanh - sống – sống động về vật thể là cây là gỗ (phương đông hành Mộc )  đối phản với phương Tây bất động – chết cứng ( tây - tư – tử) vật thể là đá – thạch ngoài ra còn nghĩa khác : thục  là chín đối phản với xanh là  sống (…trái cây) , tiếng Việt chín cũng là số 9 chỉ phương Tây theo Hà thư (đồ).

    “Nghĩ thuyền hà thạch tố thanh ba”  nghĩa trong ngôn ngữ Dịch học là : neo thuyền sông Tây tránh sóng (biển) đông , Điều ẩn dấu trong câu thơ : Hà thạch – sông tây là theo cú pháp Việt ngữ  , Thanh ba là sóng đông không phải ‘sóng trong’ mà sóng thì thường dùng với nghĩa sóng  to gió lớn của biển cả ít khi nào nói đến sóng sông .

    Điều tuyệt diệu nơi ngòi bút  Phạm sư Mạnh là chỉ với 1 câu thơ 7 chữ mà đã khái quát được địa lý tự nhiên phía Đông và phía Tây nước Việt thời Trần : ranh giới phía Tây là sông Tây , tên sách vở là Khung giang , cổ sử gọi là sông Khang , ngày nay là Cửu (9) long – Mê kông và về phía Đông thì giáp biển dĩ nhiên là ...biển Đông  .

    -         Câu 2 : Lũng lại tranh nghênh sứ bái qua.

    Để nguyên thì câu thơ Tả cảnh rất tầm thường nhưng đổi thành : “LĨNH lại tranh nghênh xứ BẮC qua” là mang ý nghĩa lịch sử  to lớn .

    Lĩnh là viết tắt của Lĩnh Nam , Bắc là phương Bắc , xứ Bắc là xứ thần của nước phía bắc so với ‘ Hãn quốc’ ở phương Nam .

    Với câu thơ này Phạm sư Mạnh đã chỉ rõ xưa phía Xích đạo là hướng Bắc- Bức  ngược lại  là hướng Nam như thế lãnh thổ Trung quốc theo Dịch học là ở phía Nam nước Việt mà giáp giới là miền Lĩnh Nam  , cũng chính vì thế nước Việt mới có ải NAM QUAN nhìn sang Trung quốc và người Việt vẫn tự nhận mình là Viêm bang (viêm – nhiệt) .

    LĨNH lại tranh nghênh xứ BẮC qua nghĩa là Viên lại (quan nhỏ) miền Lĩnh Nam chen nhau đón chào xứ thần nước Bức – Bắc (Nhiệt - Việt ) qua biên giới . Thâm ý tác gỉa  nói đến tình cảm nồng thắm của người Lĩnh Nam đối với miền đất tổ bất chợt bộc phát khi thấy xứ thần nước Việt , người lĩnh Nam dù  đang làm thân nô lệ cho  Hãn tộc nhưng trong thâm tâm vẫn không hề quên cội nguồn  .

    Với 2 câu thơ mà đã khái quát được biên cương 4 phương Nam – Bắc – Đông – Tây lãnh thổ nước Đại Việt   thì chỉ có là ngọn bút thần .

    -         Câu 3 : Lô thủy phiên ly, Thao tụ lạc .

    Ý bình thường ...sông Lô là phên dậu , sông Thao dân tụ cư .

    Đổi lại : ‘La thủy phân ly  Thao tục Lạc’  thì câu thơ thành ra 1 đoạn sử vô cùng quan trọng của tiền nhân Việt  tiếp nối thời :

    Hồng bang khai tịch hậu  

    Nam phục nhất Đường Ngu .

    Lịch sử tiếp diễn ...

    Vua Ngu Thuấn truyền ngôi cho ông Cao Mật – chúa Một – chúa thứ Nhất  , sử sách gọi là Đại vũ – vua lớn  tổ vương triều Hạ  ,  vua Đại vũ định truyền ngôi cho ông Cao Giao theo phép truyền ngôi cho người hiền nhưng ông Cao Dao chết nên vua di mệnh truyền ngôi cho ông Bá Ích là con ông Cao Dao ,  ông Khải con vua Vũ không tuân theo di mệnh mà tự lập làm vua chiếm ngôi của Bá Ích đưa đến sự phân ly 2 dòng tộc con cháu đế Minh : tộc Lạc – nước phương Nam xưa  ủng hộ ông Khải , tộc La phương Bắc xưa hướng nóng Xích đạo theo ông bá Ích . Sự kiện lịch sử này được Phạm sư mạnh tóm vào 4 chữ :

    La – Thủy phân ly  ; La chỉ tộc La- Ly - Lửa ; Thủy chỉ tộc Lạc – nác – nước  , La – Lạc chia lìa ý nghĩa rõ ràng không cần bàn xét chi nữa .

