Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Điền quốc – Trang Kiểu Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Điền quốc – Trang Kiểu Flags_1



2 posters

    Điền quốc – Trang Kiểu

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Điền quốc – Trang Kiểu Empty Điền quốc – Trang Kiểu

    Bài gửi by Admin 20/1/2014, 2:00 pm


    Trên lãnh thổ bắc Việt nam đã tìm được nhiều hiện vật đồng , đặc biệt là trống đồng thời Đông sơn mang phong cách của người Điền ở Vân nam , giới nghiên cứu lý giải 1 cách đơn gỉan là do mua bán trao đổi mà có ...

    Quẻ Lôi địa Dự đã chỉ ra :

    Trống đồng là  loại Linh khí dùng trong các lễ tế tự tổ tiên có lẽ ban đầu chỉ vua mới được dùng trong lễ tế trời và tổ tiên vì quẻ Dự có lời tượng: ... Lôi xuất địa phấn - sấm rền trên mặt đất  “tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức ân tiến chi thượng đế dĩ phối tổ khảo”.

    Cũng quẻ Dự viết : Dự ; Lợi hành sư lợi kiến hầu ...Trống đồng dùng điều động quân sĩ trong chiến trận và cũng  là tín  vật vua ban khi phong tước vị .

    Với công dụng như thế thì lời giải thích trống đồng phong cách Điền tìm thấy ở Việt nam là do mua bán trao đổi  ...khó có thể chấp nhận .

    Sử thuyết Hùng Việt cho  Lạc ấp tức thủ phủ đất Lạc có thể nằm ngay trong lòng Hà nội ngày nay xưa là kinh đô phía đông của Triều đại Châu thường gọi là nhà Đông Châu . Nhà Châu từ thời Vũ vương định đô ở Côn Minh Vân Nam gọi là nhà Tây Châu , khoảng năm 770 trước công nguyên trước sự đe dọa của rợ Khuyển Nhung tức người Khang Tạng đã thiên đô về phía Đông đến Lạc ấp , đây chính là lý do ...đồ đồng phong cách Điền tìm thất trên đất Việt nam .

    Vua Châu dời đô về Lạc ấp , đất phía Bắc ‘Trung hoa’ (trung tâm văn minh)  giáp nước Tần ở Tứ Xuyên ngày nay do Thục hầu cai quản , đây chính là nước tư liệu lịch sử Trung quốc gọi là nước Thục bị Tần chiếm năm 316 TCN , đất phía Tây ‘Trung hoa’ do Điền vương cai quản và với cái nhìn sai lầm về lịch sử Trung hoa đất phía Tây này được gán cho quốc danh Điền quốc .

    Qua sử liệu Trung quốc thì vào thời Chiến quốc 1 vị tướng nước Sở tên là Trang Kiểu đã đánh chiếm Vân nam ngày nay sau đó nước Sở bị Tần diệt , Trang Kiểu hết đường về cố quốc đành ở lại lập ra nước Điền , lên ngôi Điền vương ..., Vương quốc Điền bị nhà Hán chinh phục và sát nhập dưới thời Hán Vũ Đế vào năm 109 TCN để lập ra Ích Châu, nhưng vẫn ban cho các vị vua của nước Điền ấn gọi là "Điền vương chi ấn" để cai quản vùng đất này ,  theo Hoàng ý lục trong Điền quốc sử thì Điền quốc bị diệt vong hoàn toàn vào năm 115.

    Theo sử Trung hoa  thì Đại Vũ tức ‘vua lớn’ tổ của vương quốc ‘Thiên hạ’ theo phép Thiện nhượng  định truyền ngôi cho ông Cao Dao nhưng ông này  đã chết nên có ý định truyền cho ông bá Ích con của ông Cao Dao cũng là người hiền nhưng ông Khải con của Đại vũ dựa vào những người ủng hộ mình không tuân theo di mệnh mà cướp ngôi vua  khiến Bá Ích phải lưu vong đến miền Kỳ sơn .

