Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


 Mấy vần thơ cũ - Bài 1 Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



 Mấy vần thơ cũ - Bài 1 Flags_1



    Mấy vần thơ cũ - Bài 1

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

     Mấy vần thơ cũ - Bài 1 Empty Mấy vần thơ cũ - Bài 1

    Bài gửi by Admin 24/1/2014, 11:16 pm

     Mấy vần thơ cũ  .

    Trong 1 bối cảnh lịch sử nhất định Vì  lý do  nào đó người ta  không thể nói thật ... , muốn nhắn cho con cháu đời sau  điều gì ... buộc phải dùng chuyện này để chỉ ra chuyện kia ..., hoặc dùng nghệ thuật chơi chữ ; dùng từ đồng âm dị nghĩa ngụy trang  làm màn che kín điều  thật  muốn nói ra mà không thể ,  tín hiệu đánh đi nằm ở dạng mật mã , người đời sau tiếp nhận  nếu là cơ duyên sẽ  tìm được chìa khóa để giải mã và nhận ra sự thật .

    Đọc và suy ngẫm  bài thơ ở điện Thái hoà hoàng cung Huế ...ý tứ thật  lạ kỳ .

    文獻千年國
    車書萬里圖
    鴻厖開闢後
    南服一唐虞  

    Văn hiến thiên niên quốc
    Xa thư vạn lý đồ
    Hồng bàng khai tịch hậu
    Nam phục nhất Đường Ngu

    Dịch thơ

    Quốc gia văn hiến ngàn năm có
    Non sông vạn dặm một cơ đồ
    Hồng bang khai quốc lên ngôi chúa
    Đường Ngu mở rộng cõi trời Nam

    Bài thơ được cho là của vua Minh Mạng nhà Nguyễn .

    Trong bài trên theo thiển ý chữ Bàng trong Hồng bàng  phải đổi thành Hồng bang thì câu thơ  mới rõ nghĩa .

    Thật là tuyệt vời Chỉ 4 câu thơ 5 chữ đã gói gọn được thông tin cơ bản về đất nước và Lịch sử thời đầu dựng nước của người họ Hùng .

    Mở đầu  với sự khẳng định  nước  Việt là ...

    Câu 1 : Văn hiến thiên niên quốc

    Đất nước này đã trải ngàn năm văn hiến từ thời đế Minh cũng là đế Vàng – Hoàng đế  lập quốc , Ngàn năm  là từ ước lệ dùng trong thơ văn chỉ quãng thời gian  dưới vạn năm . Với lịch sử Việt tính từ thời lập quốc thì nay đã  là 5 - 6 ngàn năm tuổi .

    Câu 2 : Xa thư vạn lý đồ

    Thiên hạ từ thời nhà Châu về trước cấu thành bởi Trung hoa tức nước Trung tâm và văn minh nhất do vua trực tiếp cai trị cộng với các nước chung quanh gọi là chư hầu do qúy tộc được vua phân phong cai trị , qua thời gian dài vài trăm năm xa cách , theo quy luật tự nhiên mỗi nước hình thành nền văn hóa riêng thậm chí dần dần khác nhau tới nỗi người các nước nếu không học sẽ không thể giao tiếp bằng lời nói và chữ viết .

     Tần thủy hoàng sau khi thống nhất Thiên hạ đã ra lệnh ...  ‘Thư đồng văn , Xa đồng trục ...’ buộc cả thiên hạ  phải  thống nhất dùng 1 loại chữ viết gọi là Tiểu triện dân gian gọi là chữ Nhỏ  ở Việt nam chữ Nhỏ  biến âm thành ra chữ ‘Nho’ và để  cho việc giao thông được thông suốt theo 1 chuẩn đường đi chung tất cả  trục bánh xe trong  Thiên hạ thống nhất  chiều dài là 6 thước cổ khoảng 1,8 m ngày nay .Từ tích  ‘Thư đồng văn , Xa đồng trục ...’ thời nhà Tần  , trong bài  cặp từ ‘Xa – Thư’ được dùng  chỉ sự ‘thống nhất’  ...Non sông vạn dặm một cơ đồ   .

