Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Mấy vần thơ cũ - Bài 3 Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Mấy vần thơ cũ - Bài 3 Flags_1



2 posters

    Mấy vần thơ cũ - Bài 3

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Mấy vần thơ cũ - Bài 3 Empty Mấy vần thơ cũ - Bài 3

    Bài gửi by Admin 2/2/2014, 4:54 pm


    Mấy vần thơ cũ - Bài 3

    ...Trong  hoàn cảnh lịch sử nhất định Vì 1 lý do  nào đó người ta  không thể nói thật ... , muốn nhắn cho con cháu đời sau  điều gì ... buộc phải dùng chuyện này để chỉ ra chuyện kia ..., hoặc dùng nghệ thuật chơi chữ ; lấy từ đồng âm dị nghĩa ngụy trang  làm màn che kín điều  thật  muốn nói ra mà không thể ,  tín hiệu đánh đi nằm ở dạng mật mã , người đời sau tiếp nhận  nếu là cơ duyên sẽ  tìm được chìa khóa để giải mã và nhận ra sự thật ....

    Ông nghè Phạm sư Mạnh 1 trí thức cũng là trọng thần thời Trần , là người đã sang biện bạch trả lời triều đình nhà Nguyên – Mông cổ về cột đồng Mã viện , con người này ở vị trí và tầm hiểu như thế chắc chắn là biết rõ lịch sử – biên cương nước Việt nhưng như đã viết ở trên ...có những chuyện vào thời điểm đó không thể nói thật ...đành qua mấy vần thơ nhắn lại cho đời sau ...như 4 câu đầu của bài : Tuần thị Chân đăng châu sau :

    Tuần thị Chân đăng châu  
    巡視真登州
     天開地闢三江路,
    奇絕茲遊我未曾.
    徼外百蠻環古壘,
    國西鉅鎮壯真登.
    池為地塹石城壁,
    屋似橧巢塔豆登.
    欲上崑崙訪玄圃,
    摶風萬里快飛鵬。
     Trích phiên âm 4 câu đầu

    Thiên khai địa tịch Tam Giang Lộ,

    Kỳ tuyệt tư du ngã vị tằng.

    Kiểu ngoại bách man hoàn cổ luỹ,

    Quốc tây cự trấn tráng Chân Đăng.

    Dịch nghĩa

    Đi tuần tra châu Chân Đăng  
    1. Trời đất khai mở tách làm đôi: đây là tỉnh hạt của Ba Con Sông.
    2. Thật là tuyệt diệu biết bao hành trình này, tôi chư hề biết đến như thế trước đây.
    3. Ngoài biên giới, hàng trăm bộ tộc là một thành lũy bao quanh cổ xưa.
    4. Tại vùng tây bắc xứ sở chúng ta thành trì kiên cố vĩ đại là hạt Chân Đăng hùng mạnh.
     (trích từ nguồn : http://www.gioo.com/NgoBac/NgoBacOliverWoltersPhamSuManh.htm)