    Sử thuyết Hùng Việt cho Bá Ích chính là ông Cổ công Đản Phủ  Thái vương của nhà Châu . Kỳ sơn là núi ở đất Kỳ châu, Kỳ châu cũng đọc là Cùi chu tức Qúy châu ngày nay . Ông Cổ công đản phủ dẫn dân ấp Mân 5 lần dừng chân bị rợ Khuyển nhung quấy phá sau cùng mới định cư ở Kỳ sơn tức Qúy châu ngày nay  . Dân ấp Mân chính là Hữu Hổ thị tức người họ Lửa (hỏa - hổ) hay người La bị vua Khải đuổi ra khỏi quê hương ở vùng đồng bằng Thanh - Nghệ – Tĩnh và núi rừng phía Tây cho tới  sông Mê kông đày đi tứ phương thiên hạ gọi là Tứ Di (di là biến âm của nhì – nhị cũng là nhi – nhỏ) . Vua khải đã đặt kinh đô đầu nhà Hạ ở An ấp , từ triều đại Hạ  người trong Thiên hạ  chia làm  2 loại  : Hoa Hạ – dân của ông Khải và Di Hạ là người theo ông Bá Ích . Cuộc chiến Di - Hạ kéo dài hàng trăm năm nhưng sau cùng chúa Di hạ cũng quy phục làm tôi vua  Hạ .

    Địa lý cổ Trung hoa chia đất thành 2 miền Đào hay Hồng  và Đường hay Thường , Hồng còn dấu vết núi Hồng lĩnh nơi  cố đô Ngàn Hống và Đường chính là đất Việt Thường ở Bắc Việt ngày nay nơi có kinh đô Mê linh . Đào - Đường trong nền địa lý Việt là An và Lạc , An biến âm là Yên và Ôn nghĩa là đất phương nóng hướng Xích đạo , Lạc là nác – nước Dịch tượng chỉ phương Nam xưa nay lộn ngược thành phương Bắc hướng đối nghịch Xích đạo ( ở Bắc bán cầu)  .

    Cổ công đản phủ tức  Bá Ích dẫn người Di đất An - Yên – Ôn  gọi tắt là ‘Di Yên’ di cư trốn chạy sống  rải rác (5 lần dừng chân)  từ Vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh qua Vân Nam cho đến Qúy châu .

    Theo phép phiên thiết Hán văn thì :

     Di Hạ thiết Dạ , việc nhận ra điều này đã giúp xác định Dạ lang nghĩa là là chúa người Di Hạ , nước Dạ lang là nước của chúa Di Hạ .

    Dạ lang hay đất của chúa Di Hạ là đất gốc của nhà Châu từ thời Thái vương Cổ công đản phủ .

    Geoff Wade  trong bài “Chính thể Dạ Lang và Nguồn gốc của cái tên Trung Quốc (I)” - Người dịch: Hà Hữu Nga viết :

     .....Với tư cách là một chính thể chủ yếu, ở vào thế kỷ III TCN, hoặc có lẽ thậm chí còn sớm hơn.  Cho đến khi các giới hạn địa lý được quan tâm, thì Hậu Hán thư đã lưu ý rằng Dạ Lang đã mở rộng về phía đông đến tận Giao Chỉ (bắc Việt Nam ngày nay), về phía tây đến Điền quốc (tập trung xung quanh hồ Điền Trì ở Vân Nam), và về phía bắc đến Cung Đô (ngày nay là Tứ Xuyên). Vì vậy đó là một chính thể rất rộng lớn và hùng mạnh, dựa trên nền kinh tế nông nghiệp và đã thành thạo công nghệ đồ đồng tiến bộ nhất trong thời gian đó. Có nhiều quan điểm khác nhau về trung tâm chính trị của chính thể Dạ Lang, đối với một số nhà nghiên cứu thì Thả Lan là kinh đô của quận Tang Ca, và cũng là Dạ Lang. Tuy nhiên, quan điểm được chấp nhận phổ biến hơn cho rằng kinh đô của Dạ Lang nằm ở một nơi nào đó thuộc phía tây tỉnh Quý Châu ngày nay.
    Đoạn sử trên chính là nói về việc từ đất Dạ lang - Qúy châu dần mở rộng đất nước của các vua họ Cơ thời ‘tiền Châu’ để sau cùng thành lập nước Văn lang hay Âu Lạc .