    Câu 3 : Hồng bàng khai tịch hậu

    Tư liệu cổ sử Việt cho biết quốc đô đầu tiên thời lập quốc  là Ngàn hống ở đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh sau mới dời  về kinh đô thứ nhì  ở Phong châu – Phú thọ  ở Bắc bộ , từ đấy  Ngàn Hống gọi là Cựu đô .

    Tư liệu lịch sử Trung hoa chép thoạt kỳ thủy Trung hoa chỉ có đất Đào và Đất Đường , sử thuyết Hùng Việt cho Đào và Hồng là 1 , Đường cũng là Thường người Việt gọi là Việt Thường . Lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc – nam ấn định theo độ  nóng – lạnh , xưa hướng Bắc biến âm của Bức là hướng Xích đạo ; đào – hồng - xích đều là màu đỏ và  đất Đào còn gọi là châu Đào thời đầu dựng nước nay là vùng Thanh Nghệ Tĩnh , dấu tích còn lại là  dãy núi Hồng lĩnh  , đất Đường – Thường dùng theo nghĩa  nghĩa bình thường , thường thường chỉ  hướng  không nóng ngược với hướng Bức – nóng  Xích đạo , Đất Đường hay Thường thời lập quốc là lưu vực sông Đà ngày nay  , theo Dịch học hướng nóng có màu đỏ , hướng ngược lại  màu đen  vì thế mà sông Đà xưa còn có tên là Hắc thủy – sông đen hay sông mờ . Sông Đà cũng chính Đan thủy là nơi Hoàng đế đánh bại Hoan Đâu chúa Tam miêu trong cổ sử Trung hoa , Đan – Đơn chỉ là biến âm của Đen tiếng Việt  .

    Truyền thuyết Lịch sử Việt nói : Đế Minh cháu 3 đời của Thần nông Viêm đế đi tuần thú phương Nam  chỉ ra đế Minh mở nước trước ở phương Bắc xưa hướng Xích đạo nóng – đỏ sau tiến về phương Nam – màu đen hoàn tất công cuộc dựng nước vĩ đại  hoàn toàn đúng với câu :

    Hồng bang khai quốc lên ngôi chúa

    Hồng bang là bang quốc ở phía nóng – Xích đạo ,  ở phía ngược lại gọi là Nam bang .

    Câu 4 : Nam phục nhất Đường Ngu
     Mấy vần thơ cũ - Bài 1 3-linha

    Đây là câu thơ cực kỳ khó hiểu nhưng lại là cái chìa khóa mở thiên cổ sử Việt đích thực .

    2 từ Đường - Ngu trong bài thơ không thể hiểu khác là  chỉ 2 triều Đường Nghiêu - Ngu Thuấn của cổ sử Trung hoa , tại sao vua Minh Mạng lại đặt vào bài như là  sự nối tiếp thời Hồng bàng khai tịch hậu ?.

    Sách Thượng thư chép vua Nghiêu ...mệnh Hy thúc trạch Nam Giao  vẫn được hiểu là vua Nghiêu đã lệnh cho Hy Thúc đến cõi Giao chỉ ở phía Nam Trung hoa . Giao chỉ là đất Bắc và Bắc Trung Việt  đúng thực  là ở phía Nam Trung quốc theo phương hướng hiện nay nhưng thử hỏi ngoài mấy ngàn cây số núi non trùng điệp lại còn bị chặn bởi 2 dòng sông lớn là Hoàng hà và Trường giang thì làm sao Hy Thúc có thể đi từ bắc sông Hoàng hà đến Giao chỉ ?, thậm chí có thể  nói vào thời điểm này với khoảng cách như vậy vua Nghiêu không thể nào đã biết phía Nam Trung quốc  có đất Giao Chỉ chứ đừng nói chuyện đi với đứng  .

    Thực ra chữ Nam Giao trong thượng thư nghĩa đích thực là nói đến đất phía nam Giao chỉ không phải nghĩa ...đất Giao chỉ ở phía Nam Trung quốc . Giao chỉ là 2 từ Việt ngữ bị ký âm sai lạc đi ; Giao là biến âm của Giữa , chỉ là chỗ , là nơi chốn , Giao chỉ nghĩa là miền đất ở giữa tức  vùng Trung tâm Thiên hạ , theo mạch câu văn thì vua Nghiêu chỉ có thể từ vùng Giao chỉ – đất Giữa lệnh cho Hy Thúc đi đến  phía Nam  chứ không thể ở nơi nào khác và đất ở về  phía Nam Giao (Bắc – Nam nay đã lộn ngược ) mà ông Hy Thúc đến  là Đất Quảng Tây và  Đông Vân Nam ngày nay  .