    Châu Chân Đăng thời Trần sau đổi thành phủ Lâm Thao, nay là huyện Lâm Thao - Phú Thọ vùng tây bắc Việt Nam . Phú Thọ là vùng đất thiêng nơi có đền thờ quốc tổ Hùng vương của người Việt chính là lộ Tam Giang nơi hợp lưu của ba con sông Đà, Lô, Hồng .
     Tần vương vô đạo sau khi cướp ngôi cướp đất của vua Châu đã lấy đất nhà Châu đặt thành quận Tam xuyên (sử ký Tư mã Thiên) , như thế quận Tam xuyên gắn liền với lịch sử triều đại Châu mà kinh đô phía đông là Lạc ấp . Theo sử Trung quốc Lạc dương là thành phố hết sức quan trọng đối với lịch sử Hán tộc vì Lạc ấp đông đô của nhà  Châu  cũng chính là Lạc dương kinh đô của Đông hãn quốc. Nhà Châu là thời hình thành bản sắc văn hóa Trung hoa , ánh huy quang chiếu dõi ngàn đời sau khởi phát từ kinh đô Lạc ấp mà ...Lạc dương kinh đô Đông hãn quốc cũng là Lạc ấp nên... Văn vương – Châu công lẫn cả Khổng tử - Lão tử hết thảy ‘tiên thánh’ thời nhà Châu đều là tiền nhân của người Hán cả ..., Dịch học cái gốc của nền văn minh trời Đông cũng là của người Hán ... rõ ràng Hãn quốc là quốc gia văn hiến ngàn năm ...
    Có thực thế không ?.
    Ai học Dịch cũng biết ‘định lý cơ bản viết bằng ngôn ngữ số – digital của Hà Thư ’ nhất viết thủy nhị viết hoả tam viết Mộc tứ viết Kim (Cứng) , nếu đặt Hà thư trong mặt phẳng đứng thì Hoả ở trên Thủy ở dưới , còn đặt nằm ngang thì Hoả – số 2 ở về phía Xích đạo Thủy – số 1  ở hướng ngược lại đó là vì trục thủy – Hoả lấy nhiệt độ cao hay thấp làm chuẩn để xác định , áp dụng cụ thể vào vị trí địa lý Việt nam và Trung quốc thì Việt ở hướng Hoả và Trung quốc ở hướng Thủy ; vì đất Việt ở gần Xích đạo  nên người Việt vẫn  gọi nước mình là Viêm bang , theo Dịch học thì hoả màu đỏ quẻ Ly nên nước Việt cũng là Hồng bang , so với nước việt thì Trung quốc ở hướng Thủy – màu Đen , đen còn là Mun – Ô (mèo mun – quạ ô) ; Mun biến âm thành Man thành mông thì ra ...man mông là từ Hán gốc Việt mà bấy lâu không biết , mọi người chỉ biết tới từ Hán Việt tức từ Việt gốc Hán , có kẻ  lộng ngôn dám lếu láo ... nếu không có Hán văn thì Việt nam thậm chỉ chẳng có sử ...
    Sử quan Trung quốc theo lệnh của các đấng con trời người “nước ngoài”  đã ‘sáng tác’ ra  thiên  sử   Trung hoa độc đáo ‘đầu cắm xuống đất mông chổng lên trời’ dựa  theo công thức Dịch học trời ơi ... ‘nhất điểu nhì ngư…’ , nhất viết thủy mà lại là điểu nhị viết hỏa mà lại là ngư ; chim bay dưới nước cá lội trên trời khiến cho Bắc – Nam đảo điên , dân gian Việt diễu cợt...  ‘nhất điểu nhì ngư’ thành ‘nhất đểu nhì ngu’ lột tả 1 cách chân thực “nhân cách và tri thức” của đám “thiên ngợm”... nhảy từ yên ngựa lên ngai vàng  này.
    Tiến sĩ Phạm sư Mạnh bậc thầy về nghệ thuật ngụy trang chữ nghĩa , chỉ trong 4 câu đầu bài thơ ‘Tuần thị Chân đăng châu’ đã lấy  : ‘Tam giang’ làm màn che đi ‘Tam xuyên’ , ‘Cổ lũy’ thay cho ‘Cổ loa’ ,‘quốc Tây’ che giấu ‘nhà Châu’ và ‘tráng Chân đăng’ được dùng phủ lên  2 chữ ‘cường Tần’ .

    Đi vào chi tiết bài thơ độc đáo này.

    -         Câu 1 : Thiên khai địa tịch Tam Giang Lộ

    Lộ Tam giang nước Việt  đã có từ thuở khai thiên lập địa ; ý tác gỉa nói sở dĩ miền đất  này có tên như thế vì trên mình nó có 3 con sông Hồng - Đà - Lô chảy qua , sông núi là do trời đất tạo ra chứ không phải do con người  vì thế tam giang = tam xuyên = 3 con sông lớn tự nhiên cùng song hành chảy chắc chỉ có ở nơi này , Sử ký Tư mã Thiên viết ...Tần vương lấy đất nhà Châu đặt  quận Tam xuyên – 3 sông phải chăng cũng  là nói đến đất này .