     Nay ngoài Di Hạ thiết Dạ  khám phá thêm  : di yên thiết Điền .

     Thì ra :Điền quốc ở Vân nam là nước của người ‘Di Yên’

    Điền vương , ‘Di Yên’ vương nghĩa là chúa người Di đất Yên cũ theo sử hiện nay là Trang Kiểu .

     Âm ‘r’ xưa là âm ‘l’ ;  chúa trời âm tiếng Việt xưa là chúa Blời hay chúa Lời tương tự ...chẳng có ai họ Trang , trang  là ‘lang’ danh từ chung đồng nghĩa với thủ lãnh , người cầm đầu ...

    Kiểu là biến âm của Cửu số 9 ngôn ngữ số Dịch học chỉ phía Tây , chữ Kiểu này cũng chính là chữ trong Kiểu kinh hay Cảo kinh của nhà Tây Châu .

    Lịch sử Trung hoa chẳng có ông tướng nước Sở nào tên là Trang Kiểu vượt núi non ngàn trùng đến Vân nam lập ra nước Điền mà chỉ có  chúa phần đất phía Tây – lang Cửu cai quản nước của người Di – Yên tức người La - Ly – Lửa (Hổ – hỏa thị) .
    Sử thuyết Hùng Việt cho Sở  là biến âm của Sủy - thủy là nước - nác .

    Nước – nác cũng là Lạc chỉ người Lạc Việt .

    Rất có thể Trang Kiểu – lang Cửu chúa đất phía Tây là người Lạc Việt đã bị lầm thành người nước Sở , từ Bắc Việt nam ngày nay vua Đông Châu phái sang cai quản đất Kiểu kinh nhà Châu phía Tây trước  hợp lý hơn nhiều so với ông tướng nước Sở từ Hồ Bắc vượt ngàn trùng rừng núi đi xuyên qua Qúy châu đến đánh chiếm đất Vân nam , không lẽ gỉai đất mênh mông từ qúy châu đến Vân nam là đất vô chủ ?.

    Các vua họ Cơ từ nước Dạ lang - Qúy châu mở rộng dần lãnh thổ sau cùng thời ‘tiền Châu’ đã thành lập nước Văn lang hay Âu Lạc mà lãnh thổ còn được ghi nhận trong truyền thuyết lịch sử  : nước Văn lang (hậu thân của Xích Qủy?) Bắc giáp Động đình hồ nam giáp nước Hồ Tôn , Tây giáp Ba Thục Đông gíap vùng Nam Hải . Theo  địa lý ngày nay thì lãnh thổ Văn Lang – Âu Lạc gồm : Qúy châu – Vân Nam – Quảng Tây và Bắc Việt nam .

      Lịch sử Việt nam  ‘thực’ ...mỗi ngày mỗi thêm rõ ràng .


    Được sửa bởi Admin ngày 10/4/2014, 11:58 am; sửa lần 2.
    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Điền quốc – Trang Kiểu Empty Re: Điền quốc – Trang Kiểu

    Bài gửi by Bách Việt 18 20/1/2014, 4:47 pm

    Có thể từ "Kiểu" trong Trang Kiểu là "Kiểu kinh". Đây cũng là từ Kiểu trong câu thơ của Phạm Sư Mạnh: "Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy".

    Đất Điền như vậy là Kiểu Kinh của nhà Chu, do "Kiểu vương" (Trang Kiểu) cai quản.

      Hôm nay: 28/3/2024, 11:56 pm