    Qúy châu xưa có tên là Quế , qúy ↔ quế rất hợp lẽ

     Quảng Tây tên xưa là đất Lâm , Lâm ↔ lam ↔ Nam

    Người Tàu trong mưa đồ đen tối tráo đổi lịch sử đã gán cho Quảng tây  ...xưa gọi là Quế ....về mặt thanh âm chẳng ăn nhập đâu vào đâu  ngược lại nếu  Quảng Tây xưa là đất Lâm thì rất dễ  nhận ra đấy chính là đất Nam Giao trong Kinh Thư , chính đất  Nam Giao  sau mở rộng thành cõi lĩnh Nam chứ không phải Lĩnh Nam là đất phía nam Trung quốc như đang hiểu .

    Theo sử Trung hoa thì Đế Nghiêu còn có tên  là ông Giao Thường trước khi kế ngôi vua mang tước Đường vương (có tư liệu chép là Đường hầu) , điều này cho thấy Đường với Thường là một và như đã viết ở trên , Trong ngôn ngữ Dịch học  thì Giao Thường cũng là Giao Nam chỉ  đất Giao  phía Nam tức nằm trong cõi Giao gọi tắt là đất Đường khác với Nam Giao là đất nằm ở phía Nam của Giao chỉ (ngoài cõi) mà 2 vua Nghiêu - Thuấn đã mở rộng thêm .

    Có người dịch câu Nam phục nhất Đường Ngu là người nước Nam kính phục nhất là 2 vua Đường Nghiêu – Ngu Thuấn .

    Người Việt mà đi kính phục nhất 2 ông vua Tàu thì nước Việt làm sao có thể coi là ...Văn hiến thiên niên quốc , lại nữa nếu hiểu như nghĩa này thì ý tứ câu thơ sau chẳng ăn nhập gì với câu trước ... Hồng bàng khai tịch hậu xong kế tiếp là ... dân Nam  kính phục 2 ông vua Tàu ....thật chẳng ra nghĩa ngọn cả ...

    Có người cho từ Phục trong bài nghĩa là ‘trở lại’ tức phục hồi như thế Nam phục nhất Đường Ngu là ‘nước Nam trở lại thuở thái bình thịnh trị đời Đường Ngu’ , hiểu như thế cũng không ổn vì mạch thơ không có sự tiếp nối ý nghĩa , đang ở bên ta lại sọ sang bên Tàu  hơn nữa xét về thời điểm ...Hồng bàng khai tịch hậu trước đời Đường Ngu  cả 6 - 7 trăm nên làm gì có chuyện phục – trở lại  ? , Không lẽ kim đồng hồ quay ngược ? .

    Xét tới đây thì  câu : Nam phục nhất Đường Ngu với  nghĩa  “Đường Ngu mở rộng cõi trời Nam” là có căn cứ lịch sử vững chắc : Đế Minh hay Hoàng đế lập quốc kế đến  đế Nghiêu - Nghi và đế Thuấn mở rộng biên cương về hướng Nam  hoàn toàn  đúng với những gì chép trong  sách xưa không phải là câu nói vu vơ .

    Đường Nghiêu là  vua ở đất Giao chỉ...nghe thật là lạ  , 2 minh quân mẫu mực  lừng danh trong cổ sử Trung hoa là Đường Nghiêu - Ngu Thuấn lại có công mở rộng đất Giao chỉ nước Việt cổ về phía Nam nghe còn lạ lùng hơn ; nếu  1 tên vô danh tiểu tốt viết  thế thì dễ dàng coi là ...nói bậy nói bạ , nhưng tác giả bài thơ lại là 1 ông vua  triều Nguyễn nước Đại Nam tức ‘nhất ngôn Cửu đỉnh’  thì ...không thể không tin .

      Hôm nay: 28/3/2024, 5:04 pm