    Sở dĩ người Hãn buộc phải dời kinh đô Đông Châu từ đất có 3 con sông Hồng - Đà - Lô đến Lạc dương bên bờ Hoàng hà vì cho tới khi chiếm được Trung hoa trình độ dân trí của họ ở tầm ...ngoài ngựa ra thì chẳng biết có gì  nên đã làm gì có sử với  sách , muốn lấy của người làm của mình thì buộc phải hành động thế vì chỉ trong lòng đất  bờ Hoàng hà này  ngàn năm trước công nguyên mới có xương giống Hán  để chứng tỏ cho cả thế gian biết ... nhà Châu cha đẻ  nền văn minh Trung hoa là triều đại của Hán tộc từ đó suy ra cả Tam hoàng Ngũ đế là người Hán tuốt ,sách sử Trung hoa là qúa khứ ngàn năm của các Hãn  ..., Hán ‘chủng’có  văn minh lâu đời như thế mới xứng đáng đè đầu cỡi cổ thiên hạ chứ , văn minh Hãn tộc có chói loà (mù) như thế thì  thiên hạ mới ‘tâm phục khẩu phục’ còn nếu  các Hãn mà nhảy từ lưng ngựa sang ngai vàng thì còn ai coi ra gì !!! .

    Quốc gia văn hiến ngàn năm ...thông thường thì các địa danh ngày nay vẫn bảo lưu trong mình nó vết  tích của ngày xưa , không ở trong tên tỉnh thì cũng ở tên huyện  nhưng sao cái tên ‘Tam xuyên’ lục đến  cấp huyện thị khắp tỉnh Hà nam Trung quốc cũng chẳng thấy tăm hơi gì ?. Chỉ cần 1 so sánh nhỏ : Hà nam và Quảng đông ngày nay tương đương với nhau cả về diện tích và dân số vậy mà vào thời Tần , Quảng đông  chỉ là 1 quận  Nam hải còn trong mình Hà nam ghánh tới 7 quận :Tam Xuyên quận, Nam Dương quận, Dĩnh Xuyên quận, Hà Nội quận, Đông quận và Trần quận ... phải chăng là qúa bất bình thường ?. Chính sự bất bình thường chỉ ra điều gian dối không thật , dù có khéo che tới đâu rồi cũng có ngày bị lôi ra ánh sáng , quận Tam xuyên lại về với đất Tam giang .

    -         Câu 2 : Kỳ tuyệt tư du ngã vị tằng.

    Ta chưa từng đi qua nơi nào đẹp như thế  ; Trong  mắt mỗi người ...quê hương mình dĩ nhiên là đẹp nhất thiên hạ , là núi thì đẹp kiểu núi sông thì kiểu sông , sa mạc cháy bỏng cũng đẹp kiểu sa mạc ..., cứ quê hương mình là nhất ...đấy cũng là lẽ thường tình của con người không có gì phải bàn  .

    -         Câu 3 : Kiểu ngoại bách man hoàn cổ luỹ

    Cộng đồng  người đông đảo ở về phía Xích đạo hay Viêm thiên  đỏ nóng gọi là Bách Nhiệt ; nhiệt ↔diệt↔việt , ở Huyền thiên  gọi là Bách Mun , Mun = huyền =đen , Bách Mun sau biến âm thành Bách Man , Bách Man trong thơ của ông Nghè Phạm sư Mạnh  là cộng đồng người sống ở vùng lĩnh Nam tức Nam Giao xưa mà công thu phục đưa vào bản đồ ‘thiên hạ’ là  của ...nhất Đường – Ngu không phải là đám Mông – Mãn về sau , Bách   Mun – Man  trong bài  Tuần thị Chân đăng châu  chính là Bách Việt ở Hoa nam trong lịch sử – địa lý Trung hoa .