    Ông Khải lên ngôi lập ra nhà Hạ tôn cha là tổ nhà Hạ nên ông Cao Mật - Đại Vũ  còn được gọi là Hạ vũ .

    Đất nước từ thời đế Nghi hay Đường Nghiêu dời đô từ Ngàn hống đất Đào về Phong châu (Phong là do người đời sau đặt) trên đất Đường – Thường  thì  nước  gọi là Nam bang , vua Nghiêu được coi là ‘Nam bang triệu tổ’ tức vua đầu dòng Kinh dương vương (nghĩa là chúa phương Nam) , đạo hiệu là “Nam triều thánh tổ ngọc hoàng thượng đế” .

    Ông Khải lên ngôi lập nên triều Hạ nước được gọi là nước Thao , thao biến âm của thiêu nghĩa là đốt cháy ý chỉ vùng nhiệt đới, quốc danh Thao phải chăng liên quan tới sông Thao , sông Thao có thể là tên gọi của sông Hồng trước đây (ngày nay sông Thao chỉ còn dùng gọi 1 đoạn của sông Hồng) , vua nhà Hạ đến đời con cháu ông Khải thì bị hậu Nghệ rồi Hàn trác cướp ngôi , sau nhà Hạ trung hưng định đô ở Dương thành ( Quảng châu? ). Nước Thao được xác định trong tư liệu lịch sử nhà Thương và Thương Ân ....Trung hoa thời Thương có 4 phụ quốc , Bắc là nước Thao , Nam là nước Quang (Quan ?), Đông là nước Từ và Tây là nước Chu (Chiêu- Châu ?).   

    Cả 1 diễn biến lịch sử quan trọng  như thế được Phạm sư Mạnh tóm gọn ... ‘Lô thủy phiên ly, Thao tụ lạc’  thật là tuyệt vời có lẽ không thể nào làm gọn hơn được nữa .

    -         Câu 4 : Văn Lang nhật nguyệt Thục sơn hà.

    Theo Sử thuyết Hùng Việt thì nhà Thương và Thương Ân tức Thương thứ nhì có địa bàn trọng tâm nằm 2 bên bờ Trường giang xa đất Giao chỉ nên tác gỉa bài thơ không kể đến mà nói ngay đến  Văn Lang như là sự tiếp nối dòng sử diễn ra trên miền đất Giao chỉ này , nước Văn lang tức nước của Văn vương theo truyền thuyết Bắc giáp hồ Động đình , Nam giáp Hồ tôn , Tây giáp Ba thục và Đông giáp Nam hải ..., nước do Văn vương lập ra không là Trung hoa thời nhà Châu  mà Đông đô là Lạc (lạc – nước – thủy)  ấp thì còn có thể là nước nào khác ?.

    ‘Văn Lang nhật nguyệt Thục sơn hà’ mà dịch là “Nơi đây mặt trời và mặt trăng của Văn Lang từng có thời soi sáng sông núi của vua Thục” e không đúng nghĩa và câu chữ rối rắm qúa .

    Trong Dịch học thì Không gian và thời gian là 1 Lưỡng Nghi .

    Sự xoay vần của mặt trời mặt trăng hết đêm lại ngày được Dịch học dùng chỉ thời gian nói chung không phải là Ngày tháng cũng chẳng phải là trời – trăng soi chiếu chi , biểu thị 1 quốc gia trong thời gian chính là sự nối tiếp liên tục các triều đại .Văn lang nhật nguyệt chính là nói đến triều đại Văn lang .

    Đi đôi với thời gian là không gian của quốc gia  thường biểu thị bằng  đất đai lãnh thổ , trong văn chương thường dùng từ núi sông hay non sông đất nước để chỉ .
    Văn Lang nhật nguyệt Thục sơn hà Là sự thể hiện  quốc gia thời An Dương vương trong không và thời gian ; Dịch sát nghĩa là : Triều đại vua Văn , đất đai Thục (thục – đất phía Tây) .

     Xin tạm dịch 4 câu thơ của ông Nghè Phạm sư Mạnh .

    Sông Tây  thuyền đậu tránh sóng Đông
    Nam lại chen nhau mừng xứ Bắc
    La - Lạc chia lìa ,(nước) Thao thay (nước) Lạc
    (Bỏ qua nhà Thương Tiếp đến)…
    Văn vương triều đại ,Thục đất đai .

      Hôm nay: 19/4/2024, 4:32 pm