    Quận Tam xuyên – 3 sông nhà Tần là đất nhà Châu cũ theo Phạm sư Mạnh chính là lộ Tam giang – 3 sông ; ý  rất rõ chỉ ra bằng  câu thơ nối tiếp  ‘Kiểu ngoại bách man hoàn cổ luỹ’, nói về việc nhà Châu dời  đô từ Kiểu kinh phía tây sang Cổ loa phía đông .
    Mấy vần thơ cũ - Bài 3 Dna1c10
    Về tộc phả vua nhà Châu thì vương tổ là đế Minh cũng là  Hoàng đế - đế màu Vàng  ( Hoàng đế là tổ họ Cơ ) , ông Công lưu (lê – lửa) là ông Cao Dao trong sử , Thái vương là ông Cổ công đản phủ cũng  là  bá Ích hay Ất người bị ông Khải cướp ngôi phải lưu vong đến Kỳ sơn , Vương Qúy là chúa của Qúy châu hay đất Thục  (cả Qúy và Thục cùng nghĩa là phía Tây),Cơ xương là Văn vương hay Văn lang (vương = lang) tổ nhà Châu và Cơ Phát hay Thục Phán là vua lập nên nhà Châu . Cơ Xương được vua Trụ nhà Thương Ân phong là Tây bá hầu đất được ban là vùng Vạn gia bá nay thuộc Quảng Tây (?) , khi nhà Ân do Trụ vương cai trị  suy đồi đến cùng cực  biết không thể phục hưng được nữa nên Cơ Xương dựng nước riêng  ở miền Tây Trung hoa ban đầu gồm đất gốc nhà Châu là Thục ở Qúy châu và đất được ban của Tây bá hầu ở Quảng Tây rồi mở rộng sang đất Mật tu ở phía tây (mật tu là biến âm của mặt Tây) nay là Vân nam , sau cùng đánh bại và thu đất Giao chỉ của Bắc bá hầu sử Trung hoa gọi là Sùng hầu Hổ (Truyền thuyết Việt viết Giao chỉ có 5 đời chúa họ Sùng : Sùng Nghiêm – Sùng Tôn – Sùng Huề – Sùng  Quyền - Sùng Cầm ) Sùng hầu Hổ chính là Sùng Lãm trong truyền thuyết Việt . Sử viết Cơ Xương xây kinh đô trên đất mới thu được tức Giao chỉ , Tư liệu lịch sử Trung hoa không cho biết quốc hiệu  nước do Cơ Xương lập ra nhưng tên nước mới  này được cổ sử Việt chép rõ ràng là nước Âu – Lạc còn gọi là nước Văn lang nghĩa là nước của Văn vương (lang = vương) kinh đô là Phong châu , sử Trung hoa gọi là Phong Kinh  . Văn vương xưng là An – Dương vương cũng là Âm – Dương vương vì Văn vương chính là cha đẻ nền Dịch học có Chữ (trước  chỉ có dấu hiệu và đồ hình) .  Văn lang nay còn dấu tích rõ ràng trong tên gọi  đất Vân – Nam , văn cũng đọc là vân còn từ Lang nghĩa là vương bị người Hán trong mưu mô xóa mọi dấu vết  có thể nhận biết qúa khứ lịch sử đã  đổi lang thành Nam là phương Nam như : Chiêu Lang và Thiêu lang là  vương đất phía Tây – mặt trời lặn và phía Bắc – nóng cháy bị tráo đổi thành về người là  Châu công và Thiệu công nhưng  đất lại thành ra ...Chu Nam – Thiệu Nam (kinh Thi) , đất của lang Hải thành Nam Hải (Quảng Đông)  , Hải lang (Hùng Hoa vương) biến ra Hải Nam - phía nam của biển .v.v.

    Văn vương mất Cơ Phát tức Thục Phán kế vị đánh đổ vua Trụ diệt nhà Thương Ân lên ngôi thiên tử mở ra triều đại mới là nhà Châu sử gọi là Vũ vương , Vũ vương trước khi lên ngôi tước hiệu là Ninh vương tức vương cai quản phía Tây nước Âu – Lạc lên ngôi vua chuyển đô từ Phong kinh về đất mình cai quản trước  gọi là Kiểu kinh , kiểu là biến âm của cửu – số 9 chỉ phía Tây theo Hà đồ , Kiểu kinh  nghĩa là Tây kinh rất có thể là TP Côn minh ở Vân Nam ngày nay (chính xác phải là Côn Ninh theo tước hiệu  Ninh vương) . Vũ vương mất con là Thành vương lên ngôi  còn nhỏ ông  Châu công dù được Vũ vương phong là vương nước Lỗ nhưng phải ở lại Cửu kinh  giúp cháu trông coi  triều chính , Thời gian này ở đất phía Đông người Hoài di và rợ Từ Nhung do Quý tộc triều Ân cũ  cầm đầu nổi lọan bất phục nhà Châu , Châu công vất vả Đông chinh 3 năm mới dẹp yên , ông  bắt hết bọn qúy tộc nổi loạn về  định cư ở đất Lạc đồng thời  xây dựng đại ấp Lạc làm kinh đô phía Đông của nhà Châu , dân gian gọi là thành Cao Lỗ – Cả Lỗ , cao hay cả  là chúa , Lỗ là tên nước , Cao Lỗ – Cả Lỗ là tên dân chúng gọi ông Châu công , Cao Lỗ – Cả Lỗ biến âm thành ra  Cổ Loa  .
    Năm 770 TCN do áp lực của rợ Khuyển nhung  Chu Bình vương đã dời  về kinh đô  phía Đông là Lạc ấp tức thành Cả Lỗ – Cổ Loa trên đất Lạc nơi có kinh đô Phong châu thời Văn vương trước .

    Ông Nghè viết Kiểu ngoại bách man hoàn cổ luỹ  vì Kiểu kinh nằm ở Vân nam ngày nay ngoài vùng Lĩnh Nam  , người ở đấy đa phần tiếng nói thuộc ngữ hệ Tạng Miến  khác với người Bách Man ở Lĩnh Nam nói tiếng Nam Á . Hoàn Cổ lũy chỉ việc nhà Châu về kinh đô Cổ loa trên đất Lạc trước đây Cổ Lũy chỉ là từ Phạm sư Mạnh dùng che đi chữ  Cổ Loa mà thôi . Vì Kinh đô phía đông của nhà Châu nằm ngay trong lòng Hà nội ngày nay nên Hà nội còn tên gọi khác  là Đông đô .

    -         Câu 4:  Quốc tây cự trấn tráng Chân Đăng.

    Chỉnh sửa chữ Trấn – thị trấn thành chữ Chấn - chấn động  câu thơ thành ra

    Quốc tây cự , chấn tráng Chân Đăng
      Mang ý nghĩa lịch sử khác hoàn toàn với nghĩa tả cảnh  tầm thường trước đó .

    Năm 257 TCN Tần vương vô đạo xua quân đánh  nhà Châu sau khi  chiếm đất Thục của Thục hầu năm 316 TCN , Sử Trung quốc nói vua Châu  dâng đất cho Tần  và triều đại Châu chấm dứt .

    Sử thuyết Hùng Việt cho Đông đô nhà Châu xưa  nằm trong lòng  Hà nội ngày nay , Cái gọi là thành Cổ loa ở Đông anh – Hà Tây cũ chỉ là 1 thành lính canh giữ cho Cổ loa – Đông đô mà thôi . Sử Việt chép ...người Việt trốn vào rừng núi bầu người tuấn kiệt làm thủ lãnh  đánh quân Tần chết vô số kể giết cả tướng Tần là Đồ Thư...đấy chính là Quốc tây cự , chấn tráng Chân Đăng  nghĩa là  nước Chiêu chống lại làm rúng động nước cường Tần mà Phạm sư Mạnh đã viết .

    Quốc Tây là cách dùng chữ deo vần cá biệt trong thể thơ , quốc Tây ở đây chỉ nước Trung hoa của nhà Châu , châu – chiêu là phía mặt trời lặn tức phương Tây , gọi là nhà Châu – chiêu vì trên bản đồ ‘Thiên hạ’ Lãnh thổ nhà Châu nằm ở phía mặt trời lặn , thông thường để chỉ phần phía Tây đất nước người ta dùng từ  Tây thổ , Tây nguyên hoặc Tây Bộ chứ không ai dùng chữ quốc tây như ở trong câu  .
    Chữ Tráng là mạnh mẽ thông thường chỉ dùng ở cấp quốc gia chứ không  dùng cho 1 đơn vị hành chánh cỡ thị trấn , tác giả đã khéo mượn chữ Chân đăng tên 1 thị trấn ở Tây bắc Việt nam để chỉ nước Tần ,  Chân – chưn - chin chỉ là sự biến âm  , nhưng khi là tên riêng 1 quốc gia thì âm ‘chin’ Hán ngữ người Việt lại phát âm là Tần - nước Tần . Chân đăng là nước Tần nên trong câu Phạm sư Mạnh dùng chữ tráng nghĩa là hùng mạnh , cụm từ ‘tráng Chân đăng’ theo đúng ý tác gỉa phải dịch là ‘cường Tần’ .
     Tiếp theo mấy vần thơ sử cũ :
    Hồng bang khai tịch hậu
    Nam phục nhất Đường – Ngu
    ........
    Lô Thủy Phân ly Thao tục Lạc
    Văn lang nhật – nguyệt Thục sơn –hà

    Xin tạm dịch tiếp 4 câu thơ của ông nghè Phạm sư Mạnh .

    Tam giang Lộ có cùng trời đất
    Cảnh chưa từng thấy đẹp ngất ngây
    Cổ Loa về lại Tây kinh bỏ
    Người Châu đánh trả cường Tần rung .
    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Mấy vần thơ cũ - Bài 3 Empty Re: Mấy vần thơ cũ - Bài 3

    Bài gửi by Bách Việt 18 24/2/2014, 4:41 pm

    Câu "Quốc Tây cự trấn tráng Chân Đăng" không cần đổi "trấn" thành "chấn". Bản thân chữ "trấn" 鎮 cũng đã có nghĩa là "trấn yên", "trấn thủ" rồi.

    Đoạn sau của bài thơ này:
    Trì vi địa tạm, thạch thành bích,
    Ốc tự tăng sào, tháp đậu đăng.
    Dục thướng Côn Luân phỏng Huyền Phố,
    Đoàn phong vạn lý khoái chi bằng.


    Đặc biệt có nói: "Muốn lên núi Côn Luân xem Huyền Phố". Huyền Phố tương truyền là đỉnh núi Côn Lôn (Côn Luân), nơi các thần tiên ở. Tại sao thầy Phạm Sư Mạnh đang đi tuần ở châu Chân Đăng lại muốn lên núi Côn Lôn?

    Thì ra núi Côn Lôn nằm cách nơi "thiên khai địa tịch Tam Giang lộ" không xa. Ngọc phả Hùng Vương cũng cho biết vua Hùng đi đến ngã Ba Hạc thì nhìn thấy núi Côn Lôn. Ngọn Côn Lôn có đỉnh Huyền Phố chính là núi Tam Đảo - Tây Thiên. Nói đến núi Côn Lôn tức là nói đến vua Hùng đã "thiên khai" vùng đất này. Vị vua Hùng đầu tiên là Đế Minh hay Ngọc hoàng thượng đế nên nói "thiên khai" có thể muốn nhắc đến Đế Minh.

      Hôm nay: 29/3/2024, 3:55 am